Nhà thờ Thái Hà (HN) và Nhà thờ Kỳ Đồng (Sài Gòn)
cử hành Thánh lễ cầu nguyện cho Luật sư Nguyễn Văn Đài và người cộng sự cô Lê Thu Hà.
Tễu blog tổng hợp
Tễu blog tổng hợp
Trong tinh thần hiệp thông, thánh lễ cầu nguyện cho công lý – hòa bình, được cử hành vào lúc 20 giờ Chúa Nhật 27/12/2015 tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn (số 38 đường Kỳ Đồng, phường 9, quận III, Sài Gòn) và tại Nhà Thờ Thái Hà (số 180/2 phố Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội). Thánh lễ nhằm Cầu cho thế giới, cách riêng đất nước Việt Nam được hòa bình; Cầu nguyện cho người dân, nhất là người Công giáo không còn thờ ơ, dửng dưng với quê hương đất nước, với những anh chị em đang chịu cảnh bất công; và đặc biệt là cầu cho Luật sư Nguyễn Văn Đài và cộng sự cô Lê Thu Hà được trả tự do.
Đặc biệt, Thánh lễ hôm nay có sự hiện diện của chị Vũ Minh Khánh là vợ của luật sư Nguyễn Văn Đài, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, bà Lê Thị Minh Hà (vợ Anh Ba Sàm) cùng rất đông anh em trong phong trào đấu tranh cho dân chủ nhân quyền đến từ các hội nhóm, cả những dân oan cũng đến hiệp thông để cầu nguyện cho luật sư Đài và cộng sự.
Hình ảnh thánh lễ cầu cho công lý và hoà bình, cách riêng cầu cho luật sư Nguyễn Văn Đài và người cộng sự cô Lê Thu Hà, tại nhà thờ Thái Hà, tối 27/12/2015.
.
Hình ảnh thánh lễ cầu cho công lý và hoà bình, cách riêng cầu cho luật sư Nguyễn Văn Đài và người cộng sự cô Lê Thu Hà, tại nhà thờ Thái Hà, tối 27/12/2015.
.
Ảnh: JB Nguyễn Hữu Vinh & Trung nghĩa
LM Gioan Nam Phong: Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam can trường, hai lần chứng kiến chồng bị bắt cách oan uổng: Chị Vũ Minh Khánh - phu nhân luật sư Nguyễn Văn Đài, trong thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hoà bình tại nhà thờ Thái Hà, tối 27/12/2015.
Mong mọi người hiệp thông, chia sẻ, an ủi và cầu nguyện cho chị. Cảm ơn chị người phụ nữ can đảm. Kính chúc chị luôn bình an trong bàn tay quan phòng của Thiên Chúa.
Ảnh: Lan le
Bài giảng lễ Công lý và Hòa bình
“Vượt thắng sự thờ ơ để giành lấy hòa bình”
Lm. Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong, C.Ss.R.
Hôm nay, Chúa nhật cuối cùng của năm Dương lịch. Nhìn lại một năm qua, chúng ta không thể không tạ ơn Thiên Chúa vì những ân huệ Chúa đã ban cho chúng ta trong tư cách cá nhân, gia đình hay trong tư cách của một công dân trong một đất nước.
Chúng ta vừa cùng nhau trải qua một năm đầy biến động, với những biến cố đan xen, vui có, buồn có. Bên cạnh những thành quả thấy được, đem lại hy vọng, như Học Viện Công giáo vừa được nhà nước cho phép hoạt động, Việt Nam đang trải qua những thủ tục pháp lý cuối cùng để ra nhập TPP – Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, thì vẫn còn đó những lo âu, trăn trở, đặc biệt là những sự kiện chính trị xã hội đầy bất trắc đang diễn ra từng ngày, khiến chúng ta không thể yên lòng.
Trong lãnh vực chính trị, sự tiếp tục kiên định đi theo Chủ nghĩa Xã hội, mà hậu quả đau thương của nó để lại trên quê hương đất nước hơn 60 năm qua, đang tiếp tục đặt ra cho chúng ta những câu hỏi: những nhà lãnh đạo Việt Nam có thực tâm vì dân vì nước hay chỉ vì mục tiêu duy trì chế độ, bảo vệ lợi ích của phe nhóm, bảo vệ quyền lợi của cá nhân? Những tranh chấp nội bộ gần đây, đặc biệt trong hội nghị Trung ương 13 vừa qua, cho thấy dù phe nào thắng, thì người dân, đất nước mãi là người thua cuộc, bởi lý do đơn giản là người dân đã không được chọn người lãnh đạo của mình. Họ được lãnh đạo không phải bởi những người có tài, mà chỉ là người đã giành vị trí lãnh đạo bằng các thủ đoạn chính trị, bằng sự tranh giành quyền lực dựa vào quyền lợi của các phe nhóm.
Trong lãnh vực giáo dục, theo Báo người Lao động, số ra ngày 24/12/2015, thì hiện nay số cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp cả nước đã lên con số 225.500 người. Sở dĩ, có hiện tượng sinh viên tốt nghiệp ra trường không có việc làm phù hợp là do nền giáo dục của Việt Nam hiện nay, không chỉ lạc hậu mà còn lạc hướng. Theo Ts. Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội, thì “nền giáo dục của Việt Nam đã phát triển ngược so với thế giới”. Trong khi các nước tiên tiến trên thế giới, dành hẳn một chương trình cho các trẻ em thiệt thòi, thì nước ta lại tập trung vào các học sinh giỏi, sẵn sàng bỏ hàng ngàn tỷ đồng để xây dựng các tượng đài vô bổ, nhưng lại không quan tâm đầu tư vào giáo dục dù chỉ là cấp mầm non. Thay vì để các tôn giáo tham gia vào lãnh vực giáo dục như các nước khác đang làm, Nhà nước Việt Nam tiếp tục độc quyền giáo dục, nhất là chính trị hóa giáo dục, khiến cho kết quả giáo dục ngày càng đi xuống.
Trong lãnh vực xã hội nói chung, tình trạng tham nhũng tại các cơ quan nhà nước đang trở thành quốc nạn, khiến cho nhiều địa phương không còn tiền để trả lương cho cán bộ, công nhân viên. Tình trạng tham nhũng hiện nay tồi tệ đến nỗi, ông Trương tấn Sang – Chủ tịch Nước đã phải cảm thấy “Xấu hổ khi Việt Nam bị xếp hạng tham nhũng cao nhất thế giới” và ông ví hiện tượng tham nhũng “như một bầy sâu”. Ông nói: “Trước đây, chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là chết cái đất nước này”. Bầy sâu mà ông Trương tấn Sang nói tới ở đâu? Ông Huỳnh Phong Tranh, Tổng Thanh tra Nhà nước, trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Người Lao động, số ra ngày 24/12/2015 vừa qua, khẳng định “ngay trong cơ quan chống tham nhũng cũng có tham nhũng” mà trưởng ban chống tham nhũng lại do ông Tổng Bí thư cầm đầu. Bên cạnh tình trạng tham nhũng đã trở thành quốc nạn, các quyền con người, như: quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do tôn giáo, quyền tư hữu, quyền sở hữu trí tuệ, quyền tham gia chính trị… tiếp tục bị vi phạm một cách có hệ thống. Tình trạng dân oan mất đất tiếp tục gia tăng. Những người dân yêu nước tiếp tục bị bắt bớ, giam cầm cách bất công, bất chấp pháp luật, như trường hợp luật sư Nguyễn Văn Đài và người cộng sự của ông, cô Lê Thu Hà mới đây.
Trong đời sống Giáo hội, hiện tượng nở rộ các phong trào như Sứ Điệp từ trời, Sứ Điệp Chúa đến, vừa ngấm ngầm, vừa công khai chống lại Giáo hội, gieo sự hoang mang, sợ hãi trong lòng các tín hữu, khiến chúng ta không thể yên lòng, nhiều người đã dần xa dời đời sống của Hội thánh, đánh mất đức tin.
Lm. Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong giảng lễ.
.
.
Vì thế, việc nêu lên một vài sự kiện như trên, chúng tôi thiết nghĩ là cần thiết, vì chúng ta sinh ra và gắn bó với đất nước này. Điều quan trọng là tìm ra nguyên nhân của những sự kiện đang gây bất ổn xã hội, đang làm cho sự bất công ngày càng gia tăng. Những bất ổn gây bất công này đang ảnh hưởng cách trực tiếp tới đời sống đức tin của chúng ta. Vậy đâu là nguyên nhân khiến đất nước chúng ta rơi vào một tình trạng bi đát như hiện nay?
.
Nguyên nhân thì rất nhiều. Về các nguyên nhân này, chúng tôi cũng đã nhiều lần chia sẻ với anh chị em. Đó có thể là do tình trạng lỗi hệ thống. Đây là một trong nhiều nguyên nhân mà ông Nguyễn Văn An, nguyên Chủ tịch Quốc hội đã từng nêu lên trong một cuộc trả lời phỏng vấn các báo đài nhà nước. Ông cho rằng, thể chế chính trị Việt Nam bị lỗi hệ thống từ gốc tới ngọn, do chúng ta xây dựng một xã hội dựa trên ý thức hệ Mác xít – Lê Nin nít. Đó có thể là do thể chế chính trị tại Việt Nam là thể chế độc tài, không tôn trọng các quyền cơ bản của con người, quản lý xã hội bằng nghị quyết, nghị định chứ không phải bằng luật pháp như các quốc gia dân chủ luôn đề cao phẩm giá và các quyền của con người.
Trong khung cảnh của buổi cầu nguyện cho công lý và Hòa bình hôm nay, chúng tôi chỉ xin nêu ra đây một nguyên nhân khách quan, đã được Đức Giáo hoàng Phanxicô, nêu rõ trong Sứ Điệp Hòa Bình năm 2016 sắp tới đây. Trong Sứ điệp Hòa bình gửi tới mọi dân tộc, mọi quốc gia, nhân ngày cầu cho Hòa bình thế giới, ngày 1/1/2016, với chủ đề: “Vượt thắng sự thờ ơ để giành lấy hòa bình”, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã viết: “Đáng buồn thay, chiến tranh và khủng bố, đi cùng với việc bắt cóc, sự bách hại sắc tộc và tôn giáo và việc lạm quyền, đã đánh dấu năm qua từ lúc khởi sự cho đến khi kết thúc. Ở nhiều nơi trên thế giới, những điều này đã trở nên quá bình thường đến nỗi tạo nên một “cuộc thế chiến thứ ba đang diễn ra từng mảnh” (số 2). Theo ngài, chính sự thờ ơ, sự dửng dưng với xã hội và sự thiếu liên kết giữa các thành phần xã hội dân sự đã làm cho sự bất công, cái ác ngày càng lan rộng. Chính chúng ta chứ không ai khác, khi chúng ta im lặng trước bất công, vô cảm với đồng loại, nhất là vô cảm với những ai đang bị tước đoạt các quyền cơ bản của con người, đã làm cho sự ác lên ngôi. Nếu mọi người dân trong đất nước này đều đoàn kết một lòng với nhau, thì không gì chúng ta không thể làm được. Ngài viết:
“Kiểu thờ ơ đầu tiên trong xã hội loài người là sự thờ ơ đối với Thiên Chúa, điều kế đến sẽ dẫn đến sự thờ ơ với người thân cận của mình và với môi trường. Đây là một trong những hậu quả nghiêm trọng của chủ nghĩa nhân bản giả tạo và chủ nghĩa vật chất thực dụng đồng minh với chủ thuyết tương đối và chủ thuyết hư vô... Sự thờ ơ trước người thân cận của chúng ta tự nó thể hiện bằng nhiều cách khác nhau. Một số người thì được trang bị thông tin đầy đủ. Họ nghe đài phát thanh, đọc báo hay coi truyền hình, nhưng họ làm thế một cách máy móc mà chẳng có phần tham gia. Họ biết một cách mơ hồ về những thảm kịch đang tác động lên nhân loại, nhưng họ không có cảm thức có liên quan hay thương cảm. Cảm thức của họ là thái độ của những người biết, nhưng để cho cái nhìn của họ, tư tưởng và hành động của họ tập trung vào chính bản thân họ…Trong những trường hợp khác, sự thờ ơ tự thể hiện chính nó trong sự thiếu quan tâm đến điều gì đang diễn ra quanh mình, đặc biệt khi nó không trực tiếp đụng chạm đến chúng ta. Một số người thích không đặt những câu hỏi hoặc tìm kiếm câu trả lời, họ sống một cuộc sống an nhàn, giả điếc trước những tiếng kêu khóc của những người đau khổ. Hầu như một cách không chú ý, chúng ta lớn lên mà không có khả năng thương cảm với người khác và với các vấn đề của họ; chúng ta không yêu thích gì chuyện quan tâm đến họ, như thể vấn đề của họ là trách nhiệm của riêng họ, và chẳng liên quan gì đến chúng ta” (số 3).
Theo Đức thánh cha, “Thiên Chúa không thờ ơ! Thiên Chúa quan tâm đến nhân loại! Thiên Chúa không bỏ mặc chúng ta!” (số 1). Ngay tại cội nguồn của nhân loại, Thiên Chúa đã cho thấy chính Ngài cũng có liên hệ đến số phận của con người”, đặc biệt “Nơi Đức Giêsu - Con Ngài, Thiên Chúa đã xuống ở giữa chúng ta. Ngài mặc lấy xác phàm và bày tỏ tình liên đới của Ngài với nhân loại trong tất cả mọi điều, ngoại trừ tội lỗi. Chúa Giêsu đã đồng hoá với chúng ta. Ngài đã trở thành “trưởng tử giữa đàn em đông đúc” (Rm 8, 29). Ngài không chỉ bằng lòng với việc dạy dỗ đám đông, mà Ngài còn quan tâm đến phúc lợi của họ, đặc biệt khi Ngài thấy họ đói (x. Mc 6, 34-44) hoặc không có việc làm (x. Mt 20, 3). Ngài đã quan tâm không chỉ đối với người nam nữ, mà còn đối với cả cá biển, chim trời, thảo mộc và cây cối, tất cả mọi thứ lớn nhỏ. Ngài thấy và ôm hết tất cả mọi thụ tạo. Ngài đã hành động hơn là chỉ nhìn. Ngài chạm vào đời sống của con người, Ngài trò chuyện với họ, giúp họ và thể hiện sự tử tế với những người đang cần giúp đỡ. Không chỉ điều này, mà Ngài còn cảm thấy rung cảm mạnh mẽ và đã khóc (x. Ga 11, 33-44). Ngài đã hành động để chấm dứt khổ đau, sầu khổ, thống khổ và sự chết. Trong dụ ngôn về Người Samaritanô Nhân Hậu (x. Lc 10, 29-37), Ngài lên án những người không giúp người khác đang cần sự trợ giúp, những người “đi ngang qua vệ đường bên kia” (x. Lc 10, 31-32). Bằng trường hợp điển hình này, Ngài đã dạy những người nghe Ngài, và các môn đệ của Ngài cách riêng, hãy dừng lại và giúp giảm bớt khổ đau của thế giới này và nỗi đau của anh chị em chúng ta, sử dụng bất cứ phương tiện nào sẵn có, bắt đầu từ thời đại của chúng ta, bất luận là chúng ta bận rộn cỡ nào” (số 5). Đó là trách nhiệm đức tin của chúng ta.
Sau khi cho thấy trách nhiệm đức tin của các Kitô hữu đối với những ai sầu khổ, những người đang là nạn nhân của bất công xã hội, Đức Thánh cha đã kêu gọi mọi tín hữu và mọi người thiện chí, hãy cùng nhau làm sống lại tình liên đới, vì “Tình liên đới là biểu trưng cho một thái độ đạo đức và xã hội đáp trả tốt nhất cho những tai hoạ của thời đại chúng ta” (số 5), một tình liên đới đề cao thiện ích chung, cùng nhau hướng về một mục đích duy nhất là tôn trọng phẩm giá con người, tôn trọng các giá trị phổ quát: sự thật, tự do, công lý và tình yêu. Theo Đức Giáo hoàng, chiến tranh và khủng bố, đi cùng với việc bắt cóc, sự bách hại sắc tộc và tôn giáo, việc lạm dụng quyền lực gây nhiều bất công…gốc rễ của vấn đề không phải chỉ là do cơ chế xã hội bị lỗi hệ thống, không phải do chế độ độc tài, với những chính sách xã hội chỉ nhắm phục vụ cho những nhóm lợi ích phe nhóm mà trên hết và trước hết, nó xuất phát từ tâm hồn của con người, từ sự dửng dưng, thờ ơ của chúng ta trước trách nhiệm xã hội, trước tiếng kêu than của đồng loại. Nếu tất cả mọi người, mọi tổ chức xã hội dân sự, cùng nhau đoàn kết, nhất trí vì lợi ích chung và vì tình liên đới thánh thiện xuất phát từ trời, thì không có bất cứ thế lực xã hội nào có thể ngang nhiên đi ngược lại với xu thế của thời đại. Vì thế, theo Đức Thánh cha, đã tới lúc mọi người, mọi tổ chức xã hội cần phải sám hối vì đã thờ ơ trước vận mệnh của gia đình, quốc gia, dân tộc và quốc tế và phải bắt đầu lại bằng một ý thức trách nhiệm cùng nhau xây dựng một “Nền văn hóa liên đới và thương xót để vượt thắng sự sợ hãi và thờ ơ” (số 6).
Hôm nay, Chúa nhật cuối cùng của Năm Dương lịch, ngày cầu cho công lý và hòa bình, cùng là ngày lễ Thánh Gia thất. Chúng ta vừa mừng mầu nhiệm Con Thiên Chúa nhập thể làm người để cứu nhân loại, để cùng với Người, chúng ta chung tay xây dựng một nền hòa bình đích thực. Hơn hai ngàn năm trước, Người đã đến thế gian, nhưng điều đặc biệt, đó là: Người đã chọn được sinh ra trong một gia đình. Việc chọn lựa sinh ra trong một gia đình, có lẽ, không chỉ để cho Người có một nhân tính hợp pháp, mà còn là để khẳng định vai trò nền tảng của đời sống gia đình trong trật tự xã hội nói chung và trong Giáo hội Chúa Kitô nói riêng. Có thể nói, Thiên Chúa đã đến thế gian trước hết ngang qua một gia đình và từ giữa gia đình này, ngài đã đi vào trần thế, sống tình liên đới với tất cả mọi con người. Chúng ta hôm nay cũng vậy, “công cuộc tân phúc âm hóa xã hội” hay việc “đem tin mừng vào các thực tại xã hội”, trước hết và trên hết phải khởi đi từ đời sống gia đình, từ sự cảm thương và tha thứ cho nhau. Trách nhiệm với gia đình là trách nhiệm với xã hội, Giáo hội và ngược lại, vì không có sự tách biệt giữa đời sống xã hội và đời sống gia đình. Tất cả chúng ta cùng đi trong một lịch sử, trong đó việc nhà, việc nước là hai thực thể không thể tách rời.
Hôm nay, khi cùng nhau nhắc lại một vài sự kiện xã hội tiêu biểu, cùng với trách nhiệm đức tin mà Chúa đã trao phó, chúng tôi không muốn vì điều ấy làm cho tất cả chúng ta chán nản, sợ hãi hay buông xuôi, với một tâm lý rất thiếu trách nhiệm đức tin, đó là “cứ để đảng và nhà nước lo”. Trái lại, chúng tôi nêu lên những điều đó, trong thái độ nhìn lại để sám hối về sự thờ ơ, sự dửng dưng của chúng ta đã gây nên biết bao bất công xã hội, đã để cho sự xấu, sự ác lên ngôi, đe dọa tới sự sống của con người. Chúng tôi nêu lên tất cả các sự kiện ấy, cũng là để - như Đức Giáo hoàng Phanxicô đã viết trong Sứ điệp Ngày Hòa bình Thế giới 2016: “Chúng ta tiếp tục tin tưởng rằng năm 2016 sẽ cho chúng ta thấy tất cả mọi người đều kiên định và vững tin để gắn kết với nhau, ở mọi cấp độ, trong việc theo đuổi công lý và hoà bình” (số 1).
Không ai có thể ngăn cản được đà tiến của lịch sử. Sự thiện chắc chắn sẽ thắng sự ác. Trong những năm qua, dù chịu nhiều bắt bớ, giam cầm, thì cũng đã có rất nhiều các tổ chức xã hội dân sự được hình thành, cách âm thầm hay công khai, như: Nhóm NO U – chống đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc, Nhóm Anh em Dân chủ của luật sự Nguyễn Văn Đài mà hôm nay chúng ta dâng lễ cầu nguyện cho anh và người cộng sự cô Lê Thu Hà, nhóm Bauxite gồm các nhân sĩ trí thức… bên cạnh đó là sự đồng hành, hiệp thông không mệt mỏi của đồng bào Người Việt khắp năm châu, các đại sứ quán, các tổ chức quốc tế. Chúng ta có quyền tin rằng đất nước sẽ thay đổi khi tất cả chúng ta cùng nhận thức lại trách nhiệm đức tin của mình, vượt thắng sự thờ ơ để giành lấy công lý và tự do cho hết thảy mọi người.
Nhân đây, chúng tôi cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo đất nước ý thức trách nhiệm lịch sử của mình, trở về với dân, lấy dân làm gốc, can đảm từ bỏ chủ nghĩa cộng sản, để cùng người dân xây dựng một xã hội mới dân chủ, văn minh.
27/12/2015
Lm. Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong, C.Ss.R.
Trong khung cảnh của buổi cầu nguyện cho công lý và Hòa bình hôm nay, chúng tôi chỉ xin nêu ra đây một nguyên nhân khách quan, đã được Đức Giáo hoàng Phanxicô, nêu rõ trong Sứ Điệp Hòa Bình năm 2016 sắp tới đây. Trong Sứ điệp Hòa bình gửi tới mọi dân tộc, mọi quốc gia, nhân ngày cầu cho Hòa bình thế giới, ngày 1/1/2016, với chủ đề: “Vượt thắng sự thờ ơ để giành lấy hòa bình”, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã viết: “Đáng buồn thay, chiến tranh và khủng bố, đi cùng với việc bắt cóc, sự bách hại sắc tộc và tôn giáo và việc lạm quyền, đã đánh dấu năm qua từ lúc khởi sự cho đến khi kết thúc. Ở nhiều nơi trên thế giới, những điều này đã trở nên quá bình thường đến nỗi tạo nên một “cuộc thế chiến thứ ba đang diễn ra từng mảnh” (số 2). Theo ngài, chính sự thờ ơ, sự dửng dưng với xã hội và sự thiếu liên kết giữa các thành phần xã hội dân sự đã làm cho sự bất công, cái ác ngày càng lan rộng. Chính chúng ta chứ không ai khác, khi chúng ta im lặng trước bất công, vô cảm với đồng loại, nhất là vô cảm với những ai đang bị tước đoạt các quyền cơ bản của con người, đã làm cho sự ác lên ngôi. Nếu mọi người dân trong đất nước này đều đoàn kết một lòng với nhau, thì không gì chúng ta không thể làm được. Ngài viết:
“Kiểu thờ ơ đầu tiên trong xã hội loài người là sự thờ ơ đối với Thiên Chúa, điều kế đến sẽ dẫn đến sự thờ ơ với người thân cận của mình và với môi trường. Đây là một trong những hậu quả nghiêm trọng của chủ nghĩa nhân bản giả tạo và chủ nghĩa vật chất thực dụng đồng minh với chủ thuyết tương đối và chủ thuyết hư vô... Sự thờ ơ trước người thân cận của chúng ta tự nó thể hiện bằng nhiều cách khác nhau. Một số người thì được trang bị thông tin đầy đủ. Họ nghe đài phát thanh, đọc báo hay coi truyền hình, nhưng họ làm thế một cách máy móc mà chẳng có phần tham gia. Họ biết một cách mơ hồ về những thảm kịch đang tác động lên nhân loại, nhưng họ không có cảm thức có liên quan hay thương cảm. Cảm thức của họ là thái độ của những người biết, nhưng để cho cái nhìn của họ, tư tưởng và hành động của họ tập trung vào chính bản thân họ…Trong những trường hợp khác, sự thờ ơ tự thể hiện chính nó trong sự thiếu quan tâm đến điều gì đang diễn ra quanh mình, đặc biệt khi nó không trực tiếp đụng chạm đến chúng ta. Một số người thích không đặt những câu hỏi hoặc tìm kiếm câu trả lời, họ sống một cuộc sống an nhàn, giả điếc trước những tiếng kêu khóc của những người đau khổ. Hầu như một cách không chú ý, chúng ta lớn lên mà không có khả năng thương cảm với người khác và với các vấn đề của họ; chúng ta không yêu thích gì chuyện quan tâm đến họ, như thể vấn đề của họ là trách nhiệm của riêng họ, và chẳng liên quan gì đến chúng ta” (số 3).
Theo Đức thánh cha, “Thiên Chúa không thờ ơ! Thiên Chúa quan tâm đến nhân loại! Thiên Chúa không bỏ mặc chúng ta!” (số 1). Ngay tại cội nguồn của nhân loại, Thiên Chúa đã cho thấy chính Ngài cũng có liên hệ đến số phận của con người”, đặc biệt “Nơi Đức Giêsu - Con Ngài, Thiên Chúa đã xuống ở giữa chúng ta. Ngài mặc lấy xác phàm và bày tỏ tình liên đới của Ngài với nhân loại trong tất cả mọi điều, ngoại trừ tội lỗi. Chúa Giêsu đã đồng hoá với chúng ta. Ngài đã trở thành “trưởng tử giữa đàn em đông đúc” (Rm 8, 29). Ngài không chỉ bằng lòng với việc dạy dỗ đám đông, mà Ngài còn quan tâm đến phúc lợi của họ, đặc biệt khi Ngài thấy họ đói (x. Mc 6, 34-44) hoặc không có việc làm (x. Mt 20, 3). Ngài đã quan tâm không chỉ đối với người nam nữ, mà còn đối với cả cá biển, chim trời, thảo mộc và cây cối, tất cả mọi thứ lớn nhỏ. Ngài thấy và ôm hết tất cả mọi thụ tạo. Ngài đã hành động hơn là chỉ nhìn. Ngài chạm vào đời sống của con người, Ngài trò chuyện với họ, giúp họ và thể hiện sự tử tế với những người đang cần giúp đỡ. Không chỉ điều này, mà Ngài còn cảm thấy rung cảm mạnh mẽ và đã khóc (x. Ga 11, 33-44). Ngài đã hành động để chấm dứt khổ đau, sầu khổ, thống khổ và sự chết. Trong dụ ngôn về Người Samaritanô Nhân Hậu (x. Lc 10, 29-37), Ngài lên án những người không giúp người khác đang cần sự trợ giúp, những người “đi ngang qua vệ đường bên kia” (x. Lc 10, 31-32). Bằng trường hợp điển hình này, Ngài đã dạy những người nghe Ngài, và các môn đệ của Ngài cách riêng, hãy dừng lại và giúp giảm bớt khổ đau của thế giới này và nỗi đau của anh chị em chúng ta, sử dụng bất cứ phương tiện nào sẵn có, bắt đầu từ thời đại của chúng ta, bất luận là chúng ta bận rộn cỡ nào” (số 5). Đó là trách nhiệm đức tin của chúng ta.
Sau khi cho thấy trách nhiệm đức tin của các Kitô hữu đối với những ai sầu khổ, những người đang là nạn nhân của bất công xã hội, Đức Thánh cha đã kêu gọi mọi tín hữu và mọi người thiện chí, hãy cùng nhau làm sống lại tình liên đới, vì “Tình liên đới là biểu trưng cho một thái độ đạo đức và xã hội đáp trả tốt nhất cho những tai hoạ của thời đại chúng ta” (số 5), một tình liên đới đề cao thiện ích chung, cùng nhau hướng về một mục đích duy nhất là tôn trọng phẩm giá con người, tôn trọng các giá trị phổ quát: sự thật, tự do, công lý và tình yêu. Theo Đức Giáo hoàng, chiến tranh và khủng bố, đi cùng với việc bắt cóc, sự bách hại sắc tộc và tôn giáo, việc lạm dụng quyền lực gây nhiều bất công…gốc rễ của vấn đề không phải chỉ là do cơ chế xã hội bị lỗi hệ thống, không phải do chế độ độc tài, với những chính sách xã hội chỉ nhắm phục vụ cho những nhóm lợi ích phe nhóm mà trên hết và trước hết, nó xuất phát từ tâm hồn của con người, từ sự dửng dưng, thờ ơ của chúng ta trước trách nhiệm xã hội, trước tiếng kêu than của đồng loại. Nếu tất cả mọi người, mọi tổ chức xã hội dân sự, cùng nhau đoàn kết, nhất trí vì lợi ích chung và vì tình liên đới thánh thiện xuất phát từ trời, thì không có bất cứ thế lực xã hội nào có thể ngang nhiên đi ngược lại với xu thế của thời đại. Vì thế, theo Đức Thánh cha, đã tới lúc mọi người, mọi tổ chức xã hội cần phải sám hối vì đã thờ ơ trước vận mệnh của gia đình, quốc gia, dân tộc và quốc tế và phải bắt đầu lại bằng một ý thức trách nhiệm cùng nhau xây dựng một “Nền văn hóa liên đới và thương xót để vượt thắng sự sợ hãi và thờ ơ” (số 6).
Hôm nay, Chúa nhật cuối cùng của Năm Dương lịch, ngày cầu cho công lý và hòa bình, cùng là ngày lễ Thánh Gia thất. Chúng ta vừa mừng mầu nhiệm Con Thiên Chúa nhập thể làm người để cứu nhân loại, để cùng với Người, chúng ta chung tay xây dựng một nền hòa bình đích thực. Hơn hai ngàn năm trước, Người đã đến thế gian, nhưng điều đặc biệt, đó là: Người đã chọn được sinh ra trong một gia đình. Việc chọn lựa sinh ra trong một gia đình, có lẽ, không chỉ để cho Người có một nhân tính hợp pháp, mà còn là để khẳng định vai trò nền tảng của đời sống gia đình trong trật tự xã hội nói chung và trong Giáo hội Chúa Kitô nói riêng. Có thể nói, Thiên Chúa đã đến thế gian trước hết ngang qua một gia đình và từ giữa gia đình này, ngài đã đi vào trần thế, sống tình liên đới với tất cả mọi con người. Chúng ta hôm nay cũng vậy, “công cuộc tân phúc âm hóa xã hội” hay việc “đem tin mừng vào các thực tại xã hội”, trước hết và trên hết phải khởi đi từ đời sống gia đình, từ sự cảm thương và tha thứ cho nhau. Trách nhiệm với gia đình là trách nhiệm với xã hội, Giáo hội và ngược lại, vì không có sự tách biệt giữa đời sống xã hội và đời sống gia đình. Tất cả chúng ta cùng đi trong một lịch sử, trong đó việc nhà, việc nước là hai thực thể không thể tách rời.
Hôm nay, khi cùng nhau nhắc lại một vài sự kiện xã hội tiêu biểu, cùng với trách nhiệm đức tin mà Chúa đã trao phó, chúng tôi không muốn vì điều ấy làm cho tất cả chúng ta chán nản, sợ hãi hay buông xuôi, với một tâm lý rất thiếu trách nhiệm đức tin, đó là “cứ để đảng và nhà nước lo”. Trái lại, chúng tôi nêu lên những điều đó, trong thái độ nhìn lại để sám hối về sự thờ ơ, sự dửng dưng của chúng ta đã gây nên biết bao bất công xã hội, đã để cho sự xấu, sự ác lên ngôi, đe dọa tới sự sống của con người. Chúng tôi nêu lên tất cả các sự kiện ấy, cũng là để - như Đức Giáo hoàng Phanxicô đã viết trong Sứ điệp Ngày Hòa bình Thế giới 2016: “Chúng ta tiếp tục tin tưởng rằng năm 2016 sẽ cho chúng ta thấy tất cả mọi người đều kiên định và vững tin để gắn kết với nhau, ở mọi cấp độ, trong việc theo đuổi công lý và hoà bình” (số 1).
Không ai có thể ngăn cản được đà tiến của lịch sử. Sự thiện chắc chắn sẽ thắng sự ác. Trong những năm qua, dù chịu nhiều bắt bớ, giam cầm, thì cũng đã có rất nhiều các tổ chức xã hội dân sự được hình thành, cách âm thầm hay công khai, như: Nhóm NO U – chống đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc, Nhóm Anh em Dân chủ của luật sự Nguyễn Văn Đài mà hôm nay chúng ta dâng lễ cầu nguyện cho anh và người cộng sự cô Lê Thu Hà, nhóm Bauxite gồm các nhân sĩ trí thức… bên cạnh đó là sự đồng hành, hiệp thông không mệt mỏi của đồng bào Người Việt khắp năm châu, các đại sứ quán, các tổ chức quốc tế. Chúng ta có quyền tin rằng đất nước sẽ thay đổi khi tất cả chúng ta cùng nhận thức lại trách nhiệm đức tin của mình, vượt thắng sự thờ ơ để giành lấy công lý và tự do cho hết thảy mọi người.
Nhân đây, chúng tôi cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo đất nước ý thức trách nhiệm lịch sử của mình, trở về với dân, lấy dân làm gốc, can đảm từ bỏ chủ nghĩa cộng sản, để cùng người dân xây dựng một xã hội mới dân chủ, văn minh.
27/12/2015
Lm. Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong, C.Ss.R.
.
Cầu xin Thiên Chúa ban bình an cho gia đình chị và những người bị bách hại.
Trả lờiXóaMong LS bình yên vô sự
Trả lờiXóaCầu mong mọi sự bình an cho gia đình LA Đài và mọi người.Phản đối việc trấn áp người bất đồng chính kiến
Trả lờiXóa