Tướng Võ Tiến Trung: 'Trung ương giới thiệu ông Nguyễn Phú Trọng ở lại làm Tổng Bí thư'
Thứ Bảy, 23.1.2016 - 19h15
Lời dẫn của Tễu Blog: Đọc bài này rất bất ngờ. ĐH XII có hẳn một Trung tâm Báo chí Đại hội XII với diện tích 1.000 m2 lớn nhất từ trước tới nay đã chính thức hoạt động từ ngày 18-1, tạo điều kiện tác nghiệp thuận lợi nhất cho hơn 700 phóng viên trong nước và quốc tế. Ông Nguyễn Thế Kỷ - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương được cử làm Giám đốc Trung tâm báo chí Đại hội XII. Vậy mà đối với một vấn đề như thế này, lại có một ông tướng nhảy vào phát biểu tùm lum, không đúng chức năng, nhiệm vụ của một tướng quân đội. Phải chăng Trung tâm Báo chí ĐH XII đã mất kiểm soát!?
"Trung ương khoá XI giới thiệu 4 người ở lại, cùng với đồng chí Nguyễn Phú Trọng là 5. Nhưng cả 4 người, trong đó có đồng chí Nguyễn Tấn Dũng đều xin rút", Thượng tướng Võ Tiến Trung, Ủy viên trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Quốc phòng trả lời báo chí bên hành lang Đại hội XII.
.
- So với khoá trước, số lượng uỷ viên chính thức khoá này nhiều lên trong khi uỷ viên dự khuyết ít đi. Việc này được đánh giá như thế nào thưa ông?
- Ban chấp hành Trung ương khóa XI thảo luận rất kỹ vấn đề này. Nhiều ý kiến cho rằng nên nâng số lượng thành viên Ban chấp hành Trung ương lên vì có nhiều nhiệm vụ phát triển, đặc biệt trong Đảng có nhiều ban mới thành lập như Ban Kinh tế trung ương, Ban Nội chính trung ương. Nhưng có ý kiến cho rằng không cần số lượng uỷ viên nhiều, chỉ 200 là được. Mọi việc sau khi bàn luận đã thống nhất so với khoá trước số uỷ viên chính thức từ 175 tăng lên 180, uỷ viên dự khuyết giảm từ 25 xuống còn 20. Nghĩa là Ban chấp hành trung ương vẫn giữ nguyên như cũ là 200 người.
Điều đáng nói, đây là lần đầu tiên Trung ương có quy hoạch cán bộ chiến lược, nghĩa là quy hoạch cán bộ từ trung ương. Do đó công tác chuẩn bị nhân sự lần này chặt chẽ và thấu đáo hơn.
Người vào Trung ương lần này được Ban chấp hành khóa XI giới thiệu đều qua rất nhiều vòng từ cơ sở. Sau khi được Bộ Chính trị bỏ phiếu, mới chính thức giới thiệu vào Ban chấp hành khoá XII.
Lần này, Ban chấp hành Trung ương giới thiệu thêm 5 người quá tuổi trong đó có Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với mục đích là ở lại để kế thừa, tập hợp giữ vững ổn định chính trị và khối đại đoàn kết của toàn dân và đặc biệt và giữ đoàn kết, thống nhất trong Đảng.
Ngoài đồng chí Nguyễn Phú Trọng, trong Trung ương có ý kiến nên để 4 người quá tuổi khác ở lại nhưng cả bốn đồng chí đã xin rút khỏi Bộ Chính trị. Tôi rất khâm phục các uỷ viên lớn tuổi đều xung phong rút khỏi Bộ Chính trị để tạo điều kiện cho lớp trẻ hơn.
Trên các trang mạng ngoài có nói các đồng chí Bộ Chính trị ta tham quyền cố vị, có phái này, phái kia nhưng đều bị gạt bỏ, song thực tế là các đồng chí thống nhất rất cao là để một người ở lại.
- Tiêu chuẩn ủy viên cần có để gánh vác trách nhiệm trong khoá XII là gì?
- Tiêu chuẩn được nêu rõ là những đồng chí có năng lực, trí tuệ, phẩm chất đạo đức và đặc biệt có trách nhiệm và tư duy chiến lược đối với đất nước.
Đặc biệt lần này Trung ương XI và Bộ Chính trị đưa ra chỉ tiêu không để lọt vào Ban chấp hành khoá XII những người cơ hội, những người thiếu phẩm chất đạo đức, những người đứng đầu các đơn vị để xảy ra nhiều việc nghiêm trọng, mất đoàn kết, hoặc là trù dập cán bộ.
- Với quy chế bầu cử hiện nay, việc giới thiệu nhân sự được tiến hành như thế nào?
- Các đoàn đang bắt đầu thảo luận. Đại biểu hoàn toàn có quyền ứng cử và đề cử vào Ban chấp hành Trung ương. Người được đề cử mà muốn rút thì cũng do Đại hội quyết định cho rút hay không. Như vậy tôi cho rằng Đại hội vừa tập trung, vừa dân chủ.
.
- Ban chấp hành Trung ương khóa XI thảo luận rất kỹ vấn đề này. Nhiều ý kiến cho rằng nên nâng số lượng thành viên Ban chấp hành Trung ương lên vì có nhiều nhiệm vụ phát triển, đặc biệt trong Đảng có nhiều ban mới thành lập như Ban Kinh tế trung ương, Ban Nội chính trung ương. Nhưng có ý kiến cho rằng không cần số lượng uỷ viên nhiều, chỉ 200 là được. Mọi việc sau khi bàn luận đã thống nhất so với khoá trước số uỷ viên chính thức từ 175 tăng lên 180, uỷ viên dự khuyết giảm từ 25 xuống còn 20. Nghĩa là Ban chấp hành trung ương vẫn giữ nguyên như cũ là 200 người.
Điều đáng nói, đây là lần đầu tiên Trung ương có quy hoạch cán bộ chiến lược, nghĩa là quy hoạch cán bộ từ trung ương. Do đó công tác chuẩn bị nhân sự lần này chặt chẽ và thấu đáo hơn.
Người vào Trung ương lần này được Ban chấp hành khóa XI giới thiệu đều qua rất nhiều vòng từ cơ sở. Sau khi được Bộ Chính trị bỏ phiếu, mới chính thức giới thiệu vào Ban chấp hành khoá XII.
Lần này, Ban chấp hành Trung ương giới thiệu thêm 5 người quá tuổi trong đó có Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với mục đích là ở lại để kế thừa, tập hợp giữ vững ổn định chính trị và khối đại đoàn kết của toàn dân và đặc biệt và giữ đoàn kết, thống nhất trong Đảng.
Ngoài đồng chí Nguyễn Phú Trọng, trong Trung ương có ý kiến nên để 4 người quá tuổi khác ở lại nhưng cả bốn đồng chí đã xin rút khỏi Bộ Chính trị. Tôi rất khâm phục các uỷ viên lớn tuổi đều xung phong rút khỏi Bộ Chính trị để tạo điều kiện cho lớp trẻ hơn.
Trên các trang mạng ngoài có nói các đồng chí Bộ Chính trị ta tham quyền cố vị, có phái này, phái kia nhưng đều bị gạt bỏ, song thực tế là các đồng chí thống nhất rất cao là để một người ở lại.
- Tiêu chuẩn ủy viên cần có để gánh vác trách nhiệm trong khoá XII là gì?
- Tiêu chuẩn được nêu rõ là những đồng chí có năng lực, trí tuệ, phẩm chất đạo đức và đặc biệt có trách nhiệm và tư duy chiến lược đối với đất nước.
Đặc biệt lần này Trung ương XI và Bộ Chính trị đưa ra chỉ tiêu không để lọt vào Ban chấp hành khoá XII những người cơ hội, những người thiếu phẩm chất đạo đức, những người đứng đầu các đơn vị để xảy ra nhiều việc nghiêm trọng, mất đoàn kết, hoặc là trù dập cán bộ.
- Với quy chế bầu cử hiện nay, việc giới thiệu nhân sự được tiến hành như thế nào?
- Các đoàn đang bắt đầu thảo luận. Đại biểu hoàn toàn có quyền ứng cử và đề cử vào Ban chấp hành Trung ương. Người được đề cử mà muốn rút thì cũng do Đại hội quyết định cho rút hay không. Như vậy tôi cho rằng Đại hội vừa tập trung, vừa dân chủ.
.
Ban Chấp hành Trung ương khóa XI. (Xem chi tiết)
- Vậy còn việc giơ tay tự ứng cử được xem xét ra sao?
- Tôi nghĩ quy chế cho phép việc giơ tay ứng cử. Ban tổ chức Đại hội sẽ có thời gian để lấy hồ sơ vì tất cả Đảng viên đều có hồ sơ lưu tại đơn vị.
Ban chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị hiện tại đã giới thiệu nhân sự từ Trung ương 12, 13, 14 và chốt danh sách rồi nên những người không nằm trong danh sách tái cử sẽ không được ứng cử.
Đại biểu thường thì được giới thiệu tự do. Chiều nay hay ngày mai đại biểu có thể nộp hồ sơ tại đoàn và giới thiệu người nào đó. Và nếu giới thiệu thì nói rất rõ người được giới thiệu, lý lịch thế nào, công lao, đạo đức ra sao. Phải thể hiện người đó xứng đáng để giới thiệu nhưng vì không chuẩn bị kịp hồ sơ nên báo cáo. Ban tổ chức Trung ương có trách nhiệm báo về địa phương, đơn vị của người được giới thiệu khẩn trương gửi hồ sơ lên.
- Đã có ai tự ứng cử thưa ông?
- Hiện chưa có ai làm việc đó, chưa có thông tin gì cả. Vì chiều nay mới bắt đầu họp đoàn, đồng chí trưởng đoàn có phổ biến về việc này. Sau đó ra Đại hội, Ban chấp hành Trung ương mới báo cáo trong Đại hội này ai ứng cử, đề cử và số lượng là bao nhiêu người. Lúc đó Đại hội sẽ quyết định là số dư bao nhiêu %, Ban chấp hành Trung ương khóa XI đã giới thiệu số dư là hơn 10% (tức 21 người).
.
- Các hãng tin quốc tế như AFP, Reuters đưa tin về việc có hai cái tên cho chức Tổng Bí thư là ông Nguyễn Phú Trọng và ông Nguyễn Tấn Dũng. Ông bình luận gì về thông tin này?
- Tôi nói rõ là, Trung ương giới thiệu 4 người cho cương vị đó, với đồng chí Nguyễn Phú Trọng là 5. Nhưng cả 4 người được giới thiệu đều làm đơn xin rút khỏi vị trí.
Bộ Chính trị không có quyền cho rút nên đưa cả 4 đồng chí đó ra trước Trung ương bỏ phiếu kín, cho phép rút hay không. Đoàn kiểm phiếu gồm 22 người. Kết quả kiếm phiếu: 4 đồng chí trong đó có đồng chí Nguyễn Tấn Dũng được Trung ương cho phép rút, còn lại đồng chí Nguyễn Phú Trọng là "trường hợp đặc biệt" vì lớn tuổi nhưng ở lại để ứng cử vào chức Tổng Bí thư khóa XII.
- Bốn người xin rút đã được Trung ương cho rút, nhưng trong Đại hội có đại biểu ngoài Trung ương đề cử họ thì sao?
- Lúc đó việc xin rút hay không do đồng chí đó quyết định. Nếu họ vẫn xin rút thì Đại hội sẽ thực hiện quyền cao nhất, là cho đại biểu bỏ phiếu hoặc biểu quyết để cho rút hay không rút. Nếu Đại hội bỏ phiếu quá bán, không cho rút thì đồng chí đó không được rút.
Hoàng Thuỳ
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
trong Đại hội Đảng XII. Ảnh: Reuters.
- Các hãng tin quốc tế như AFP, Reuters đưa tin về việc có hai cái tên cho chức Tổng Bí thư là ông Nguyễn Phú Trọng và ông Nguyễn Tấn Dũng. Ông bình luận gì về thông tin này?
- Tôi nói rõ là, Trung ương giới thiệu 4 người cho cương vị đó, với đồng chí Nguyễn Phú Trọng là 5. Nhưng cả 4 người được giới thiệu đều làm đơn xin rút khỏi vị trí.
Bộ Chính trị không có quyền cho rút nên đưa cả 4 đồng chí đó ra trước Trung ương bỏ phiếu kín, cho phép rút hay không. Đoàn kiểm phiếu gồm 22 người. Kết quả kiếm phiếu: 4 đồng chí trong đó có đồng chí Nguyễn Tấn Dũng được Trung ương cho phép rút, còn lại đồng chí Nguyễn Phú Trọng là "trường hợp đặc biệt" vì lớn tuổi nhưng ở lại để ứng cử vào chức Tổng Bí thư khóa XII.
- Bốn người xin rút đã được Trung ương cho rút, nhưng trong Đại hội có đại biểu ngoài Trung ương đề cử họ thì sao?
- Lúc đó việc xin rút hay không do đồng chí đó quyết định. Nếu họ vẫn xin rút thì Đại hội sẽ thực hiện quyền cao nhất, là cho đại biểu bỏ phiếu hoặc biểu quyết để cho rút hay không rút. Nếu Đại hội bỏ phiếu quá bán, không cho rút thì đồng chí đó không được rút.
Hoàng Thuỳ
HAY LẮM
Trả lờiXóaChỉ bằng một Tiêu đề đã nói lên được tinh thần của ĐH 12
Đồng ý với ý kiến của TỄU .
Trả lờiXóaNếu cứ theo đà này thì không biết Đại hội lần thứ XII sẽ có bao nhiêu người trả lời phỏng vấn, phóng viên được thoải mái phỏng vấn, tha hồ đưa tin và ...tự do dự đoán kết cục. Cần gì đến ông Giám đốc Trung tâm báo chí, nên đổi thành TRUNG TÂM BÁO HỶ cho phù hợp .
Không phải vô cớ hay ngẫu nhiên mà có chuyện "trật đương rầy",kể cả "trật chià khóa" như vậy !
Trả lờiXóaĐó là dấu hiệu cho thấy NPT.huy động quân đội (không được
phi chính trị) và "công an còn đảng còn mình" vào cuộc để ông ta giữ vững ghế TBT.
Nhìn mấy bức ảnh hết muốn ăn sáng...
Trả lờiXóaCâu bình luận hay nhất.
XóaNgaỳ hôm qua tuyên bố trước báo chí ông Dủng thông báo ,không nên nghe nhửng gì ngoài ban tuyên giáo TW ? theo QĐ 25 về phát ngôn viên chỉ có những người được ủy quyền của BBT và CP ủy nhiệm mới có đủ tư cách phát biểu nhửng vấn đề quan trọng đến tình hình đất nước ! các ông vủ ngọc hoàng ,vỏ trọng tuấn ,nguyển trông kim phát biểu không do chỉ định có thế gán ghép tội hình sự nếu nghiêm trọng theo điều 13 của quyết định 25/ttg ,các ông xem chừng đả quá dà và đang bị đà đao xả xuống ngang lưng ! hôm nay ông cụ Nguyển khắc Mai còn đề nghị truy tố Nguyển phú trọng và đề nghị ngưng chức ông ngay lập tức cho quá trình điều tra ông có tư thông với trung quốc trong việc đưa giàn khoan và phi cơ xâm nhập VN hay không ? sắp có nhiều chuyện để xem ! thế mới gọi là làn sóng dân chủ không thể đảo ngược
Trả lờiXóaTất cả các thông tin được cho là công khai, chính thức trên các báo lề đảng hóa ra đều là cũ rích so với báo lề dân. Ngay sau khi Hội nghị 14 kết thúc, những thông tin này đã được báo lề dân phổ biến rộng rãi. Từ đó mà suy, cái gọi là đoàn kết, thống nhất cao, không có đấu đá nội bộ do báo lề đảng tuyên bố là hoàn toàn vô dụng.
Trả lờiXóaỜ nhỉ, phát ngôn không chính thức đã thay thế phát ngôn chính thức. Có chuyện to rồi. Nghe nói rất nhiều người ủng hộ ông Dũng. Rất có thể có những thay đổi lớn trong nhân sự trung ương và bộ tứ.
Trả lờiXóaAi lên cũng vậy thôi. Với tư duy cũ kỹ, lạc hậu. phụ thuộc quá nặng vào ý thức hệ, dối trá ngay với chính bản thân mình,bảo thủ và không có tâm vì tổ quốc, cá nhân, tham lam quyền lợi và danh vọng, bóc lột nhân dân không thương tiếc, lợi ích nhóm nặng nề, vinh thân phì gia vv... thì tất cả những người này đều không làm được điều gì tốt cho đất nước. Dân tộc Vn sẽ còn phải chịu nhiều đau thương tr5ong tương lai.
Trả lờiXóa