Nêu rõ “thế lực đứng sau” rót tài chính
cho người ứng cử đại biểu Quốc hội
Dân trí
Thứ Sáu, 18/03/2016 - 10:37
Chuyện người tự ứng cử đại biểu Quốc hội đã thành “phong trào” tại lần tổng tuyển cử cho khóa XIV này, chuyện “một số người có sự ủng hộ của tổ chức phản động”, được cung cấp tài chính để vận động bầu cử… là những vấn đề nóng trong vòng hiệp thương lần thứ 2 tại UB TƯ MTTQ.
Dù đã thống nhất được danh sách 197 người ứng cử do các cơ quan Trung ương giới thiệu trong hội nghị hiệp thương lần thứ hai diễn ra hôm qua, 17/3, các đại biểu tham dự hội nghị tại UB TƯ MTTQ Việt Nam vẫn bày tỏ không ít băn khoăn, nghi ngại.
Một số ý kiến nêu vấn đề, danh sách 197 ứng viên này chưa tính đến số người tự ứng cử. Cụ thể, ở các địa phương, đã có hơn 100 người tự ứng cử đủ điều kiện, được đưa vào danh sách hiệp thương lần thứ hai. Trong đó, cả Hà Nội và TPHCM, số người tự ứng cử đều cao hơn số được các cơ quan tổ chức giới thiệu ra ứng cử đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ mới.
Việc này được liên hệ với một vấn đề khác được nêu ra từ một thành viên đoàn giám sát thuộc Tiểu ban An ninh, trật tự, an toàn xã hội của Hội đồng Bầu cử Quốc gia thì “một số người có sự ủng hộ của tổ chức phản động trong nước, nước ngoài đứng ra vận động bầu cho họ, thậm chí cung cấp tài chính để vận động”.
Không đồng tình với nhận định này, Thiếu tướng Lê Mã Lương cho rằng: “Không nên nói một cách chung chung như vậy. Nếu chỉ ra được thì nói, còn không thì không nên nói vì sẽ ảnh hưởng đến người tự ứng cử”. Điều quan trọng, theo Tướng Lương là làm sao để chọn được đúng người đại diện cho nhân dân.
Cùng quan điểm, Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn các vấn đề văn hoá xã hội của UB TƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Túc bày tỏ, ông hơi sửng sốt khi mà đang vận động người dân tự ứng cử, thì lại nói có tổ chức phản động đứng sau.
“Nói chung chung như thế là xúc phạm những người tự ứng cử” - ông Nguyễn Túc nhấn mạnh.
Đồng tình với quan điểm không thể nói chung chung, vô căn cứ, Chủ tịch UB TQ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân quán triệt, nếu trường hợp nào có yếu tố trực tiếp như phát ngôn nói trên, thì cần nêu rõ.
Được “ướm” trước cũng phải trúng đại biểu Quốc hội mới giữ được
Về vấn đề cơ cấu ứng viên trong danh sách 197 người được lập trong hội nghị hiệp thương lần thứ hai là việc số nhân sự từ khối hành pháp “phình” lên (số ứng viên do khối cơ quan Chính phủ giới thiệu là 17 người so với 5 người của khối cơ quan Chủ tịch nước và cơ quan tư pháp). Nhiều ý kiến băn khoăn “cơ cấu thế có ổn không khi mà hiếm thấy đại biểu nào ở khối này đứng lên chất vấn Chính phủ tại các kỳ họp Quốc hội?”.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc giải thích, khác với các nước, Quốc hội Việt Nam có đại biểu kiêm nhiệm và đại biểu chuyên trách. Và cơ quan dự thảo luật vẫn là hành pháp, nên cần có cơ cấu đại biểu khối này để nghiên cứu, dự thảo dự án luật.
Một ý kiến khác, qua danh sách ứng cử sau vòng hiệp thương này có thể “đoán” được các vị trí nhân sự chủ chốt mới ở các khối cơ quan. Nhiều đại biểu tham dự hội nghị đề nghị công bố, công khai luôn dự kiến vị trí cho “ướm trước” cho những nhân sự này.
Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Hội đồng Bầu cử Quốc gia Nguyễn Thị Kim Ngân hoan nghênh ý kiến của các đại biểu thể hiện trách nhiệm của mình đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội sắp tới. Bà Ngân cho biết, Đại hội lần thứ XII của Đảng vừa rồi có làm công tác nhân sự đối với một số vị trí lãnh đạo để chuẩn bị nhân sự giới thiệu vào các cơ quan trọng trách của Nhà nước, phân công các ủy viên Trung ương ai phụ trách công tác ở địa phương, ai đảm nhiệm vị trí tại các cơ quan Trung ương, người nào tham gia Quốc hội hay không tham gia Quốc hội…
Phó Chủ tịch Quốc hội giải thích: “Việc chuẩn bị đó mới là về phía Đảng và chưa công bố được vì chưa tiến hành bầu cử. Đây mới chỉ là Đảng chuẩn bị, còn phải xem nhân dân có tín nhiệm bầu không. Danh sách những người hoạt động chuyên trách ở Quốc hội thì còn phải ngặt nghèo hơn. Có những vị trí lãnh đạo phải trúng đại biểu Quốc hội mới được giữ chức vụ đó. Có những vị trí Bộ trưởng không trúng Quốc hội vẫn có thể làm Bộ trưởng nhưng đã hoạt động, công tác chuyên trách Quốc hội ở Trung ương, ở địa phương thì nhất định phải trúng cử đại biểu Quốc hội mới được giữ những chức vụ đó”.
P.Thảo
Dù đã thống nhất được danh sách 197 người ứng cử do các cơ quan Trung ương giới thiệu trong hội nghị hiệp thương lần thứ hai diễn ra hôm qua, 17/3, các đại biểu tham dự hội nghị tại UB TƯ MTTQ Việt Nam vẫn bày tỏ không ít băn khoăn, nghi ngại.
Một số ý kiến nêu vấn đề, danh sách 197 ứng viên này chưa tính đến số người tự ứng cử. Cụ thể, ở các địa phương, đã có hơn 100 người tự ứng cử đủ điều kiện, được đưa vào danh sách hiệp thương lần thứ hai. Trong đó, cả Hà Nội và TPHCM, số người tự ứng cử đều cao hơn số được các cơ quan tổ chức giới thiệu ra ứng cử đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ mới.
Vấn đề đảm bảo công bằng cho người tự ứng cử đại biểu Quốc hội
được thảo luận nghiêm túc tại UB TƯ MTTQ Việt Nam.
.
Các thành viên tham dự hội nghị cho rằng cần đánh giá công tâm, đúng đắn về nhận định của một thành viên đoàn giám sát của Hội đồng Bầu cử Quốc gia là “Việt Nam đã hình thành phong trào tự ứng cử đại biểu Quốc hội”.được thảo luận nghiêm túc tại UB TƯ MTTQ Việt Nam.
.
Việc này được liên hệ với một vấn đề khác được nêu ra từ một thành viên đoàn giám sát thuộc Tiểu ban An ninh, trật tự, an toàn xã hội của Hội đồng Bầu cử Quốc gia thì “một số người có sự ủng hộ của tổ chức phản động trong nước, nước ngoài đứng ra vận động bầu cho họ, thậm chí cung cấp tài chính để vận động”.
Không đồng tình với nhận định này, Thiếu tướng Lê Mã Lương cho rằng: “Không nên nói một cách chung chung như vậy. Nếu chỉ ra được thì nói, còn không thì không nên nói vì sẽ ảnh hưởng đến người tự ứng cử”. Điều quan trọng, theo Tướng Lương là làm sao để chọn được đúng người đại diện cho nhân dân.
Cùng quan điểm, Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn các vấn đề văn hoá xã hội của UB TƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Túc bày tỏ, ông hơi sửng sốt khi mà đang vận động người dân tự ứng cử, thì lại nói có tổ chức phản động đứng sau.
“Nói chung chung như thế là xúc phạm những người tự ứng cử” - ông Nguyễn Túc nhấn mạnh.
Đồng tình với quan điểm không thể nói chung chung, vô căn cứ, Chủ tịch UB TQ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân quán triệt, nếu trường hợp nào có yếu tố trực tiếp như phát ngôn nói trên, thì cần nêu rõ.
Được “ướm” trước cũng phải trúng đại biểu Quốc hội mới giữ được
Nguyễn Hạnh Phúc (từ phải qua) dự hội nghị hiệp thương lần thứ hai tại UB TƯ MTTQ.
Về vấn đề cơ cấu ứng viên trong danh sách 197 người được lập trong hội nghị hiệp thương lần thứ hai là việc số nhân sự từ khối hành pháp “phình” lên (số ứng viên do khối cơ quan Chính phủ giới thiệu là 17 người so với 5 người của khối cơ quan Chủ tịch nước và cơ quan tư pháp). Nhiều ý kiến băn khoăn “cơ cấu thế có ổn không khi mà hiếm thấy đại biểu nào ở khối này đứng lên chất vấn Chính phủ tại các kỳ họp Quốc hội?”.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc giải thích, khác với các nước, Quốc hội Việt Nam có đại biểu kiêm nhiệm và đại biểu chuyên trách. Và cơ quan dự thảo luật vẫn là hành pháp, nên cần có cơ cấu đại biểu khối này để nghiên cứu, dự thảo dự án luật.
Một ý kiến khác, qua danh sách ứng cử sau vòng hiệp thương này có thể “đoán” được các vị trí nhân sự chủ chốt mới ở các khối cơ quan. Nhiều đại biểu tham dự hội nghị đề nghị công bố, công khai luôn dự kiến vị trí cho “ướm trước” cho những nhân sự này.
Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Hội đồng Bầu cử Quốc gia Nguyễn Thị Kim Ngân hoan nghênh ý kiến của các đại biểu thể hiện trách nhiệm của mình đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội sắp tới. Bà Ngân cho biết, Đại hội lần thứ XII của Đảng vừa rồi có làm công tác nhân sự đối với một số vị trí lãnh đạo để chuẩn bị nhân sự giới thiệu vào các cơ quan trọng trách của Nhà nước, phân công các ủy viên Trung ương ai phụ trách công tác ở địa phương, ai đảm nhiệm vị trí tại các cơ quan Trung ương, người nào tham gia Quốc hội hay không tham gia Quốc hội…
Phó Chủ tịch Quốc hội giải thích: “Việc chuẩn bị đó mới là về phía Đảng và chưa công bố được vì chưa tiến hành bầu cử. Đây mới chỉ là Đảng chuẩn bị, còn phải xem nhân dân có tín nhiệm bầu không. Danh sách những người hoạt động chuyên trách ở Quốc hội thì còn phải ngặt nghèo hơn. Có những vị trí lãnh đạo phải trúng đại biểu Quốc hội mới được giữ chức vụ đó. Có những vị trí Bộ trưởng không trúng Quốc hội vẫn có thể làm Bộ trưởng nhưng đã hoạt động, công tác chuyên trách Quốc hội ở Trung ương, ở địa phương thì nhất định phải trúng cử đại biểu Quốc hội mới được giữ những chức vụ đó”.
P.Thảo
Đọc bài này,tôi nhận ra như đang có luồng gió mới mà lành thổi vào quản tri quốc gia. Tôi có phần vui không phải vì có Nguyễn Túc và vài vị nữa tôi có cơ hội trực tiếp làm việc với họ khi đương nhiệm. Mừng vì nhiều nhân sĩ trí thức có hạng tự ứng cử chứ không phải phường "thành đổ đã có chúa xây, việc gì gái hóa lo ngày lo đêm " bị đôn ra cho dế điều khiển rối sau này nhân sĩ trí thức ngồi với nha phàn nàn.
Trả lờiXóaThí dụ, ở Hà Nam khóa Quốc hội Phạm Quang Nghị được điều về làm bí thư, hình như HN có 3 vị là đại biểu QH: một do Trung ương gửi về, còn 2 thì một khuyết điểm bị bãi nhiệm, một là kế toán HTX. Vị kế toán này chắc là được chọn làm bộ mặt tỉnh Hà Nam của Nam Cao... VIP của tỉnh hỏi thì nhiều chuyện của tỉnh vị nghị sĩ này không biết, không biết tỉnh có bao nhiêu xã, bao nhiêu dân. Nhắc đến tên ông bí thư Hà nam khi đó để nâng cao độ tin cậy của câu chuyện.
Hoặc như có vị đại biểu Quốc hội, tên H khi gặp cử tri không nói gì lại xin hát một bài. Cười ra nước mắt.
Chuyện như thế về cạc đại biểu Quốc hội đáng kính còn nhiều lắm> Quốc hội họp mà vắng nhiều không biết bao nhiêu mà kể. TV đưa tin phòng họp trống trải, các nghị, ngủ gà ngủ gật, có VIP nhắc thì nhà đâì nói chọn góc độ nào cũng thế, khó chọn góc độ cho đẹp lắm. Bấm phím để biểu quyết, lần trước lần sau liền kề mà lần sau ít hơn đến hàng chục vị, Chủ tich quan sát không thấy ai ra ngoài(lý do gì xin bạn đọc điền vào giúp ) nên Chủ tịch phải nhắc nhở các ông bà nghị có bấm hộ thì nhớ sau phải bấm.
Quốc hội mà thế có chết dân chúng em không, phải đổi mới ngay từ khâu chọn, bầu. Muốn phụng sự tổ quốc thì phải dấn thân mà tự ứng cử. Làm đại biểu Quốc hội vinh đấy mà cũng cực đấy. Có thân thì phải khổ, có khổ mới nên thân, có danh thì càng khổ, khổ đến nhục mới thành danh, nếu không chỉ là danh hão.
Tất cả tùy thuộc vào người dân, nhất là luồng gió dân chủ do thời đại đang thổi đến. Nhớ lại, trên An Nam tạp chí số 8-1927, Nguyễn Khắc Hiếu người gốc làng Tả Thanh Oai của Ngô gia văn phái viết: "Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn, cho nên quân nó dễ làm quan". Gần một trăm năm rồi, nhất định dân ta có bước tiến trên con đường văn minh.