Thứ Tư, 13 tháng 1, 2016

Thuyết trình: QUAN HỆ GIỮA PHẬT GIÁO VN VÀ TQ THẾ KỶ XVII - XVIII


THÔNG BÁO SINH HOẠT KHOA HỌC 
VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM No4 - 2016

Chủ đề thuyết trình: 

Mối quan hệ giữa Phật giáo Việt Nam và Phật giáo 
Nam Trung Quốc thế kỉ 17 - 18

Diễn giả: TS. Phạm Văn Tuấn
Thời gian: 14:00 – 16:00 ngày thứ 5, 14 tháng 1 năm 2016
Địa điểm: Hội trường Viện Nghiên cứu Hán Nôm

Xin trân trọng kính mời!
___________

Giản yếu nội dung thuyết trình:


Phật giáo Việt Nam trong mối quan hệ với Phật giáo Nam Trung Quốc gắn liền với các vấn đề về Tông giáo, di dân người Hoa và lịch sử Phật giáo Việt Nam trong giai đoạn thế kỉ 17 – 18. Đây cũng là một phần trong luận văn Tiến sĩ của Phạm Văn Tuấn.

Tác giả đưa ra những cách nhìn về tư liệu, về lịch sử Việt Nam và Trung Quốc thế kỉ 17 – 18, về vai trò của kinh tế, văn hóa, triều đình, người Hoa cũng như về Phật giáo. Biến đông chính trị của Trung Quốc cuối Minh đầu Thanh và sự dung hòa người Hoa ở môi trường Đại Việt, trong đó có Phật giáo. Đề tài đề nghị nhiều cách nhìn nhận về văn hóa, lịch sử, xã hội để cộng hưởng cùng thính giả.
 
.
Giới thiệu sơ lược diễn giả: 
.
TS. Phạm Văn Tuấn (Nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam). Sinh năm 1979 tại Thanh Hóa.

Năm 2015, bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ tại Đại học Thành Công (Đài Loan).

Chuyên môn nghiên cứu: Từ thời sinh viên đến nay TS. Phạm Văn Tuấn đã có hơn mười năm nghiên cứu lịch sử Phật giáo Việt Nam. Từ lịch sử Phật giáo, TS. Phạm Văn Tuấn quan tâm các vấn đề lịch sử Việt Nam, văn học Phật giáo Việt Nam, tương quan văn học và lịch sử Trung Quốc. Đề tài Luận án của TS. Phạm Văn Tuấn nghiên cứu mối quan hệ giữa Phật giáo Việt Nam và Phật giáo Phúc Kiến trong giai đoạn thế kỉ 17 – 18, trong đó làm rõ sự truyền thừa tông phái của Phật giáo Nam Trung Quốc sang Việt Nam. Từ nghiên cứu Phật giáo, anh quan tâm đến các vấn đề Di dân giữa các vùng miền, đặc biệt vấn đề người Hoa ở Việt Nam.

Phần diễn thuyết của TS. Phạm Văn Tuấn về Phật giáo Việt Nam trong mối quan hệ với Phật giáo Nam Trung Quốc vì thế gắn liền giữa Tông giáo, di dân người Hoa và lịch sử Phật giáo Việt Nam trong giai đoạn thế kỉ 17 – 18. Đây cũng là một phần trong luận án của TS. Phạm Văn Tuấn.Tác giả đưa ra những cách nhìn về tư liệu, về lịch sử Việt Nam và Trung Quốc thế kỉ 17 – 18, về vai trò của kinh tế, văn hóa, triều đình, người Hoa cũng như về Phật giáo. Biến đông chính trị của Trung Quốc cuối Minh đầu Thanh và sự dung hòa người Hoa ở môi trường Đại Việt, trong đó có Phật giáo. Đề tài khá mở, là mở nhiều cách nhìn nhận về văn hóa, lịch sử, xã hội để người nghe cộng hưởng.


.

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét