Thứ Năm, 24 tháng 3, 2016

QUỐC HỘI KHÓA 13 LÀM CẢ RỒI THÌ QUỐC HỘI KHÓA 14 SẼ LÀM GÌ?


Quốc hội 13 bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng
thì Quốc hội 14 làm gì?

Infonet
24/03/16 07:40

Về việc bầu các chức danh Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng tại kỳ họp cuối Quốc hội khóa 13, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết: "Đây là một bước kiện toàn... Còn sang khóa sau sẽ kiện toàn sau khi có kết quả bầu cử".

Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã có cuộc trao đổi với PV Infonet và một số cơ quan báo chí về việc Quốc hội khóa 13 sẽ kiện toàn các chức danh Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng… tại kỳ họp 11. 

.
Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc. (Ảnh: Tuổi trẻ)
- Thưa ông, còn chưa đầy 1 tuần nữa, Quốc hội (QH) sẽ tiến hành bầu các chức danh lãnh đạo chủ chốt như: Chủ tịch nước, Chủ tịch QH, Thủ tướng Chính phủ. Vậy đến thời điểm này, QH đã nhận được đơn xin miễn nhiệm chức vụ của ai chưa?

Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc: Theo Điều 11 của Luật Tổ chức Quốc hội, việc này không phải nộp đơn. Việc này cơ quan sẽ trình ra Quốc hội, đề nghị bầu và miễn nhiệm, đề nghị phê chuẩn, do đó không phải đơn.

- Vậy hiện đã có đơn vị nào chuyển đơn sang Quốc hội chưa?

Chưa. Hiện chưa đến thời gian đó. 
- Còn chưa đầy một tuần nữa QH sẽ bầu các chức danh lãnh đạo mới mà giờ chưa có gì trong tay, liệu quá trình chuẩn bị có quá gấp gáp?

Không có gì cả, chỉ cần chờ cơ quan Đảng trình sang thôi.

- Thưa ông, một nhiệm kỳ của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước tương đương với nhiệm kỳ của QH, vậy việc tiến hành kiện toàn sớm các chức danh này nên được hiểu như thế nào?

Đây là một bước kiện toàn. Điều này cũng không phải là điều mới. Tại kỳ họp thứ 9 khóa XI cũng đã kiện toàn các chức danh lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước, Chủ tịch QH, Thủ tướng Chính phủ và phê chuẩn một số thành viên của Chính phủ.

Tại kỳ họp thứ 9, QH khóa XI đã thực hiện rồi cho nên đây không phải là lần đầu tiên.Vì vậy, việc kiện toàn trong nhiệm kỳ là việc luật pháp cho phép, Luật Tổ chức Quốc hội cho phép.

Hơn nữa, sau khi chúng ta tổ chức Đại hội Đảng thành công xong, một số chức danh không tham gia cấp ủy nữa, vì thế để đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện, cũng để kiện toàn một bước lãnh đạo chuẩn bị cho nhiệm kỳ sau cho nên tổ chức kiện toàn ngay tại kỳ này của khóa XIII. Còn sang khóa sau sẽ kiện toàn sau khi có kết quả bầu cử.

- Theo quy định mỗi người chỉ được đảm nhiệm một chức danh trong 2 nhiệm kỳ. Nếu như kiện toàn các chức danh trên vào cuối nhiệm kỳ này khi thời gian chỉ còn khoảng 2 - 3 tháng có thể cho là một nhiệm kỳ?

Về mặt năm tháng thì cũng là một nhiệm kỳ. Tuy nhiên, thực chất thì không phải là một nhiệm kỳ vì anh không đủ 5 năm. Thời gian có thể gọi anh là lãnh đạo của nhiệm kỳ này nhưng chưa đủ 5 năm.

- Thưa ông, nếu kỳ này bầu xong kỳ sau lại bầu lại, như vậy sẽ tốn thời gian tương đương của ĐBQH, như thế có lãng phí thời gian của đại biểu?

Thời gian này có việc miễn nhiệm, còn sau chỉ là bầu mới. Vì vậy sẽ không mất thời gian như thế này.

- Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!

Theo chương trình làm việc của kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa 13, công tác nhân sự như sau:

Sáng 30/3, Quốc hội sẽ miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội. Sau đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình dự kiến nhân sự để Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội.

Sáng 31/3, Chủ tịch Quốc hội tuyên thệ trước Quốc hội.

Chiều 31/3, Quốc hội sẽ miễn nhiệm Chủ tịch nước. Sau đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch nước.

Sáng 2/4, tân Chủ tịch nước sẽ tuyên thệ trước Quốc hội.

Sáng 6/4, Chủ tịch nước sẽ trình Quốc hội miễn nhiệm Thủ tướng. Chiều cùng ngày, Chủ tịch nước trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Thủ tướng.

Sáng 7/4, tân Thủ tướng sẽ tuyên thệ tại Quốc hội.

Ngày 8/4, tân Thủ tướng trình Quốc hội phê chuẩn việc miễn nhiệm một số Phó thủ tướng, một số Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.

Tới 9/4, Thủ tướng trình danh sách để Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm một số Phó thủ tướng, một số Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.

Sau khi bỏ phiếu kín, Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng về việc bổ nhiệm một số Phó thủ tướng, một số Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.


Xuân Tùng

6 nhận xét :

  1. Đúng là nhố nhăng hết cỡ. Quốc hội khoá cũ hết nhiệm kỳ lại đòi "kiện toàn" các chức danh mà trách nhiệm thuộc về khoá Quốc Hội mới? Rồi danh sách miễn nhiệm lại do cơ quan Đảng đưa sang để "thông qua" là sao? Đảng sao lại có quyền điều hành QH? QH điều hành đất nước, vì là tổ chức quyền lực cao nhất cơ mà? Ai làm láo thế? Chẳng hóa đám đại biểu sắp bị về vườn lại chèn mặt các đại biểu khóa mới bầu lên các chức danh cho khóa mới, trong đó bao gồm cả chức danh Chủ tịch QH, để buộc QH khoá mới phải tuân thủ?
    Thêm nữa ông Hạnh Phúc này ăn nói cũng linh tinh nốt> "Kiện toàn" là khoá này miễn nhiệm. Khóa sau bầu, thế sao trong nghị trình lại bao gồm cả miễn nhiệm, bầu và tuyên thệ??? Đúng là loài bò sát lưỡi không xương. Trắng trợn thật. Nên miễn nhiệm ông ta ngay.

    Trả lờiXóa
  2. Đây là một cuộc đảo chính lật đổ chính phủ của một nhóm người đứng đầu là Nguyễn Phú Trọng. Một sự thay đổi chính phủ trái với Hiến pháp đều là một cuộc đảo chính. Nếu thay đổi chính phủ trong nhiệm kỳ một cách chính danh khi có các lý do chính đáng sau:
    - Quốc hội giải tán chính phủ do các lý do a,b,c...
    - Hoặc Thủ tướng CP và toàn thể nội các có đơn xin từ chức được QH chấp thuận.
    - Hoặc Thủ tướng CP và các thành viên CP bị cách chức.
    Kỳ quặc hơn nữa là Chủ tịch QH và nguyên thủ Quốc gia cũng ở trong tình trạng bị lật đổ như Chính phủ.
    Nói chung Đảng CSVN là siêu quyền lực, ĐCSVN đứng trên Hiến pháp, pháp luật. Hệ thống quyền lực nhà nước Lập pháp - Hành pháp - Tư pháp chỉ là cơ quan giúp việc của ĐCSVN.
    Nói túm lại thể chế hiện nay của VN là một thứ hổ lốn đánh tráo khái niệm, tên gọi và bố trí bộ máy nhà nước thì là cộng hòa nhưng bản chất thì là nhà nước phong kiến thay vì phong kiến 1 ông vua bằng ông vua tập thể là bộ chính trị có 19 ông. Nhân dân VN chịu sự áp bức của công an, quân đội riêng của họ, bị bóc lột hàng trăm loại thuế và phí ngày càng tăng, bị tước đoạt tất cả nguồn lực của quốc gia như đất đai, tài nguyên TN để nuôi hai bộ máy cai trị khổng lồ ngày càng lộng hành coi nhân dân chỉ là cỏ, rác.
    Thể chế cộng sản là không thể bị đánh bại bởi họ có súng và nhà tù, họ nắm toàn bộ nguồn lực của đất nước, hơn thế nữa là bộ máy tuyên truyền nhồi sọ, ngu dân, đánh tráo khái niệm.
    Cộng sản chỉ có thể tự chết khi họ đã ăn và phá hết tài sản quốc gia, chỉ vay tiền về chia chác, ăn tàn, phá hoại dẫn đến vỡ nợ.
    Người dân VN nên chuẩn bị đến ngày đó, trước mắt có tiền không nên gửi tiết kiệm mà nên mua vàng, đô la để phòng thân. Gửi tiết kiệm là sẽ mất hết do lạm phát. Khi tài nguyên cạn kiệt, thiên tai, mất mùa, vỡ quỹ lương hưu, vỡ nợ do không trả được nợ, không vay được tiền, thuế má tăng cao, họ sẽ in thêm tiền để trả lương cho bộ máy cai trị, tệ nạn trộm cướp, tệ nạn XH hành hoành, giặc tàu đánh chiếm toàn bộ biển đông, lòng dân oán hận ...quan chức chạy ra nước ngoài. Chúng ta hãy đợi xem, vấn đề là thời gian thôi.
    Sẽ có ngày tận thế đấy các bạn ạ.

    Trả lờiXóa
  3. Việc làm thì rõ ràng nhưng ý đồ thì mờ ám,ức chế quá!Mà ý đồ mờ ám như thế thì ông Hạnh Phúc trả lời làm sao khỏi lúng túng,càng nói càng sai.Tốt nhất là ông nên tránh né đi,không nên giơ đầu chịu báng thay cho những người mờ ám !

    Trả lờiXóa
  4. Có ông nói "QH không phải là phường chèo", nhưng hiện nay các ông đang diễn tuồng, một vở tuồng lố lăng mà các ông bắt mọi người phải xem. Tuồng thì không có hề nhưng các đỉnh cao trí tuệ đang bắt ông Phúc trở thành một hề tuồng.

    Trả lờiXóa
  5. Ông Nguyễn Hạnh Phúc thật bất hạnh khi đưa đầu chịu đá ném...

    Trả lờiXóa
  6. Nhìn Quốc Hội làm việc kiểu này mà tôi nản lòng.

    Trả lờiXóa