Nguyễn Hoàng Sa
Vụ án thảm sát ở Bình Phước được cho xử lưu động, công khai, che nhà bạt làm nơi xét xử, bảo vệ an ninh vòng trong vòng ngoài gồm đến 300 cảnh sát (ảnh trên). Người dân đi dự được tự do dùng cả điện thoại di động trực tiếp truyền hình cho người thân ở nhà cùng xem. Mục đích của xử án lưu động, công khai dùng bản án nghiêm khắc tương xứng với tội trạng nhằm mục đích giáo dục, răn đe người dân tránh những hành vi tương tự nếu không muốn bị tử hình, ở tù.
Những vụ án về xâm phạm an ninh quốc gia , tuyên truyền lật đổ nhà nước , gây rối trật tự công cộng... thì ngược lại, tiếng là xử công khai nhưng lại xử... kín. Không triệu tập nhân chứng, không cần luật sư bào chữa, không cả báo chí, truyền thông đưa tin. Chỉ cần có bản án.
Cũng cùng là vụ án nhưng tại sao nhà nước không cho xử lưu động, công khai các vụ án về gây rối trật tự công cộng, tuyên truyền lật đổ nhà nước để người dân biết mà phòng tránh, cảnh giác?
Câu trả lời là nếu chỉ thật sự nhằm răn đe, giáo dục người dân bằng bản án đúng người đúng tội thì chẳng việc gì nhà nước lại không cho xử lưu động, công khai. Nhưng tất cả các vụ án về gây rối trật tự công cộng, tuyên truyền lật đổ chế độ mà nhà nước dành cho các nhà hoạt động nhân quyền, đòi dân chủ, dân oan .. đều mang tính chất vu vạ, áp đặt, chắp vá... thì việc xử công khai khác nào trưng bày cái tồi tệ của ngành tư pháp nhà nước. Rồi còn phải tính đến phản ứng của người dự khán khi thấy phiên toà bất công, phi lý.
Đó là lý do vì sao án cướp giết hiếp có thể xử công khai nhưng án hoạt động nhân quyền, kêu đòi dân chủ phải xử ... kín.
___________
Và đây là dành cho các bạn làm báo :
Vụ án thảm sát ở Bình Phước được cho xử lưu động, công khai, che nhà bạt làm nơi xét xử, bảo vệ an ninh vòng trong vòng ngoài gồm đến 300 cảnh sát (ảnh trên). Người dân đi dự được tự do dùng cả điện thoại di động trực tiếp truyền hình cho người thân ở nhà cùng xem. Mục đích của xử án lưu động, công khai dùng bản án nghiêm khắc tương xứng với tội trạng nhằm mục đích giáo dục, răn đe người dân tránh những hành vi tương tự nếu không muốn bị tử hình, ở tù.
Những vụ án về xâm phạm an ninh quốc gia , tuyên truyền lật đổ nhà nước , gây rối trật tự công cộng... thì ngược lại, tiếng là xử công khai nhưng lại xử... kín. Không triệu tập nhân chứng, không cần luật sư bào chữa, không cả báo chí, truyền thông đưa tin. Chỉ cần có bản án.
Cũng cùng là vụ án nhưng tại sao nhà nước không cho xử lưu động, công khai các vụ án về gây rối trật tự công cộng, tuyên truyền lật đổ nhà nước để người dân biết mà phòng tránh, cảnh giác?
Câu trả lời là nếu chỉ thật sự nhằm răn đe, giáo dục người dân bằng bản án đúng người đúng tội thì chẳng việc gì nhà nước lại không cho xử lưu động, công khai. Nhưng tất cả các vụ án về gây rối trật tự công cộng, tuyên truyền lật đổ chế độ mà nhà nước dành cho các nhà hoạt động nhân quyền, đòi dân chủ, dân oan .. đều mang tính chất vu vạ, áp đặt, chắp vá... thì việc xử công khai khác nào trưng bày cái tồi tệ của ngành tư pháp nhà nước. Rồi còn phải tính đến phản ứng của người dự khán khi thấy phiên toà bất công, phi lý.
Đó là lý do vì sao án cướp giết hiếp có thể xử công khai nhưng án hoạt động nhân quyền, kêu đòi dân chủ phải xử ... kín.
___________
Và đây là dành cho các bạn làm báo :
Hoang Bui
Cứ cho là có cái tội tuyên truyền chống nhà nước và ai đó đang bị tạm giam điều tra về tội này.
Để xử tội một người với tội danh "tuyên truyền chống lại nhà nước" cần có một toà án hoàn toàn không phải của nhà nước. Đó là yêu cầu tối thiểu để phiên toà có tính khách quan.
Bất cứ ông bà quan toà, công tố viên, thư ký, bảo vệ nào xử phiên toà nói xấu nhà nước mà là người của nhà nước, ăn lương nhà nước đều cần phải bị truy tố về tội "Ăn hối lộ". Đáng tiếc là tiền dùng hối lộ lại là tiền thuế của nhân dân.
Huynh Ngoc Chenh
Tôi rất tâm đắc với stt của cô bạn Đặng Bích Phượng, chỉ có chống lại nhân dân, chống lại tổ quốc mới có tội, còn chống lại nhà nước thì chẳng có tội chi hết, đó là chuyện bình thường.
Cứ cho là có cái tội tuyên truyền chống nhà nước và ai đó đang bị tạm giam điều tra về tội này.
Để xử tội một người với tội danh "tuyên truyền chống lại nhà nước" cần có một toà án hoàn toàn không phải của nhà nước. Đó là yêu cầu tối thiểu để phiên toà có tính khách quan.
Bất cứ ông bà quan toà, công tố viên, thư ký, bảo vệ nào xử phiên toà nói xấu nhà nước mà là người của nhà nước, ăn lương nhà nước đều cần phải bị truy tố về tội "Ăn hối lộ". Đáng tiếc là tiền dùng hối lộ lại là tiền thuế của nhân dân.
Huynh Ngoc Chenh
Tôi rất tâm đắc với stt của cô bạn Đặng Bích Phượng, chỉ có chống lại nhân dân, chống lại tổ quốc mới có tội, còn chống lại nhà nước thì chẳng có tội chi hết, đó là chuyện bình thường.
Nhà nước chẳng qua là một bộ máy cầm quyền do một tổ chức nào đó giành được quyền áp đặt vào hoặc do nhân dân bầu lên, bộ máy đó làm việc không hiệu quả thì bị chỉ trích, và nếu gây ra quá nhiều sai trái đưa đến thiệt hại nghiêm trọng cho dân và nước thì sẽ bị lật xuống để thay bằng một bộ máy cầm quyến khác. Đó là sinh hoạt chính trị bình thường của một xã hội văn minh.
Điều 88 của Bộ Luật hình sự xác định hành vi "Tuyên truyền chống lại nhà nước" là phạm tội là hoàn toàn sai trái và phản dân chủ, cần phải dẹp bỏ đi.
Ước gì các phiên tòa "công khai" xử những người yêu nước, dân oan cũng được các "công bộc" của dân chuẩn bị chu đáo, sốt sắng như phiên tòa xử 3 tên giết người này.
Trả lờiXóaBiết đâu( vâng, biết đâu) từ nay họ cũng sẽ "rút kinh nghiệm" và xử những người yêu nước tại một quảng trường, một sân vận động nào đó mà tỉnh/thành nào cũng có.
Coi phiên xử này thấy giống cuộc cãi nhau ngoài chợ. Mạnh ai nấy nói văng mạng - công tố và luật sư cứ như chửi nhau!
Trả lờiXóa