Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2016

BÓC MẼ VIỆC MƯỢN CỔ VẬT "ẤN ĐỜI TRẦN" ĐỂ LỪA DỐI



Nhân chuyện Hoàng Thành Thăng Long phát lộ ra hai miếng gỗ mỏng, ghép vào nhau ra được 4 chữ Hán khắc theo lỗi chữ Triện là “Sắc Mệnh Chi Bảo” rồi từ đó là tiền đề cho cuộc phát ấn thử nghiệm tại Hoàng Thành.Sau đó có những tiếng nói phản biện từ phía các nhà biên khảo, Hán Nôm để rồi phải có cuộc tọa đàm vào chiều ngày 26/2 mà vẫn chưa ngã ngũ thật giả trắng đen. Tôi chỉ là một thủ kho của công ty điện thoại, không liên quan gì đến khảo cổ và Hán Nôm. Song chẳng vì thế không dám nói ý kiến của mình hoặc e dè vì người ta nói chỉ là bác sỹ, kỹ sư. Chỉ là mắt thấy tai nghe mà có một số ý kiến như sau.

1. XÁC ĐỊNH NIÊN ĐẠI HIỆN VẬT

1.1 Việc kết luận mảnh gỗ đời Trần chỉ dựa vào hiện vật nằm ở lớp đất văn hóa đời Trần là chưa đủ thuyết phục .Hãy cho thêm bằng chứng khoa học lịch sử dựa vào kết quả phân tích khách quan và công khai kết quả phân tích niên đại.

1.2 Việc đoán định hiện vật là đời Trần dựa vào trong Đại Việt Sử Ký 

Xin chép lại nguyên văn để mọi người tiện thao khảo:

“時 帝 親 率 六 . 師 禦 冦 掌 印 官 倉 卒 藏 宝 玺 於 大 明 殿 梁 上但 帶 内 密 印 隨 行途 中 印 又 亡 軍 中 文 書 無 印 帝 命 工 刻 木 為 之
 
“Thời, Đế thân suất lục sư ngự khấu. Chưởng ấn quan thương tốt tàng bảo tỉ ư Đại Minh điện lương thượng, đản đái nội mật ấn tuỳ hành Quân trung văn thư vô ấn, Đế mệnh công khắc mộc vi chi.”
 
Đoạn văn kể không nói khắc ở đâu, bao nhiêu ngày và ấn được gì chữ gì. Tôi tin là nếu Đại Việt Sử Ký Toàn Thư không viết đoạn vào chỗ Trần Thái Tông đánh giặc giấu ấn rồi lại rơi ấn mang theo phải khắc ấn bằng gỗ hoặc giả nói Lý Thái Tổ khắc ấn bằng gỗ. Giới khảo cổ cũng sẽ án định nó là đời Lý như đinh đóng cột vì …. nằm ở lớp khai quật đời Lý.

Nói rộng hơn,phần sách Đại Việt Sử Ký Toàn thư các triều trước Lê Sơ thì các nhà biên khảo không đánh giá cao vì tập hợp chủ quan của các sử gia đời Lê. Sách đời Trần thì đã bị giặc Minh mang về Tàu và đốt bỏ cho nên chỉ có thể chép lại qua loa đại khái. Vì thế ĐVSKTT không được tin tưởng bằng An Nam Chí Lược của Lê Tắc hay An Nam chí nguyên của Cao Hùng Trưng. (Các tác giả sống ở bên Tàu).

1.3 Xác định niên đại bằng bộ Phẫu (GS Hoàng Văn Khoán gọi là bộ Phễu) là hoàn toàn không hiểu biết gì về chữ Hán.

Chữ Hán có Ngũ Thể: Triện- Lệ- Khải - Hành- Thảo. Chữ trên hiện vật là Chữ triện.

Chữ Hán Viết theo lối triện. Hai bộ Vương và Phẫu sẽ gần giống nhau (xem hình) . Khi người thợ đúc, thợ khắc chữ triệncho vào khuôn hình Tiền, Ấn thường sẽ để giống nhau.

Còn sở dĩ GS nhìn thấy hai bộ Vương và Phẫu rời nhau đó là chữ viết Chân Phương (Khải) viết trên tiền đời Lê, Nguyễn. Có thể GS Khoán chưa thấy tiền chữ Triện đời Lê Nguyễn nên kết luận như vậy.

Mặt khác nói cho cùng khi chữ Bảo có “HAI CHỮ VƯƠNG 王 王 ” hay “MỘT VƯƠNG, MỘT PHẪU VƯƠNG 王缶 ”thì cũng chỉ là hai tự dạng của chữ Hán mà thôi, cái này đôi khi vẫn có thể dùng song song. Không thể kết luận là đó là phong cách hay một triều đại đặc trưng nào cả. Bản thân tay GS khoán Viết ra đó không phải là bộ Phẫu mà chữ Nhĩ (尔) cũng dùng song song với hai cách nói trên.

Nguồn tham khảo các tự dạng khác nhau của chữ "Bảo" :http://dict.variants.moe.edu.tw/yitia/fra/fra01056.htm

P/S: Quê tôi hay giải phóng ruộng làm khu công nghiệp. Nhiều mộ tổ của một số dòng họ không cải táng cũng phải chuyển đi nơi khác. Tôi tôi thường hỏi thăm kết quả khai quật. Tất cả nói: chả còn tý ván nào ngoài lớp đất đen và mấy cái bát.

2. VIỆC PHÁT ẤN ĐỜI NAY Ở HOÀNG THÀNH.

Việc mượn danh của hiện vật cổ kia để lập lờ ẤN ĐỜI TRẦN là hình thức thu hút đám đông dư luận đến với hội phát ấn mà thôi. Bản thân tôi khi đọc các bài báo đầu tiên cũng nghĩ họ dùng hiện vật gốc để đóng dấu. Sau này mới biết là không phải. Theo VNE: "Tiến sĩ Lưu Minh Trị, Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội cho biết, chiếc ấn dùng hôm nay được làm từ lụa (?) đỏ, mô phỏng ấn thời Trần tìm thấy trong một đợt khảo cổ”

Hiện nay Ấn Đền Trần hay Ấn Đời Trần đang là thượng phương bảo kiếm cực hót cho mọi sở cầu như ý của nhân dân ta. Nói dễ hiểu là đã có thương hiệu trên thị trường. Nếu có thông tin ấn gốc tại Hoàng Thành cộng với sự hiểu biết lịch sử là có hạn và lòng tham danh lợi là vô hạn thì người người sẽ đổ xô về nhận ấn “đời Trần phiên bản gốc” tại Hà Nội.

(Giả thử như đoàn khảo cổ đào bằng chiếc ấn thật đời Lê rồi công bố ban phát ấn đời Lê, chắc chắn sẽ chẳng mấy ai ghé qua nhận ấn đâu).

Tôi tin rằng việc phát ấn đại trà Hoàng Thành sẽ thành công tốt đẹp vì sẽ chẳng có ai trong số mua ấn phàn nàn về chuyện chất lượng ấn ra sao hay giá cả như thế nào đặc biệt rất có tính cạnh tranh với đền Trần Nam Định do thuận tiện giao thông. 

Tôi càng tin việc phát ấn tại Hoàng Thành sẽ ngày càng phát triển vì chằng có ai phản biện được theo đám đông cuồng tín. Cứ xem cái hội đền Trần ở Nam Định hoàn toàn không có trong lịch sử, các nhà nghiên cứu văn hóa ra sức phản bác nhưng kệ thôi! Hội vẫn diễn ra càng ngày càng to, mặc kệ các ông phản đối

Qua vụ “ấn đời Trần” chúng tôi thất vọng về năng lực của sử học và khảo cổ nước nhà. Toàn những giáo sư hàng đầu trong giới sử còn có những đánh giá chủ quan không trích dẫn tư liệu cụ thể thì trách gì lớp trẻ chẳng quan tâm. Sử Việt đang lúc lâm nguy là do chính lỗi lầm của các vị.

Còn giới khảo cổ, nếu đào lên mà chẳng có kết luận gì, hoặc phải buộc suy diễn theo chỉ đạo, xin các vị đừng đào thêm hoặc lấp xuống đợi thế hệ sau kết luận. Đừng vì chỉ tiêu bắt buộc phải có kết quả sau những lần khảo sát mà nhọc công suy diễn. Đừng bắt buộc thời đại Hùng Vương là có thực và hạt lúa thành Dền nảy mầm sau 3000 năm chôn vùi dưới đất lại là lúa Khang Dân tôi vẫn chén hàng ngày.

Chùm ảnh:
1. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (Trích Bản kỷ toàn thư- Thánh Tông Văn Hoàng Đế)
2. Sắc Mệnh Chi Bảo, font vi tínhTôi có font vi tính chữ Triện. Ai cần có thể gửi cho để làm Triện riêng cho mình.
3. Ấn đóng thử nghiệm tại Hoàng Thành 2016
4. Các dị thể của chữ Bảo theo trang web của Bộ Giáo Dục Đài Loan.
________________

Lời bình của Thạc sĩ Hán Nôm Nguyễn Đức Toàn:

Nguyen Duc Toan Thang : 1- Bác Trần Ngọc Đông tuy dân xài điện thoại mà cái đầu còn hơn mấy vị chuyên gia. Người thạo cổ vật nhất là người biết giả cổ nhất. Mấy vị khảo cổ học định đem đạo đức nghề nghiệp ra để bảo đảm mảnh ván ấy là Trần. Lại được sự hậu thuẫn của mấy thánh sử học định lộng giả thành chân. Hỏi rất đúng, sao không thấy mảnh gỗ thời Lê-Nguyễn gần hơn Trần rất nhiều? Sao không thấy mảnh thời Lý sẽ thiêng hơn cổ hơn ấn Trần Nam Định? Vì các bố đã thuổng được từ liệu nhà Trần làm ấn gỗ. Chả biết khắc gì nhưng cứ chơi SMCB mà rẻ (gỗ mà). Nhưng dân Hán Nôm chả ai tin đâu. Vì không chuyên nên chả ai thèm đả động. Quả này mà thành thì dấu dỏm linh thiệt đó. Phát ấn đây! Mại dzo !mại dzo! Các đám đệ bưng tráp cho Thầy Tống, thầy Phan làm dư luận viên trên Facebook là ứng kỳ hội thí. Nhưng không ngờ con rối Lê Văn Lan diễn còn tệ hơn "đường lên đỉnh Olimpia". Cái ván ấy Trần thật thì chẳng cần đạo đức nghề nghiệp. Còn nếu nó là giả thì dù có đạo đức nghề nghiệp nó vẫn là giả. Chưa kể cuối thời Nguyễn, để làm bản sao cho sắc phong thần, nhiều nơi đã tự đục SMCB gỗ để sao lại các sắc cũ (ý này của riêng tôi à nha. Chưa thèm công bố nguồn nghiên cứu nhá). Chờ xem nhà hát kịch đưa ông tướng nào lên diễn tiếp.

2- Nghe ổng nói bộ này 尔 là Phễu 缶 tửơng ổng đọc theo tiếng địa phương. Đến khi đọc thủ bút ghi bộ Ngọc玉 là Vương 王thì quá "rõ ràng" xin cung cấp thêm lý lịch cụ Hoàng cụ Tống để xem nguyên quán 2 cụ ở đâu mà "phương ngữ" đậm đà đến vậy. Các Thánh Kch chỉ cần khẳng định địa tầng đời Trần ko bị xáo trộn dựa trên bằng Ts do Viện KHXH cấp và niềm tin sự tôn trọng đạo đức nghề nghiệp của đồng nghiệp (kiêm Thầy cũ-lãnh đạo cũ) ... đã đc chứng minh trên facebook. Ok toàn dân có face sẽ ủng hộ các bạn phát động lễ khai ấn trên face hàng năm dc tổ chức quy mô, an ninh, văn minh, trật tự. Ưu tiên cán bộ Kch đc phát sớm khong phai đặt gạch xếp hàng (vì co công hộ giá quả ván gỗ). Còn cạch mặt bọn Hán Nôm_thư pháo (vì bọn này biết chữ - lắm chuyện dám nghi ngờ ván gỗ của "tân triều") .


27 nhận xét :

  1. Ôi đúng là xa lộ thông tin, không còn chỗ cho lừa bịp, dối trá và dốt nát. Mảnh gỗ gọi là ấn này, sẽ đóng lên mồm, lên lương tâm các vị giáo sư không còn chút lương tâm nào định lừa bịp nhân dân cả nước. Danh hiệu TS, GS, ND qua vụ này thế là đi đời, không thấy ông Dương Trung Quốc đâu nhi cho chọn bộ sử.

    Trả lờiXóa
  2. Phải có thái độ như 2 anh: tác giả và người bình trên đây để dân đỡ nhốn nháo vì ham lợi và tin các học giả.
    Mê tín do đâu? - Do mấy anh có chữ, tức là các học giả (liệu có học thật không nữa). Hàng năm mùa lễ tết là thấy trên TV nào là con rối Lê Văn Lan, nào là NVH Trần Lâm Biền luôn rao giảng về hàng vàng mã, nói rất khéo để không bị "ném đa" là dụ mê tín. Nhưng chung quy là không hề có ý kiến dứt khoát như năm xưa Lệnh cấm đốt pháo. Họ diễn rất tốt và kết cục thì độc hại cho dân Việt quá.> Cháy chợ đồ mã!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Như việc lên đồng hát đồng được các nhà lịch sử học, văn hóa học, dân gian học ...đỡ đầu nên nó sống dậy như cỏ mọc sau cơn mưa vậy? Dân di lễ xem đồng đâu có thấy "nghệ thuật" mà chỉ thấy mê lầm, làm mất đi cả lòng thành kính với tiền nhân?
      Té ra các nhà khoa học này trải bao năm dùi mài mà không tìm ra danh giới thực sự của tín ngưỡng và dị đoan để hướng cho xã hội lành mạnh. Thí dụ như đi lễ hội Đền Trần, người ta mặng về "lộc lá" mà không thường trực được ý thức truy niệm tiền ân? Vị anh hùng dù có công tích lớn lao nhưng "không thiêng" thì chỉ có người "nặng tình" đến chiêm bái, còn kẻ vụ lợi thì chọn nơi ảo vọng? Thật buồn thay!

      Xóa
    2. Thời này chúng ta được thấy các việc làm "vui vui là". mới năm ngoái cũng 1 việc tương tự phát ấn đó thôi. Đó là đúc Quốc huy có rước đuốc xin lửa thiêng từ quê bác nào đó để đúc. Lễ xin lửa cũng thấy có mặt các GS TS và TS khoa học nữa. Không biết thiêng do Quốc huy hay thiêng do ảnh các học giả (chắc gì thật) đó. Nhưng rõ rằng họ bằng nhau như anh thầy cúng nọ được vinh danh. Thầy cúng có cái phần thưởng Quốc huy đó chính là giấy phép hành nghề lừa dân làm giàu. Cúng nhờ nghề lừa dân đó mới có lắm tiên để trao/nhận danh hiệu/huy hiệu. Chuyện vui vui là!
      Nay mai những con dâu thay ra nào dấu xóm dấu phường cúng sẽ PR để đóng bán cho dân hành sự Hihihihihi!

      Xóa
  3. Các GS Sử học ơi! Gỗ gì mà 700 năm dưới đất vẫn nguyên nhỉ? Nét chữ vẫn nguyên vẹn? Chắc gỗ vườn của các GS rồi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Giặc đuổi đến đít nhưng vua tôi vẫn trên dưới đồng lòng cố cưa gốc mít ngàn năm gỗ cứng như thép bác ạ

      An Nam Mít

      Xóa
    2. Cái gỗ tốt nhất người ta làm thớt, không biết gỗ gì nhưng gỗ tốt thì gọi là gỗ mặt thớt ! Thế mà có ai tìm dược cái thớt 700 năm tuổi đâu?

      Xóa
  4. Đầu tư Ấn bằng vàng thì còn chịu chơi, �� đầu tư Ấn gỗ cho rẻ. Các anh đó quen kiểu bỏ ít ăn nhiều đây.

    Trả lờiXóa
  5. Chẻ trong ruột, không khéo còn thơm mùi gỗ mới. Công an, gọi một ông tìm ấn, ra tra là biết ngay.

    Trả lờiXóa
  6. Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi.

    Trả lờiXóa
  7. Ông Lê Văn Lan, lại còn bia ra ấn được khắc ở Hưng Hà, Thái Bình, xin vái các nhà sử học cả nón, đúng là ông tung, ông hứng.

    Trả lờiXóa
  8. Xin chia sẻ ý kiến với Bạn 17:15 .
    Cảm ơn Bạn và Tễu !

    Trả lờiXóa
  9. Không bình loạn gì cho rách việc. Hãy đem cái ấn-gỗ-không-núm ấy đi xác định niên đại thì sẽ rõ thực/hư, chân/giả ngay.

    Trả lờiXóa
  10. Đáng ra mấy vị giáo sư này không nên đưa ra kết luận, mà nên đọc thông báo kết quả phân tích của các phòng thí nghiệm thuộc cơ quan chức năng. Còn in ấn và phát ấn để mô phỏng lại lịch sử, nhưng lịch sử không hề có, nếu có chỉ là nghi lễ triều đình, bởi ấn nó là quyền lực và pháp lý của bộ máy nhà nước không thể tùy tiện đóng phát cho dân được. Còn nếu đóng để trừ ta, trừ ma, lấy khước đó là việc của đình, chùa, của các sư sãi, của các ông từ, không phải việc của các nhà văn hóa, của các nhà sử học, không hiểu vì lý do gì các vị lại định đi làm cái việc của mấy ông thủ từ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không trừ tà ma gì đâu, ngược lại rước cái đó về nhà dễ bị trời đánh thánh vật giống bọn ăn trộm mộ cổ, con cháu sau này đẻ ra cứ ngơ ngác như bị tâm thần. Nhiều trường hợp bị hành, trợn mắt động kinh đụng xe chết ngay trên đường từ Nam Định về sau khi ấn nhập vào người.

      Xóa
  11. Đoạn phiên âm ĐVSKTT thiếu 5 chữ (đồ trung ấn hựu vong), tôi xin bổ túc và tạm dịch nghĩa như sau:

    “Thời, Đế thân suất lục sư ngự khấu. Chưởng Ấn Quan thương tốt tàng bảo tỉ ư Đại Minh Điện lương thượng. Đãn, đái nội mật ấn tuỳ hành đồ trung ấn hựu vong quân trung văn thư vô ấn, Đế mệnh công khắc mộc vi chi.”

    "Lúc ấy, Vua thân chinh thống suất quân sĩ chống giặc. Quan Giữ Ấn vội cất ấn ngọc tỉ trên thượng lương Đại Minh Điện. Vì, mang ấn mật theo trên đường cũng như việc trong quân không thể thiếu dấu ấn, Vua ra lệnh cho thợ khắc gỗ làm con dấu vậy."

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thế mà các nhà sử học đều đồng thanh nói, bị mất ấn, phải làm ấn gỗ thay, sau lại tìm thấy. Xem lại mấy nhà sử học, có trích dẫn cũng sai, tệ nhất là ông trước nói như thế nào, ông sau cứ vậy nói theo không cần xem lại, đánh giá mảnh gỗ này cũng vậy thôi.

      Xóa
    2. Cảm ơn bác Nặc danh09:47 đã cải chính, tôi đánh không để ý nên thiếu ạ

      Bác Nặc danh13:15 Phần sau ĐVKS có chép phần tìm lại thấy ấn bị mất và thấy ấn trên thượng lương. Cái ấn gỗ thì không thấy nói lại nữa
      及 駕 回 京 又 有 進 亡 印 者 所 藏 宝 玺 依 然 猶 在
      Cập giá hồi kinh, hựu hữu tiến vong ấn giả, sở tàng bảo tỉ y nhiên do tại.
      Đến khi xa giá về kinh, lại có người đem dâng con ấn bị mất, ấn báu giấu đi vẫn còn nguyên ở chỗ cũ.

      Xóa
    3. 者 Giả, chữ ngắt câu (nhân giả nhân dã) , hoặc dùng với vài động từ để chỉ người hay vật (thính giả, học giả)

      亡 Vong, mất (quốc phá gia vong), trốn (lưu vong), quên, không (vong ân bội nghĩa)

      Tôi mạo muội xin dịch lại theo cách khác, như sau:

      Cập giá hồi kinh, hựu hữu tiến vong ấn giả, sở tàng bảo tỉ y nhiên do tại.

      Kịp đến lúc xe giá hồi kinh, lại mang trình chiếc ấn đã đem dấu (trốn, quên) ấy, mà (trước đây) ngọc tỉ đã được cất nay vẫn còn y nguyên đó.

      Ngoài ra, trong câu trên chữ giả 者 dùng để ngắt câu nhấn mạnh chứ không phải chỉ người nào đem ấn bị mất (?) dâng lên nhà Vua. Bởi vì ấn ngọc tỉ do 1 Quan Chưởng Ấn phụ trách giữ gìn, khi ông quan này đem cất dấu dĩ nghiên nhà Vua phải biết rồi.

      Kính bút

      USA, March 1st - 2016

      Xóa
    4. Gộp lại, đoạn văn nói về con dấu trong ĐVSKTT sẽ liền lạc hơn như sau:

      "Lúc ấy, Vua thân chinh thống suất quân sĩ chống giặc. Quan Giữ Ấn vội cất ấn ngọc tỉ trên thượng lương Đại Minh Điện. Vì, mang ấn mật theo trên đường cũng như việc trong quân không thể thiếu dấu ấn, Vua ra lệnh cho thợ khắc gỗ làm con dấu vậy. Kịp đến lúc xe giá hồi kinh, lại mang trình chiếc ấn đã đem dấu ấy, mà (trước đây) ngọc tỉ đã được cất nay vẫn còn y nguyên đó."

      Như vậy đã rõ: Quan Chưởng Ấn mang ngọc tỉ đem cất dấu trên thưọng lương Đại Minh Điện khi Vua Trần xuất chinh, sau đó khi nhà Vua hồi kinh thì chính ông quan này mang ngọc ấn ra dâng lại.

      Có lẽ lâu nay mọi người dịch chữ 亡 印 vong ấn là ấn bị mất. Không phải thế, vong ấn chỉ là chiếc ấn đã đem dấu hoặc chiếc ấn đã bị tạm quên. ĐVSK đã ghi lại rõ ràng như thế, ấn ngọc có ông uan gìn giữ và đem cất trước thì sao gọi là rơi mất dựợc.

      Kính.

      Xóa
  12. Đến Lê Văn Tám, Nguyễn Văn Bé mà còn kiên quyết làm giả, kiên quyết cho tồn tại đến bây giờ, thì một mảnh gỗ vô tri phỏng có là gì.

    Trả lờiXóa
  13. miếng gỗ mà biết nói năng
    thì giáo sử cộng hàm răng chẳng còn

    Trả lờiXóa
  14. Khá khen cho kế hoạch hoàn hảo của các cán bộ Hoàng Thành .
    Điều đặc sắc nhất mà họ chuẩn bị rất hoàn hảo năm nay là:
    ÔNG ĐÓNG ẤN CHẮC CHẮN SẼ THĂNG QUAN NĂM NAY

    Điều đó càng làm dân ta tin sái cổ việc thăng quan là có thực và ấn SMCB là hiển linh.Thế là mỗi năm mất đi mười mấy tỷ trang trải cho mọi hoạt động của Hoàng Thành (trong khi đó ngân sách hoạt động sẽ ì vẫn lãnh đủ). Thế mà, miếng cơm đến miệng rồi mà ông nhà báo Kiều Mai Sơn và Chú Tễu còn nỡ gạt mất.

    Việc lấy tiền từ túi dân bỏ túi sớm muộn cũng bị phanh phui thôi. Nhưng thật tuyêt là ván bài này lộ mất rồi. Thế mới đen. Cảm ơn chú Tễu- Cảm ơn nhà báo làm việc bằng lương tri Kiều Mai Sơn

    Trả lờiXóa
  15. Ngày sinh, ngày mất của lãnh tụ chúng nó còn làm giả nữa là...ba miếng gỗ mít để lừa bọn dân ngu.

    Trả lờiXóa
  16. Thưa ông Trần ngọc Đông,ông chỉ là một thủ kho nhưng xin ông cho phép gọi ông là bố của các giáo sư.

    Trả lờiXóa
  17. 寶 bảo (20n)
    1 : Báu, phàm vật gì quý đều gọi là bảo cả.
    2 : Cái ấn, con dấu. Các vua đời xưa dùng ngọc khuê ngọc bích làm cái ấn cái dấu.

    Tự điển Thiều Chửu và Khai Trí Tiến Đức của VN đều viết chữ bảo như trên. Đây là chữ gốc, ngoài ra cũng có mấy chữ bảo khác, nhưng nói chung sách sử xưa của người TH và VN đều viết chữ 寶 đầy đủ nét.

    TQ trong cải cách chữ viết thì họ dùng như hiện nay là chữ 宝 này gọi là giản thể tự 簡體字

    Tất cả những cách viết chữ BẢO
    http://chardb.iis.sinica.edu.tw/meancompare/5bf6/5b9d

    Trả lờiXóa
  18. NGU TRÊN TẦM MỨC QUỐC GIA
    Đó là chữ của nhà nghiên cứu lịch sử trứ danh Tạ Chí Đại Trường mà tôi mạn phép mượn để diễn đạt ý kiến của mình về sự kiện CÁI GỌI LÀ ẤN này. Chưa làm rõ được tính xác thực về việc tìm thấy nó ra sao; chưa giám định xem nó là gỗ thật hay gỗ giả; chưa xác định được nó thuộc niên đại nào; phớt lờ ý kiến phản biện của những người tử tế.. mà đã huênh hoang chém gió rằng đó là ấn thời Trần, ám thị người ta rằng đó là ấn thời Trần, rồi tọa đàm, hội thảo chay, tuyên bố láo khoét; rồi quỳ gối rước người có quyền đến đóng ấn, chuẩn bị cho những toan tính bệnh hoạn khác ( như bà con ta đã thấy mấy ngày qua)... thì sự ngu muội này trên tầm mức quốc gia rồi còn gì!
    Bồng dưng lại nhớ đến mấy sự kiện lịch sử giả do mấy ông GS sử học dựng lên, lừa dối bà con ta suốt mấy chục năm trời!
    Trong lúc vận nước và phận người đều mong manh thì mấy ông ngồi với nhau bù khú về cái gọi là ấn gỗ, thì sự ngu ấy trên tầm mức quốc gia rồi còn gì!

    Trả lờiXóa