Thứ Bảy, 13 tháng 2, 2016

Nguyễn Quang A: KHI NÀO VIỆC TỰ ỨNG CỬ THÀNH CÔNG?



KHI NÀO VIỆC TỰ ỨNG CỬ THÀNH CÔNG?

FB Nguyễn Quang A
12-2-2016

Khi nào một (nhóm) người tự ứng cử (vào Hội đồng nhân dân hay Quốc hội) thành công?

1. Thứ nhất, quyền ứng cử là quyền của công dân, nhưng quyền bỏ phiếu là của cử tri chứ không phải của riêng (các) cá nhân ứng cử. Vì thế việc một ứng viên trúng cử hay thất cử là quyết định của tập thể cử tri trong khu vực bầu cử đó (giả như các cử tri được quyền lựa chọn thật sự giữa các ứng cử viên cạnh tranh nhau một cách lành mạnh). Như thế KHÔNG THỂ lấy việc trúng cử hay thất cử của một (hay một tập thể) ứng viên làm THÀNH CÔNG của các ứng viên đó. Phải nói rõ ngay từ đầu để sau này chúng ta có đánh giá đúng mức về thành công hay thất bại.


2. Thứ hai, nếu chúng ta (những người ứng cử và các cử tri) đạt được các mục tiêu sau đây thì có thể coi việc ứng cử là THÀNH CÔNG (tùy theo mục tiêu đề ra):

2.1. Công dân thực thi được quyền ứng cử của mình: nộp đơn ứng cử; phá bỏ được các thủ tục, mưu mẹo phi dân chủ được thiết kế trong các khâu của quy định hiện hành như Hội nghị cử tri, Hiệp thương nhằm loại bỏ các ứng viên mà hệ thống muốn loại họ ra; đấu tranh để có sự phân chia các ứng viên vào các khu vực bầu cử một cách công bằng; giám sát việc bầu cử để cho bầu cử thực sự tự do; giám sát việc kiểm phiếu để cho việc kiểm phiếu được minh bạch, công khai không gian lận.

Làm được vậy thì có thể nói thành công là 100%. Để đạt thành công 100% này cần nhiều thời gian và nỗ lực của tất cả mọi người, những người ứng cử và cử tri trên toàn quốc để buộc quốc hội sửa đổi luật bầu cử thành luật bầu cử thực sự công bằng không còn những sự vi phạm nhân quyền và vi hiến rành rành như các quy định về Hội nghị cử tri và Hiệp thương. Chưa thể hy vọng sẽ có thành công 100% trong đợt bầu cử 2016 này!

2.2; Mục tiêu thực tế hơn là gây sức ép để cải thiện từng bước các khâu vi hiến trên bằng cách: a) gây phong trào (lấy chữ ký chẳng hạn) đòi hủy bỏ các quy định vi phạm nhân quyền và vi hiến; b) sáng tạo loại bớt tác dụng của các quy định vi hiến đó; c) để cho nhân dân và thế giới thấy rõ các thủ tục đó là VI HIẾN vì chúng vi phạm quyền ứng cử, thiên vị cho những người do hệ thống cử ra để dân bầu và như thế gây áp lực đòi sửa luật; d) đấu tranh để một số nhất định người tự ứng cử có tên trong danh sách cuối cùng; e) góp phần vào quá trình học hỏi dân chủ của toàn dân, nhất là giới trẻ….

Nếu đạt được vậy thì có thể nói phong trào tham gia ứng cử 2016 THÀNH CÔNG (chí ít từ 70% đến 100% so với mực tiêu 2.2 hay từ 50% đến 60% so với mục tiêu 2.1).

3. Vì các lý do và mục tiêu trên: những người cảm thấy đủ điều kiện hãy tham gia ứng cử một cách nghiêm túc với tinh thần xây dựng; các cử tri hãy hiểu quyền của mình và thực thi các quyền đó một cách chủ động.

THỜ Ơ, THỤ ĐỘNG là NGẦM ỦNG HỘ cái hiện trạng phi dân chủ mà chúng ta muốn thay đổi.


.

2 nhận xét :

  1. Tôi tin chắc chắn rằng các bác sẽ bị loại từ vòng gửi xe, đảng không để lọt vào vòng sau sẽ gây ra những việc khó lường. Nếu không tìm được biện pháp nào vượt qua trò " hiệp thương" thì đừng mơ tới việc kiểm phiếu ....

    Trả lờiXóa
  2. => Không vì thế mà nản lòng bạn à ! "Có công mài sắt có ngày thành kim" mà,kim này chà mau sáng lắm,yên tâm đi !

    Trả lờiXóa