Có 149 đơn, thư khiếu nại, tố cáo kiến nghị
gửi đến Hội đồng bầu cử quốc gia
Xuân Hải
Lao động
2:21 PM, 13/04/2016
Ông Nguyễn Hạnh Phúc, Chánh văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia đã nói như vậy tại Phiên họp thứ tư của Hội đồng bầu cử quốc gia diễn ra ngày 13.4, do Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì.
Dự phiên họp có các Phó Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia: Tòng Thị Phóng; Trương Hòa Bình; Đặng Thị Ngọc Thịnh; Nguyễn Thiện Nhân; cùng các thành viên Ủy ban Hội đồng bầu cử quốc gia.
Xuân Hải
Lao động
2:21 PM, 13/04/2016
Ông Nguyễn Hạnh Phúc, Chánh văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia đã nói như vậy tại Phiên họp thứ tư của Hội đồng bầu cử quốc gia diễn ra ngày 13.4, do Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì.
Dự phiên họp có các Phó Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia: Tòng Thị Phóng; Trương Hòa Bình; Đặng Thị Ngọc Thịnh; Nguyễn Thiện Nhân; cùng các thành viên Ủy ban Hội đồng bầu cử quốc gia.
Tại phiên họp các thành viên đã nhất trí biểu quyết thông qua Nghị quyết phân công nhiệm vụ thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia; việc điều chỉnh phân công nhiệm vụ của các thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia xuất phát từ kết quả của việc kiện toàn nhân sự của Hội đồng tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa 13.
Báo cáo về tình hình triển khai công tác chuẩn bị bầu cử ĐBQH khóa 14, và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, ông Nguyễn Hạnh Phúc, Chánh văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia cho biết, theo báo cáo của Ủy ban bầu cử 63 tỉnh, thành phố thì có 184 ban bầu cử ĐBQH; 1096 ban bầu cử đại biểu HĐND cấp tỉnh; 6721 ban bầu cử đại biểu HĐND cấp huyện; 79988 ban bầu cử đại biểu HĐND cấp xã; 91221 tổ bầu cử. Đến nay UBTUMTTQ Việt Nam và MTTQ các tỉnh, thành phố đã hoàn thành xong việc tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ hai để lập danh sách sơ bộ những người ứng cử. Sau khi kết thúc hội nghị hiệp thương lần thứ hai, tổng số người được lập danh sách sơ bộ ở cả Trung ương và địa phương là 1146 người trong đó Trung ương là 197 người; địa phương là 949 người, trong đó có 154 người tự ứng cử.
Cũng theo ông Phúc, đến ngày 10.4 tiểu ban nhân sự và giải quyết khiếu nại tố cáo đã nhận được 149 đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị gửi đến Hội đồng bầu cử quốc gia. Qua nghiên cứu đã xác định có 142 đơn, thư có nội dung liên quan đến người ứng cử và công tác bầu cử, trong đó có 17 đơn tố cáo người ứng cử đại biểu Quốc hội thuộc diện Bộ chính trị, Ban bí thư quản lý.
Phát biểu tại phiên họp, Phó Chủ tịch UBTUMTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn cho biết, với tinh thần trách nhiệm cao sự chuẩn bị chu đáo của UBTUMTTQ Việt Nam và UBMTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố các hội nghị hiệp thương lần thứ hai bầu cử ĐBQH khóa 14 ở cả Trung ương và địa phương và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 về cơ bản diễn ra dân chủ, đúng pháp luật, đúng thời gian theo quy định, thể hiện sự thống nhất cao của MTTQ Việt Nam các cấp trong việc thảo luận, lựa chọn, thỏa thuận lập danh sách sơ bộ những người ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND.
Phó Chủ tịch Trần Thanh Mẫn cũng nên lên những khó khăn: như do cùng lúc tiến hành đồng thời công tác hiệp thương bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND nên khối lượng công việc rất lớn, trong điều kiện các bộ làm công tác bầu cử không tăng, nhiều cán bộ Mặt trận, cán bộ chính quyền còn mới chưa có kinh nghiệm làm công tác bầu cử. Sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức ở một số địa phương còn thiếu chặt chẽ, nhất là trong khâu dự kiến, giới thiệu người ứng cử dẫn đến có những lúng túng bị động nhất định.
Cũng theo Phó Chủ tịch Trần Thanh Mẫn, ngay sau hội nghị hiệp thương lần thư hai, Ban thường trực UBTUMTTQ Việt Nam đã gửi danh sách và tiểu sử tóm tắt của 197 người được giới thiệu ứng cử ĐBH khóa 14 đến các địa phương để tổ chức hội nghị cử tri nơi cư trú nhận xét và biểu thị sự tín nhiệm đối với người ứng cử. Đến hết ngày 11.4, 24, tỉnh, thành phố đã hoàn thành xong việc lấy ý kiến cử tri đối với người ứng cử là người của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương được giới thiệu ứng cử ĐBQH. “Ngày 12.4 Ban thường trực UBTUMTTQ Việt Nam đã nhận được đầy đủ 197 biên bản về việc lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với 197 người được giới thiệu ứng cử ĐBQH khóa 14 bảo đảm đúng thời gian theo quy định của luật”-Phó Chủ tịch Trần Thanh Mẫn khẳng định. Phó Chủ tịch Trần Thanh Mẫn cũng kiến nghị, Hội đồng bầu cử quốc gia có văn bản trả lời đơn tố cáo đối với người ứng cử ĐBQH ở T.Ư để Ban thường trực UBTUMTTQ Việt Nam báo cáo Đoàn Chủ tịch UBTUMTTQ Việt Nam tại hội nghị hiệp thương lần thứ ba; cử đại diện tham dự hội nghị hiệp thương lần thứ ba của Đoàn Chủ tịch UBTUMTTQ Việt Nam để giải thích về pháp luật và làm rõ những nội dung liên quan đến người ứng cử, nhất là các đơn tố cáo; phối hợp trong công tác hướng dẫn chỉ đạo việc tổ chức để người ứng cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp gặp gỡ, tiếp xúc cử tri thực hiện vận động bầu cử, báo cáo cử tri về dự kiến chương trình hành động của mình nếu trúng cử ĐBQH, đại biểu HĐND.
Trên cơ sở đó, Phó Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia Tòng Thị Phóng đề nghị, tiểu ban nhân sự giải quyết khiếu nại tố cáo cần xem xét hồ sơ, giải quyết khiếu nại tố cáo. Bởi đây là khâu lâu nhất. Xem xét tư cách đại biểu là việc làm thận trọng cho nên cần giải quyết theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời làm sớm và bổ sung thông tin các vị đại biểu ở Trung ương, có thông báo chính thức hoàn thiện hồ sơ cho đầy đủ để còn giới thiệu cho cử tri. Vì tại kỳ họp 11, Quốc hội khóa 13 vừa rồi đã có kiện toàn lại nhân sự, các chức danh. Giám sát tuyên truyền làm sao bình đẳng giữa các giới, người tự ứng cử và được giới thiệu.
Đồng tình với những kiến nghị của Mặt trận được Phó Chủ tịch Trần Thanh Mẫn đề xuất, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị, một số thành viên trong Hội đồng bầu cử quốc gia có mặt tại hội nghị hiệp thương lần thứ ba do Mặt trận tổ chức (ngày 14.4) để giải đáp pháp luật,khiếu nại tố cáo, chỉ đạo giải quyết đúng pháp luật, không được lòng vòng nếu không họ sẽ tiếp tục khiếu nại. “Đơn thư nhận được thuộc cơ quan nào giải quyết như Thanh tra Chính phủ; Ủy ban kiểm tra Trung ương; Bộ Công an thì có trách nhiệm xác minh, làm rõ”-Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Chủ tịch Quốc hội cũng yêu cầu, hướng dẫn tiếp xúc cử tri, và kiểm tra giám sát việc tuyên truyền. Theo đó, các cấp ủy Đảng phải vào cuộc, rà soát danh sách cử tri, chỉ đạo để người ứng cử gặp gỡ tiếp xúc cử tri bảo đảm bình đẳng giữa các ứng cử viên. Cần bình đẳng giữa các ứng cử viên trên đơn vị bầu cử, không để đưa lên phát thanh truyền hình người được tuyên truyền 5 phút, còn người thì không được phút nào. “Tuyên truyền phải đúng luật, hài hòa, phát ngôn cho đúng, chúng ta phải làm để người dân nhìn vào thấy cán bộ đi trước, làng nước đi sau. Đặc biệt phải vận động nhân dân đi bỏ phiếu chứ không bỏ phiếu thay để không tạo ra sơ hở cho các đối tượng xấu, phản động lợi dụng nói xấu chúng ta, vận động bầu cử cũng phải theo đúng luật để làm cho bầu cử là ngày hội của toàn dân”- Chủ tịch Quốc hội lưu ý.
Ông Trần Đăng Tuấn mà không đủ tiêu chuẩn ứng cử Quốc hội thì ai xứng đáng đây! Thật là hết chịu nổi!
Trả lờiXóa