LỘC BẤT TẬN HƯỞNG
Cử Thanh
Vừa qua tôi có về dự lễ dâng hương và khánh thành việc tôn tạo lăng mộ tổ của gia đình một ông bạn tại làng MX, xã TT, huyện TH (TH) và được nghe nhiều câu chuyện thật và thú vị về khoản ăn chia 50triệu đồng trong mỗi gia đình.
Chả là làng MX là làng cách mạng, là địa chỉ đỏ của tỉnh. Nơi đó trung tuần tháng 8 năm 1945 có Hội nghị Tỉnh ủy triển khai lệnh Tổng khởi nghĩa. Thanh niên trai tráng trong làng đều tham gia trung đội dân quân do Phủ ủy tổ chức, mang dao, kiếm, gậy gộc đi cướp chính quyền tại Phủ lị đêm 18 rạng ngày 19/8. Cuộc cướp chính quyền thành công. Sau này Nhà nước có chế độ vinh danh những người có công. Cả xã có 54 cụ được công nhận Cán bộ Lão thành Cách mạng (CBLTCM), chưa tính cán bộ Tiền khởi nghĩa. Riêng làng MX có tới 31 cụ được công nhận, nhiều nhất trong toàn tỉnh (có thể là toàn quốc). Hàng năm cứ đến dịp kỉ niệm ngày cướp chính quền thành công (19/8), các cụ thường được lên truyền hình của tỉnh như là một vinh dự lớn. Tuy nhiên đến nay cả làng chỉ còn có 2 cụ.
Những năm đầu của thế kỷ mới này, Nhà nước có chủ trương hỗ trợ tiền nhà cho CBLTCM, mỗi cụ được 50triệu đồng. Hôm ra trụ sở UB để lĩnh tiền, cả làng, cả xã như một ngày hội, thật là vui vẻ. Về mỗi gia đình (bây giờ chủ yếu là con các cụ) bàn nhau cách sử dụng sao cho hợp lý, phần lớn là anh em chia nhau, vì đó là số tiền quá lớn đối với người dân của một xã nghèo thuần nông nghiệp. Có gia đình người anh lấy quyền huynh thế phụ chia chác cho các em không bình đẳng đâm ra cãi vả nhau, mất đoàn kết kéo dài. Thậm chí có gia đình anh em từ mặt nhau đến bây giờ vẫn chưa hàn gắn được (có danh tính cụ thể, nhưng xin không đưa vào đây). Tuy nhiên cách làm của các con cụ P, lại khá độc đáo.
Cụ P sinh được 4 người con, gái đầu rồi tiếp một trai và hai gái, các cụ đã quy tiên từ cuối thế kỷ trước. Bốn chị em đều đã có gia đình yên ổn. Gia đình người con trai sống tại nhà do các cụ để lại và hương khói mỗi khi giỗ tết. Hôm người con trai lĩnh tiền về dự kiến chia cho 3 chị em gái mỗi người 5 triệu. Chị cả nói:
- Cậu cứ cất nguyên cả đi, hôm nào cậu thông báo họp nhau đông đủ rồi chia cho chị và các em cũng được.
Đúng hẹn, cả bốn chị em đều có mặt và bàn luận sôi nổi. Cậu thì muốn giành phần cho mình hơn nửa, để còn lo việc xây mộ cho ông bà. Chị cả nói (chắc đã thông nhất với hai em gái):
Cử Thanh
Vừa qua tôi có về dự lễ dâng hương và khánh thành việc tôn tạo lăng mộ tổ của gia đình một ông bạn tại làng MX, xã TT, huyện TH (TH) và được nghe nhiều câu chuyện thật và thú vị về khoản ăn chia 50triệu đồng trong mỗi gia đình.
Chả là làng MX là làng cách mạng, là địa chỉ đỏ của tỉnh. Nơi đó trung tuần tháng 8 năm 1945 có Hội nghị Tỉnh ủy triển khai lệnh Tổng khởi nghĩa. Thanh niên trai tráng trong làng đều tham gia trung đội dân quân do Phủ ủy tổ chức, mang dao, kiếm, gậy gộc đi cướp chính quyền tại Phủ lị đêm 18 rạng ngày 19/8. Cuộc cướp chính quyền thành công. Sau này Nhà nước có chế độ vinh danh những người có công. Cả xã có 54 cụ được công nhận Cán bộ Lão thành Cách mạng (CBLTCM), chưa tính cán bộ Tiền khởi nghĩa. Riêng làng MX có tới 31 cụ được công nhận, nhiều nhất trong toàn tỉnh (có thể là toàn quốc). Hàng năm cứ đến dịp kỉ niệm ngày cướp chính quền thành công (19/8), các cụ thường được lên truyền hình của tỉnh như là một vinh dự lớn. Tuy nhiên đến nay cả làng chỉ còn có 2 cụ.
Những năm đầu của thế kỷ mới này, Nhà nước có chủ trương hỗ trợ tiền nhà cho CBLTCM, mỗi cụ được 50triệu đồng. Hôm ra trụ sở UB để lĩnh tiền, cả làng, cả xã như một ngày hội, thật là vui vẻ. Về mỗi gia đình (bây giờ chủ yếu là con các cụ) bàn nhau cách sử dụng sao cho hợp lý, phần lớn là anh em chia nhau, vì đó là số tiền quá lớn đối với người dân của một xã nghèo thuần nông nghiệp. Có gia đình người anh lấy quyền huynh thế phụ chia chác cho các em không bình đẳng đâm ra cãi vả nhau, mất đoàn kết kéo dài. Thậm chí có gia đình anh em từ mặt nhau đến bây giờ vẫn chưa hàn gắn được (có danh tính cụ thể, nhưng xin không đưa vào đây). Tuy nhiên cách làm của các con cụ P, lại khá độc đáo.
Cụ P sinh được 4 người con, gái đầu rồi tiếp một trai và hai gái, các cụ đã quy tiên từ cuối thế kỷ trước. Bốn chị em đều đã có gia đình yên ổn. Gia đình người con trai sống tại nhà do các cụ để lại và hương khói mỗi khi giỗ tết. Hôm người con trai lĩnh tiền về dự kiến chia cho 3 chị em gái mỗi người 5 triệu. Chị cả nói:
- Cậu cứ cất nguyên cả đi, hôm nào cậu thông báo họp nhau đông đủ rồi chia cho chị và các em cũng được.
Đúng hẹn, cả bốn chị em đều có mặt và bàn luận sôi nổi. Cậu thì muốn giành phần cho mình hơn nửa, để còn lo việc xây mộ cho ông bà. Chị cả nói (chắc đã thông nhất với hai em gái):
-Thế cậu lĩnh tiền về đã thắp hương cúng ông bà chưa?
- Em chưa nghĩ ra.
- Bây giờ cậu lấy hoa quả chị đã mua sẵn bày ra đĩa và lấy đĩa khác đặt tiền vào rồi bày lên bàn thờ thắp hương báo cáo ông bà đi!
Cả bốn chị em đến trước bàn thờ tỏ lòng thành kính và biết ơn ông bà đã mang lộc về cho con cháu trong gia đình. Khi hết tuần hương, chị cả vái lạy rồi xin đĩa tiền xuống và nói với các em:
- Đây là lộc của ông! Chị em mình là những người có hiếu với cha mẹ, tổ tiên, sống với nhau rất hòa thuận, không có điều tiếng gì để cho làng xóm dị nghị. Người xưa đã từng dạy lộc bất tận hưởng, vì vậy ta phải tán lộc cho đều và bình đẳng, kể cả ông bà. Trong làng đã có những tấm gương tham lam để điều tiếng xấu cho bà con làng xóm bàn tán đó sao…
Nói rồi chị chia số tiền ra làm 6 phần, còn dư 2 triệu chị giao cho dì út là giáo viên giữ để làm quỹ khuyến học cho các cháu, chắt của ông bà. Riêng 2 phần của ông bà gửi tiết kiệm để hai năm sau xây mộ cho các cụ. Còn lại chị đưa tận tay mỗi người 8 triệu sử dụng riêng cho mỗi gia đình. Cậu em ấp a ấp úng định nói gì…nhưng rồi ngồi ngẩn tò te…, các dì thì vui vẻ khen là bà chị giải quyết hợp lý hợp tình…
Bây giờ nhìn vào ngôi mộ ông bà P ở nghĩa trang của làng, ai cũng tấm tắc khen và cảm phục…
.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét