Thứ Tư, 1 tháng 2, 2017

CÓ NÊN BỎ TẾT NGUYÊN ĐÁN CỔ TRUYỀN KHÔNG?

Những người đàn ông trong trang phục lễ hội truyền thống ngồi ăn trong lễ hội mùa xuân 
hàng năm tại đình làng Triều Khúc, Hà Nội vào ngày 16 tháng 2 năm 2016.

Có nên bỏ Tết Nguyên Đán cổ truyền?

Anh Vũ, thông tín viên RFA
2016-02-18
RFA

Bên cạnh những niềm vui do Tết cổ truyền mang đến, là nỗi lo toan về một cái tết tốn kém, lãng phí về thời gian và tiền bạc. Vậy có nên bỏ Tết Nguyên Đán để thay bằng Tết Dương lịch hay không?


Tết Nguyên Đán là Tết cổ truyền, đã có từ ngàn đời nay của người Việt nam. Đây là dịp lễ quan trọng nhất để các gia đình sum họp và thờ cúng tổ tiên... sau một năm làm ăn vất vả.

Nguồn gốc Tết cổ truyền

Đến nay, nhiều ý kiến cho rằng Tết bắt nguồn từ Trung quốc thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc, song nếu chiếu theo sự tích "Bánh chưng bánh dày" thì người Việt đã ăn tết từ thời vua Hùng, nghĩa là trước 1000 năm Bắc thuộc.

Nhận định về nguồn gốc của Tết cổ truyền của người Việt, TS. Nguyễn Xuân Diện nói với chúng tôi:

“Lâu nay các học giả giải thích rằng từ “Tết” có từ từ “Tiết”(cái đốt tre) của Trung quốc, nhưng các nhà ngôn ngữ thì cho rằng từ “Tết” là một từ thuần Việt, không xuất phát từ từ “Tiết” của TQ, việc đó cho đến nay vẫn đang tranh cãi. Cũng như người ta cho rằng ta ăn tết cùng với TQ vì cùng sử dụng một thứ lịch mà ta gọi là âm lịch. Song thực ra không phải như thế, cái Tết của ta là tiến hành theo lịch riêng với sự kết hợp giữa Dương lịch và Âm lịch hỗn hợp, nghĩa là cả lịch mặt trăng và mặt trời. Các học giả chuyên gia về lịch pháp như Hoàng Xuân Hãn, Lê Thành Luân mới đây đều cho rằng Âm lịch của VN là của riêng VN và khác với lịch của TQ.”

Theo báo Thanh niên, từ năm 2005 GS-TS. Võ Tòng Xuân đã thấy rằng Tết Nguyên Đán và Tết Dương lịch quá gần nhau, đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế. Theo ông, nên chuyển các tập quán ăn Tết âm lịch sang các ngày dương lịch, để giảm dần ngày nghỉ Tết âm lịch quá lê thê.

Dưới nhan đề "Muốn kinh tế hội nhập, cần bỏ Tết âm lịch" báo VTC online ngày 16/02/2016 cho biết, chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, chỉ có ở Việt Nam và Trung Quốc mới có kỳ nghỉ Tết kéo dài như hiện nay. Theo ông, 1 tháng Tết làm việc trì trệ khiến nền kinh tế thiệt hại khoảng 10%.

Đánh giá về các ý kiến nên bỏ Tết cổ truyền, từ Hà nội Đạo diễn Điện ảnh Đỗ Minh Tuấn nhận định:
“Cái Tết Âm lịch bên cạnh cái nguồn vui của một cộng đồng thì nó cũng bộc lộ rất nhiều những cái nhược điểm của một XH nông nghiệp. Nhưng khi có điều kiện về thời gian và vật chất thì nó bộc lộ sang một hướng khác và những ý kiến nêu ra vấn đề tiêu cực của cái Tết là có cơ sở. Tuy nhiên khi người ta cho rằng phải thay đổi vì lý do kinh tế hay nếp sống, thì tôi cho rằng các lý do đó không thể đánh bại được một cái lô cốt mang bản sắc văn hóa rất bền vững như thế.”

Khi được hỏi, có nên bỏ Tết cổ truyền để ăn Tết Dương lịch hay không?

Có nên bỏ Tết âm lịch?

Việc bỏ hay sát nhập Tết cổ truyền, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự bảo tồn những đặc trưng tín ngưỡng và văn hóa cổ truyền của dân tộc, điều đó sẽ gây ra những thiệt hại vô cùng lớn về văn hóa. TS. Nguyễn Xuân Diện tiếp lời:

“Chúng ta không thể nào gộp hai cái tết vào làm một được, mà vẫn phải tôn trọng vừa có tết Dương lịch để phù hợp với trào lưu xã hội mới. Nhưng đồng thời phải giữ cái Tết cổ truyền, vì nó là một cái tết mang bản sắc nó đã nằm trong lòng của xã hội và trong văn hóa của VN. Song phải có cách vận hành nào đó để cho nó êm ả và tốt đẹp như trước đây. Chứ còn các vấn nạn, áp lực về giao thông, thực phẩm hay an toàn XH… thì nó do con người tạo ra, chứ cái Tết nó có tội tình gì đâu?”

Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn khẳng định:

“Không thể bỏ được cái Tết Âm lịch, vì nó còn gắn với địa văn hóa, ngày Tết không chỉ là một sự quy ước mang tính lý trí mà nó còn gắn với thời tiết, hoa đào, nắng xuân… Cho nên nếu tổ chức theo Dương lịch thì nó đang là mùa Đông, nó sẽ không có cái cảm hứng đó, khung cảnh đó. Hai nữa là Tết không chỉ mang tính biểu tượng, mà nó thực sự gắn liền với tâm sinh lý, đến cả mùa màng, sự phát triển của cây cối trong những ngày đó.”

Kể từ năm 1873 Nhật Bản đã bỏ Tết Âm lịch để chuyển sang Tết Dương lịch, song họ vẫn giữ gìn được những truyền thống văn hóa và hiện nay Nhật Bản đang là quốc gia hàng đầu thế giới.

TS. Nguyễn Xuân Diện thấy rằng muốn làm được như nước Nhật thì cần phải có một sự cải cách triệt để, toàn diện và sâu rộng. Ông nói:

“Muốn đổi hay chuyển việc ăn tết âm lịch sang tết dương lịch nghĩa là thay đổi về văn hóa và phong tục thì trước hết phải có sự cải cách lớn về thể chế, để đưa cả một đất nước chuyển mình sang một hệ thống mới thì mới làm được. Chứ nếu bây giờ chỉ ra một văn bản quyết định thôi ăn tết Âm lịch thì tôi nghĩ rằng nhân dân sẽ không theo, nhất là đây là một phong tục có từ lâu đời thì việc ban hành bằng mệnh lệnh hành chính thì không có giá trị gì hết.”

Trao đổi với VTC, Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng "Tuy nhiên thời đại lúc đó và bây giờ khác nhau hoàn toàn, nên không thể áp dụng. Khi ấy Nhật Bản không còn con đường nào khác, buộc phải thay đổi để phát triển. Việc này không thể áp dụng vào Việt Nam ở thời điểm hiện tại."

Trên thực tế, từ năm 1994 chính quyền VN đã dùng mệnh lệnh hành chính để cấm đốt pháo trong dịp Tết và đã thành công. Liên hệ với việc bỏ Tết Nguyên Đán cổ truyền, Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn nhận xét:

“Bỏ Tết là vấn đề lớn hơn nhiều việc bỏ đốt pháo, ta có thể bỏ rượu, bỏ bánh chưng nhưng không thể bỏ Tết cổ truyền. Vì những thứ rượu, pháo, bánh chưng chúng ta có thể vì hiện đại hóa thì có thể bỏ được, cũng như ta bỏ được nén hương nhưng không bỏ được tâm linh. Vì thế Tết cũng như bàn thờ, là bản sắc thiêng liêng của cả dân tộc, nó cũng như đám tang, đám cưới không thể bỏ được. Và càng không thể quy chuẩn hóa theo kinh tế luận hay chính trị luận để đưa nó vào guống quay của thế giới.”

Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn thấy rằng, ý kiến nên bỏ hay gộp Tết cổ truyền có giá trị nhằm thức tỉnh và nhắc nhở. Ông cho biết:

“Duy trì Tết cổ truyền là điều tất nhiên rồi, song việc kéo dài ngày tết như 9 ngày vừa qua theo tôi là nó không nên. Nó cần phải được hạn định trong một cái khuôn khổ mang tính quy chuẩn, vì sự kéo dài đó nó sẽ sinh ra sự trì trệ. Trong thời đại hội nhập mình phải thực hiện cam kết với thế giới về kế hoạch và nhịp sống, vì thế mình không thể nhân danh bản sắc dân tộc để lè phè mãi thì cũng không được.”

Theo Nhà sử học Dương Trung Quốc "Chúng ta vẫn nên giữ nguyên Tết Âm lịch như hiện nay nhưng nên bố trí sao cho ngày nghỉ hợp lý, thuận lợi nhất đối với người dân, điều chỉnh các tập quán xã hội như hạn chế tình trạng tràn lan lễ hội... sao cho khai thác được các giá trị tích cực và hạn chế được giá trị tiêu cực.". Điều đó cũng sẽ giúp cho việc bảo tồn những di sản văn hóa cổ truyền của dân tộc.
___________
.
Tin, bài liên quan:

49 nhận xét :

  1. Mỗi năm Tết đến, dân ta nhiều người lại phải chịu áp lực lớn về Thời gian, Tiền bạc để sắm sanh Lễ vật, Vất vả chuẩn bị, Nghi lễ thực hiện phong tục và v.v… Nay tôi có vài ý đưa ra để Quý vị tham khảo. Mong sao Quý vị có thể chọn cho mình cách “Ăn Tết” sao cho thích hợp với gia cảnh và thời đại.

    Chủ ý của người viết là đừng bao giờ nghĩ đến chuyện chuyến/bỏ Tết ta. Bởi vì Tết ta là dịp Lễ vốn được tổ chức từ hàng ngàn, nhiều ngàn năm qua của Tổ tiên Việt ta để lại. Nó không phải là sản phẩm của một chế độ hay thời đại nào, không có nguồn gốc hay không rõ nguồn gốc do ai đặt ra. Nhưng một điều chắc chắn là nó có tính liên thông kết nối Âm-Dương chặt chẽ của Tổ tiên qua nhiều đời nay.

    Có điều khiến dân Việt ta khổ sở là, với gần 2 ngàn năm kể từ năm 43 khi Hai Bà Trưng thất trận, thì Văn hoá Tâm linh dân Việt bị Nô Dịch, bị phế bỏ và thay vào đó là hành Lễ theo kiểu Tàu. Những nghi lễ Ma chay, Cưới xin, Giỗ tết… đều hành theo sách Tàu bày đặt. Việt Nam có sách Thọ Mai Gia Lễ nhưng thực chất vẫn là xào xáo lại Luật Tài.

    Vì vậy Tết ta không nên chuyển/bỏ, nhưng với sự thay đổi của nhận thức con người và hoàn cảnh xã hội thì nên chọn hành lễ như thế nào để “Ăn Tết” cho hợp lí trong điều kiện của gia đình và hoàn cảnh xã hội hiện tại.

    Trả lờiXóa
  2. Người Nhật bỏ tết từ năm 1953 đến nay sao họ văn minh thế?.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Các "bố" thường nói: Hòa nhập nhưng không hòa tan (không biết nó ở đâu ra câu này), mà lại đi bàn bỏ/giữ tết nguyên đán? Chán mớ đời!

      Xóa
    2. Người Nhật Bản đã chuyển từ Tết Âm lịch sang Dương lịch từ hàng trăm năm trước, kể từ năm 1873. Người Nhật gọi dịp này là “Oshogatsu”, như một sự kiện để vinh danh vị thần Toshigamisama.

      Xóa
  3. Theo tôi thì nên bỏ. Mệt mỏi, tốn kém, lãng phí (tiền bạc và thời gian) lắm, thậm chí còn làm chết bao nhiêu người vì tai nạn giao thông nữa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn nói ng... lắm ko thể bỏ được đây là bản sắc văn hóa của Việt nam,với đặc trưng của nền văn hóa lúa nước nó còn liên quan đến mùa màng nữa Bạn ah.

      Xóa
    2. Có ai cấm bạn đâu? Bạn muốn thì cứ bỏ ! Tết của mọi người và bạn xem như không phải của bạn? Còn tôi mọi người bỏ thì tôi ăn tết một mình, chẳng xá gì !
      Nói thế cho vui thôi! Chứ bỏ được thì mấy ông Việt Kiều yêu nước đã bỏ lâu rồi bạn ạ?

      Xóa
  4. Tối nhớ, khoảng năm bảy mấy gì đó, được nghe tướng Trần Độ, nói chuyện bỏ tết ta ăn tết tây. Ông ăn tết tây xong, đến tết ta, cả nhà lại mâm cao cỗ đầy, mọi người đến chúc tết, lại tiếp khách. Thế là vẫn ăn tết, cả hai như cũ. Bỏ tết ta khó lắm, nhưng tôi nghĩ, đến khi xã,hội phát triển, quyết tâm sẽ bỏ được thôi. Cách cưới xin, ma chay cũng tự nhiên khác xưa nhiều lắm rồi. Thực tình mà nói, nhiều người không còn mặn mà với chuyện tết nhất nữa.

    Trả lờiXóa
  5. No dồn đói góp là bản chất của tết ta , thức ăn thức uống ê hề ăn không hết phải đỗ bỏ trong khi quanh năm suốt tháng phải tích cóp và sống tiết kiệm . Số tiền đó đáng nhẻ phải tích cốc phòng cơ tích y phòng hàn .

    Trả lờiXóa
  6. Theo tôi,bỏ cũng được,vì tết âm lịch là điều kiện để duy trì nhiều điều xét ra sái quấy quá,làm hư đốn con người,và một vài trường hợp gây ra tội ác khá nghiêm trọng đấy,VÀ ĐẶC BIỆT KHÔNG NÊN NGHỈ QUÁ SỨC NHIỀU NHƯ HIỆN TẠI !!!

    Trả lờiXóa
  7. Nếu cứ từ lâu, từ lâu nên không bỏ được thì nhiều cái cũng không bỏ được.Đây cũng là đề tài các nhà văn hóa, khoa học nên nghiên cứu bỏ đi là tốt. cái tết đem theo bao nhiêu hệ lụy không ít đâu.Có người xa quê vì tết nên phải lo tàu, xe trước hàng tháng, rồi lúc ra đi thì chen chúc, trực chờ rất tội nghiệp...thời buổi hiện đại , cái gì tốt nên phát huy, cái gì lạc hậu phức tạp nên đào thải là hợp qui luật. Các vị nghĩ xem chỉ vài phần trăm có điều kiện là đáp ứng tết còn lại là khá mệt đấy. Nếu bỏ tết, tôi xin đăng ký một phiếu vậy./.

    Trả lờiXóa
  8. Nếu muốn bỏ Tết ta thì phải có một quá trình dài hàng chục năm và với quyết tâm cao của Chính phủ. Đầu tiên, khoảng 5 năm đầu thời gian nghỉ Tết chỉ đúng 4-5 ngày thôi chúe không dài lê thê như hiện nay (mà tôi nhớ không lầm, nghĩ Tết dài như vầy là từ lúc ông NSH làm ctqh với cơ chế nghỉ bù?). Năm năm tiếp theo chỉ 3 ngày và đồng thời tăng dần thời gian nghỉ tết DL. Năm năm tiếp theo chỉ còn nghỉ đúng MỘT ngày, thì như thế, vì công việc, vì thời gian... người dân, nhất là người ở xa sẽ cảm thấy xa dần với Tết và như vậy cùng với thời gian Tết cũng sẽ phai nhạt dần trong tâm trí của mọi người?

    Trả lờiXóa
  9. Bỏ thì tốt hơn.Tết ta (âm lịch) như điếu thuốc lá đối với con người vậy thôi ! tết ta là dịp để hư đốn=> ăn nhậu,chơi bời,cờ bạc,rượu chè,đĩ điếm,đánh lộn,đua xe...và rất nhiều tội ác khác - Tóm lại : NÊN BỎ.

    Trả lờiXóa
  10. Dịp nghỉ Noel và Tết Tây nhiều nước trên thế giới kéo dài 2 tuần đấy. Nghỉ ngơi, ăn chơi, du lịch, tiêu dùng, mua sắm... chính là những yếu tố quan trọng kích thích nền kinh tế. Nó cũng phù hợp mục đích tối thượng của cuộc sống là được sung sướng. Sống mà cả đời phải quay cuồng mệt mỏi với vòng xoáy công việc và đủ thứ áp lực thì sống làm gì, dân giàu nước mạnh còn ý nghĩa gì. Những tiêu cực, trì trệ, kém văn minh không phải do Tết mà do thể chế lạc hậu.

    Ban tuyên giáo đổ lỗi cho "thế lực thù địch" không xong giờ chỉ đạo báo chí đổ lỗi cho trời đất và Tết. Không cải cách chính trị thì bỏ Tết hay bỏ quần bỏ áo đất nước này vẫn mạt rệp rừng rú mà thôi.

    Trả lờiXóa
  11. Để Tự Nhiên giải quyết.

    Trả lờiXóa
  12. Bỏ,rất nên bỏ,nên rủ sạch những cái xấu nặng nề để đón nhận những mới sạch sẽ và gọn nhẹ hơn!

    Trả lờiXóa
  13. Trong các năm 1978-1979. Việt Nam và Trung Quốc xung đột , chiến tranh Biên giới. Việt Nam đã thay đổi lịch âm cho sai lệch so với Trung Quốc, vì thế mà Việt Nam ăn tết sau Trung Quốc một ngày.
    Vậy thì các nhà soạn Lịch có thể biên soạn Lịch âm và lịch Dương các nhau chừng 10 ngày. Lúc đó chúng ta sẽ được ngỉ ăn tết từ 1 tết Dương đến 1 tết âm = 10 ngày.

    Trả lờiXóa
  14. Bỏ,nên bỏ ! người VN nên làm nhiều cuộc cách mệnh- mới có thể lột xác được !

    Trả lờiXóa
  15. Cần bỏ tết âm là đúng. VNcần độc lập và khác với TQ từ những điều này. Hơn nữa nghỉ nhiều mất việc, hao tài. Do lịch sử bắc thuộc và làm chư hầu cho TQ, vn đã có quá nhiều điều giống TQ vàd dẫn tới lệ thuộc trong cả tiềm thức người dân và cán bộ nên chúng ta phải từ từ thoát khỏi những điều đó để vn mãi mãi là một quốc gia, một dân tộc và bây giờ điều kiện thế giớicho phép chũng ta làm điều này

    Trả lờiXóa
  16. Chúng tôi đồng ý BỎ,lúc đầu có thẻ có một vài bức xúc,nhưng rồi theo thời gian NÓ BÌNH YÊN VÀ TỐT THÔI !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lại giống như cấm đốt pháo chứ gì?

      Xóa
  17. Thỉnh cầu nhân dân cả nước đồng tình bỏ tết âm lịch,vì hại ít lợi nhiều !

    Trả lờiXóa
  18. Ngày "Tết" với hầu hết các quốc gia ngày nay nội hàm 02 ý nghĩa: Mốc thiên văn và giá trị văn hóa tâm linh cốt lõi.
    Tết Dương lịch ngày nay thực chất Kito giáo đã gắn với ngày Lễ Chúa Giê su ra đời với mục đích để người dân trước là mừng Chúa và sau là mừng năm mới.
    Âm lịch sớm nhất là do người cổ Babilon sáng tạo ra từ thế kỷ thứ XVIII trước Công nguyên và được truyền bá sang người Hoa Hạ vào thời nhà Hạ ở Trung Quốc bắt đầu thế kỷ thứ 18 đến thế kỷ 16 trước công nguyên và được sử dụng phổ biến ở cả hai nước này. Lịch Babilon và lịch của nhà Hạ thì rất giống nhau cứ hai đến ba năm lại thêm một tháng nhuận ứng với Dương lịch vì vậy người ta mới gọi lịch này là “Âm Dương lịch”
    Còn các tiết khí Lập Xuân, Xuân phân, Lập Hạ, Hạ Chí, Lập Đông, Đông Chí….thì hoàn toàn được người Trung Hoa tính theo dương lịch và thật ngạc nhiên các ngày này hoàn toàn phù hợp với thiên văn học hiện đại và được toàn thế giới đồng quy ước về mùa và phù hợp với khí hậu ngày nay ở Bắc Bán Cầu.
    Khi học thuyết âm dương ngũ hành và Kinh dịch có ảnh hưởng phổ biến ở Trung Hoa với nguyên lý cốt lõi là “Con người là một tiểu vũ trụ; Trong Âm có dương; trong Dương có Âm” thì việc chọn một ngày Trời đất giao hòa là ngày Tết Nguyên Đán trong “Tứ thời bát tiết” để đảm bảo Tết Nguyên Đán đúng vào tiết xuân.
    Như vậy ngày Mồng Một Tết theo Âm dương lịch luôn trong khoảng từ tiết Lập Xuân đến tiết Vũ Thủy, tức là từ ngày 21.01 đến 20.02 dương lịch. (Ngày Lập Xuân luôn rơi vào 5/2 dương lịch hoặc 4/2 nếu năm Nhuận)
    Cách tính ngày Tết Nguyên Đán thì từ cổ xưa nó vẫn như thế không liên quan đến cách tính chênh lệch múi giờ giữa Tết ta và Tết tàu theo quan niệm của GS Hoàng Xuân Hãn cả, nói ra thì cộng đồng thiên văn người ta lại cười cho vì chủ nghĩa vĩ cuồng dân tộc.
    Việc có một số ý kiến lạc lõng của một vài “Dáo sư kinh tế” VN nói rằng khi hội nhập VN nên chuyển sang ăn Tết Dương lịch thì thật khiên cưỡng.Các “dáo sư” này lấy lý do người Nhật họ đã bỏ Tết âm lịch từ lâu và chuyển sang Tết Dương lịch cho nó tiết kiệm là rất hàm hồ vì khi nghỉ Tết hầu như nước nào cũng gói gọn trong 01 tuần . Người VN thì theo Luật được nghỉ 4 ngày chính thức,.Người Nhật cũng vậy được nghỉ 7 ngày kể từ 31/12 năm cũ và ngoài ra được nghỉ Tết Nguyên Đán một ngày.
    Trong kinh tế thị trường đúng nghĩa không có chuyện lãng phí vì cung và cầu là 02 yếu tố quy luật tự nhiên cốt lõi của thị trường. Dịp Tết là dịp hốt bạc của các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực cũng như người làm nông nghiệp vì thượng vàng hạ cám vào dịp này mới được toàn dân mở hầu bao ra tiêu xài. Nhập gia tùy tục bất cứ doanh nghiệp khối FDI nào vào bất cứ nước nào cũng phải tôn trọng truyền thống văn hóa tâm linh của nước đó. Khu vực Hồi Gíao ngoài tháng lễ Ramadan ra các doanh nghiệp còn phải dành ít nhất một tiếng rưỡi hàng ngày cho người Hồi hành lễ, kinh tế các nước Hồi giáo vẫn hội nhập vẫn phát triển mạnh đấy mấy “dáo sư kinh tế VN” phản biện ra sao?
    Việc một số ý kiến cho rằng người Nhật bỏ Tết Âm sang Tết Dương là muốn thoát khỏi ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa cũng đều võ đoán. Người Nhật ăn Tết Tây nhưng trọn vẹn phong tục từ mua sắm trang hoàng nhà cửa, trồng cây nêu, bữa cơm tất niên, cúng giao thừa, lì xì, đốt pháo, hóa vàng, đi đền chùa đầu năm, khai bút, rút quẻ, xin thư pháp….mà người Nhật ngày nay luôn giữ gìn là ảnh hưởng hoàn toàn từ văn hóa Trung Hoa có chăng chỉ Tây hóa là nhiều người trẻ Nhật chọn kỳ nghỉ này đi du lịch mà thôi.
    Nếu sau này Việt Nam tiến lên chủ nghĩa Cộng sản như Lê Nin đã viết “Làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu” khi ấy máy móc robot sản xuất của cải tuôn ra dào dạt khi đó người dân lại đòi hỏi nghỉ Tết 3 tháng Giêng-Hai-Ba như các cụ thời xưa ấy nhỉ?

    Trả lờiXóa
  19. Chúng tôi xin đồng ý 2 tay,bỏ-bỏ-bỏ ! hãy về với cái tốt để cầu mong tiến bộ !

    Trả lờiXóa
  20. Từ xa xưa, hủ tục ma chay, cưới xin của người Mông (Mèo) rẻo cao rất nặng nề. Nhà nước đã tiến hành nhiều cuộc vận đông, xây dựng nếp sống mới, nhưng không kết quả. Từ những năm chín mươi (XX), người Mông nghe đài phát thanh Viễn Đông (FEBC), theo đạo Tin lành, thế là bỏ ngay được hủ tục lạc hậu, nặng nề kéo dài hàng ngàn năm. Bây giờ, việc ma chay, cưới xin "tây hoá" rất văn minh, tiết kiệm mà vẫn trang trọng, ấm áp tình người. Và nữa, tết Mông cũng gần trùng với thời gian tết tây.

    Trả lờiXóa
  21. Đề nghị bác TỄU treo bài lên đầu trang cho thiên hạ đọc và nêu ý kiến. Nếu có thời gian TỄU nên tổng hợp và có một bài vì chuyên đề này có thể gần với chuyên môn của bác./.

    Trả lờiXóa
  22. Hãy xóa ngay tết âm lịch là hoàn toàn chính xác,các vị thấy đó,hàng năm,cứ vào dịp này,thì hằng hà sa số những vụ việc cực kỳ man rợ,cực kỳ ngu xuẩn và vô nhân tính lại xảy ra trên đất nước này,mê tín dị đoan,mua thần bán thánh,rượu chè bê bét,tai nạn đầy rẫy khắp mọi nơi,đánh đấm túi bụi vv và vv ! Đau thương,quá đổi đau thương ! ĐỀ NGHỊ NHÀ NƯỚC CÓ VĂN BẢN XÓA NGAY TẾT ÂM LỊCH,SỚM NGÀY NÀO HAY NGÀY ĐÓ ! hãy làm đi,nếu còn nghĩ đến tổ quốc và đồng bào !

    Trả lờiXóa
  23. Hehe... Bây giờ phải xóa bỏ Tết Nguyên Đán! Không cần Tết nữa! Hãy ăn Tết Tây luôn đi!

    Trả lờiXóa
  24. Cái chủ nghĩa Marx ngoại lai làm khổ dân khổ nước mà còn chưa bỏ được lại đi bàn chuyện bỏ tết cổ truyền của dân tộc. Đúng là bọn dở hơi.
    Tốn kém à? kéo dài à? tai nạn à? ảnh hưởng kinh tế à?. Tất cả những điều đó đều do con người mà ra cả thôi. Trước đây cha ông ta có ăn tết kiểu đó đâu? chỉ có bây giờ mới đổ đốn như thế bởi những kẻ lắm tiền rững mỡ.
    Quan trọng nhất là chính quyền có quản lý được xã hội hay không, chứ đừng bàn những chuyện vô bổ nữa.
    Dở hơi !!!

    Trả lờiXóa
  25. "TẾT" cũng là một trong những nguyên nhân đẩy nạn tham nhũng nên đỉnh cao, cũng là cơ sở xã hội gắn kết bọn tư lợi thành chủ nghĩa cá nhân. Tết rất khó bỏ nhưng rất cần học hỏi kinh nghiệm từ Nhật Bản. Chúng ta phải suy nghĩ nghiêm túc thực sự. Nếu muốn giải Hoa thì rất cần bỏ Tết

    Trả lờiXóa
  26. Sự thật là tỉ lệ người Việt ngán ngẩn Tết Nguyên Đán - rõ ràng là của Tàu - ngày càng tăng.

    Trả lờiXóa
  27. Tôi nghĩ khác mọi người, làm lụng vất vả cả năm, cần có dịp nghỉ ngơi, xả trét, thăm thố gia đình quê hương, đại loại như nghỉ tết hiện nay...
    Nếu không ăn tết theo âm lịch vì nó giống với Trung Quốc thì ăn tết theo dương lịch theo Phương Tây...
    Hoặc là ăn tết theo Lào và CamPuChia cũng tốt.
    Miễn sao vui vẻ đầm ấm "Đậm đà bản sắc dân tộc".
    Việc ăn tết to nhỏ là tuỳ hoàn cảnh mỗi gia đình.

    Trả lờiXóa
  28. Nếu có quyền, tôi gộp ngay tết âm với tết dương. Cấm in ngày âm lịch trên các loại lịch. Tết âm không được nghỉ, còn tết dương được nghỉ hẳn 10 ngày trở lên.
    Một đất nước nhỏ bé với hàng ngàn lễ hội... để làm gì.

    Trả lờiXóa
  29. Tôi đã nghe rất rõ từ nhiều tâm tình,nhiều suy nghĩ..KẾT LUẬN : BỎ TẾT ÂM LỊCH LÀ ĐÚNG,LÀ CẦN THIẾT NẾU MUỐN TIẾN BỘ !

    Trả lờiXóa
  30. Việc phỏng vấn các bộ trưởng ngày đầu năm thì cũng nên cân nhắc, không nên thấy nước khác làm thế thì ta làm thế!
    Việc quan trọng là người được phỏng vấn! Xem kìa, các ông bộ trưởng ở xứ mình thì có được cái vẻ gì không? Hay chỉ là một đám xôi thịt, vô lương! Có thể dẫn chứng như Trần Hồng Hà năm qua đã trốn chui trốn nhủi với câu chất vấn của luật sư Lê Công Định hoặc như câu trả lời rất vô giáo dục của bộ trưởng giáo dục là ông Nhạ..vân vân và vân vân...hoặc là như bà Tiến thì ai cũng biết là rất tai tiếng!
    Vậy thì chỉ nên phỏng vấn cái dàn bộ trưởng nếu như họ là những người uy tín, có khả năng cao và sạch sẽ. Đằng này như thế thì đưa chúng nó lên màn hình TV làm gì, ăn tết mất cả hứng!

    Trả lờiXóa
  31. Mỗi năm Tết đến, hầu hết dân ta lại phải chịu áp lực lớn về Thời gian, Tiền bạc để sắm sanh Lễ vật, Vất vả chuẩn bị, Nghi lễ thực hiện phong tục và lo sao dù xa xôi ngàn dặm cũng về tụ hội được cùng gia đình thân hữu và v.v. Rồi sau Tết lại lận đận khăn gói tay nải lễ vật đi Lễ cầu… lâu nay có đưa bài viết này ra cho một số người để tham khảo rồi. Nay mong sao Quý vị có thể đọc để chọn cho mình cách “Ăn Tết”sao cho thích hợp với gia cảnh và thời đại. Đừng hành hạ mình thêm nữa trong mấy ngày Tết!
    Chủ ý của người viết là đừng bao giờ nghĩ đến chuyện chuyển/bỏ Tết ta. Bởi vì Tết ta là dịp Lễ vốn được tổ chức từ hàng ngàn, nhiều ngàn năm qua của Tổ tiên Việt ta để lại. Nó không phải là sản phẩm của một chế độ hay thời đại nào, không có nguồn gốc hay không rõ nguồn gốc do ai đặt ra. Nhưng một điều chắc chắn là nó có tính liên thông kết nối Âm-Dương chặt chẽ của Tổ tiên qua nhiều đời nay.
    Tết ta là được tính từ Lịch ta, mà Lịch ta là Lịch phương Đông. Đây là loại Lịch được tính toán theo sự vận hành của tự nhiên, liên quan đến thời tiết khí hậu, mùa nước, thủy triều, trăng … cho nên một nước thuần nông nghiệp như Việt Nam rất cần. Cho dù Khoa học phát triển đến đâu thì cây trồng đâm chồi nẩy lộc, đơm hoa kết trái, sâu bệnh…, tốt - xấu phần nào đó do thời tiết. Vậy chớ vội bàn chuyện bỏ Lịch ta!
    Có điều khiến dân Việt ta khổ sở là, với gần 2 ngàn năm kể từ năm 43, khi Hai Bà Trưng thất trận, thì Văn hoá tín ngưỡng Tâm linh dân Việt bị Nô Dịch, bị phế bỏ và thay vào đó là hành Lễ theo kiểu Tàu. Những nghi lễ Ma chay, Cưới xin, Giỗ tết… đều hành theo sách Tàu bày đặt. Cũng từ đó Dân ta “bê” ma Tàu, lời khấn Tàu về khấn thờ Tổ tiên mình. Chuyện này là do mấy người lắm chữ “xui” dại Dân đó thôi.Việt Nam có sách Thọ Mai Gia Lễ nhưng thực chất vẫn là xào xáo lại Luật Tàu trong cách hành lễ.
    Một số vấn đề về Văn hoá Tâm linh dân Việt bị văn hoá cai trị của Tàu làm mất đi. Thay vào đó là đưa văn hoá Tâm linh Tàu vào VN. Một vài sự kiện Văn hoá Tâm linh tín ngưỡng bị biến dạng về văn hoá và lịch sử do chủ định của người làm muốn khớp với ý định riêng họ (chuyện này nói sau).
    Tục lệ đốt vàng mã, tiền giả xuất phát ở bên đất Tàu từ mấy ngàn năm trước. Từ chỗ các Đạo sỹ lập mưu lừa vua để vua ban chiếu dụ dân đốt vàng mã đến lượt các Đạo sỹ bày trò lừa dân để nghề làm vàng mã có cơ phát triển. Thế mà nay một số học giả (có học thật hay không đây) lại tiếp tục theo dấu chân các Đạo sỹ xưa kia bên Tàu, mỗi dịp Lễ/Tết, lại lên TV cổ suý dân U MÊ cho nghề vàng mã phát triển đến khó bỏ. Cách nói nửa vời của các học giả đó hại dân lắm thay!
    Vì vậy Tết ta không nên chuyển/bỏ, nhưng phải suy nghĩ trước sau và với sự thay đổi của nhận thức con người và hoàn cảnh xã hội thì nên chọn hành lễ như thế nào để “Ăn Tết” cho hợp lí trong điều kiện của gia đình và hoàn cảnh xã hội hiện tại. Đặc biệt là tránh lãng phí, tốn kém vô ích, hại môi trường và lắm tai nạn thương tích!
    Người viết mong rằng Bài viết sẽ đóng góp chút ít ý tưởng để Quý vị tham khảo và sửa đổi (không cúng vật chất gây lãng phí, hàng mã gây ô nhiếm…). Chỉ nên ăn gì chuẩn bị nấy cho 5-7 ngày để không bị “chặt chém” mấy ngày tết, chứ không phải để dâng cúng. Có thể ban đầu ngần ngại, nhưng tin chắc rằng sau vài cái Tết thấy rõ lợi hại thì Quý vị sẽ thư thái.

    Trả lờiXóa
  32. Tôi đồng ý nên gộp chung vào một Tết mà thôi. Như nhiều người đã phân tích: Những truyền thống tốt đẹp không bị ảnh hưởng nhưng những hủ tục, thói xấu sẽ dễ cắt bỏ hơn. Chứ cứ mỗi lần Tết đến là hàng trăm người chết, hàng ngàn người bị thương và những hủ tục mê tín, dị đoan điên cuồng phát triển, tôi thấy thật xót xa vô cùng.

    Trả lờiXóa
  33. Bỏ là đúng,là chính xác nhất !

    Trả lờiXóa
  34. Theo gương Nhật Bản là thượng sách !

    Trả lờiXóa
  35. Tôi ủng hộ bỏ Tết ta, tôi là nữ, về bên nhà chồng, suốt ngày phải lau chùi dọn dẹp, cúng bái lễ lạt, từ 23 tết đến tất niên, mùng 1, đưa ông bà. Tôi cũng nghe những người xung quanh tôi than thở tương tự. Tết như thế là niềm vui đấy sao? Truyền thống như quả núi đè người đấy. Chỉ ước là trẻ con cho sướng, lớn nghe Tết ta là rầu rĩ thở dài

    Trả lờiXóa
  36. Lý luận dài dòng không cần thiết,nhưng xin kết luận ngay : BỎ TẾT ÂM LỊCH ĐỂ TIẾN BỘ,ĐỂ CÓ CUỘC SỐNG VĂN MINH,ĐỂ CẢI TẠO XÃ HỘI TRONG SẠCH DẦN ! / BỎ NGAY, SỚM NGÀY NÀO HAY NGÀY ẤY ///BỎ-BỎ-BỎ !

    Trả lờiXóa
  37. Chúng tôi đề nghị BỎ TẾT ÂM LỊCH ( vì rất nhiều lý do ) !

    Trả lờiXóa
  38. Tốt thì ít mà xấu và tồi tệ thì nhiều => Đề nghị hủy bỏ tết ÂM LỊCH để VN có thể vươn lên được !

    Trả lờiXóa
  39. Bỏ đi mọi người ơi !

    Trả lờiXóa
  40. Thật ra thì muôn đời người dân bình dân và lương thiện luôn đón xuân hết sức bình dị và chu đáo với gia tiên. Nhưng cái số quan chức kiếm được quá nhiều tiền lại thiếu phong cách và giáo dục đã tung tiền ra chơi tết bằng bia rượu và những trò ăn chơi quái gở làm xáo trộn cuộc sống bình yên của dân. Những đồng tiền bất lương đã dẫm đạp lên giá trị tinh thần khiến cho xã hội đảo điên, ngay cả chùa chiền cũng đảo điên vì đồng tiền chứ đừng nói thôn xóm. Khốn thay, cái loại quan chức đứng đường như mấy thằng cảnh sát giao thông bặm trợn cũng có rất nhiều tiền thì bảo sao cái tết không hỗn loạn xã hội, đường phố, thôn xóm, gia đình?

    Trả lờiXóa
  41. Chúng tôi thích BỎ !

    Trả lờiXóa
  42. => Tớ cũng thích bỏ tết âm lịch,nó lỉnh ca lỉnh kỉnh và mệt mỏi làm sao ấy !

    Trả lờiXóa
  43. Muốn bỏ gì cũng được nhưng hãy tự làm cho ra mình là người Việt Nam đi đã,

    Người Việt Nam pha?i không là Tầu, là Tây , là Mỹ, la` Nga, là Nhât...

    Cố gắng làm việc đư`ng mánh mung, tham nhũng

    Bia thì uống như rồng hút nước, sách thì không chịu đọc

    Trả lờiXóa
  44. Những thói hư tật xấu đều đơm bông kết trái và nảy nở vào ngày tết âm lịch nầy đây ! ĐỀ NGHỊ KHẨN CẤP XÓA BỎ !

    Trả lờiXóa