Nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Bình, Trưởng nhóm "Đình Làng Việt"
Những bất cập trong công tác
quản lý Đình xứ Đoài
Nguyễn Đức Bình
Nguyễn Đức Bình
Lời dẫn của Tễu Blog: Sáng 15/12/2015, tại Bảo tàng Hà Nội, Sở VH - Thể thao Hà Nội, Kênh truyền hình VTC16 và Group Đình Làng Việt đã tổ chức cuộc tọa đàm "Đình làng Xứ Đoài, những điều còn - mất". Có khoảng 100 người tham dự, chủ yếu là các cụ ở nhiều làng xã ngoại thành Hà Nội (chủ yếu khu vực Hà Tây cũ). Về phía lãnh đạo, có Ông Trương Minh Tiến, PGĐ Sở VH -TT Hà Nội, Ông Đặng Văn Bài (nguyên Cục trưởng Cục Di sản), bà Kha Thoa (GĐ Kênh truyền hình VTC 16), cùng các học giả, nhà nghiên cứu: Trần Lâm Biền, Phan Cẩm Thượng, Nguyễn Quân, Nguyễn Đức Bình, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Hoài Nam, Trần Ngọc Đông...
Có 03 bài tham luận được đặt viết và phát cho những người tham dự của các tác giả Kiều Thu Hoạch, Phan Cẩm Thượng và Nguyễn Đức Bình. Chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu ba bài viết này cùng bạn đọc.
Xứ Đoài là vùng đất lưu giữ đậm đặc tinh hoa các giá trị văn hoá truyền thống của người Việt ở vùng hợp lưu của sông Đà, sông Thao và Sông Lô. Vùng đất phía Tây Hà Nội (Thăng Long xưa) còn nhiều ngôi đình làng với những giá trị đặc sắc, là biểu tượng của vùng Đoài, những nét cơ bản như sự bề thế của công trình với tỷ lệ mái rộng; không gian kiến trúc mở, có sàn; chạm khắc trang trí thô mộc, thể hiện sự mạnh mẽ khoẻ khoắn, nhiều hình ảnh con người được chạm khắc trên kiến trúc với những đề tài dẫn dã. Các đặc trưng cơ bản đó luôn được người dân xứ Đoài bảo lưu và tiếp nối, thể hiện trong các ngôi đình có niên đại từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19.
Hiện nay vùng đình làng xứ Đoài có đình Chu Quyến là công trình đầu tiên và duy nhất trong cả nước được giải thưởng cao nhất về Bảo tồn di sản của Hiệp hội Kiến trúc sư Quốc tế khu vực châu Á Thái Bình Dương (2010); Đình Tây Đằng, là ngôi đình đầu tiên trong cả nước được công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt (2014). Thị trấn Hương Canh (Vĩnh Phúc) bảo lưu được 3 ngồi đình làng (Hương Canh, Ngọc Canh và Tiên Canh) cả ba công trình này có những giá trị đặc sắc về kiến trúc và điêu khắc. Xứ Đoài hiện nay còn có những ngồi đình giá trị như: đình So, Ngọc Than, Tiền Lệ, Yên Sở, Hạ Hiệp, Đại Phùng, Tường Phiêu, Mông Phụ, Cam Thịnh, Ngọc Than, Đông Viên, Quang Húc, Thanh Lũng, Thuỵ Phiêu, Phú Xuyên, Phương Châu, Vân Sa, Viên Châu, Phú Hữu, Cộng Hoà, Hương Canh, Ngọc Canh, Tiên Canh, Thổ Tang, Hùng Lô, Lâu Thượng, Hữu Bổ... và rất nhiều ngôi đình làng khác. Những thành viên Đình làng Việt trong năm qua đã tiến hành cuộc khảo sát sơ bộ về đình làng trên phạm vi xứ Đoài. Chúng tôi đã được đến những di tích không quen tên nhưng khi tiếp cận đã hoàn toàn bị thuyết phục bởi những giá trị thẩm mỹ của nó. Nhưng hiện nay, song song với những giá trị của nó là nguy cơ đình làng xứ Đoài bị xuống cấp và bị hủy hoại.
Trong vòng khoảng 20 năm trở lại đây, công tác bảo tồn di tích của các địa phương được coi trọng, nhiều ngôi đình được đầu tư trùng tu, tôn tạo. Chương trình mục tiêu Quốc gia về văn hoá giai đoạn 2012 – 2015.
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định Số: 1211/QĐ-TTg, ngày 5/9/2012):
Sự đầu tư đáng kể như vậy, các ngôi đình làng xứ Đoài cũng nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương cho việc trùng tu tôn tạo. Với Hà Nội, đặc biệt là các địa phương thuộc Hà Tây cũ, di tích hầu hết bằng gạch gỗ, có niên đại 100 đến 400 năm tuổi, phần lớn di tích đã và đang trong quá trình xuống cấp nhanh ở giai đoạn báo động. Rất nhiều ngôi đình kết cấu đang bị xiêu vẹo, mục nát, ngói xô, vỡ, chạm khắc trang trí bị mất, biến dạng...
Bắc bộ nằm trong vùng nắng lắm, mưa nhiều, khí hậu nóng ẩm, các công trình gỗ, có liên kết mộng không tránh khỏi việc xuống cấp nhanh. Đây là một đặc điểm khiến công tác bảo tồn di tích gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là tu bổ và tôn tạo di tích. Với sự gắng sức của Nhà nước trong việc đầu tư tu bổ nhằm cứu vãn di sản, nhưng thời gian qua, đặc biệt khi có sự đầu tư kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia thì rất nhiều di tích nói chung và đình làng nói riêng sau khi trùng tu đã gặp nhiều vấn đề như trùng tu sai, trùng tu ẩu, trùng tu kém hiệu quả. Đình làng xứ Đoài không nằm ngoài những vấn đề trên.
Những vấn đề nổi cộm trong công tác tu bổ và quản lý đình làng ở xứ Đoài hiện nay.
Từ năm 2005 đến nay, nhiều ngôi đình ở xứ Đoài được đồng loạt trùng tu. Đây là điều đáng mừng, kịp thời cứu những ngôi đình đang xuống cấp. Nhưng cũng rất nhiều ngôi đình sau khi trùng tu xong đã để lại hậu quả đáng tiếc, đặc biệt là vi phạm nghiêm trọng Luật di sản văn hoá.
Gần đây là đình Cam làng Thịnh (làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội) khi lợp mái đơn vị thi công đã định dùng gạch để thay lớp ngói lót. Cũng liên quan tới việc lợp ngói ở đình Cam Thịnh, họ đã dùng gạch vữa để tạo đường cong cho mái đao, thay bằng phải lợp các lớp ngói mỏng.
Ở đình Quang Húc, những thanh dép hoành đã bị đặt sai, đúng ra nó phải vuông góc với mặt đất để đỡ hoành thì dép hoành lại vuông góc với thanh kẻ. Tại một số đình sau khi trùng tu thì các mảng chạm khắc đã bị thừa ra, hoặc để sai lệnh so với ban đầu như tại đình Phùng, sau khi trùng tu mảng chạm rồng ở trước hậu cung bị đặt ngược.
Đặc biệt là trong khi trùng tu có những cấu kiện, thành phần kiến trúc cổ tuy còn tốt đã không được sử dụng lại, thay vào đó là những thành phần được làm mới với tay nghề non kém và thậm chí sai lệch về số đo, chất liệu như ngói lợp, các mảng chạm và chân tảng... (sự việc trùng tu đình Quang Húc là một ví dụ tiêu biểu).
Tất cả các hiện tượng trên phản ánh việc kiến thức, trình độ và quan trọng là tâm của người làm công tác quản lý và liên quan tới tu bổ còn thiếu và rất kém, nếu không nói quá là không có kiến thức về trùng tu thì mới để xảy ra tình trạng di tích trùng tu như chúng ta thấy ở trên.
Một hiện tượng tu bổ, theo tôi nó đang đang có chiều hướng được phổ biến là “cưa chân cột”. Trước đây cưa và nối chân cột là giải pháp để trùng tu thì nay giải pháp này đã “biến thái” thành phương thức của đơn vị thi công trong việc tu bổ. Trước đây chân cột nào bị mục mà không có khả năng thay cột mới thì người ta dùng giải pháp cưa chỗ mục và nối bằng đoạn cột mới, một di tích chỉ có một hoặc vài cột xử lý cách đó, nhưng hiện nay tôi có cảm giác giải pháp này đang được người ta lạm dụng. Kiến trúc sau khi trùng tu rất mất thẩm mỹ, thương tâm, những chân cột bị chắp nối chẳng khác nào các chiến binh bị thương sau trận chiến ác liệt với quân thù. Tại đình Quang Húc, có 48 cột thì 35 cột bị đè ra cưa và nối chân cho dù các cột chưa đến mức phải dùng giải pháp này, hoặc người ta có thể dùng các phương pháp khác xử lý chống mục chân cột. Cũng ở đình Quang Húc, một số cột của đình trong phương án thi công có xử lý tiêu tâm, nhưng trên thực tế người ta đã không thực hiện như phương án.
Xây mới, thêm hiện vật lạ vào di tích
Hiện nay, rất nhiều ngôi đình sau khi tu bổ là bị biến dạng. Sự biến dạng này bởi người ta không làm theo nguyên gốc, thêm hoặc thay mới tuỳ tiện.
- Tại đình Tây Đằng sau khi trùng tu đến nay đang có một vì nóc để chềnh ềnh trong gian chái, bên trái đình. Điều này khiến cho người dân địa phương hết sức khó chịu “vì đây là hiện vật do các anh di sản đưa vào nên chúng tôi không biết làm thế nào”. Vấn đề không chỉ dừng lại ở việc bộ vì này đã chiếm không gian trong đình. Đây là bộ vì nóc được làm mới, được phỏng theo bộ vì (thế kỷ 16) ở gian giữa của đình. Bộ vì kèo mới này được tạo tác có trình độ kỹ thuật và nghệ thuật rất tồi, đường nét hoa văn thô, ẩu. Các mảng chạm đều làm sai so với nguyên mẫu. Từ khi đặt bộ vì kèo mới này, nhiều du khách đến đây đều không hiểu là hiện vật gì. Vì ở sát đất, nên rất nhiều du khách, sinh viên, học sinh đã chụp ảnh, ghi hình và coi đây là bộ vì cổ. Điều này đã hưởng lớn đến công tác giáo dục thẩm mỹ và phát huy giá trị di sản.
.
Vừa qua, đình Tây Đằng được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt, không hiểu bộ vì kèo “nhái” này có nằm trong hồ sơ công nhận hay không? Liệu tuỳ tiện, hay cố ý đưa bộ vì này vào đình liệu có phạm Luật Di sản văn hoá hay không?. Theo tôi phải di dời ra khỏi đình Tây Đằng bộ vì “nhái” này, bởi nó không có giá trị lịch sử, thẩm mỹ và đang chiếm dụng không gian di tích.
Tương tự với bộ vì lạ ở đình Tây Đằng, sau khi tu bổ đình Hương Canh, người ta đã cho xây mới rất kiên cố một bức bình phong trước cửa đình. Đây là sự việc khiến người dân Hương Canh rất bức xúc bởi bức bình phòng này đã chiếm lĩnh không gian rất nhỏ hẹp trước sân đình. Vậy việc xây mới chiếc bình phong có vi phạm Luật di sản văn hoá hay không? Việc này đã được sự chấp thuận của Bộ VHTTDL hay không? Nếu ai đồng ý, chấp thuận cho xây chiếc bình phong trước đình Hương Canh thì dựa vào cơ sở khoa học nào? Tại sao người dân người dân địa phương không được tham khảo ý kiến trước khi xây bức bình phòng này.
Từ năm 2010, sau khi dự án trùng tu kết thúc, bên phải đình Chu Quyến người ta đã trồng thêm một cây đa. Theo người dân địa phương, trước đây tại vị trí này không có cây đa. Cây đa ngày càng lớn, chiếm lĩnh không giản cảnh quan của tổng thể công trình. Vì vậy, việc xuất hiện cây đa ở đây là điều các cơ quan quản lý liên quan cần nghiên túc xem xét, trả lại không gian cho đình Chu Quyến.
Hiện nay, rất nhiều di tích có hiện tượng “vẽ rắn thêm chân” trong khi tiến hành tu bổ, khiến cho di tích bị mất yếu tố gốc.
Vừa qua, sát đình Chu Quyến mọc lên ngôi nhà cao tầng, mái của ngôi nhà này đã vươn cao hơn mái đình. Hàng cây xà cừ phía trước đình Chu Quyến, cây đa phía bên phải đình đang vươn cao. Kiến trúc đình Chu quyến đang có nguy cơ lọt thỏm bởi nhà cao tầng và cây. Giá trị cảnh quan không gian của công trình kiến trúc đình làng đẹp nhất Việt Nam này đang có nguy cơ bị phá huỷ.
.
Theo người dân sống quanh đình, thời gian qua không có quy định nào về hạn chế chiều cao xung quanh đình, việc họ xây dựng nhà kiến cố trên đất của cha ông là điều dể hiểu, hoàn toàn đúng pháp luật. Đây chỉ là một trường hợp ví dụ cụ thể về việc cảnh quan đình làng đang bị lấn át, phá vỡ bởi xu hướng đô thị hoá nông thôn rất mạnh mẽ. Các cơ quan quy hoạch kiến trúc, quản lý di sản cần có những quy định cụ thể, tầm nhìn xa cho việc bảo vệ cảnh quan, môi trường thẩm mỹ của di tích.
Để bảo vệ di tích, chúng ta đã có Luật Di sản và hàng loạt các văn bản khác nhau, nhưng không hiểu tại sao di tích cứ luôn bị phá, bị thu hẹp và bị biến dạng làm mất yếu tố gốc? Hiện nay di tích nào cũng tồn tại mong manh và trong sợ hãi. Dính đến bảo tồn là dính đến biến dạng, làm sai, làm hỏng. Nguyên nhân theo tôi là con người - yếu tố con người, tác nhân quan trọng trong việc bảo tồn. Đặc biệt là những người được giao nhiệm vụ trực tiếp hoặc gián tiếp tới quản lý và bảo vệ di tích thường là những người bằng cách này hay cách khác mang đến tai họa cho di tích.
- Ngoài việc trùng tu sai thì đình làng khu vực Châu thổ Bắc bộ nói chung và xứ Đoài nói riêng đang bị xuống cấp nghiêm trọng.
Chỉ riêng huyện Ba Vì, theo thống kê chưa đầy đủ thì đã có 06 ngôi đình có giá trị đang xuống cấp nghiêm trọng như: đình Cam Đà, đình Đông Viên, đình Phương Châu, đình Vân Sa, đình Viên Châu, đình Phú Hữu. Ngoài ra còn có đình làng Hạ Hiệp (Phúc Thọ); đình Bình Chính, đình Do Nghĩa (Lâm Thao, Phú Thọ), đình Lại Yên (Hoài Đức)… Các ngôi đình này hầu như đang trong tình trạng mối, mục, ẩm thấp, kết cấu kiến trúc bị xô lệch, ngói đã vỡ khiến mưa rột càng khiến các công trình nhanh xuống cấp. Như đình Cam Đà, đình Đông Viên (cả đại đình, và cổng đình) đều trong tình trạng mưa rột khắp nơi. Đình Viên Châu toàn thể công trình đang bị xuống cấp nghiêm trọng, hệ thống xà, cột đều trong tình trạng mục nát, có nguy cơ đình bị đổ sập bất cứ lúc nào. Đình Hạ Hiệp, ngôi đình có một không hai với giá trị điêu khắc độc đáo cũng đang trong tình trạng như các các đình khác, đặc biệt các mảng chạm khắc hiện nay các cụ phải gia cố chống rơi rụng bằng cách dùng dây thép buộc gá. Các công trình này đang mong mỏi được tu bổ càng sớm càng tốt.
Vậy, nếu có kinh phí tu bổ thì các công trình trên sẽ được trùng tu như thế nào? Có rơi vào đình trạng “trùng tu như phá” như đình Tiên Cảnh? Hoặc trùng tu ẩu, trùng tu sai như đình Quang Húc? Khi được trùng tu xong thì liệu có bị sai lệch, để lại hậu quả nghiêm trọng hay không? Và khi trùng tu xong cái hồn của các công trình kia có còn hay mất.v.v.
Điều đặc biệt cần lưu ý, năm 2010, Dự án Trùng tu đình Chu Quyến - Tác phẩm đoạt giải cao nhất về Bảo tồn di sản Hiệp hội Kiến trúc sư Quốc tế khu vực châu Á Thái Bình Dương tổ chức tại Tây An (Trung Quốc). Đây là 1 trường hợp điển hình, thông qua đó, những chuẩn mực, quy trình kỹ thuật, tiêu chuẩn định mức trong công tác bảo tồn, trùng tu di tích đã được xây dựng để áp dụng với các di tích khác nhằm nâng cao chất lượng khoa học và hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực bảo tồn, trùng tu di tích. Thật đáng buồn, tuy là mẫu mực cho phương pháp trùng tu nhưng từ năm 2010 đến nay chưa có một ngôi đình nào được tu bổ đúng quy trình như đình Chu Quyến.
Những giải pháp cần được thực hiện để bảo tồn đình làng xứ Đoài.
Những ngồi đình làng đã tồn tại từ đời này qua đời khác, là dấu ấn sâu đậm của biết bao nhiêu thế hệ, mỗi ngôi đình là một bảo tàng, nó gắn bó mật thiết với cộng đồng, chính vì vậy công việc bảo vệ, tu bổ và phát huy giá trị của đình làng trách nhiệm phải thuộc về người dân gắn bó với nó.
Hiện nay, do quy định thì các di tích đã được xếp hạng thuộc quyền quản lý của nhà nước mà đã được phân cấp, chính vì lẽ đó khi di tích bị hư hại thì người dân không được tự ý thực hiện công việc tu sửa, hoặc nếu muốn tu bổ thì phải thực hiện đúng trình tự thủ tục, qua rất nhiều cấp. Nếu người dân tự ý làm thì sẽ sai Luật Di sản. Một tình huống khá phổ biến, đó là di tích đã được xếp hạng cấp tỉnh hoặc cấp Bộ thì đương nhiêm việc tu bổ tôn tạo là do các đơn vị cấp trên thực hiện. Việc tu bổ, chỉnh trang, xây mới, hay phá bỏ người dân địa phương không được tham gia đóng góp ý kiến, hoặc nếu được tham gia chỉ là nửa vời… chính vì vậy mà nhiều di tích khi trùng tu xong người dân thấy xa lạ, trùng tu xong các đơn vị thi công rút đi để lại hậu quả rột, nứt, biến dạng di tích mà không được sửa chữa kịp thời – đình Hương Canh, đình Ngọc Canh (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) là các ví dụ tiêu biểu. Như vậy, hiện nay cần phải rà soát lại các quy định trong công tác quản lý và tu bổ di tích, trong đó cần chú ý đến vấn đề giám sát của người dân, để người dân cùng tham gia.
Theo tôi, đồng thời, các cơ quan quản lý nhà nước cần tiến hành rà soát lại các vấn đề sau:
Thứ nhất, cần rà soát lại năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ các cấp làm công tác quản lý về di sản. Hiện nay ở nhiều địa phương nhiều cán bộ làm công tác quản lý di sản còn yếu về trình độ chuyên môn, vì vậy họ thường thực hiện công việc được giao theo thủ tục hành chính, chứ không sử dụng trình độ chuyên môn của mình vào công tác quản lý di sản.
Thứ hai, hiện nay theo quy định các đối tượng này phải có chứng chỉ hành nghề thì mới được tham gia tu bổ, nhưng rất nhiều di tích tu bổ xong là hỏng, là sai. Vì vậy, các cơ quan quản lý cần nghiêm túc rà soát và kiểm tra lại các cá nhân và đơn vị tham gia công tác tu bổ. Đơn vị, cá nhân nào thực hiện công việc tu bổ mà gây ra sai phạm thì phải xử lý nghiêm túc, rút giấy phép và chứng chỉ hành nghề. Có hiện tượng là mỗi tỉnh thường chỉ có 1 đội trùng tu có đầy đủ giấy phép và các di tích vẫn lần lượt rơi vào tay họ mặc dù các sai phạm vẫn diễn ra hàng ngày.
Thứ ba, nhà nước khẩn trương mở ngành đào tạo chuyên sâu về tu sửa phục chế di tích ở cấp đại học.
Thứ tư, hiện nay, trong các công trình tu bổ di tích, tỷ lệ thợ lành nghề rất ít, nhiều công trình sử dụng thợ mộc giản đơn (thợ mộc đóng bàn ghế mà chúng tôi gọi là thợ mộc đinh 5 phân), thợ nề giản đơn (thợ xây nhà) vào việc tu bổ di tích. Điều này đã dẫn đến tình trạng kiến trúc sau khi tu bổ bị sai, bị hỏng. Chúng ta cần chấn chỉnh điều này khẩn cấp.
Thứ 5, sự việc dùng cuốc bổ ngói rơi xuống đất thay cho hạ giải từng viên ngói ở đình Tiên Canh, chùa Sổ. Không làm nhà bao che khi trùng tu ở chùa Sổ, Quan Đình. Không xử lý tiêu tâm cột như phương án thiết kế ở đình Hương Canh, Quang Húc,... đó là các hiện tượng mà người thực hiện đã bỏ qua các quy trình thi công nhằm giảm kinh phí. Vì vậy, các dự án tu bổ cần được công khai về hồ sơ thiết kế, thi công, kinh phí, quy trình thực hiện. Các cơ quan quản lý cần phối hợp với nhân dân giám sát quá trình chặt chẽ quá trình tu bổ. Tránh sự khuất tất, rút ruột công trình, làm ảnh hưởng đến chất lượng di tích.
Thứ 6: Các cơ quan quản lý nhà nước cần sớm ban hành các quy định liên quan đến bảo vệ cảnh quan di tích, tránh tình trạng công trình kiến trúc, đặc biệt là đình làng bị các công trình khác xây mới, lấn át, làm mất đi vẻ đẹp tiêu biểu của đình làng Bắc bộ.
Thứ 7: Xứ đoài có cảnh quan thiên nhiên đẹp, nhiều công trình tín ngưỡng tôn giáo có kiến trúc đẹp, đặc biệt là đình làng. Nhằm phát huy giá trị di tích đình làng xứ Đoài, TP. Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ cần quy hoạch và đưa hệ thống đình làng vào các tuyến tham quan du lịch phục vụ khách trong nước và nước quốc tế, điều này vừa phát huy giá trị di sản, vừa tăng nguồn kinh phí để đầu tư trở lại cho việc bảo tồn di tích.
N.Đ.B
*Bản tác giả gửi Tễu blog.
.
Hiện nay vùng đình làng xứ Đoài có đình Chu Quyến là công trình đầu tiên và duy nhất trong cả nước được giải thưởng cao nhất về Bảo tồn di sản của Hiệp hội Kiến trúc sư Quốc tế khu vực châu Á Thái Bình Dương (2010); Đình Tây Đằng, là ngôi đình đầu tiên trong cả nước được công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt (2014). Thị trấn Hương Canh (Vĩnh Phúc) bảo lưu được 3 ngồi đình làng (Hương Canh, Ngọc Canh và Tiên Canh) cả ba công trình này có những giá trị đặc sắc về kiến trúc và điêu khắc. Xứ Đoài hiện nay còn có những ngồi đình giá trị như: đình So, Ngọc Than, Tiền Lệ, Yên Sở, Hạ Hiệp, Đại Phùng, Tường Phiêu, Mông Phụ, Cam Thịnh, Ngọc Than, Đông Viên, Quang Húc, Thanh Lũng, Thuỵ Phiêu, Phú Xuyên, Phương Châu, Vân Sa, Viên Châu, Phú Hữu, Cộng Hoà, Hương Canh, Ngọc Canh, Tiên Canh, Thổ Tang, Hùng Lô, Lâu Thượng, Hữu Bổ... và rất nhiều ngôi đình làng khác. Những thành viên Đình làng Việt trong năm qua đã tiến hành cuộc khảo sát sơ bộ về đình làng trên phạm vi xứ Đoài. Chúng tôi đã được đến những di tích không quen tên nhưng khi tiếp cận đã hoàn toàn bị thuyết phục bởi những giá trị thẩm mỹ của nó. Nhưng hiện nay, song song với những giá trị của nó là nguy cơ đình làng xứ Đoài bị xuống cấp và bị hủy hoại.
Trong vòng khoảng 20 năm trở lại đây, công tác bảo tồn di tích của các địa phương được coi trọng, nhiều ngôi đình được đầu tư trùng tu, tôn tạo. Chương trình mục tiêu Quốc gia về văn hoá giai đoạn 2012 – 2015.
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định Số: 1211/QĐ-TTg, ngày 5/9/2012):
“Tổng kinh phí cho Chương trình:Qua các số liệu trên của Chương trình mục tiêu Quốc gia thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc bảo tồn các di sản văn hoá truyền thống.
Tổng kinh phí cho chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2012-2015 là: 7.399 tỷ đồng, dự kiến huy động từ các nguồn:
- Ngân sách trung ương: 3.231 tỷ đồng (trong đó 1.900 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển và 1.331 tỷ đồng ngân sách sự ngiệp);
- Ngân sách địa phương: 2.116 tỷ đồng;
- Vốn huy động hợp pháp khác: 2.052 tỷ đồng.
Dự án Chống xuống cấp, tu bổ và tôn tạo đi tích
- Mục tiêu: Ngăn chặn có hiệu quả tình trạng xuống cấp của hệ thống di tích và nguy cơ mất mát, thất truyền vĩnh viễn di sản văn hóa vật thể. Nâng cao tính bền vững, đảm bảo sự tồn tại lâu dài của hệ thống di sản này. Tạo ra những sản phẩm đặc thù có giá trị phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa của các tầng lớp nhân dân, giáo dục truyền thống và góp phần phát triển du lịch.
- Nội dung, nhiệm vụ chủ yếu:
+ Hoàn thành việc lập các quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị các khu di tích đặc biệt quan trọng (theo danh mục được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt).
+ Tiếp tục đầu tư triển khai các dự án tu bổ di tích quốc gia đặc biệt và cấp quốc gia đang đầu tư dở dang trong những năm qua. Mỗi năm, đầu tư tu bổ tổng thể cho 60 đến 90 di tích, hỗ trợ chống xuống cấp cho 300 đến 400 di tích. Hỗ trợ các bảo tàng tỉnh, thành phố mua từ 10 đến 30 hiện vật mỗi năm để xây dựng sưu tập phù hợp với loại hình và nhiệm vụ của bảo tàng. Tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ cho đội ngũ cán bộ, công nhân chuyên ngành làm - công tác tôn tạo, tu bổ di tích. Hỗ trợ địa phương tổ chức tập huấn cán bộ quản lý và phát huy giá trị di tích ở cơ sở, tổ chức tham quan, khảo sát, nghiên cứu ở trong và ngoài nước cho các cán bộ làm công tác quản lý của bảo tàng, Ban quản lý di tích.
- Kinh phí: Dự kiến kinh phí thực hiện dự án là 5.162 tỷ đồng; dự kiến huy động từ các nguồn:
+ Ngân sách trung ương: 2.012 tỷ đồng;
+ Ngân sách địa phương: 1.500 tỷ đồng;
+ Huy động hợp pháp khác: 1.650 tỷ đồng”
Sự đầu tư đáng kể như vậy, các ngôi đình làng xứ Đoài cũng nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương cho việc trùng tu tôn tạo. Với Hà Nội, đặc biệt là các địa phương thuộc Hà Tây cũ, di tích hầu hết bằng gạch gỗ, có niên đại 100 đến 400 năm tuổi, phần lớn di tích đã và đang trong quá trình xuống cấp nhanh ở giai đoạn báo động. Rất nhiều ngôi đình kết cấu đang bị xiêu vẹo, mục nát, ngói xô, vỡ, chạm khắc trang trí bị mất, biến dạng...
Bắc bộ nằm trong vùng nắng lắm, mưa nhiều, khí hậu nóng ẩm, các công trình gỗ, có liên kết mộng không tránh khỏi việc xuống cấp nhanh. Đây là một đặc điểm khiến công tác bảo tồn di tích gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là tu bổ và tôn tạo di tích. Với sự gắng sức của Nhà nước trong việc đầu tư tu bổ nhằm cứu vãn di sản, nhưng thời gian qua, đặc biệt khi có sự đầu tư kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia thì rất nhiều di tích nói chung và đình làng nói riêng sau khi trùng tu đã gặp nhiều vấn đề như trùng tu sai, trùng tu ẩu, trùng tu kém hiệu quả. Đình làng xứ Đoài không nằm ngoài những vấn đề trên.
Những vấn đề nổi cộm trong công tác tu bổ và quản lý đình làng ở xứ Đoài hiện nay.
Từ năm 2005 đến nay, nhiều ngôi đình ở xứ Đoài được đồng loạt trùng tu. Đây là điều đáng mừng, kịp thời cứu những ngôi đình đang xuống cấp. Nhưng cũng rất nhiều ngôi đình sau khi trùng tu xong đã để lại hậu quả đáng tiếc, đặc biệt là vi phạm nghiêm trọng Luật di sản văn hoá.
Gần đây là đình Cam làng Thịnh (làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội) khi lợp mái đơn vị thi công đã định dùng gạch để thay lớp ngói lót. Cũng liên quan tới việc lợp ngói ở đình Cam Thịnh, họ đã dùng gạch vữa để tạo đường cong cho mái đao, thay bằng phải lợp các lớp ngói mỏng.
Ở đình Quang Húc, những thanh dép hoành đã bị đặt sai, đúng ra nó phải vuông góc với mặt đất để đỡ hoành thì dép hoành lại vuông góc với thanh kẻ. Tại một số đình sau khi trùng tu thì các mảng chạm khắc đã bị thừa ra, hoặc để sai lệnh so với ban đầu như tại đình Phùng, sau khi trùng tu mảng chạm rồng ở trước hậu cung bị đặt ngược.
Đặc biệt là trong khi trùng tu có những cấu kiện, thành phần kiến trúc cổ tuy còn tốt đã không được sử dụng lại, thay vào đó là những thành phần được làm mới với tay nghề non kém và thậm chí sai lệch về số đo, chất liệu như ngói lợp, các mảng chạm và chân tảng... (sự việc trùng tu đình Quang Húc là một ví dụ tiêu biểu).
Tất cả các hiện tượng trên phản ánh việc kiến thức, trình độ và quan trọng là tâm của người làm công tác quản lý và liên quan tới tu bổ còn thiếu và rất kém, nếu không nói quá là không có kiến thức về trùng tu thì mới để xảy ra tình trạng di tích trùng tu như chúng ta thấy ở trên.
Một hiện tượng tu bổ, theo tôi nó đang đang có chiều hướng được phổ biến là “cưa chân cột”. Trước đây cưa và nối chân cột là giải pháp để trùng tu thì nay giải pháp này đã “biến thái” thành phương thức của đơn vị thi công trong việc tu bổ. Trước đây chân cột nào bị mục mà không có khả năng thay cột mới thì người ta dùng giải pháp cưa chỗ mục và nối bằng đoạn cột mới, một di tích chỉ có một hoặc vài cột xử lý cách đó, nhưng hiện nay tôi có cảm giác giải pháp này đang được người ta lạm dụng. Kiến trúc sau khi trùng tu rất mất thẩm mỹ, thương tâm, những chân cột bị chắp nối chẳng khác nào các chiến binh bị thương sau trận chiến ác liệt với quân thù. Tại đình Quang Húc, có 48 cột thì 35 cột bị đè ra cưa và nối chân cho dù các cột chưa đến mức phải dùng giải pháp này, hoặc người ta có thể dùng các phương pháp khác xử lý chống mục chân cột. Cũng ở đình Quang Húc, một số cột của đình trong phương án thi công có xử lý tiêu tâm, nhưng trên thực tế người ta đã không thực hiện như phương án.
Xây mới, thêm hiện vật lạ vào di tích
Hiện nay, rất nhiều ngôi đình sau khi tu bổ là bị biến dạng. Sự biến dạng này bởi người ta không làm theo nguyên gốc, thêm hoặc thay mới tuỳ tiện.
- Tại đình Tây Đằng sau khi trùng tu đến nay đang có một vì nóc để chềnh ềnh trong gian chái, bên trái đình. Điều này khiến cho người dân địa phương hết sức khó chịu “vì đây là hiện vật do các anh di sản đưa vào nên chúng tôi không biết làm thế nào”. Vấn đề không chỉ dừng lại ở việc bộ vì này đã chiếm không gian trong đình. Đây là bộ vì nóc được làm mới, được phỏng theo bộ vì (thế kỷ 16) ở gian giữa của đình. Bộ vì kèo mới này được tạo tác có trình độ kỹ thuật và nghệ thuật rất tồi, đường nét hoa văn thô, ẩu. Các mảng chạm đều làm sai so với nguyên mẫu. Từ khi đặt bộ vì kèo mới này, nhiều du khách đến đây đều không hiểu là hiện vật gì. Vì ở sát đất, nên rất nhiều du khách, sinh viên, học sinh đã chụp ảnh, ghi hình và coi đây là bộ vì cổ. Điều này đã hưởng lớn đến công tác giáo dục thẩm mỹ và phát huy giá trị di sản.
.
Bộ vì nóc làm nhái thô, ẩu thiếu thẩm mỹ được đặt chiếm dụng trong không gian
đình Tây Đằng, huyện Ba Vì, TP Hà Nội.
đình Tây Đằng, huyện Ba Vì, TP Hà Nội.
Vừa qua, đình Tây Đằng được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt, không hiểu bộ vì kèo “nhái” này có nằm trong hồ sơ công nhận hay không? Liệu tuỳ tiện, hay cố ý đưa bộ vì này vào đình liệu có phạm Luật Di sản văn hoá hay không?. Theo tôi phải di dời ra khỏi đình Tây Đằng bộ vì “nhái” này, bởi nó không có giá trị lịch sử, thẩm mỹ và đang chiếm dụng không gian di tích.
Tương tự với bộ vì lạ ở đình Tây Đằng, sau khi tu bổ đình Hương Canh, người ta đã cho xây mới rất kiên cố một bức bình phong trước cửa đình. Đây là sự việc khiến người dân Hương Canh rất bức xúc bởi bức bình phòng này đã chiếm lĩnh không gian rất nhỏ hẹp trước sân đình. Vậy việc xây mới chiếc bình phong có vi phạm Luật di sản văn hoá hay không? Việc này đã được sự chấp thuận của Bộ VHTTDL hay không? Nếu ai đồng ý, chấp thuận cho xây chiếc bình phong trước đình Hương Canh thì dựa vào cơ sở khoa học nào? Tại sao người dân người dân địa phương không được tham khảo ý kiến trước khi xây bức bình phòng này.
Từ năm 2010, sau khi dự án trùng tu kết thúc, bên phải đình Chu Quyến người ta đã trồng thêm một cây đa. Theo người dân địa phương, trước đây tại vị trí này không có cây đa. Cây đa ngày càng lớn, chiếm lĩnh không giản cảnh quan của tổng thể công trình. Vì vậy, việc xuất hiện cây đa ở đây là điều các cơ quan quản lý liên quan cần nghiên túc xem xét, trả lại không gian cho đình Chu Quyến.
Hiện nay, rất nhiều di tích có hiện tượng “vẽ rắn thêm chân” trong khi tiến hành tu bổ, khiến cho di tích bị mất yếu tố gốc.
Vừa qua, sát đình Chu Quyến mọc lên ngôi nhà cao tầng, mái của ngôi nhà này đã vươn cao hơn mái đình. Hàng cây xà cừ phía trước đình Chu Quyến, cây đa phía bên phải đình đang vươn cao. Kiến trúc đình Chu quyến đang có nguy cơ lọt thỏm bởi nhà cao tầng và cây. Giá trị cảnh quan không gian của công trình kiến trúc đình làng đẹp nhất Việt Nam này đang có nguy cơ bị phá huỷ.
.
Ngôi nhà cao tầng đã mọc lên sát phía sau đình Chu Quyến.
Theo người dân sống quanh đình, thời gian qua không có quy định nào về hạn chế chiều cao xung quanh đình, việc họ xây dựng nhà kiến cố trên đất của cha ông là điều dể hiểu, hoàn toàn đúng pháp luật. Đây chỉ là một trường hợp ví dụ cụ thể về việc cảnh quan đình làng đang bị lấn át, phá vỡ bởi xu hướng đô thị hoá nông thôn rất mạnh mẽ. Các cơ quan quy hoạch kiến trúc, quản lý di sản cần có những quy định cụ thể, tầm nhìn xa cho việc bảo vệ cảnh quan, môi trường thẩm mỹ của di tích.
Để bảo vệ di tích, chúng ta đã có Luật Di sản và hàng loạt các văn bản khác nhau, nhưng không hiểu tại sao di tích cứ luôn bị phá, bị thu hẹp và bị biến dạng làm mất yếu tố gốc? Hiện nay di tích nào cũng tồn tại mong manh và trong sợ hãi. Dính đến bảo tồn là dính đến biến dạng, làm sai, làm hỏng. Nguyên nhân theo tôi là con người - yếu tố con người, tác nhân quan trọng trong việc bảo tồn. Đặc biệt là những người được giao nhiệm vụ trực tiếp hoặc gián tiếp tới quản lý và bảo vệ di tích thường là những người bằng cách này hay cách khác mang đến tai họa cho di tích.
- Ngoài việc trùng tu sai thì đình làng khu vực Châu thổ Bắc bộ nói chung và xứ Đoài nói riêng đang bị xuống cấp nghiêm trọng.
Chỉ riêng huyện Ba Vì, theo thống kê chưa đầy đủ thì đã có 06 ngôi đình có giá trị đang xuống cấp nghiêm trọng như: đình Cam Đà, đình Đông Viên, đình Phương Châu, đình Vân Sa, đình Viên Châu, đình Phú Hữu. Ngoài ra còn có đình làng Hạ Hiệp (Phúc Thọ); đình Bình Chính, đình Do Nghĩa (Lâm Thao, Phú Thọ), đình Lại Yên (Hoài Đức)… Các ngôi đình này hầu như đang trong tình trạng mối, mục, ẩm thấp, kết cấu kiến trúc bị xô lệch, ngói đã vỡ khiến mưa rột càng khiến các công trình nhanh xuống cấp. Như đình Cam Đà, đình Đông Viên (cả đại đình, và cổng đình) đều trong tình trạng mưa rột khắp nơi. Đình Viên Châu toàn thể công trình đang bị xuống cấp nghiêm trọng, hệ thống xà, cột đều trong tình trạng mục nát, có nguy cơ đình bị đổ sập bất cứ lúc nào. Đình Hạ Hiệp, ngôi đình có một không hai với giá trị điêu khắc độc đáo cũng đang trong tình trạng như các các đình khác, đặc biệt các mảng chạm khắc hiện nay các cụ phải gia cố chống rơi rụng bằng cách dùng dây thép buộc gá. Các công trình này đang mong mỏi được tu bổ càng sớm càng tốt.
Vậy, nếu có kinh phí tu bổ thì các công trình trên sẽ được trùng tu như thế nào? Có rơi vào đình trạng “trùng tu như phá” như đình Tiên Cảnh? Hoặc trùng tu ẩu, trùng tu sai như đình Quang Húc? Khi được trùng tu xong thì liệu có bị sai lệch, để lại hậu quả nghiêm trọng hay không? Và khi trùng tu xong cái hồn của các công trình kia có còn hay mất.v.v.
Điều đặc biệt cần lưu ý, năm 2010, Dự án Trùng tu đình Chu Quyến - Tác phẩm đoạt giải cao nhất về Bảo tồn di sản Hiệp hội Kiến trúc sư Quốc tế khu vực châu Á Thái Bình Dương tổ chức tại Tây An (Trung Quốc). Đây là 1 trường hợp điển hình, thông qua đó, những chuẩn mực, quy trình kỹ thuật, tiêu chuẩn định mức trong công tác bảo tồn, trùng tu di tích đã được xây dựng để áp dụng với các di tích khác nhằm nâng cao chất lượng khoa học và hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực bảo tồn, trùng tu di tích. Thật đáng buồn, tuy là mẫu mực cho phương pháp trùng tu nhưng từ năm 2010 đến nay chưa có một ngôi đình nào được tu bổ đúng quy trình như đình Chu Quyến.
Những giải pháp cần được thực hiện để bảo tồn đình làng xứ Đoài.
Những ngồi đình làng đã tồn tại từ đời này qua đời khác, là dấu ấn sâu đậm của biết bao nhiêu thế hệ, mỗi ngôi đình là một bảo tàng, nó gắn bó mật thiết với cộng đồng, chính vì vậy công việc bảo vệ, tu bổ và phát huy giá trị của đình làng trách nhiệm phải thuộc về người dân gắn bó với nó.
Hiện nay, do quy định thì các di tích đã được xếp hạng thuộc quyền quản lý của nhà nước mà đã được phân cấp, chính vì lẽ đó khi di tích bị hư hại thì người dân không được tự ý thực hiện công việc tu sửa, hoặc nếu muốn tu bổ thì phải thực hiện đúng trình tự thủ tục, qua rất nhiều cấp. Nếu người dân tự ý làm thì sẽ sai Luật Di sản. Một tình huống khá phổ biến, đó là di tích đã được xếp hạng cấp tỉnh hoặc cấp Bộ thì đương nhiêm việc tu bổ tôn tạo là do các đơn vị cấp trên thực hiện. Việc tu bổ, chỉnh trang, xây mới, hay phá bỏ người dân địa phương không được tham gia đóng góp ý kiến, hoặc nếu được tham gia chỉ là nửa vời… chính vì vậy mà nhiều di tích khi trùng tu xong người dân thấy xa lạ, trùng tu xong các đơn vị thi công rút đi để lại hậu quả rột, nứt, biến dạng di tích mà không được sửa chữa kịp thời – đình Hương Canh, đình Ngọc Canh (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) là các ví dụ tiêu biểu. Như vậy, hiện nay cần phải rà soát lại các quy định trong công tác quản lý và tu bổ di tích, trong đó cần chú ý đến vấn đề giám sát của người dân, để người dân cùng tham gia.
Theo tôi, đồng thời, các cơ quan quản lý nhà nước cần tiến hành rà soát lại các vấn đề sau:
Thứ nhất, cần rà soát lại năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ các cấp làm công tác quản lý về di sản. Hiện nay ở nhiều địa phương nhiều cán bộ làm công tác quản lý di sản còn yếu về trình độ chuyên môn, vì vậy họ thường thực hiện công việc được giao theo thủ tục hành chính, chứ không sử dụng trình độ chuyên môn của mình vào công tác quản lý di sản.
Thứ hai, hiện nay theo quy định các đối tượng này phải có chứng chỉ hành nghề thì mới được tham gia tu bổ, nhưng rất nhiều di tích tu bổ xong là hỏng, là sai. Vì vậy, các cơ quan quản lý cần nghiêm túc rà soát và kiểm tra lại các cá nhân và đơn vị tham gia công tác tu bổ. Đơn vị, cá nhân nào thực hiện công việc tu bổ mà gây ra sai phạm thì phải xử lý nghiêm túc, rút giấy phép và chứng chỉ hành nghề. Có hiện tượng là mỗi tỉnh thường chỉ có 1 đội trùng tu có đầy đủ giấy phép và các di tích vẫn lần lượt rơi vào tay họ mặc dù các sai phạm vẫn diễn ra hàng ngày.
Thứ ba, nhà nước khẩn trương mở ngành đào tạo chuyên sâu về tu sửa phục chế di tích ở cấp đại học.
Thứ tư, hiện nay, trong các công trình tu bổ di tích, tỷ lệ thợ lành nghề rất ít, nhiều công trình sử dụng thợ mộc giản đơn (thợ mộc đóng bàn ghế mà chúng tôi gọi là thợ mộc đinh 5 phân), thợ nề giản đơn (thợ xây nhà) vào việc tu bổ di tích. Điều này đã dẫn đến tình trạng kiến trúc sau khi tu bổ bị sai, bị hỏng. Chúng ta cần chấn chỉnh điều này khẩn cấp.
Thứ 5, sự việc dùng cuốc bổ ngói rơi xuống đất thay cho hạ giải từng viên ngói ở đình Tiên Canh, chùa Sổ. Không làm nhà bao che khi trùng tu ở chùa Sổ, Quan Đình. Không xử lý tiêu tâm cột như phương án thiết kế ở đình Hương Canh, Quang Húc,... đó là các hiện tượng mà người thực hiện đã bỏ qua các quy trình thi công nhằm giảm kinh phí. Vì vậy, các dự án tu bổ cần được công khai về hồ sơ thiết kế, thi công, kinh phí, quy trình thực hiện. Các cơ quan quản lý cần phối hợp với nhân dân giám sát quá trình chặt chẽ quá trình tu bổ. Tránh sự khuất tất, rút ruột công trình, làm ảnh hưởng đến chất lượng di tích.
Thứ 6: Các cơ quan quản lý nhà nước cần sớm ban hành các quy định liên quan đến bảo vệ cảnh quan di tích, tránh tình trạng công trình kiến trúc, đặc biệt là đình làng bị các công trình khác xây mới, lấn át, làm mất đi vẻ đẹp tiêu biểu của đình làng Bắc bộ.
Thứ 7: Xứ đoài có cảnh quan thiên nhiên đẹp, nhiều công trình tín ngưỡng tôn giáo có kiến trúc đẹp, đặc biệt là đình làng. Nhằm phát huy giá trị di tích đình làng xứ Đoài, TP. Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ cần quy hoạch và đưa hệ thống đình làng vào các tuyến tham quan du lịch phục vụ khách trong nước và nước quốc tế, điều này vừa phát huy giá trị di sản, vừa tăng nguồn kinh phí để đầu tư trở lại cho việc bảo tồn di tích.
N.Đ.B
*Bản tác giả gửi Tễu blog.
.
Đừng tưởng đồ cổ không sinh lợi đâu nhá . Đổ hàng ngàn tỉ vào đồ cổ ! Béo bở , lắm kẻ làm giàu . Đồ cổ thành đồ tân !
Trả lờiXóaKhi trùng tu một công trình văn hóa di sản đã được xếp hạng di tích văn hóa lịch sử, thì: nội dung trùng tu- vật liệu cấu kiện bảo tồn- vật liệu cấu kiện thay mới- bản vẽ thiết kế kèm theo phương pháp thi công- một số chi tiết chạm khắc điển hình...phải được trưng bầy trước hàng năm tại di tích để nhân dân và các học giả tham gia đóng góp ý kiến ! Có như vậy chúng ta mới không tránh được sai sót của cái gọi là "hủy hoại" công trình do thiếu tri thức ?
Trả lờiXóa