Ông Nguyễn Phú Trọng:
Việt Nam ‘dân chủ thế này là cùng’
VOA
29.01.2016
Tổng bí thư tái đắc cử của Việt Nam nói mặc dù là độc đảng, nhưng Việt Nam dân chủ hơn hẳn một số quốc gia ‘nhân danh là dân chủ nhưng cá nhân quyết định tất’.
Trong cuộc họp báo sau khi bế mạc đại hội đảng 12 hôm 28/1, ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng một lần nữa khẳng định kết quả bầu cử lần này là dân chủ và ‘bảo đảm 100% là hoàn toàn đúng với phương hướng công tác nhân sự’.
Ông nói: “Cũng có đồng chí được Trung ương giới thiệu không trúng cử, có người không được Trung ương giới thiệu nhưng được Đại hội giới thiệu cũng trúng cử. Vừa rồi các đại biểu Quốc hội cũng tâm sự, dân chủ thế này là cùng, không thể dân chủ gì hơn”.
AP dẫn lời ông tổng bí thư tái cử nói đảng Cộng sản Việt Nam sẽ ‘không bao giờ trở nên độc đoán như một số nền dân chủ’. Ông Nguyễn Phú Trọng nói ‘cái hay’ của đảng Cộng sản Việt Nam là nguyên tắc lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách.
“Đứng đầu mà độc đoán chuyên quyền, như thế có gọi là dân chủ không? Chả tiện nói một số nước, nhưng cứ nhân danh dân chủ nhưng cá nhân quyết định tất. Thế thì ai dân chủ hơn ai?”, ông Trọng nói.
Tính dân chủ của Việt Nam, theo ông, thể hiện qua sinh hoạt của quốc hội, hội đồng nhân dân, các tổ chức chính trị ở Việt Nam. Tuy nhiên, ông Trọng cũng nhắc đến vấn đề ‘kỷ cương’ vì “một đất nước không có kỷ cương thì rối loạn, mất ổn định sẽ không thể phát triển được”.
Trong phúc trình Thế giới năm 2016, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) nhận xét Việt Nam tiếp tục đàn áp những cây bút, blogger và các nhà hoạt động đe dọa tới sự cầm quyền của đảng Cộng sản trong năm 2015. Tổ chức này trích lời Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang hồi tháng 11/2015 thừa nhận đã “tiếp nhận, bắt giam và xử lý 2.680 đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia” trong vòng 3 năm qua.
HRW kêu gọi Việt Nam nhân kỳ đại hội 12, hãy chấm dứt chế độ độc đảng.
Trước đó trong một cuộc phỏng vấn với Ban Việt ngữ đài VOA, GS. Nguyễn Mạnh Hùng, một chuyên gia về chính trị và ngoại giao tại đại học George Mason của Mỹ, nói “mục đích của ông Trọng và những người của đảng là họ củng cố vai trò của đảng” nên sẽ dùng học thuyết Mác-Lê để giải thích cho sự tồn tại độc tôn của đảng Cộng sản tại Việt Nam, nhưng vì “thực tiễn Việt Nam thay đổi, thì họ cũng sẽ thay đổi và họ sẽ nói là họ áp dụng chủ thuyết Mác-Lê một cách sáng tạo”.
Trong khi đó, các giới chức Mỹ được AP trích lời nói chính quyền Việt Nam trong năm qua có kiềm chế hơn trong việc bắt bớ và truy tố những người bất đồng chính kiến, nhưng nhấn mạnh rằng Hà Nội cần phải làm nhiều hơn nữa để cải thiện thành tích nhân quyền.
Cũng tại cuộc họp báo sau khi tái đắc cử, ông Nguyễn Phú Trọng viện dẫn:
“Tôi đi nước ngoài, người ta cứ hỏi tôi về dân chủ, nhân quyền, bình đẳng giới. Hôm trước đi Mỹ, tôi đề nghị đồng chí Tòng Thị Phóng đi sang họp với bà con Việt kiều. Tôi bảo ‘Đấy, bà con xem, có oai vệ không? Cũng đàng hoàng ngang ngửa ra quốc tế đấy chứ. Vừa nữ, vừa dân tộc. Người ta cứ bảo là mình vi phạm dân chủ, nhân quyền với lại không bình đẳng giới!’”.
Bất chấp những đồn đoán về các cuộc tranh giành, đấu đá, thanh trừng giữa các phe phái trong nội bộ đảng Cộng sản, ông Nguyễn Phú Trọng đưa ra kết luận chung cho cuộc bầu bán tại đại hội 12 là ‘biểu thị tinh thần dân chủ, đoàn kết, kỉ cương, trí tuệ!’.
VOA
29.01.2016
Tổng bí thư tái đắc cử của Việt Nam nói mặc dù là độc đảng, nhưng Việt Nam dân chủ hơn hẳn một số quốc gia ‘nhân danh là dân chủ nhưng cá nhân quyết định tất’.
Trong cuộc họp báo sau khi bế mạc đại hội đảng 12 hôm 28/1, ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng một lần nữa khẳng định kết quả bầu cử lần này là dân chủ và ‘bảo đảm 100% là hoàn toàn đúng với phương hướng công tác nhân sự’.
Ông nói: “Cũng có đồng chí được Trung ương giới thiệu không trúng cử, có người không được Trung ương giới thiệu nhưng được Đại hội giới thiệu cũng trúng cử. Vừa rồi các đại biểu Quốc hội cũng tâm sự, dân chủ thế này là cùng, không thể dân chủ gì hơn”.
AP dẫn lời ông tổng bí thư tái cử nói đảng Cộng sản Việt Nam sẽ ‘không bao giờ trở nên độc đoán như một số nền dân chủ’. Ông Nguyễn Phú Trọng nói ‘cái hay’ của đảng Cộng sản Việt Nam là nguyên tắc lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách.
“Đứng đầu mà độc đoán chuyên quyền, như thế có gọi là dân chủ không? Chả tiện nói một số nước, nhưng cứ nhân danh dân chủ nhưng cá nhân quyết định tất. Thế thì ai dân chủ hơn ai?”, ông Trọng nói.
Tính dân chủ của Việt Nam, theo ông, thể hiện qua sinh hoạt của quốc hội, hội đồng nhân dân, các tổ chức chính trị ở Việt Nam. Tuy nhiên, ông Trọng cũng nhắc đến vấn đề ‘kỷ cương’ vì “một đất nước không có kỷ cương thì rối loạn, mất ổn định sẽ không thể phát triển được”.
Trong phúc trình Thế giới năm 2016, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) nhận xét Việt Nam tiếp tục đàn áp những cây bút, blogger và các nhà hoạt động đe dọa tới sự cầm quyền của đảng Cộng sản trong năm 2015. Tổ chức này trích lời Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang hồi tháng 11/2015 thừa nhận đã “tiếp nhận, bắt giam và xử lý 2.680 đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia” trong vòng 3 năm qua.
HRW kêu gọi Việt Nam nhân kỳ đại hội 12, hãy chấm dứt chế độ độc đảng.
Trước đó trong một cuộc phỏng vấn với Ban Việt ngữ đài VOA, GS. Nguyễn Mạnh Hùng, một chuyên gia về chính trị và ngoại giao tại đại học George Mason của Mỹ, nói “mục đích của ông Trọng và những người của đảng là họ củng cố vai trò của đảng” nên sẽ dùng học thuyết Mác-Lê để giải thích cho sự tồn tại độc tôn của đảng Cộng sản tại Việt Nam, nhưng vì “thực tiễn Việt Nam thay đổi, thì họ cũng sẽ thay đổi và họ sẽ nói là họ áp dụng chủ thuyết Mác-Lê một cách sáng tạo”.
Trong khi đó, các giới chức Mỹ được AP trích lời nói chính quyền Việt Nam trong năm qua có kiềm chế hơn trong việc bắt bớ và truy tố những người bất đồng chính kiến, nhưng nhấn mạnh rằng Hà Nội cần phải làm nhiều hơn nữa để cải thiện thành tích nhân quyền.
Cũng tại cuộc họp báo sau khi tái đắc cử, ông Nguyễn Phú Trọng viện dẫn:
“Tôi đi nước ngoài, người ta cứ hỏi tôi về dân chủ, nhân quyền, bình đẳng giới. Hôm trước đi Mỹ, tôi đề nghị đồng chí Tòng Thị Phóng đi sang họp với bà con Việt kiều. Tôi bảo ‘Đấy, bà con xem, có oai vệ không? Cũng đàng hoàng ngang ngửa ra quốc tế đấy chứ. Vừa nữ, vừa dân tộc. Người ta cứ bảo là mình vi phạm dân chủ, nhân quyền với lại không bình đẳng giới!’”.
Bất chấp những đồn đoán về các cuộc tranh giành, đấu đá, thanh trừng giữa các phe phái trong nội bộ đảng Cộng sản, ông Nguyễn Phú Trọng đưa ra kết luận chung cho cuộc bầu bán tại đại hội 12 là ‘biểu thị tinh thần dân chủ, đoàn kết, kỉ cương, trí tuệ!’.
_____________
* Định đưa bài này vào mục Thư giãn cuối tuần, nhưng thấy nó hơi chính luận nên lại thôi!
Người đứng đầu đảng lại mang hàm GS , TS nhưng hiểu từ " dân chủ " không giống ai trên hành tinh nầy. Thật rõ , ngôn ngữ cộng sản có khác biệt với tất cả ngôn ngữ khác của loài người.!!!
Trả lờiXóaTrên hành tinh này chỉ còn có 3 nước theo chủ nghĩa Mac-Lenin: VIET NAM CHINA NORTH KOREA.
Trả lờiXóaTQ, Bắc Hàn bỏ học thuyết Marx rồi!
XóaÔng Trọng ngớ ngẫn không biết hệ thống chính trị dân chủ các nước khác hay lại "lý luận" ( đúng ra là nguỵ biện). Tổng thống một nước không phải dược quyền quyết định hết, phải thông qua các Hạ viện, Thượng viện Quốc Hôi, các đảng đối lập ....và nên biết các ông Nghị của họ không phải là Nghị gật!
Trả lờiXóaThật là chết vì cười!
Trả lờiXóaÔng Trọng cần giải đáp và hoá giải được hai mâu thuẫn có tính đối kháng giữa XHCN và TBCN đó là:
Trả lờiXóa- Kinh tế tư bán là nền kinh tế thị trường mà lực lượng sản suất và tư liệu sản xuất thuộc quyền chiếm hữu của tư nhân (Cá nhân làm chủ).
- Kinh tế XHCN là nền kinh tế mà tư liệu sản xuất và Lực lượng sản xuất đều thuộc chiếm hữu tập thể (công cộng) mà mọi người dân đều là "Chủ".hay còn gọi là “cha chung”
- XHCN là XH không có người bóc lột người, mọi người đều bình đẳng về chính trị, kinh tế, không có kẻ giàu người nghèo, không còn giai cấp thống trị và bị trị...
- TBCN. là có giai cấp thống trị và bị trị, có phân biệt giàu nghèo...
Như vậy thì CNXH của ông Cả Trọng ngày nay đã đáp ứng đủ các tiêu chí như trên chưa?
Tại sao CNXH Việt Nam hiện nay bị phân hoá như vậy?
Nhiều kẻ giàu nhanh, người nghèo tăng nhanh. Số đông người lao động đang bị bần cùng hoá, do bị chính quyền Công sản tước đoạt đi tư liệu sản xuất gồm ruộng đất, nhà xưởng (là tư liêu sản xuất chính) vì vậy mà họ trở thành bần cùng hoá, khỏng cách giàu nghèo tăng.
Ông Trọng hãy giải thích vấn đề này một cách khách quan, biện chứng xem CNXH của ông thuộc loại chủ nghĩa XH kiểu gì?
Đúng là cái trình và cái tâm của một tiến sĩ xây dựng đảng cộng sản chứ không phải là xây dựng đất nước.
Trả lờiXóaBản thân tôi cảm thấy như trong người mình mất đi một thứ gì đó ! tôi không hiểu với 1 cụ lão 72 tuồi thì đầu óc có còn minh mẩn ! KHÔNG !tôi thấy ở cái tuổi bạn bè tôi 62,65 là thấy việc đả không kham nổi ! còn 72 tuổi thì thật không còn danh từ gì để diễn tả ! đại họa
Trả lờiXóa