PGS. TS Đinh Khắc Thuân.
.
Chưa hẳn đó đã là di vật của đời Trần
Kiều Mai Sơn
Kiều Mai Sơn
Nông Nghiệp Việt Nam
13:15, Thứ 3, 01/03/2016
PGS.TS Đinh Khắc Thuân (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) cho rằng, hiện vật gỗ “Sắc mệnh chi bảo” được tìm thấy tại Hoàng thành Thăng Long chưa hẳn đã là di vật của đời Trần.
Nhà nghiên cứu tiền cổ Nguyễn Anh Huy:
13:15, Thứ 3, 01/03/2016
PGS.TS Đinh Khắc Thuân (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) cho rằng, hiện vật gỗ “Sắc mệnh chi bảo” được tìm thấy tại Hoàng thành Thăng Long chưa hẳn đã là di vật của đời Trần.
Sau
khi NNVN phản ánh những ý kiến khác nhau về ấn gỗ "Sắc mệnh chi bảo",
Trung tâm Di sản Thăng Long - Hà Nội đã tổ chức hội thảo xung quanh vấn
đề này. Những tưởng vụ việc đã khép lại, song vẫn thu hút sự quan tâm
của các nhà nghiên cứu. Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin nêu thêm
một số ý kiến.
PGS.TS Đinh Khắc Thuân (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) cho rằng, hiện vật gỗ “Sắc mệnh chi bảo” được tìm thấy tại Hoàng thành Thăng Long chưa hẳn đã là di vật của đời Trần. Còn Nhà nghiên cứu tiền cổ Nguyễn Anh Huy chia sẻ, nếu nói ấn gỗ đó khắc năm 1257 là không có cơ sở khoa học.
PGS.TS Đinh Khắc Thuân (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) cho rằng, hiện vật gỗ “Sắc mệnh chi bảo” được tìm thấy tại Hoàng thành Thăng Long chưa hẳn đã là di vật của đời Trần. Còn Nhà nghiên cứu tiền cổ Nguyễn Anh Huy chia sẻ, nếu nói ấn gỗ đó khắc năm 1257 là không có cơ sở khoa học.
.
Tiền Nguyên Phong thông bảo (sưu tập của Nhà nghiên cứu Đào Tam Tỉnh - Nghệ An)
Nhà nghiên cứu tiền cổ Nguyễn Anh Huy:
Ấn gỗ khắc năm 1257 là không có cơ sở khoa học
Tôi cũng đã từng say mê tìm hiểu ấn chương, và cho rằng trong khoa học, việc nhận định đúng sai, nhầm lẫn cũng rất bình thường.
PGS Hoàng Văn Khoán căn cứ vào thư pháp trên tiền cổ để giám định và khẳng định chiếc “ấn” đó là hiện vật đời Trần. Ông nói: “Về thư pháp, tiền cổ từ thời Lê về sau, chữ Bảo một bên bộ Vương, một bên bộ Phễu. Riêng tiền đời Trần và Hồ, chữ Bảo gồm 2 chữ Vương song song. Đó là đồng tiền “Nguyên Phong thông bảo” của vua Trần Thái Tông và tiền “Đại Trị thông bảo” của vua Trần Dụ Tông”.
Thành thật mà nói, tôi nghiên cứu tiền cổ đã hơn 30 năm, xem hầu hết các công trình sưu tập tiền cổ trên thế giới, sách “Lịch sử tiền tệ Việt Nam” của tôi cũng đã tái bản (2010, 2013), trong đó cũng có hình 2 đồng tiền Nguyên Phong của Trần Thái Tông, nhưng tôi chưa bao giờ thấy tiền này có “2 chữ Vương song song” như PGS Hoàng Văn Khoán nói. Cho nên, tôi ước mong được PGS Hoàng Văn Khoán cho biết sưu tập nào có tiền Nguyên Phong của Trần Thái Tông có “2 chữ Vương song song”?
Về tiền Đại Trị thông bảo cũng có một loại dị dạng có chữ “bảo” với “2 chữ Vương song song”, nhưng loại này tỉ lệ rất thấp, không phải là dạng chính, do đó không thể lấy đó làm chứng cứ. Hơn nữa, để chứng minh chiếc ấn trên của Trần Thái Tông khắc năm 1257 thì phải xem tiền lệ trước năm 1257 đã có sử dụng dạng chữ “bảo” này chưa thì mới có cơ sở.
Song thực tế, 2 đồng tiền Nguyên Phong của Trần Thái Tông, cùng thời với cái ấn trên, không hề có chữ “bảo” với “2 chữ Vương song song”. Còn nếu lấy đồng tiền Đại Trị kia đúc năm 1358 làm chuẩn để so sánh ngược lui về năm 1257, thì không khác gì “sinh con rồi lại sinh cha”.
Chúng ta được biết, một khuôn dấu được khắc bằng gỗ thì gỗ đó phải mềm, mới dễ khắc, và chất gỗ mềm thì mực mới thấm, đóng dấu mới ra hình. Nếu là gỗ mềm, được chôn dưới lòng đất ẩm đến gần 800 năm, khách quan mà nói, gỗ ấy có còn không? PGS Hoàng Văn Khoán dựa vào chất mực đỏ còn dính trên ấn để giải thích: “Thêm nữa, son để sử dụng đóng dấu thì phải vua mới có, triều đình mới có. Hơn 700 năm dưới lòng đất rồi mà bây giờ son vẫn bám chắc vào gỗ đó, màu đỏ rực rỡ. Chứng tỏ rằng cái này dùng trong triều đình”.
Chúng ta cũng cứ khách quan mà trao đổi: mực son ấy đóng trên giấy để lâu ngày còn bị phai, liệu bị chôn dưới lòng đất ẩm hơn 750 năm, không bị phân hủy à?
Vài ý kiến trên, cho thấy việc giám định cái ấn bằng gỗ kia được vua Trần Thái Tông khắc năm 1257 là không có cơ sở khoa học. Và nó ở đâu ra, thì chính PGS Khoán cũng nói rằng “có thể về sau nó rơi vãi”, nhưng “về sau” là khoảng thời gian nào, thì theo tôi, rất có thể là nó rơi vào... thế kỷ 21.
PGS.TS Đinh Khắc Thuân (Viện Nghiên cứu Hán Nôm):
Tôi cũng đã từng say mê tìm hiểu ấn chương, và cho rằng trong khoa học, việc nhận định đúng sai, nhầm lẫn cũng rất bình thường.
PGS Hoàng Văn Khoán căn cứ vào thư pháp trên tiền cổ để giám định và khẳng định chiếc “ấn” đó là hiện vật đời Trần. Ông nói: “Về thư pháp, tiền cổ từ thời Lê về sau, chữ Bảo một bên bộ Vương, một bên bộ Phễu. Riêng tiền đời Trần và Hồ, chữ Bảo gồm 2 chữ Vương song song. Đó là đồng tiền “Nguyên Phong thông bảo” của vua Trần Thái Tông và tiền “Đại Trị thông bảo” của vua Trần Dụ Tông”.
Thành thật mà nói, tôi nghiên cứu tiền cổ đã hơn 30 năm, xem hầu hết các công trình sưu tập tiền cổ trên thế giới, sách “Lịch sử tiền tệ Việt Nam” của tôi cũng đã tái bản (2010, 2013), trong đó cũng có hình 2 đồng tiền Nguyên Phong của Trần Thái Tông, nhưng tôi chưa bao giờ thấy tiền này có “2 chữ Vương song song” như PGS Hoàng Văn Khoán nói. Cho nên, tôi ước mong được PGS Hoàng Văn Khoán cho biết sưu tập nào có tiền Nguyên Phong của Trần Thái Tông có “2 chữ Vương song song”?
Về tiền Đại Trị thông bảo cũng có một loại dị dạng có chữ “bảo” với “2 chữ Vương song song”, nhưng loại này tỉ lệ rất thấp, không phải là dạng chính, do đó không thể lấy đó làm chứng cứ. Hơn nữa, để chứng minh chiếc ấn trên của Trần Thái Tông khắc năm 1257 thì phải xem tiền lệ trước năm 1257 đã có sử dụng dạng chữ “bảo” này chưa thì mới có cơ sở.
Song thực tế, 2 đồng tiền Nguyên Phong của Trần Thái Tông, cùng thời với cái ấn trên, không hề có chữ “bảo” với “2 chữ Vương song song”. Còn nếu lấy đồng tiền Đại Trị kia đúc năm 1358 làm chuẩn để so sánh ngược lui về năm 1257, thì không khác gì “sinh con rồi lại sinh cha”.
Chúng ta được biết, một khuôn dấu được khắc bằng gỗ thì gỗ đó phải mềm, mới dễ khắc, và chất gỗ mềm thì mực mới thấm, đóng dấu mới ra hình. Nếu là gỗ mềm, được chôn dưới lòng đất ẩm đến gần 800 năm, khách quan mà nói, gỗ ấy có còn không? PGS Hoàng Văn Khoán dựa vào chất mực đỏ còn dính trên ấn để giải thích: “Thêm nữa, son để sử dụng đóng dấu thì phải vua mới có, triều đình mới có. Hơn 700 năm dưới lòng đất rồi mà bây giờ son vẫn bám chắc vào gỗ đó, màu đỏ rực rỡ. Chứng tỏ rằng cái này dùng trong triều đình”.
Chúng ta cũng cứ khách quan mà trao đổi: mực son ấy đóng trên giấy để lâu ngày còn bị phai, liệu bị chôn dưới lòng đất ẩm hơn 750 năm, không bị phân hủy à?
Vài ý kiến trên, cho thấy việc giám định cái ấn bằng gỗ kia được vua Trần Thái Tông khắc năm 1257 là không có cơ sở khoa học. Và nó ở đâu ra, thì chính PGS Khoán cũng nói rằng “có thể về sau nó rơi vãi”, nhưng “về sau” là khoảng thời gian nào, thì theo tôi, rất có thể là nó rơi vào... thế kỷ 21.
PGS.TS Đinh Khắc Thuân (Viện Nghiên cứu Hán Nôm):
Chưa hẳn đó đã là di vật của đời Trần
Tại tọa đàm, hiện vật do Trung tâm Di sản Thăng Long - Hà Nội đưa ra tiếc rằng không có ai được cầm lên để kiểm tra. Còn qua hình chiếu và so với hiện vật mang ra tôi cũng như mọi người tham gia Tọa đàm đều thấy đó là 2 mảnh gỗ ghép vào nhau.
Vấn đề hiện nay còn một yếu tố nữa mà chưa ai nói đến tức là hai mảnh gỗ ghép với nhau như vậy thì hai cái rìa đó có dấu hiệu của một miếng vỡ ra hay là dấu hiệu của hai mảnh rời? Nếu giải quyết rõ điều này vấn đề sẽ khác.
Nếu hai mảnh đó rời riêng biệt thì đó không phải là ấn. Cho nên còn phải tiếp tục nghiên cứu làm rõ xem cái này có phải là ấn hay không phải là ấn. Nếu là hai mảnh rời thì không thể gọi là ấn được. Thậm chí còn đi đến một khả năng nữa, đây chỉ là một cái khuôn ấn nếu là hai mảnh rời. Không bao giờ một cái ấn lại rời ra làm hai mảnh. Điều này rất quan trọng trong việc gọi tên hiện vật và làm rõ chức năng của hiện vật.
Còn về dấu son gắn chặt trên di vật chưa đủ chứng cứ để chứng minh đây là ấn đời Trần. Chúng ta bắt buộc phải đem đi giám định bằng phương pháp kỹ thuật hiện đại để làm rõ niên đại của di vật. Mảnh gỗ thì chưa chắc đã xác định được nhưng sơn, mực và các chất liệu khác thì có thể các nhà khoa học phân tích được.
Qua tọa đàm này, tôi thấy rằng Trung tâm Di sản Thăng Long - Hà Nội rất cởi mở. Tuy nhiên, dù các nhà khảo cổ học xác định đó là di vật được phát hiện ở lớp văn hóa đời Trần thì chưa hẳn đó đã là di vật của đời Trần. Về mặt thực tế vẫn có những mặt phần trăm nào đó sai số, đâu phải cứ đào lên như thế thì đó là di sản của đời Trần?
Bây giờ chúng ta cứ hình dung như ngôi biệt thự do người Pháp xây trên phố Trần Hưng Đạo (Hà Nội) bị sập năm 2015; nếu cứ để nguyên ngôi nhà sập đó, vài trăm năm nữa khai quật lên thì chắc chắn đầy những hiện vật thời thuộc Pháp thế kỷ 19, thế kỷ 20 và cũng đầy những hiện vật của thế kỷ 21 ngày nay mà dù cách nhau cả trăm năm nó vẫn nằm cùng với nhau. Lúc đó kết luận như thế nào?
Một khả năng rất nhỏ như thế nhưng chúng ta cũng phải lường tới chứ không phải anh cứ đào lên được ở tầng văn hóa đời Trần mà anh khẳng định đó là di vật của đời Trần đâu. Đấy là tôi hình dung theo thực tế. Về mặt lý thuyết thì các nhà khảo cổ học họ có cơ sở lý luận của họ để bảo vệ. Còn về mặt phản biện xã hội, tôi không hoài nghi nhưng tôi thấy cũng nên đặt ra nhiều hướng nghiên cứu với những giả thiết khác nhau. Trong thực tế cũng có những hi hữu xảy ra, chúng ta chưa thể khẳng định được ngay mà còn cần phải nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau.
Kiều Mai Sơn (ghi)
Vấn đề hiện nay còn một yếu tố nữa mà chưa ai nói đến tức là hai mảnh gỗ ghép với nhau như vậy thì hai cái rìa đó có dấu hiệu của một miếng vỡ ra hay là dấu hiệu của hai mảnh rời? Nếu giải quyết rõ điều này vấn đề sẽ khác.
Nếu hai mảnh đó rời riêng biệt thì đó không phải là ấn. Cho nên còn phải tiếp tục nghiên cứu làm rõ xem cái này có phải là ấn hay không phải là ấn. Nếu là hai mảnh rời thì không thể gọi là ấn được. Thậm chí còn đi đến một khả năng nữa, đây chỉ là một cái khuôn ấn nếu là hai mảnh rời. Không bao giờ một cái ấn lại rời ra làm hai mảnh. Điều này rất quan trọng trong việc gọi tên hiện vật và làm rõ chức năng của hiện vật.
Còn về dấu son gắn chặt trên di vật chưa đủ chứng cứ để chứng minh đây là ấn đời Trần. Chúng ta bắt buộc phải đem đi giám định bằng phương pháp kỹ thuật hiện đại để làm rõ niên đại của di vật. Mảnh gỗ thì chưa chắc đã xác định được nhưng sơn, mực và các chất liệu khác thì có thể các nhà khoa học phân tích được.
Qua tọa đàm này, tôi thấy rằng Trung tâm Di sản Thăng Long - Hà Nội rất cởi mở. Tuy nhiên, dù các nhà khảo cổ học xác định đó là di vật được phát hiện ở lớp văn hóa đời Trần thì chưa hẳn đó đã là di vật của đời Trần. Về mặt thực tế vẫn có những mặt phần trăm nào đó sai số, đâu phải cứ đào lên như thế thì đó là di sản của đời Trần?
Bây giờ chúng ta cứ hình dung như ngôi biệt thự do người Pháp xây trên phố Trần Hưng Đạo (Hà Nội) bị sập năm 2015; nếu cứ để nguyên ngôi nhà sập đó, vài trăm năm nữa khai quật lên thì chắc chắn đầy những hiện vật thời thuộc Pháp thế kỷ 19, thế kỷ 20 và cũng đầy những hiện vật của thế kỷ 21 ngày nay mà dù cách nhau cả trăm năm nó vẫn nằm cùng với nhau. Lúc đó kết luận như thế nào?
Một khả năng rất nhỏ như thế nhưng chúng ta cũng phải lường tới chứ không phải anh cứ đào lên được ở tầng văn hóa đời Trần mà anh khẳng định đó là di vật của đời Trần đâu. Đấy là tôi hình dung theo thực tế. Về mặt lý thuyết thì các nhà khảo cổ học họ có cơ sở lý luận của họ để bảo vệ. Còn về mặt phản biện xã hội, tôi không hoài nghi nhưng tôi thấy cũng nên đặt ra nhiều hướng nghiên cứu với những giả thiết khác nhau. Trong thực tế cũng có những hi hữu xảy ra, chúng ta chưa thể khẳng định được ngay mà còn cần phải nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau.
Kiều Mai Sơn (ghi)
Cùng tồn tại trong lòng đất phạm vi bằng cái vốc tay, thế mà núm ấn đã bị tiêu huỷ, nhưng chữ khắc mỏng manh thì vẫn còn sắc nét, thì quả là không bình thường. Hơn nữa, khi đọc lại Đại Việt sử ký toàn thư, cũng chỉ nói cái ấn chung chung, chứ không đề cập đến loại Sắc mệnh chi bảo. Bởi vậy, tôi thấy nhiều ý kiến suy diễn khiên cưỡng, thiếu cơ sở khoa học. Đề nghị, cần xem xét lại việc này, cẩn trọng và cầu thị hơn.
Trả lờiXóaMộ tổ của dòng họ chúng tôi mới gần ba trăm năm,táng ở vùng đất sét ven sông Lam mà tới khi khai quật để di dời do nhà nước kiến thiết.Theo các cụ cao tuổi truyền lại là mộ được táng bằng gỗ dâu dày trong quan ngoài quách,khi đào lên quan chỉ còn lại lớp vỏ mỏng khoảng vài li,cốt trong là một hỗn hợp đen vuông vắn không đầy.Thế mà hai mảnh gỗ này được chôn hơn bảy trăm năm mà vẫn sắc nét,lớp sơn vẫn đỏ au thì e hơi quá tuyệt.Do vậy dân có quyền nghi ngờ đây là một sự không đúng với thực tế.Do vậy các nhà sử học trước khi hội và thảo hãy nghiêm túc dùng các biện pháp khoa học để xác định là thật hay giả đã rồi hãy bàn tới phát hay không phát ấn.Việc này nên giao cho một nhóm các nhà khoa học độc lập đứng ra nhờ nước ngoài làm giúp mới tin được.Việc phát 40 tờ ấn như vừa rồi là một việc làm quá vội vã,không khoa học,nôn nóng do chạy theo trào lưu kinh doanh tâm linh,rất khó chấp nhận
Trả lờiXóaCái quý ngài cứ hội thảo tới lui rồi báo chí cứ in ra ,rồi ý kiến vị này vị nọ mà chẳng có kết luận cái quái cả .Tiền của cứ như là vỏ sò vỏ hến nhưng kết quả là rối như tơ vò .
Trả lờiXóaNhư vụ hạt lúa 3000 năm đem qua Nhật phân tích là lòi ra là tào lao bí đao.
Vụ này đem cái miếng ván kia đi phân tích cùng với mực đỏ thì lòi ra thật giả vô cùng đơn giản .
Hay là sợ như cái vụ lúa 3000 năm ?
Sự thô lậu nhất và không kém phần trắng trợn là : Ngày 16 tháng 2 vừa qua, tại Hoàng thành Thăng Long còn cố tạo ra ấn tín mới và đóng vào 46 tấm lụa rồi mới chịu dừng lại !!! Buôn bán chính trị và kinh doanh từ cõi tâm linh ! Hết thuốc chữa ! Bọn chúng bất chấp dư luận và không từ một mưu ma chước quỷ nào mà không vận dụng !
Trả lờiXóaXin cảm ơn Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đinh Khắc Thuần !
Xin cảm ơn Tiến sĩ Hán-Nôm Nguyễn Xuân Diện và Bạn Kiều Mai Sơn !
Xin cảm ơn các nhà nghiên cứu và khảo cổ đã đưa ra các bằng chứng có tính khoa học để chứng minh sự ngụy tạo gian dối của một số người.
Trả lờiXóaMay cho nhân dân, ngoài TS,GS quốc doanh còn có những trí thức chân chính. Qua việc này, sách sử VN cũng cần phải đem mổ sẻ như vụ ấn Hoàng Thành, mấy ông bịa sử là tội đồ của dân tộc, làm sao có thể yêu nước được, khi nhân dân chán không muốn biết về mình ( lịch sử).
Trả lờiXóa