Thứ Tư, 9 tháng 12, 2015

GS NGUYỄN ĐĂNG HƯNG LÊN TIẾNG VỀ VỤ DOÃN MINH ĐĂNG

Nhà khoa học trẻ Doãn Minh Đăng

Vụ Doãn Minh Đăng ở Cần Thơ:

MỘT SỰ KIỆN ĐANG TIẾC, MỘT CƠ HỘI TIÊU BIỂU BỊ BỎ MẤT
CHỈ VÌ TƯ DUY QUẢN LÝ NHÂN SỰ ĐẠI HỌC CÒN QUÁ HẠN HẸP, ĐƠN ĐIỆU
VÀ LẠC HẬU

 

GS Nguyễn Đăng Hưng

Bạn Doãn Minh Đăng là một tiến sỹ trẻ tốt nghiệp tại một Đại học danh giá ở Hà Lan. Bạn đã đồng ý về Việt Nam công tác nghiên cứu khoa học và giảng dạy tại Trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ.

Nhưng thầy Dương Thái Công hiệu trưởng lại muốn quy hoạch cho cho bạn này theo hướng cơ cấu chính trị để sớm trở thành một Phó Hiệu Trưởng.

Cách xử lý thông thường ở Việt Nam hiện nay là đón nhận nồng nhiệt, hồ hởi lăng xả vào con đường làm quan khoa học giáo dục, tận dụng cơ hội thăng tiến mà nhiều người rất thèm muốn.

Nhưng thời thế đã khác, nguyên danh tài cuộc thi Olympia đã chọn thái độ khác với thông lệ (thông thường ở Châu Âu, nhưng ở Việt Nam bị cho là tâm thần!):

Tôi từ chối mọi quy hoạch, ra khỏi Đảng chỉ để làm chuyên môn nghiên cứu khoa học. Tôi phải công bằng với bản thân tôi và địa phương, nơi bỏ tiền cho tôi ăn học ở nước ngoài”.

Đây là cách chọn lựa đáng khen, đáng được đề cao vì muốn làm khoa học có hiệu quả cần sức tập trung cao, cần không sa đà vào sinh hoạt chính trị phức tạp, họp hành liên miên rất mất nhiều thì giờ. Ngoài ra, muốn thành công trong con đường quan lộ ngày nay, lưng phải biết còng đúng lúc, đầu phải thoả hiệp đúng nơi, chân phải chạy chọt đúng chỗ, tay phải biết chung chi đúng mức…

Lẽ ra Ban Giám hiệu Trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ  phải hoan hỉ có được một nhân sự với tư duy mới mẻ, tinh thần cống hiến thật sự cho ngành nghề, cho khoa học, điều thiết yếu nhất trong môi trường giảng dạy và nghiên cứu khoa học, điều kiện cần thiế để đất nước vươn lên, khoả lấp khoản cách tụt hậu do quản lý phát triển chệch hướng từ hơn 50 năm nay.

Lẽ ra ban giám hiệu phải bố trí hợp lý để bạn Doãn Minh Đăng có chỗ đứng xứng đáng để hoàn thành hoài bảo cao đẹp của một nhà khoa học tương lai, gắn bó với quê hương gần gủi sinh viên, nghiên cứu sinh tại một thành phố trong nước !

 Nhưng không, vì không thoát khỏi tư duy lỗi thời dùng trường Đại Học làm cơ sở cho sinh hoạt chính trị hẹp hòi, cục bộ, xem nhân sự nhà trường như một đàn trừu tha hồ quy hoạch cơ cấu để duy trì cơ chế chính trị, hồng hoá mọi sinh hoạt, coi thường tính chuyên môn khoa học kỹ thuật, ngài Hiệu trưởng đã làm khó dễ nhà khoa học trẻ, áp đặt các biện pháp kỷ luật thô thiển y như cho đảng viên cấp thôn xã, trói buộc một nhà khoa học trẻ đã thâu thập được nhiều kiến thức tư duy mới mẻ từ môi trường đại học các nền dân chủ tự do Châu Âu.

 Hậu quả không thể tránh khỏi là sự lùm xùm đổ vỡ mà ta được biết.

Được hỏi ý kiến của mình sau sự cố được công luận biết đến, Doãn Minh Đăng đã phát biểu:

“Tất nhiên là tôi vẫn có mong muốn cống hiến cho thành phố tuy nhiên bây giờ cũng là lúc tôi cần xem lại đường lối phát triển cho mình. Nếu tôi tìm được những chỗ tốt hơn thật sự và xứng đáng để tôi không làm việc cho thành phố nữa thì tôi chấp nhận đền bù để ra đi. Nếu không thể trả bằng cách cống hiến thì phải trả bằng tiền cho sòng phẳng…”

Đây là lời phát biểu rất đúng đắn, nói lên tư cách đáng khen của TS Đăng, nhất là tinh thần sáng suốt minh mẫn của một trí thức trẻ. Ai bảo TS Đăng có vấn đề tâm thần thì chính ngưới đó phải đi tìm bác sỹ…

Thế TS Đăng có lỗi gì khi trình bày sự việc lên diễn đàn Facebook?

Không có lỗi gì hết!

Ngược lại tôi cho rằng đây là hành động chính đáng và hợp lý!

Tại sao phải dấu diếm? Tại sao không minh bạch và sòng phẳng để cùng nhau rút kinh nghiệm không những cho TS Đăng và cho giới đại học toàn quốc?

Hãy nghe chính đương sự tuyên bố:

“Tôi không nghĩ đây là vấn đề cá nhân đâu. Tôi theo làm việc, đấu tranh này vì danh dự bản thân mình chứ không phải vì mâu thuẫn với ai. Tôi nghĩ làm sao giải quyết để ra được một kết quả nào đó mà sau này nhà trường có lợi. Có thể dưới góc độ tôi không muốn làm quản lý, không muốn làm chính trị phái thì hãy coi tôi là một người làm chuyên môn thì chẳng có việc gì xảy ra cả”.

Đúng vậy, Trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ sẽ hưởng rất nhiều lợi thế khi nhận thức ra được sai lầm của mình.

Và giới quản lý giáo dục và khoa học Việt Nam cũng nên xem đây là bài học cần thiết để soi mình trong giai đoạn cấp thiết ngày nay:

Đổi mới tư duy quản lý đại học và nghiên cứu khoa học, thực thi đúng nghĩa quyền tự do học thuật của các nhà khoa học, áp dụng đúng chuẩn hướng giao quyền tự trị cho các đại học…

 Sài Gòn ngày 8/12/2015.

.

14 nhận xét :

  1. Có cái tên người ta mà Tểu cũng viết sai: Doãn Minh Đăng thành Doãn Đăng Minh to đùng! "Nhất tự thiên kim", Tểu lẩm cẩm sớm thế?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vậy, bới lông tìm vết (Pick holes in others' coats), có bị coi là lẩm cẩm không?

      Xóa
  2. Nhất trí với quan điểm của GS Nguyễn Đăng Hưng về TS Doãn Minh Đăng.

    Trả lờiXóa
  3. Thật ngưỡng mộ và ủng hộ quan điểm của Doan Minh Đăng !

    Trả lờiXóa
  4. QUẢ LÀ MỘT CƠ HỘI ĐÁNG TIẾC.
    XIN KỂ LẠI SAU ĐÂY MỘT TRƯỜNG HỢP NA NÁ, TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC SAIGON NGÀY XƯA, ĐÂY LÀ MỘT SỰ GANH TỴ ĐÁNG TIẾC, LÀM MẤT MỘT NHÂN TÀI CHO TRƯỜNG KHOA HỌC SAIGON. sỐ LÀ ANH TS VTH, HỌC TRƯỚC TÔI MẤY NĂM, ANH VTH LÀ MỘT SINH VIÊN XUẤT SẮC, ĐƯỢC HỌC BỖNG QUA DU HỌC TẠI BĨ. SAU KHI XONG TS TOÁN, ANH VTH TRỞ VỀ NƯỚC XIN VÀO TRƯỜNG KHOA HỌC. LÚC ĐÓ TRƯỜNG LẬP MỘT BAN GIÁM ĐỊNH VĂN BẰNG TS TỪ TRƯỜNG ĐH BRUXELLE, TRONG BAN GIÁM ĐỊNH VĂN BẰNG CÓ MỘT VỊ TỐT NGHIỆP TS TOÁN TẠI ĐH PARIS, VỊ NẦY CHỐNG LẠI, NGĂN ANH TS VTH VÀO TRƯỜNG KHOA HỌC VỚI LÝ DO THẤP HÈN LÀ BĂNG TS BRUXELLE KHÔNG ĐỦ TIÊU CHUẨN V.V. THẾ LÀ ANH VTH QUA XIN VIỆC TẠI TRUNG TÂM KỸ THUẬT PHÚ THO, ĐƯỢC GIANG TAY TIẾP NHẬN, VÀ ÍT LÂU SAU ĐƯỢC CỬ LÀM TRƯỞNG BAN KHOA HỌC CỦA TRƯỜNG, THEO LỜI CÁC SINH VIÊN TẠI TRUNG TÂM, ĐƯỢC GS VTH ĐÀO TẠO, CHO BIẾT GS VTH LÀ MỘT VỊ GS TẬN TÂM VỚI CHỨC NGHIỆP, ĐÁNG ĐƯỢC KÍNH QUÝ. CÒN VỊ TS PARIS CỦA RƯỜNG KHOA HOC SAIGON, CHỈ LÀ NHÀ GIÁO LEM NHEM, SAU 25 NĂM PHỤC VỤ TẠI TRƯỜNG KHOA HỌC, KHÔNG CÓ THÀNH TÍCH GÌ ĐÁNG KỂ, NGOÀI CÁC VIỆC LĂNG NHĂNG VỚI NỮ SINH VIÊN, SAU NĂM 75, VỊ NẦY QUA TỴ NẠN TẠI TIỂU BANG CALIFORNIA, NAY ĐÃ QUÁ VÃNG. ANH VTH LẬP NGHIỆP TẠI PARIS, NAY CÒN DƯỠNG GIÀ BÊN ĐÓ.
    LVD

    Trả lờiXóa
  5. Mới có chút mà làm ùm lên ! Tui là con của chế độ VNCH, sau 75 cha bị "học tập cải tạo" để trở thành người của XHCN, ghỉ học vì lý lịch. Vượt biên thất bại, trở về nhà thì bị tịch thu... Tui chưa nói gi!

    Trả lờiXóa
  6. Theo tôi thì anh Đăng phải chuyển chỗ khác thôi. Ở lại
    trường anh sẽ bị ông HT và nhóm lợi ích của ông trù dập không sống nổi vì tội anh đã không chịu nhận "ơn mưa móc"
    của ông đã nhận anh vào bộ máy quan lại của ông để khi về hưu ông còn có nơi cậy nhờ gửi con cháu ...Tôi đã dạy học
    ở một trường ĐH 40 năm, nay đã nghỉ hưu nên biết rõ mưu mô
    của lũ "rận rệp" này khá phổ biến ở nhiều trường. Chừng nào
    nhà nước chưa bỏ chủ trương "chính trị hóa" giáo dục thì
    chưa thể tránh khỏi tình trạng này. Chính vì tư duy lỗi thời
    này mà những nhà KH tài năng đều bỏ đi.(Đề bạt nhà KH làm quan là một cách vô hiệu hóa KH tuyệt vời nhất đã có truyền
    thống ở nước ta mấy chục năm rồi.)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. MỘT NHẬN XÉT ĐÁNG GHI CỦA MỘT NHÀ GIÁO CÓ KINH NGHIỆM GIÁO DỤC THỜI XHCN.
      LVĐ

      Xóa
  7. "Tinh thần sáng suốt minh mẫn" thì họ cho là "tâm thần", đúng như GS Nguyễn đăng Hưng nói chính họ (lãnh đạo trường) mới phải đi tìm bác sĩ".

    Trả lờiXóa
  8. TS Đăng đã sai lầm khi trở về VN.

    Trả lờiXóa
  9. Nếu thật sự là trí thức thì môi trường VN không phải đất dụng võ.

    Trả lờiXóa
  10. p.thường dân Nam Bộlúc 14:55 10 tháng 12, 2015

    Cây non nhúng vào nước sôi chết sớm ! Mong em đã nhìn ra sự thật và chuồn thôi !

    Trả lờiXóa
  11. Nếu không thể uốn lưỡi, cong lưng, bẻ ngòi bút được thì đừng về VN hỡi các bạn trẻ tài giỏi.

    Trả lờiXóa
  12. nhân viên giỏi hơn lãnh đạo làm sao chịu được...

    Trả lờiXóa