Ảnh: martin-patzelt.de
MỘT NGHỊ SĨ ĐỨC BAY SANG VIỆT NAM
ĐỂ DỰ PHIÊN TÒA XỬ BA SÀM
FB Doan Trang
Ông Martin Patzelt, nghị sĩ, thành viên của Ủy ban Nhân quyền Quốc hội CHLB Đức, đang chuẩn bị bay sang Việt Nam vào ngày chủ nhật (20/3) để làm quan sát viên trong phiên tòa xét xử hai blogger Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy.
Trong thông cáo báo chí, ông cho biết, với tư cách thành viên của Ủy ban Nhân quyền Quốc hội Đức, ông đã “theo dõi từ lâu việc bắt giữ vô cớ” ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy, đã từng viết thư cho Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh để yêu cầu can thiệp cho ông Vinh được xét xử công bằng và được trả tự do.
Nghị sĩ nhận xét: “Trong vụ này, tôi tin rằng, khi làm những việc bị chính quyền cho là có tội, ông Nguyễn Hữu Vinh đã không làm gì hại cho quê hương Việt Nam mà đã và vẫn chỉ muốn đất nước được phát triển tốt đẹp”.
Ông Martin Patzelt gặp bà Lê Thị Minh Hà (vợ blogger Ba Sàm) trong một chuyến đi Đức để chữa bệnh gần đây của bà Hà - Ảnh: Lê Thị Minh Hà.
Ông Martin Patzelt cho biết, Quốc hội Đức đã đồng ý để ông tham dự và quan sát phiên tòa với tư cách nghị sĩ. Song song với đó, ông gửi đơn đến Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội và một số cơ quan liên quan ở Việt Nam, xin làm quan sát viên, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được phản hồi. Mặc dù vậy, chắc chắn là ông vẫn sẽ có mặt ở Việt Nam và đến Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội vào ngày phiên tòa diễn ra, 23/3/2016.
Trước đó, Phái đoàn Liên minh châu Âu, Đại sứ quán Mỹ, và nhiều cơ quan đại diện ngoại giao quốc tế ở Việt Nam cũng đã gửi thư đề nghị được tham dự phiên tòa, nhưng phía Việt Nam vẫn chưa trả lời ai.
______________
Theo FB Nguyễn Văn Đề:
Ngày 23/3/2016 Tòa án HN đưa ra xét xử vụ án Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và người đồng sự, cô Nguyễn Thị Minh Thúy theo khoản 2, điều 258. "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Mức án cao nhất là 7 năm tù.
ông Nguyễn Hữu Vinh sau khi tốt nghiệp Đại học An ninh nhân dân năm 1979 từng 20 năm công tác tại Tổng cục An ninh và biệt phái công tác tại Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao). Ra khỏi ngành vào tháng 11/1999.
Đây là một vụ án áp đặt tội danh cho người bất đồng chính kiến, được biết ông Nguyễn Hữu Vinh chỉ viết lên sự thật về thực trạng xã hội VN.
Ngoài 2 người nói trên, cô Lê Thị Thanh Loan cũng bị triệu tập đến phiên tòa vì có liên quan, trước đó cô đã bị cơ quan An Ninh triệu tập 5 lần lên làm việc.
.
Bùi Như Thăng: Xin ông hãy cẩn thận mấy điều khi ở VN : - Khi ở khách sạn nào kiểm tra kỹ xem có để sẵn mấy bao cao su đã qua sử dụng ? - Đi đường cẩn thận kẻo gây bụi bọn trai làng nó đánh cho - Đề phòng CA mời đi uống cafe câu giờ lỡ thời gian tham dự phiên tòa . Nói chung còn nhiều nguy hiểm rình rập lắm. Dù sao cũng xin ngưỡng mộ lòng dũng cảm của ông . Mong ông bình an và vẫn muốn quay lại VN
Nỗi đau này không phải riêng ai...
Trả lờiXóaTôi nghĩ tất cả các nước trên thế giới , các cơ quan chính phủ đều trả lời thắc mắc của người dân bất kể họ là ai , huống hồ chi người hỏi lại là các tổ chức quốc tế. Sự im lặng không trả lời là là một cử chỉ khiếm nhã đối với người hỏi.
Trả lờiXóaViêt Nam chúng ta đã hội nhập với thế giới văn minh rồi nên không thể giữ thái độ im lặng trước đề nghị của các thành viên cộng đồng quốc tế ! Nên lịch sự ,đàng hoàng .Đừng làm xấu hình ảnh của VN trước thế giới và làm nản lòng dân ta thêm nữa!
Trả lờiXóa