Thứ Hai, 21 tháng 12, 2015

THẺ CĂN CƯỚC MỚI BẮT ĐẦU ĐƯỢC CẤP TỪ 1/1-2016


“Hình hài” thẻ Căn cước công dân 
được cấp từ ngày 1/1/2016

Dân trí
Thứ Bảy, 19/12/2015 - 20:01


Hai mặt của thẻ Căn cước công dân in hoa văn màu xanh nhạt. Nền mặt trước thẻ Căn cước công dân gồm: hình ảnh trống đồng, bản đồ Việt Nam, hoa sen và các hoa văn, các họa tiết trang trí. Nền mặt sau thẻ Căn cước công dân gồm các hoa văn được kết hợp với các họa tiết đường cong vắt chéo đan xen.

Theo Thông tư 61/2015 quy định về mẫu thẻ căn cước công dân mới được Bộ Công an ban hành (có hiệu lực từ 1/1/2016), thẻ Căn cước công dân hình chữ nhật, bốn góc được cắt tròn, chiều dài 85,6 mm, chiều rộng 53,98 mm, độ dày 0,76 mm. 

Mặt trước thẻ Căn cước công dân gồm các thông tin sau: hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đường kính 14 mm; ảnh của người được cấp thẻ Căn cước công dân cỡ 20 mm x 30 mm; có giá trị đến...; bên phải, từ trên xuống: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc; dòng chữ “CĂN CƯỚC CÔNG DÂN”; số; họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; quê quán; nơi thường trú.

 Mặt trước Thẻ căn cước công dân

Mặt sau thẻ Căn cước công dân gồm các thông tin: Trên cùng là mã vạch hai chiều; bên trái, có 2 ô: ô trên, vân tay ngón trỏ trái; ô dưới, vân tay ngón trỏ phải của người được cấp thẻ Căn cước công dân; bên phải, từ trên xuống: đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ Căn cước công dân; họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người có thẩm quyền cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ Căn cước công dân.
 
 Mặt sau Thẻ căn cước công dân.

Hai mặt của thẻ Căn cước công dân in hoa văn màu xanh nhạt. Nền mặt trước thẻ Căn cước công dân gồm: hình ảnh trống đồng, bản đồ Việt Nam, hoa sen và các hoa văn, các họa tiết trang trí. Nền mặt sau thẻ Căn cước công dân gồm các hoa văn được kết hợp với các họa tiết đường cong vắt chéo đan xen.

Quốc huy và ảnh của công dân được in màu trực tiếp trên thẻ Căn cước công dân;

Dòng chữ “CĂN CƯỚC CÔNG DÂN”, số thẻ Căn cước công dân sẽ có màu đỏ.

Các chữ: Số; họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; quê quán; nơi thường trú; có giá trị đến; đặc điểm nhận dạng; ngón trỏ trái; ngón trỏ phải; ngày, tháng, năm; chức danh của người có thẩm quyền cấp thẻ Căn cước công dân màu xanh.

Thẻ Căn cước công dân được sản xuất bằng chất liệu nhựa, ngoài cùng của hai mặt có phủ lớp màng nhựa mỏng trong suốt. Ngôn ngữ khác trên thẻ Căn cước công dân được quy định cụ thể khi Việt Nam ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.

Theo Bộ Công an, con dấu trên thẻ Căn cước công dân dùng mực màu đỏ, là con dấu có hình Quốc huy thu nhỏ của Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư (C72) - Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an.

 So với mẫu thẻ được Bộ Công an đưa ra lấy ý kiến trước đây, phần thông tin ở mặt trước đã có sự thay đổi: Thay thông tin về "Dân tộc" bằng "Quốc tịch"; lược bớt hai chữ "khai sinh" trong cụm thông tin "Họ và tên khai sinh"; bỏ thông tin "Họ và tên gọi khác".
Mẫu thẻ Căn cước công dân quy định tại thông tư này được áp dụng từ ngày 1/1/2016. Những địa phương chưa có điều kiện triển khai cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân theo mẫu quy định tại thông tư này thì tiếp tục thực hiện theo Quyết định số 998/2001 của Bộ trưởng Bộ Công an về việc ban hành các biểu mẫu sử dụng trong công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội để cấp, đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân. Chậm nhất đến ngày 1/1/2020 phải thực hiện thống nhất theo mẫu quy định tại thông tư này.

Bộ Công an giao Tổng cục Cảnh sát có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện thông tư. Tháng 10 hàng năm, lập dự trù nhu cầu sử dụng thẻ Căn cước công dân trên toàn quốc cho năm tiếp theo gửi Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật để sản xuất mẫu thẻ Căn cước công dân.

Tổng cục Cảnh sát tiếp nhận mẫu thẻ Căn cước công dân do Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật bàn giao để sản xuất thẻ Căn cước công dân; quản lý mẫu thẻ Căn cước công dân chặt chẽ theo chế độ tài liệu nghiệp vụ của ngành; thống nhất quản lý, kiểm tra thẻ Căn cước công dân trên toàn quốc;

Tháng 9 hàng năm, công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải lập dự trù nhu cầu sử dụng thẻ Căn cước công dân của địa phương mình cho năm tiếp theo gửi C72 để tổng hợp, báo cáo Tổng cục Cảnh sát.
Thẻ căn cước công dân được cấp miễn phí
Theo Thông tư 170/2015 của Bộ Tài chính quy định về mức thu, nộp cấp, đổi thẻ căn cước công dân, người từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân từ ngày 1/1/2016 không phải nộp phí. Nhà nước cũng không thu phí đổi thẻ đối với người đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
Công dân khi làm thủ tục đổi, cấp lại thẻ căn cước thì mới phải trả phí: phí đổi thẻ căn cước là 50.000 đồng/thẻ và cấp lại là 70.000 đồng/thẻ.
Người dân thường trú tại các xã, thị trấn miền núi; biên giới; huyện đảo nộp lệ phí bằng 50% mức thu quy định. Những trường hợp là bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sĩ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con dưới 18 tuổi của thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; công dân thuộc các xã, thị trấn vùng cao theo quy định của Ủy ban Dân tộc. Công dân thuộc hộ nghèo cũng không phải nộp lệ phí đổi thẻ căn cước công dân. Công dân dưới 18 tuổi mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa cũng sẽ thuộc những trường hợp được miễn phí khi đổi, cấp lại thẻ căn cước.
Theo Luật Căn cước công dân, từ ngày 1/1/2016, người từ đủ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp thẻ căn cước công dân. Thẻ căn cước công dân có thể được sử dụng thay hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ này thay cho việc sử dụng hộ chiếu. Thẻ phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

Thế Kha

8 nhận xét :

  1. Người dân VN không thể (!) không có sự nghi ngờ là phía VN đã có "thỏa thuận" với "nước lạ".
    Theo tôi, khuyết điểm trên không thể còn là "lỗi kỹ thuật" - nó không thể được chấp nhận vì nó thuộc phạm trù ĐAO ĐỨC. Chỉ có thể kết luận là họ đã coi thường xương máu của bao liệt sĩ đã hy sinh vì HS-TS, vì Tổ quốc VN!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thẻ căn cước mới mà trên đó bản đồ VN không có Hoàng Sa Trường Sa là có vấn đề về chủ quyền Việt Nam rồi. Tôi muốn biết ai là người chiụ trách nhiệm về cái căn cước này? Phải có người chịu trách nhiệm trực tiếp và trả lời công khai cho dân biết. Một thẻ căn cước mất chủ quyền dân tộc mà được công khai đưa ra để thay thế căn cước cũ là có dụng ý gì? Tôi cảm thấy nhục và phẫn nộ.

      Xóa
  2. Đừng đặt v/đ này với nhà nước hiện tại nữa!Mọi chuyện coi như đã an bài???Hãy tìm cách khác để đòi lại HOÀNG SA-TRƯỜNG SA thôi!!!

    Trả lờiXóa
  3. Thẻ CCCD của VN có nội dung trình bày giống thẻ Cư Dân Thân Phận Chứng của TQ đến 90%. Có lẽ trên thế giới chỉ có TQ và VN là để phần Dân Tộc- Ethnic group ào ID card. Người Việt tất cả là dân tộc Việt Nam sao lại phân biệt phần ethnic group vào làm gì? Cũng như người Mỹ thì gọi chung trên giấy tờ là American, phần sắc tộc chỉ là phần tham khảo hoặc nghiên cứu xã hội, không ai ghi vào giấ tờ hộ tịch hay hành chánh cả.

    Ngoài ra, TQ cũng có dân tộc Kinh chính thức được coi là 1 dân tộc thiểu số minor group từ năm 1958 qua một nghị định chính phủ TQ ban hành. Cho nên, đối với người TQ, người VN dân tộc Kinh cũng như dân tộc của TQ giống nhau.

    Thẻ CDTPC/TQ
    http://www.jrwxw.com/hotzx/10879/shenfenzhengguoqiliaonenggaiyinxingkaxinxima/

    Nghị định chính phủ xem Kinh Tộc là nhóm sắc tộc thiểu số TQ
    http://www.zwbk.org/MyLemmaShow.aspx?lid=1048

    Trả lờiXóa
  4. Thôi chết rồi,ý đồ bán nước đã lộ nguyên hình !

    Trả lờiXóa
  5. Tôi sẽ không bao giờ đi đổi thẻ căn cước . Nếu không có hình đảo HS -TS.

    Trả lờiXóa
  6. CẢNH BÁO: Thẻ căn cước hợp pháp do Nhà Nước Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam có bản đồ Việt Nam với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa rõ ràng. Còn mẫu thẻ căn cước với bản đồ Việt Nam không có 2 quần đảo HS - TS là do bọn "người lạ" từ "nước lạ" tuồn vào VN với mục đích xấu, mẫu thẻ căn cước này không hợp lệ.

    Trả lờiXóa
  7. Tại sao phải gọi là Căn Cước Công Dân mà không gọi là THẺ CĂN CƯỚC? Vì nếu gọi là Thẻ Căn Cước sợ rằng lại bắt chước VNCH? Căn cước là để cấp cho công dân chứ chẳng lẽ cũng cấp luôn cho chó, mèo, heo, gà... hay sao mà phải ghi thêm chữ công dân để phân biệt?

    Trả lờiXóa