Thứ Hai, 11 tháng 1, 2016

BỊ CHỬI, HÀ NỘI VỘI VÃ THÁO DỠ "HOA RAU MUỐNG" MỪNG ĐẠI HỘI XII

Bị chê phản cảm, Hà Nội vội vã tháo dỡ 
“hoa rau muống” gần Hồ Gươm

Anh Khoa - Kỳ Anh



Mấy ngày qua, dư luận xôn xao về cụm hoa trang trí lòe loẹt tại đài phun nước quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục- Hồ Gươm (Hà Nội). Nhiều ý kiến cho rằng, công trình này phản cảm với hình ảnh những bông hoa rũ xuống, màu sắc khá lạ.


Tạo hình của công trình khiến nhiều người liên tưởng tới hoa…rau muống.


Bị chê tơi bời trên các trang mạng xã hội .


Chẳng biết hoa gì khi về đêm .


 Nhanh chóng tháo dỡ chiều 10.1.


 Ngổn ngang.



Ai chịu trách nhiệm về công trình này? 


__________

Sở VHTT Hà Nội: Hoa “lạ” tại quảng trường 

Đông Kinh Nghĩa Thục là hoa tóc tiên
6:6 PM, 10/01/2016

 
Đây là công trình văn hóa chào đón Tết Nguyên đán Bính Thân 2016 được xây dựng từ nguồn xã hội hóa, mô phỏng những bông hoa tóc tiên. Sở VHTT sẽ điều chỉnh để công trình nâng cao chất lượng thẩm mỹ hơn. Ảnh theo Zing.

Trước ý kiến của người dân thủ đô về 20 bông hoa vừa được Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội (VHTT) lắp đặt tại đài phun nước thuộc Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (Hoàn Kiếm, Hà Nội), cho rằng đây loài hoa này “lạ”, không hiểu là hoa gì, không phù hợp với Hà Nội…, chiều 10.1, PV Báo Lao Động đã phỏng vấn nhanh ông Tô Văn Động – Giám đốc Sở VHTT.

Ông Tô Văn Động cho biết: "Đây là công trình xã hội hóa do một đơn vị phía Nam ủng hộ TP. Hà Nội chào mừng Tết Nguyên Đán Bính Thân 2016. Ngoài nguồn tiền xã hội hóa để mua nguyên liệu, việc thiết kế mô hình trang trí này cũng được làm miễn phí.

Sở VHTT đã động viên anh em trong ngành đẩy nhanh tiến độ để lắp đặt đúng hạn. Tuy nhiên, do khi thiết kế, màu sắc in trên bản mẫu và sản phẩm có sai số kỹ thuật, nên khi ra sản phẩm, màu của công trình hơi “rợ” so với bản thiết kế ban đầu.

Sáng nay, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã chỉ đạo Sở VHTT xem lại và điều chỉnh cho phù hợp. Tiếp thu ý kiến đóng góp của người dân thủ đô và chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP, chúng tôi đã cho tháo dỡ công trình, đưa về xưởng điều chỉnh cho phù hợp, sau đó mời các chuyên gia xem xét, đóng góp ý kiến lần cuối trước khi lắp đặt.

Dự kiến sẽ mất vài ngày để hoàn thành việc chỉnh tu. Cái đẹp thì mỗi người một ý. Chúng tôi sẵn sàng lắng nghe ý kiến của các chuyên gia và người dân để mọi công trình văn hóa công cộng đẹp và chất lượng hơn. TP và Sở VHTT rất mong người dân Hà Nội ủng hộ để cùng xây dựng thủ đô ngày càng đẹp hơn".

Còn theo ông Trần Quốc Chiêm – Phó Giám đốc Sở VHTT Hà Nội: "Đây là hoa tóc tiên, một loài hoa đẹp, mảnh mai, thanh thiết. Tuy nhiên, khi thiết kế sẽ có tính chất mô phỏng, cách điệu, nên có thể nhiều người chưa hiểu. Với chúng ta, loài hoa nào cũng đại diện cho cái đẹp, nên Sở VHTT mong nhận được những ý kiến đóng góp mang tính xây dựng".
__________
.
À, thì ra là hoa tóc tiên của anh Cuốc Trym! 
Và công trình này là chào mừng Tết Nguyên Đán Bính Thân 2016, chứ không phải Chào mừng Đại hội đảng lần thứ XII.

Nhưng thực ra nó là Hoa này:

HƠI THỞ CỦA QUỶ 
đã có mặt tại Hà Nội-Việt Nam!

FB Truong Duc Thanh

Nhiều người dân đang hoang mang trước thông tin cây hoa loa kèn ở Đà Lạt thực chất là loại cây được tội phạm Colombia sử dụng để gây mê hay tạo ảo giác khi có ý định cướp bóc, hãm hiếp. Ở Colombia, loài cây này có tên Borrachero, còn gọi cây "thôi miên" hay hoa "hơi thở của quỷ".



Giáo sư - tiến sĩ Võ Văn Chi, tác giả cuốn "Từ điển cây thuốc Việt Nam", khẳng định Borrachero chính là cây cà độc dược cảnh ở Việt Nam, một số địa phương gọi là hoa loa kèn. Cây có tên khoa học Brumansia Suaveolens (Wild), thuộc họ cà Solanaceae.

Trong "Từ điển cây thuốc Việt Nam", giáo sư Chi mô tả về Brumansia Suaveolens là cây nhỡ khỏe, cao 4-5 cm, hóa gỗ có vỏ xám, cành lá thường thòng xuống. Lá mọc so le, phiến có dạng như lá thuốc lá. Hoa mọc thòng xuống, to, đơn độc hay xếp thành từng đôi, màu trắng, dài 25-30 cm, đường kính 1-1,5 cm, nhị đính trên ống tràng có bao phấn dính nhau. Cây này gốc ở Mexico và Peru, được nhập về trồng ở Đà Lạt, Kỳ An (Nghệ An).

Giáo sư, tiến sĩ Võ Văn Chi, tác giả cuốn "Từ điển cây thuốc Việt Nam" khẳng định Borrachero chính là cây cà độc dược cảnh, một số vùng miền gơi là hoa loa kèn. Ảnh: Thi Ngoan.

Năm 2014, dược sĩ Phan Minh Hiển, Đại học Y Dược TP HCM, từng thực hiện một công trình nghiên cứu để tìm hiểu về thành phần hóa học của hoa loa kèn. Loại hoa được chọn điển hình là loa kèn màu vàng tại Đà Lạt có tên khoa học là Brugmansia aurea Lagerh. Kết quả phân tích, chiết xuất cho thấy trong hoa loa kèn có chứa chất gây ảo giác Scopolamine. Chỉ cần uống một giọt độc dược chiết xuất từ chất Scopolamine của hoa loa kèn, nạn nhân có thể bị mất trí nhớ và mất tri giác tạm thời.

Theo dược sĩ Hiển, ở Nam Mỹ cây này được dùng làm thuốc hoặc để tạo ảo giác trong các nghi lễ tôn giáo. Các chế phẩm thô của Brumansia (dưới tên thông thường là Borrachero, Devil's breath) hoặc alkaloid tinh khiết (chủ yếu là Scopolamine) được sử dụng như một loại "thuốc sự thật" để lấy lời khai tù nhân, phạm nhân hoặc làm mất tri giác tạm thời. Bọn tội phạm sử dụng cây này làm thuốc thôi miên nhằm cướp của, giết người, lấy cắp nội tạng, buôn người. Tác dụng này được cho là do Scopolamine tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương.

Từ kết quả nghiên cứu này, dược sĩ Hiển đề nghị: "Hoa loa kèn là một loại cây có độc tính cao nên cần tuyên truyền trong nhân dân để phòng tránh các trường hợp ngộ độc hoặc lợi dụng thành phần cây này để thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật".

Tiến sĩ Võ Văn Năm, Phó trưởng Bộ môn Dược Liệu, Đại học Y Dược TP HCM, cho biết thêm hoa loa kèn độc có nhiều màu sắc khác nhau: Đỏ, cam, vàng, trắng. Loại cây này được sử dụng để bào chế các loại thuốc có tác dụng giảm đau, chống say tàu xe, tiền mê, trị hen suyễn... Nó được xếp vào bảng có độc tính cao nên chỉ được dùng để bào chế thuốc với một lượng rất nhỏ, tính bằng miligram.

"Chỉ cần hấp thụ một lượng nhỏ Scopolamine có thể gây ngộ độc. Vì thế mọi người không nên tùy ý hái bất kỳ bộ phận nào của cây loa kèn để sắc thành thức uống. Khi bị ngộ độc, nhẹ thì cảm thấy khô miệng, khó nuốt, giảm tiết dịch ở phế quản, giãn đồng tử, nặng có thể bị lú lẫn, hoang tưởng, dễ bị kích thích", tiến sĩ Năm khuyến cáo.

Hoa loa kèn hiện trồng rất nhiều ở Đà Lạt với 3 loại phổ biến. Loại hoa màu trắng ngà xuất hiện khoảng 30-40 năm trước. Loại hoa màu vàng và màu hồng có 7-10 năm trở lại đây. Chúng rất giống nhau về hình dáng, cây cao 3-5 m, chiều dài hoa khoảng 25 cm, lá có vị đắng và lợ, hình dáng rất giống với lá của cây thuốc lá.

Hoa loa kèn màu trắng ngà khi nở không chúi hẳn xuống đất như hoa màu vàng và hồng mà có độ nghiêng nhất định, mùi cũng nhẹ hơn. Hoa màu vàng và màu hồng có mùi rất hăng, khó chịu, nhất là vào buổi chiều tối hay những lúc trời chuyển mưa độ ẩm cao. Tất cả chúng đều rất dễ trồng, có thể nhân giống bằng cách giâm cành. Một số tuyến phố cây được trồng thành dãy ven đường. Rất nhiều hộ gia đình trồng làm cảnh vì hoa khá đẹp và nở quanh năm trong điều kiện chăm tưới nước.

Theo ông Dũng, tháng 10/2013 đã có 4 trường hợp ở Đà Lạt bị ngộ độc do ăn lẩu nấu với hoa loa kèn. Các nạn nhân ngộ độc lúc đó cho biết 5 người ngồi chung bàn ăn, một người không dùng món lẩu có hoa loa kèn thì không bị ngộ độc. Những người ăn lẩu sau 10 phút xuất hiện các triệu chứng chóng mặt, nôn ói, mất kiểm soát, đều phải nhập viện điều trị.

Theo VNexpress

14 nhận xét :

  1. Trần Thị Thảolúc 18:08 10 tháng 1, 2016

    Quáy ra bao nhiêu thì tốn tiền bấy nhiêu . Người phải gánh chịu là dân .

    Trả lờiXóa
  2. Nhìn hoa héo rũ giống ĐCS đang heo ứa qua.

    Trả lờiXóa
  3. "Hoa Lạ" này được biết là món quà hữu nghị của nhân dân Nước bạn Bốn tốt gửi tặng Hà Nội.

    Trả lờiXóa
  4. Loài hoa ấy mỏng manh và mảnh mai như sương như gió. Chỉ khẽ chạm vào cũng dễ nát, cứ như là nàng công chúa giẵm phải gai mồng tơi. Mong manh, dễ vỡ.
    http://www.hoasaigon.com.vn/hoa-tuoi/su-tich-cac-loai-hoa/su-tich-hoa-toc-tien.html

    Trả lờiXóa
  5. Đó là hoa "ĐÚNG QUY TRÌNH" nên như vậy!

    Trả lờiXóa
  6. Sao giống số phận bức tượng màu vàng của Mao ở TQ thế!

    Trả lờiXóa
  7. SAO LẠI PHẢI DỠ BỎ? SỞ VĂN HÓA HÀ NỘI THIẾU SỰ KHẲNG ĐỊNH CỦA MÌNH THẬT LÀ TIẾC ? CỤM HOA CÁCH ĐIỆU RẤT ĐẸP VÀ HỢP VỚI KHÔNG GIAN QUẢNG TRƯỜNG !
    -AI BẢO LÀ HOA RAU MUỐNG? NÓ LÀ MỘT LOẠI ĐỊA LAN, TỪ LÒNG ĐẤT CHO TA SẮC MÀU HƯƠNG VỊ THANH TAO !
    -SAO LẠI HỎI LÀ HOA GÌ? NGHỆ THUẬT CÓ PHẢI TẢ CHÂN? HAY LÀ RÚT RA HÌNH TƯỢNG ĐẠI DIỆN QUA CÁCH ĐIỆU NGHỆ THUẬT?
    -NẾU LÀ HOA RAU MUỐNG THÌ ĐÃ SAO? TỪ RAU MUỐNG, RAU LANG, RAU MÁ, CỦ KHOAI CỦ SẮN BẮP NGÔ NGÀY NÀO NUÔI TA KHÔN LỚN? CHẲNG LẼ NAY PHŨ PHÀNG ĐẾN THẾ ! HAY QUA SÔNG QUÊN ĐÒ BỎ BẾN?
    RẤT TIẾC VÀ THẬT TIẾC CHO AI ĐÃ KHÔNG BẢO VỆ ĐƯỢC MÌNH MÀ VỘI SỚM DỠ BỎ ĐI !

    Trả lờiXóa
  8. HOA LẠ?

    Chẳng Hồng, chẳng Mận, chẳng Đào
    Chẳng Sen, chẳng Súng lạc vào Đài phun
    Dân tình tức chửi um xùm
    Nước mình lắm chuyện tùm lum quá trời!

    “ Nước lạ”, “Tàu lạ” ngoài khơi
    Giờ thêm “ Hoa lạ” ngự nơi Đất Rồng!
    Thế này có chết người không?
    Ngàn năm Văn Hiến đi tong phen này?

    Trả lờiXóa
  9. Chú Tễu ơi ! Nhân bàn về hoa "mừng", ta cùng nhau đọc lại bài Sơn Trà, mong hiểu thêm một chút thế nào là hoa mừng nhé!

    Sơn Trà (Tạ Lại Người Cho Trà)
    Tác giả: Nguyễn Khuyến (tam nguyên Yên Đổ)

    Xuân lai khách tặng ngã sơn trà,
    Túy lý mông lung bất biện hoa
    Bạch phát thương nhan ngô lão hỉ,
    Hồng bào kim đái tử chân da ?
    Tầm thường tế vũ kinh xuyên diệp
    Tiêu sắt thần phong oán lạc dà
    Cận nhật tương khan duy dĩ tị
    Liễu vô hương khí nhất kha kha !
    .............
    Cụ Nguyễn Khuyến cũng tự dịch nôm bài “Sơn Trà”

    Tạ Lại Người Cho Trà (*)

    Tết đến người cho một chậu trà,
    Ðương say ta chẳng biết rằng hoa
    Da mồi tóc bạc ta già nhỉ
    Áo tía đai vàng bác đó a
    Mưa nhỏ những kinh phường xỏ lá (**)
    Gió to luống sợ lúc rơi già
    Xem hoa, ta chỉ xem bằng mũi
    Ðếch có mùi hương một tiếng khà !

    (*) Có thuyết cho rằng Chu Mạnh Trinh tặng Nguyễn Khuyến chậu trà hoa, là một thứ hoa có sắc mà không có hương, có ý chơi xỏ Nguyễn Khuyến đau mắt không thấy được sắc đẹp .

    (**) Nguyễn Khuyến dịch chữ “xuyên diệp” là “xỏ lá” thật quá tuyệt

    Trả lờiXóa
  10. Tại sao hoa truyền thống của nhân dân cả nước là hoa đào và hoa mai mà họ không cho gắn ở đó và khắp nơi để làm biểu tượng truyền thống, nhắc nhở dân VN luôn nhớ tới mùa Xuân chiến thắng của Vua Quang Trung, Nguyễn Huệ tại Kinh Thành Thăng Long xưa nhỉ?
    Hoa Đào và Mai đẹp lộng lẫy làm cảnh trang trí cho Hà nội đẹp suốt mùa xuân, quyến rũ chân du khách, mà năm nào cũng có thể sử dụng lại được. Vừa đỡ tốn tiền ngân sách, lại đỡ bị doanh nghiệp "nước lạ" lèo lái theo kiểu nhờ nhợ nước lợ làm nô nhỉ?
    Sao không học như Nhật Bản có hoa Anh đào làm biểu tượng văn hóa, thì Việt nam lấy Hoa Đào và hoa Mai làm biểu tượng đẹp và quyến rũ khác gì đâu?
    Tại sao lại để hoa Tóc tiên, một loài hoa cỏ chỉ nở sau mưa vào mùa hè, là biểu tượng cho sự yếu đuối, thấp hèn, dễ bị dập nát vì quá mỏng manh, lại chóng tàn và mang trong mình chất độc có thể gây chết người là ancaloit vậy?
    Hay ai đó có nhã ý ám chỉ Hà nội chỉ là "thuộc địa", nên phải nhờ "ơn mưa móc của nước lạ" mới trỗi dậy được, nên giá trị luôn thấp hèn, yếu đuối? Vả chính Hà Nội sẽ đầu độc cho dân VN chết dần chăng? Đã thế lại còn cho biểu tượng hoa Tóc Tiên này gục đầu như sắp héo tàn nữa. Thật lạ, cho những người "làm văn hóa" của Thủ Đô "ngàn năm Văn hiến".

    Trả lờiXóa
  11. Ở Miền Nam hoa này thường được gọi là "Hoa Thúi Địt", người Bác ít biết đến hoa này, hôm nay được người Nam tạng cho, giờ mới biết à !?.

    Trả lờiXóa
  12. Hoa này là Hoa Mồng Gà. Được cái gọi là "Sở Văn Hoá" Hà nội đặt ngay ở Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, là một phong traò/trường học thế kỷ trước, chủ trương hướng về phương Tây để canh tân đất nước là một lối chơi khăm của cái sở "Văn Hoá" này. Chúng nó muốn truyền đi cái thông điệp là không đươc theo phía Mỹ/EU mà phải di với Tàu đễ "phát triển" đất nước trong những ngày trước ĐH 12 này.

    Trả lờiXóa
  13. Rách việc thật!

    Trả lờiXóa
  14. Hỏi Tiễu: Ai thanh toán cho kinh phí này? Lấy từ đâu ra? Có phải tiền thuế của dân không?

    Trả lờiXóa