LẠM BÀN VỀ CHỮ TÂM TRONG TRUYỆN KIỀU
Nguyễn Thái Nguyên
17-12-2015
Nguyễn Thái Nguyên
17-12-2015
Trong lần “tiếp xúc cử tri” ngày 8/12/2015 tại Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, khi nói về việc chuẩn bị nhân sự của đảng CSVN cho những năm tới thông qua Đại hội đảng lần thứ XII đã khẳng định: Chọn cán bộ phải có đức có tài nhưng đức phải là gốc. Rồi tiện thể, ông Trọng đã minh họa bằng mấy câu Kiều: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”, “Có tài mà cậy chi tài. Chữ tài liền với chữ ta một vần”.
Dù ông Trọng không nói thẳng ra đức mà ông gọi là gốc kia gồm những tiêu chuẩn gì. Nhưng với cách làm nhân sự dưới thời ông Trọng thì đại thể đó chắc chắn phải là những người kiên định với con đường xây dựng CNXH; phải tuyệt đối trung thành với Cương lĩnh và đường lối của đảng; kiên định với chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; phải trong sạch, không tham nhũng, ít nhất cũng được như đội ngũ cán bộ chủ chốt của 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2015 như báo cáo của cơ quan Thanh tra của 2 thành phố này; tất nhiên họ còn là những người kiên định vững vàng trong việc bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ và v.v..
Còn tài thì có thể hiểu được đặt ở vị trí cành nhánh gì đó, không phải chú trọng nhiều nên dễ bố trí, kể cả những vị trí như Chủ tịch thành phố Hà Nội rồi các thành viên Chính phủ trong tương lai chắc cũng vậy. Đáng tiếc, theo lối tư duy biện chứng của ông Trọng thì tầm lý luận nhân sự này còn thấp hơn cái gọi là “vừa hồng vừa chuyên” của Mao Trạch Đông 50 năm về trước. Mao nói “Hồng” thì chúng ta biết tiêu chuẩn hồng dười thời “Cách mạng Văn hóa” là thế nào rồi. Nhưng chí ít cũng là cách đặt “ngang nhau” trên lý thuyết và tuyên truyền.
Để lý giải rõ hơn quan điểm của mình về nhân sự sắp tới, ông Nguyễn Phú Trọng vận dụng Kiều thay cho cách diễn đạt thông thường, không dài giòng mà lại rõ hơn: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. “Có tài mà cậy chi tài. Chữ tài liền với chữ tai một vần”! Như vậy là rõ, ông Trọng đã đồng nhất “chữ tâm” mà cụ Nguyễn Tiên Điền nói về nàng Kiều với cái “đức” mà ông Trọng nhấn mạnh là nền tảng trên kia và đức là quan trọng nhất, cao nhất, “bằng ba chữ tài” kia.
Duy chỉ có điều cách hiểu và “Vận Kiều” của ông Trọng trong trường hợp này là quá nhầm lẫn. Trong số 3254 câu của Truyện Kiều, mặc dù Nguyễn Du đã tả Kiều đẹp đến tầm mức như Tây Thi, người được xếp đứng đầu trong “Tứ đại mỹ nhân” của Trung Quốc cổ đại (“nghiêng nước nghiêng thành”), nhưng cũng chỉ vỏn vẹn chưa đầy 10 câu để tả về sắc đẹp trời phú của Kiều thôi. Còn gần 100 câu thơ đẹp nhất, trang trọng nhất, đề cao nhất và nhiều tâm trạng nhất hầu như cụ Nguyễn Du để dành mô tả về tài năng kiệt xuất của nàng Kiều qua 4 lần làm thơ, 5 lần đánh đàn, một lần xử án và cách ứng xử ở nhiều cảnh ngộ phức tạp khác…
Phải hai lần Nguyễn Du dùng chữ “tay tiên” khi Kiều làm thơ, còn Kim Trọng thì “khen tài nhả ngọc phun châu”. Tài đến độ quan tri huyện đang xét xử vụ kiện của Thúc ông khi Kiều và Thúc Sinh tự ý lấy nhau mà chưa được phép của bố mẹ đôi bên và chính thất là Hoạn Thư, quan cũng phải “khen rằng giá đáng thịnh Đường. Tài này sắc ấy nghìn vàng chưa cân”. Đến như Hoạn Thư cũng phải thốt lên: “Nghìn vàng thật cũng nên mua lấy tài”.
Còn 5 lần đánh đàn ở 5 cảnh huống khác nhau, thậm chí cả khi lòng dạ nàng đang tan nát, đau khổ chất chồng, có lẽ khó có một nghệ sĩ tài năng nào làm được thì Kiều vẫn mượn được “ngũ âm” trên 4 giây đàn để làm say đắm lòng người (đối với Kim Trọng), “Nỉ non thánh thót dễ say lòng người” (đối với Hoạn Thư), “khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng (đối với Thúc Sinh) hay “Bốn giây nhỏ máu trên đầu ngón tay” (đối với Hồ Tôn Hiến. Xin lưu ý: loại trọng thần xảo trá, lật lọng, chuyên nghề hối lộ và hoang dâm vô luân như Hồ Tôn Hiến mà cụ Nguyễn Du đánh giá là người “Kinh Luân gồm tài” thì đủ biết nhân sự ở cái thời Gia Tĩnh triều Minh,1522-1566, đã suy bại đến mức nào rồi).
Đã bàn đến Tài năng của Kiều cũng không thể không bàn đến việc Kiều làm chủ tọa phiên tòa để thưởng công và phạt tội. Đã gần 500 năm trước, Kiều làm chủ tọa một phiên tòa hoàn toàn độc lập, Từ Hải tuy đã là vua như dân Việt mình vẫn gọi nhưng không cần biết Kiều thưởng ai, kết tội ai; hoàn toàn khẳng định để Kiều “toàn quyền xét xử”. Với tư cách ấy, với uy danh của Từ Hải ngồi cùng, với “cáo trạng” khẳng định “Chính danh thủ phạm tên là Hoạn Thư”… Vậy mà khi xét xử, Kiểu vẫn để cho Hoạn Thư được tự bào chữa, không ngăn cản hay cắt ngang lời của bị cáo như tòa án của Việt Nam hiện nay và lời tự bào chữa của Hoạn Thư được Kiều lắng nghe với thái độ rất khách quan và cuối cùng “Tòa” tuyên Hoạn Thư được “trắng án” là điều chưa từng xẩy ra ở các phiên tòa của Việt Nam sau 500 năm!
Với những tài năng như thế mà cụ Nguyễn Tiên Điền vẫn khẳng định “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” là tâm gì vậy? Ở đây, hoàn toàn không thể đồng nhất chữ Tâm của Kiều với đạo đức thông thường, với Công, Dung, Ngôn, Hạnh hay những chuẩn mực nào đó mà lễ giáo phong kiến áp đặt cho người con gái. Cũng không hề là cái tâm trần thế còn chất đầy tham, sân, si; càng không thể là cái tâm của số rất đông cán bộ đảng viên có chức có quyền của đảng và nhà nước hiện nay.
“Chữ tâm kia” mà Nguyễn Du bàn đến là cái tâm thánh thiện của kẻ giác ngộ, hoàn toàn vô ngã vị tha, chỉ có tình thương và lòng trắc ẩn. Cái tâm như thế không chỉ vượt lên trên tài năng thiên phú như của nàng Kiều mà còn vượt lên trên mọi chấp trước, danh lợi, sinh tử. Nguyễn Du không hề đánh giá theo kiểu tâm quan trọng hơn, cao hơn tài theo quan niệm đạo đức thông thường nên vận vào công tác nhân sự của Đại hội đảng là không đúng. Còn câu “có tài mà cậy chi tài. Chữ tài liền với chữ tai một vần” là cụ Nguyễn Du luận về thuyết “Tài Mệnh tương đố”, là việc của Trời hay của đấng siêu nhiên nào đó chứ không phải việc của người nên vận vào đây càng vô duyên hơn.
Tuy cụ Nguyễn Du bàn đến cái Tâm theo quan niệm Phật giáo, nhưng ngay cả quan niệm của đạo Phật thì cái tâm ấy không hề là một cái gì đó huyền bí mà rất đỗi gần gũi với cuộc sống đời thường. Chính Đức Phật đã từng dạy rằng: “Quay đầu lại là bờ”, “buông dao giết người xuống là thành Phật”… Với tư cách là người nắm quyền lãnh đạo cao nhất của ĐCSVN và cũng là của đất nước, ông Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn có thể trải lòng mình cùng dân tộc, đặt lợi ích của quốc gia dân tộc lên trên hết, dám từ bỏ những thứ “kim chỉ Nam” đã tỏ ra lỗi thời và thất bại trong thực tiễn như chủ nghĩa Mác-Lênin, như “học thuyết” về xây dựng CNXH, khởi xướng để toàn đảng và toàn dân tộc thực hiện cuộc cải cách thể chế kinh tế và thể chế chính trị toàn diện, phù hợp với thực tiễn của đất nước và nguyện vọng của nhân dân nhằm tạo ra bước ngoặt cho một tiến trình phát triển mới, cao hơn, hiệu quả hơn cho đất nước thì cái tâm ấy chẳng phải mới đúng là “bằng ba chữ tài” hay sao.
Vẫn biết rằng các đảng cộng sản nắm quyền cai trị theo nguyên tắc “lãnh đạo tập thể” nhưng vai trò của Tổng Bí thư luôn luôn có một vị thế rất quan trọng nếu không nói là quyết định còn cao hơn cả các nguyên thủ quốc gia khác. Thein Sein chẳng phải đã đem cái tâm “giác ngộ” của mình dâng hiến cho đất nước Myanma khi ông quyết tâm từ bỏ quyền lực của cá nhân mình, nêu gương và thuyết phục cả bộ máy quân sự độc tài dứt khoát từ bỏ con đường cũ để đưa đất nước bước sang thời kỳ mới một cách thành công thì tôi tin Việt nam cũng không phải khó đến mức không chuyển đổi được sang thể chế dân chủ một cách chủ động. Vấn đề ở đây đúng như Nguyễn Trãi đã viết trong Bình Ngô Đại cáo: “Giữ ý kiến một người, gieo vạ cho bao nhiêu người khác. Tham công danh một lúc, để cười cho tất cả thế gian”. Trong thời và thế hiện nay của vận nước, “Một người” vẫn có vai trò quan trọng đến như thế đấy thưa Tổng Bí thư!
Dù ông Trọng không nói thẳng ra đức mà ông gọi là gốc kia gồm những tiêu chuẩn gì. Nhưng với cách làm nhân sự dưới thời ông Trọng thì đại thể đó chắc chắn phải là những người kiên định với con đường xây dựng CNXH; phải tuyệt đối trung thành với Cương lĩnh và đường lối của đảng; kiên định với chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; phải trong sạch, không tham nhũng, ít nhất cũng được như đội ngũ cán bộ chủ chốt của 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2015 như báo cáo của cơ quan Thanh tra của 2 thành phố này; tất nhiên họ còn là những người kiên định vững vàng trong việc bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ và v.v..
Còn tài thì có thể hiểu được đặt ở vị trí cành nhánh gì đó, không phải chú trọng nhiều nên dễ bố trí, kể cả những vị trí như Chủ tịch thành phố Hà Nội rồi các thành viên Chính phủ trong tương lai chắc cũng vậy. Đáng tiếc, theo lối tư duy biện chứng của ông Trọng thì tầm lý luận nhân sự này còn thấp hơn cái gọi là “vừa hồng vừa chuyên” của Mao Trạch Đông 50 năm về trước. Mao nói “Hồng” thì chúng ta biết tiêu chuẩn hồng dười thời “Cách mạng Văn hóa” là thế nào rồi. Nhưng chí ít cũng là cách đặt “ngang nhau” trên lý thuyết và tuyên truyền.
Để lý giải rõ hơn quan điểm của mình về nhân sự sắp tới, ông Nguyễn Phú Trọng vận dụng Kiều thay cho cách diễn đạt thông thường, không dài giòng mà lại rõ hơn: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. “Có tài mà cậy chi tài. Chữ tài liền với chữ tai một vần”! Như vậy là rõ, ông Trọng đã đồng nhất “chữ tâm” mà cụ Nguyễn Tiên Điền nói về nàng Kiều với cái “đức” mà ông Trọng nhấn mạnh là nền tảng trên kia và đức là quan trọng nhất, cao nhất, “bằng ba chữ tài” kia.
Duy chỉ có điều cách hiểu và “Vận Kiều” của ông Trọng trong trường hợp này là quá nhầm lẫn. Trong số 3254 câu của Truyện Kiều, mặc dù Nguyễn Du đã tả Kiều đẹp đến tầm mức như Tây Thi, người được xếp đứng đầu trong “Tứ đại mỹ nhân” của Trung Quốc cổ đại (“nghiêng nước nghiêng thành”), nhưng cũng chỉ vỏn vẹn chưa đầy 10 câu để tả về sắc đẹp trời phú của Kiều thôi. Còn gần 100 câu thơ đẹp nhất, trang trọng nhất, đề cao nhất và nhiều tâm trạng nhất hầu như cụ Nguyễn Du để dành mô tả về tài năng kiệt xuất của nàng Kiều qua 4 lần làm thơ, 5 lần đánh đàn, một lần xử án và cách ứng xử ở nhiều cảnh ngộ phức tạp khác…
Phải hai lần Nguyễn Du dùng chữ “tay tiên” khi Kiều làm thơ, còn Kim Trọng thì “khen tài nhả ngọc phun châu”. Tài đến độ quan tri huyện đang xét xử vụ kiện của Thúc ông khi Kiều và Thúc Sinh tự ý lấy nhau mà chưa được phép của bố mẹ đôi bên và chính thất là Hoạn Thư, quan cũng phải “khen rằng giá đáng thịnh Đường. Tài này sắc ấy nghìn vàng chưa cân”. Đến như Hoạn Thư cũng phải thốt lên: “Nghìn vàng thật cũng nên mua lấy tài”.
Còn 5 lần đánh đàn ở 5 cảnh huống khác nhau, thậm chí cả khi lòng dạ nàng đang tan nát, đau khổ chất chồng, có lẽ khó có một nghệ sĩ tài năng nào làm được thì Kiều vẫn mượn được “ngũ âm” trên 4 giây đàn để làm say đắm lòng người (đối với Kim Trọng), “Nỉ non thánh thót dễ say lòng người” (đối với Hoạn Thư), “khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng (đối với Thúc Sinh) hay “Bốn giây nhỏ máu trên đầu ngón tay” (đối với Hồ Tôn Hiến. Xin lưu ý: loại trọng thần xảo trá, lật lọng, chuyên nghề hối lộ và hoang dâm vô luân như Hồ Tôn Hiến mà cụ Nguyễn Du đánh giá là người “Kinh Luân gồm tài” thì đủ biết nhân sự ở cái thời Gia Tĩnh triều Minh,1522-1566, đã suy bại đến mức nào rồi).
Đã bàn đến Tài năng của Kiều cũng không thể không bàn đến việc Kiều làm chủ tọa phiên tòa để thưởng công và phạt tội. Đã gần 500 năm trước, Kiều làm chủ tọa một phiên tòa hoàn toàn độc lập, Từ Hải tuy đã là vua như dân Việt mình vẫn gọi nhưng không cần biết Kiều thưởng ai, kết tội ai; hoàn toàn khẳng định để Kiều “toàn quyền xét xử”. Với tư cách ấy, với uy danh của Từ Hải ngồi cùng, với “cáo trạng” khẳng định “Chính danh thủ phạm tên là Hoạn Thư”… Vậy mà khi xét xử, Kiểu vẫn để cho Hoạn Thư được tự bào chữa, không ngăn cản hay cắt ngang lời của bị cáo như tòa án của Việt Nam hiện nay và lời tự bào chữa của Hoạn Thư được Kiều lắng nghe với thái độ rất khách quan và cuối cùng “Tòa” tuyên Hoạn Thư được “trắng án” là điều chưa từng xẩy ra ở các phiên tòa của Việt Nam sau 500 năm!
Với những tài năng như thế mà cụ Nguyễn Tiên Điền vẫn khẳng định “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” là tâm gì vậy? Ở đây, hoàn toàn không thể đồng nhất chữ Tâm của Kiều với đạo đức thông thường, với Công, Dung, Ngôn, Hạnh hay những chuẩn mực nào đó mà lễ giáo phong kiến áp đặt cho người con gái. Cũng không hề là cái tâm trần thế còn chất đầy tham, sân, si; càng không thể là cái tâm của số rất đông cán bộ đảng viên có chức có quyền của đảng và nhà nước hiện nay.
“Chữ tâm kia” mà Nguyễn Du bàn đến là cái tâm thánh thiện của kẻ giác ngộ, hoàn toàn vô ngã vị tha, chỉ có tình thương và lòng trắc ẩn. Cái tâm như thế không chỉ vượt lên trên tài năng thiên phú như của nàng Kiều mà còn vượt lên trên mọi chấp trước, danh lợi, sinh tử. Nguyễn Du không hề đánh giá theo kiểu tâm quan trọng hơn, cao hơn tài theo quan niệm đạo đức thông thường nên vận vào công tác nhân sự của Đại hội đảng là không đúng. Còn câu “có tài mà cậy chi tài. Chữ tài liền với chữ tai một vần” là cụ Nguyễn Du luận về thuyết “Tài Mệnh tương đố”, là việc của Trời hay của đấng siêu nhiên nào đó chứ không phải việc của người nên vận vào đây càng vô duyên hơn.
Tuy cụ Nguyễn Du bàn đến cái Tâm theo quan niệm Phật giáo, nhưng ngay cả quan niệm của đạo Phật thì cái tâm ấy không hề là một cái gì đó huyền bí mà rất đỗi gần gũi với cuộc sống đời thường. Chính Đức Phật đã từng dạy rằng: “Quay đầu lại là bờ”, “buông dao giết người xuống là thành Phật”… Với tư cách là người nắm quyền lãnh đạo cao nhất của ĐCSVN và cũng là của đất nước, ông Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn có thể trải lòng mình cùng dân tộc, đặt lợi ích của quốc gia dân tộc lên trên hết, dám từ bỏ những thứ “kim chỉ Nam” đã tỏ ra lỗi thời và thất bại trong thực tiễn như chủ nghĩa Mác-Lênin, như “học thuyết” về xây dựng CNXH, khởi xướng để toàn đảng và toàn dân tộc thực hiện cuộc cải cách thể chế kinh tế và thể chế chính trị toàn diện, phù hợp với thực tiễn của đất nước và nguyện vọng của nhân dân nhằm tạo ra bước ngoặt cho một tiến trình phát triển mới, cao hơn, hiệu quả hơn cho đất nước thì cái tâm ấy chẳng phải mới đúng là “bằng ba chữ tài” hay sao.
Vẫn biết rằng các đảng cộng sản nắm quyền cai trị theo nguyên tắc “lãnh đạo tập thể” nhưng vai trò của Tổng Bí thư luôn luôn có một vị thế rất quan trọng nếu không nói là quyết định còn cao hơn cả các nguyên thủ quốc gia khác. Thein Sein chẳng phải đã đem cái tâm “giác ngộ” của mình dâng hiến cho đất nước Myanma khi ông quyết tâm từ bỏ quyền lực của cá nhân mình, nêu gương và thuyết phục cả bộ máy quân sự độc tài dứt khoát từ bỏ con đường cũ để đưa đất nước bước sang thời kỳ mới một cách thành công thì tôi tin Việt nam cũng không phải khó đến mức không chuyển đổi được sang thể chế dân chủ một cách chủ động. Vấn đề ở đây đúng như Nguyễn Trãi đã viết trong Bình Ngô Đại cáo: “Giữ ý kiến một người, gieo vạ cho bao nhiêu người khác. Tham công danh một lúc, để cười cho tất cả thế gian”. Trong thời và thế hiện nay của vận nước, “Một người” vẫn có vai trò quan trọng đến như thế đấy thưa Tổng Bí thư!
CÓN PHÍ THÌ GIỜ LẠM BÀN VỀ CHỮ NGHĨA VỚI NGUYỄN PHÚ TRỌNG HAY SAO?
Trả lờiXóaLVD
Khi nhân chức TBT , ô. NPT có nói là không thích để dấu ấn gì vậy mà ông đã ấn thật sâu : nào là HP dưới CLĐ hay cách đối phó với TQ của Đ là đúng đắn, còn cả 100 năm chưa hòan thành CNXH , diệt tham nhũng coi chừng ném chuột vỡ bình . Ai cũng thấy ô. cản trở và hướng dẫn quyết định nhiều việc lớn của Đất Nước như thế nào ! Đấy là dấu ấn NPT .
Trả lờiXóaDẫu không bia đá sử xanh
Trả lờiXóaCũng còn bia miệng lưu danh mấy đời.
Bất tài cứ tưởng mình tài
Trả lờiXóaNgô nghê ngọng nghịu giảng bài cho ai
Chữ Tâm ở đây là muốn nói đến: Chơn Tâm hay Nhơn Tâm. Thiện Tâm hay Dã Tâm?
Trả lờiXóaThôi đừng sâu xé chữ Tâm . Bố tôi tên Tâm , nhiều người tên Tâm . Tâm là để nói lên cái tốt . Có ai mang tên Dã Tâm ? Chỉ có Thiện Tâm , Nhân Tâm , Chân Tâm thôi chứ ! Cái dã tâm là để cho những con thú làm người !
XóaChữ Tâm kia cũng có ba, bẩy đường.
Trả lờiXóaVậy ông NPT định chọn Tâm Đức nào ?
Hợp ý Đảng nhưng có hợp lòng Dân ?
Để đất nước phát triển hay bảo thủ giật lùi ?
Tâm Tài đều phụ âm T.
Trả lờiXóaThực ra là nói giấc mơ TIỀN TÀI ?