QUANH HIỆN VẬT GỌI LÀ "ẤN ĐỜI TRẦN" - Bài 1
Chiều thứ Sáu, 26 tháng 02 năm 2016 Trung tâm Bảo tồn Di sản Hoàng thành Thăng Long Hà Nội tổ chức Tọa đàm khoa học: ẤN GỖ "SẮC MỆNH CHI BẢO" PHÁT HIỆN TRONG ĐỢT KHAI QUẬT KHẢO CỔ HỌC TẠI HOÀNG THÀNH THĂNG LONG NĂM 2012.
Dẫn đến phải có hội thảo / tọa đàm này là vì hôm mùng 9 Tết (16/2/2016) Trung tâm này đã thể nghiệm đóng ấn tại đây. Nhiều báo chí viết bài về chuyện này và nhiều nhà khoa học và dư luận tỏ ý nghi ngờ nhiều vấn đề quanh cái gọi là "ấn Sắc Mệnh Chi Bảo" cũng như lo ngại nếu từ nay sẽ có một lễ khai ấn, đóng ấn, phát ấn. bán ấn ở đây.
Rất đông các nhà chuyên môn thuộc nhiều lĩnh vực: Khảo cổ học, Sử học, Hán Nôm học, Thư pháp, Ấn chương học có mặt tham dự cuộc tọa đàm. Về đội ngũ giáo sư, tiến sĩ, và các nhà chuyên môn có: Phan Huy Lê, Hoàng Văn Khoán, Tống Trung Tín, Vũ Minh Giang, Nguyễn Quang Ngọc, Nguyễn Công Việt, Lê Văn Lan, Trần Đức Cường, Đặng Văn Bài, Nguyễn Quốc Tuấn, Đinh Khắc Thuân, Trình Năng Chung, Nguyễn Xuân Diện, Trịnh Sinh, Phạm Quốc Quân, Trần Trọng Dương, Lê Quốc Việt...(Các ông gạch chân là "khách không mời mà đến" vì có quan tâm). Tuy nhiên thấy vắng mặt một số nhân vật đã và đang đào khảo cổ học Hoàng thành là Nguyễn Tiến Đông, Nguyễn Hồng Kiên, Bùi Minh Trí...(Riêng ông Nguyễn Hồng Kiên không được mời là ai ai cũng thắc mắc). Cả hội trường khoảng 50 - 60 chỗ ngồi đều chật cứng người, khiến nhiều phóng viên phải đứng để quan sát tọa đàm.
Về quan chức, có sự hiện diện của ông Vụ trưởng Vụ Văn nghệ - Ban tuyên giáo trung ương, ông Trần Việt Anh, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Hoàng thành Thăng Long Hà Nội và một vài đại diện của UBND và Thành ủy Hà Nội.
Tọa đàm do GS. Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội khoa học lịch sử Việt Nam và GS Lưu Trần Tiêu, Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam chủ trì.
Ông Tiêu mở đầu tọa đàm, nói rõ hai yêu cầu cần tập trung bàn thảo là: 1- Đánh giá niên đại, chất liệu, chức năng, giá trị của "ấn Sắc Mệnh Chi Bảo (SMCB)" và 2- Vấn đề phát huy giá trị của cái ấn SMCB (kịch bản, hình thức tổ chức để tránh tình trạng như khai ấn Đền Trần).
Lần lượt là các ý kiến phát biểu của các vị: Tống Trung Tín, Hoàng Văn Khoán, Lê Văn Lan, Phạm Quốc Quân, Trịnh Sinh, Vũ Minh Giang, Nguyễn Công Việt, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Quốc Tuấn, Lê Quốc Việt, Trần Trọng Dương, Phạm Lê Huy, Trình Năng Chung, Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn Quang Ngọc, Kiều Mai Sơn, Trần Văn Quyến.
Lúc đầu BTC không đưa hiện vật "ấn SMCB" đào được ra. Nhưng trước yêu cầu của TS Nguyễn Xuân Diện gần cuối buổi thảo luận BTC đã phải mang hiện vật ra, và có dành thời gian sau tọa đàm ai ai có nhu cầu cũng được xem tận mắt cái "ấn SMCB" này. Tuy nhiên, đều chỉ xem mặt có khắc chữ, không ai đòi xem mặt kia của nó.
Nhiều báo chí như Thanh Niên, Tuổi trẻ, Người lao động, VNE, Nhân dân, VOV, Dân Việt, Tiền Phong, Kinh tế & Đô thị, Hà Nội mới...đã thuật lại cuộc tọa đàm này. Gần đầy đủ số bài đó đã được đăng tải lại trên Blog này. Mức độ phản ánh ghi nhận của từng báo có khác nhau, có báo thì chỉ ghi nhận một chiều, có báo ghi sai tên người và chức danh, có báo chưa lột tả được chính xác nội dung câu chữ phát biểu của các nhà khoa học, lại cũng có báo (Thanh Niên, Tuổi trẻ) bẻ cong hoặc ghi sai lạc ý kiến phát biểu tổng kết tọa đàm của GS Phan Huy Lê. Tuy nhiên chúng tôi không bắt bẻ nhiều, vì các nhà báo không phải là các nhà chuyên môn, và hơn nữa tất cả các phát biểu của từng vị sẽ có video clip ghi lại và phát hết lên hệ thống Youtube để mọi người cùng tỏ mặt rõ lời từng vị.
Không khí chung của cuộc tọa đàm là rất khẩn trương, nhưng cũng cầu thị. Tất cả những người có mặt mà muốn phát biểu đều được ông Lưu Trần Tiêu mời phát biểu, mọi người đều lắng nghe lẫn nhau. Những người không được mời mà vẫn có mặt, muốn phát biểu như Nguyễn Xuân Diện, Trần Trọng Dương, Lê Quốc Việt vẫn được mời phát biểu.
Đáng tiếc nhất là phát biểu có chiếu màn hình của PGS. TS Tống Trung Tín - nguyên Viện trưởng Viện Khảo cổ học tuy đã đưa ra rất rõ ràng về từng lớp tầng niên đại như tầng văn hóa thuộc đời Lý, đời Trần, đời Lê Sơ.., rồi về vị trí của hiện vật trong hố khảo cổ cũng như toàn bộ khu vực Hoàng thành, rồi độ sâu nơi hiện vật nằm, rồi cách xử lý đầy thông minh và khoa học của những người đào ở đây...Nhưng đến khi ông khẳng định: Hiện vật (ấn SMCB) nằm ở tầng văn hóa thời Trần và tầng này chưa bị xáo trộn thì ông không đưa ra được minh chứng thuyết phục rằng tầng văn hóa đời Trần đúng là chưa từng bị xáo trộn một cách thực chứng.
PGS Tống Trung Tín có nói thêm là: Trên hiện vật này còn có 1 lớp đất thuộc tầng văn hóa đời Trần. Nhưng trong khi trình chiếu thì lại không có bức ảnh nào để chứng minh. Vì vậy, nhà nghiên cứu độc lập Kiều Mai Sơn nêu câu hỏi ngay với PGS.TS Tống Trung Tín: "Tôi chỉ thấy hình ảnh hiện vật NẰM TƠ HƠ, chứ tôi không thấy có lớp đất nào ở trên".v.v.
PGS Tống Trung Tín có nói thêm là: Trên hiện vật này còn có 1 lớp đất thuộc tầng văn hóa đời Trần. Nhưng trong khi trình chiếu thì lại không có bức ảnh nào để chứng minh. Vì vậy, nhà nghiên cứu độc lập Kiều Mai Sơn nêu câu hỏi ngay với PGS.TS Tống Trung Tín: "Tôi chỉ thấy hình ảnh hiện vật NẰM TƠ HƠ, chứ tôi không thấy có lớp đất nào ở trên".v.v.
Phát biểu tổng kết của GS Phan Huy Lê khá uyển chuyển, mặc dù có tính mục đích nhưng cũng tương đối khách quan. Ông Lê xưa nay là người khôn ngoan mà lại "tinh tế", ông luôn nói để ai cũng vui vẻ, và câu nói của ông ai hiểu thế nào cũng được!
Tóm lại, về cơ bản Tọa đàm khoa học: ẤN GỖ "SẮC MỆNH CHI BẢO" PHÁT HIỆN TRONG ĐỢT KHAI QUẬT KHẢO CỔ HỌC TẠI HOÀNG THÀNH THĂNG LONG NĂM 2012" được diễn ra tương đối khách quan, khoa học và cầu thị.
Tôi không phải là nhà khảo cổ. Cũng không phải là người có am hiểu về Thư pháp, về Ấn chương, về Lịch sử, về Bảo tàng. Chẳng qua là vì hiện vật ấy có mấy chữ Nho, và vì người ta định đem cái "cổ vật" ấy để làm cái bàn đạp để kiếm tiền và mê hoặc dân chúng, trên thì lừa quan, dưới thì lừa dân, nên phải đến tận nơi xem các ông khảo cổ bàn bạc ra sao. Đến nơi mới thấy buồn về đám trí thức nước nhà. Buồn bã, cực chẳng đã mới phải viết ra loạt bài quanh chuyện cái "ấn Sắc Mệnh Chi Bảo", trước là để tự răn mình, sau là để mua vui cho giới bút mực nhân rượu xuân vẫn còn ngà ngà...
Bài 1: Vài thông tin bên lề của tọa đàm về cái gọi là "Ấn Trần"
Bài 2: Các nhà khảo cổ cung cấp thông tin gì cho báo chí và cho nhau?
Bài 3: "Đại Việt Sử ký toàn thư" đã bị lạm dụng như thế nào?
Bài 4: Phản biện PGS. TS Tống Trung Tín - Chủ tịch Hội Khảo cổ học VN.
Bài 5: Phản biện GS Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử VN.
Bài 6: Tổng hợp các ý kiến phản biện.
HN, 28 tháng 2 năm 2016
N.X.D
Tóm lại, về cơ bản Tọa đàm khoa học: ẤN GỖ "SẮC MỆNH CHI BẢO" PHÁT HIỆN TRONG ĐỢT KHAI QUẬT KHẢO CỔ HỌC TẠI HOÀNG THÀNH THĂNG LONG NĂM 2012" được diễn ra tương đối khách quan, khoa học và cầu thị.
Tôi không phải là nhà khảo cổ. Cũng không phải là người có am hiểu về Thư pháp, về Ấn chương, về Lịch sử, về Bảo tàng. Chẳng qua là vì hiện vật ấy có mấy chữ Nho, và vì người ta định đem cái "cổ vật" ấy để làm cái bàn đạp để kiếm tiền và mê hoặc dân chúng, trên thì lừa quan, dưới thì lừa dân, nên phải đến tận nơi xem các ông khảo cổ bàn bạc ra sao. Đến nơi mới thấy buồn về đám trí thức nước nhà. Buồn bã, cực chẳng đã mới phải viết ra loạt bài quanh chuyện cái "ấn Sắc Mệnh Chi Bảo", trước là để tự răn mình, sau là để mua vui cho giới bút mực nhân rượu xuân vẫn còn ngà ngà...
Bài 1: Vài thông tin bên lề của tọa đàm về cái gọi là "Ấn Trần"
Bài 2: Các nhà khảo cổ cung cấp thông tin gì cho báo chí và cho nhau?
Trường hợp nghiên cứu của PGS.TS Hoàng Văn Khoán.
Trường hợp PGS Lê Văn Lan chém gió trong mê sảng.
Bài 4: Phản biện PGS. TS Tống Trung Tín - Chủ tịch Hội Khảo cổ học VN.
Bài 5: Phản biện GS Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử VN.
Bài 6: Tổng hợp các ý kiến phản biện.
HN, 28 tháng 2 năm 2016
N.X.D
Thật ra ở VN vàng thau lẫn lộn ,khó biết tin ai ! nhưng khoa học ngày nay quá hiện đại chẳng có gì là khó để xác định tuổi của ấn nầy là thật hay giả thì ra ngay ,ngày nay người ta dùng phương pháp đồng vị phóng xạ urani _ chì hay dùng carbon 14 là chính xác 100/100 ,ngay công an VN củng có hay viện hạt nhân Đà lạt là xong .không ai bóp méo hoặc vo tròn được ,báo thanh niên củng chỉ đoán mò
Trả lờiXóaPhải là giám định của tổ chức uy tín của nước ngoài mới đáng tin cậy.
XóaNếu qua nước ngoài giám định khoa học, về cái ấn gỗ ấy, tôi đề nghị nên nhờ châu Âu hoặc Mỹ, đảm bảo tính khácg quan
XóaCũng hay ,đầu xuân , nhờ có ấn " SẮC MỆNH CHI BẢO "mà các giáo sư , tiến sĩ lại có CƠ HỘI gặp nhau cho vui
Trả lờiXóaHay, rất hay, mong TS. Nguyễn Xuân Diện thông tin và nhận xét kịp thời, khách quan, khoa học (chỉ TS. mới có khả năng thông tin thực sự khoa học, nhiều báo đưa tin lung tung lắm, có lẽ vì họ thiếu chuyên sâu).
Trả lờiXóaỪ cũng là cái chuyện bạc nhạc của cái thời đại XHCN
Trả lờiXóaMảnh gỗ dày nửa phân còn nguyên vết son và nét sắc, cả thời Trần, bởi cọc gỗ thời Trần vẫn còn. Tuy vậy, chẳng cái cọc gỗ nào còn nguyên vẹn, sứt mẻ, rạn vỡ, nứt nẻ, cong vênh... dù đầu đã được bịt sắt.
Trả lờiXóaCái này mà giám định không phải thời Trần thì giới Sử học mất mặt quá. Sau hạt thóc thành Dền, giới khảo cổ cần biết kiềm chế hơn nữa. Đặc biệt là phải cẩn trọng với phương pháp Sử học suy đoán. Suy đoán rất gần võ đoán và mò đoán, nếu kết quả là bịa tạc thì mất mặt quá, nên nước đôi như ông Lê là khôn nhất.
Trả lờiXóaCẩn thận đấy, giám định dỏm rất nhiều. Hãy nhờ khoa học nước ngoài giám định, may ra trúng. Nếu không thì lại giống như giám định thương tật vị trung tá công an nào ấy vụ em bé gì ấy tạt nhầm ca a xít ở tỉnh nào ấy miền Tây?
Trả lờiXóaCòn mấy hạt thóc ở Mê Linh được xác định là có niên địa 3000 năm, sau đưa sang Nhật giám định C14 thì hóa ra là đời nay. Ươm nẩy mầm ra lúa giống Khang Dân.
Trả lờiXóa