Lâm Khang
Do hoàn cảnh lịch sử đưa đẩy, sắp đặt, giữa Việt Nam và Cao Ly xưa (nay là Hàn Quốc và Triều Tiên) đã có một mối liên hệ rất đặc biệt. Đó là quan hệ thiên di và huyết thống.
Do hoàn cảnh lịch sử đưa đẩy, sắp đặt, giữa Việt Nam và Cao Ly xưa (nay là Hàn Quốc và Triều Tiên) đã có một mối liên hệ rất đặc biệt. Đó là quan hệ thiên di và huyết thống.
Chỉ kể từ đầu thế kỷ 20 trở lại đây, xác nhận đã có 5 cuộc người Hàn Quốc về Việt Nam nhận họ hàng hoặc tìm hiểu về lai lịch và huyết thống:
1- Hậu duệ của Lý Dương Côn (người Việt sang Cao Ly, trước Lý Long Tường 100 năm) về Sài Gòn, để tìm lại họ hàng.
2- Cách đây khoảng hai chục năm, Ông Lý Xương Căn và các hậu duệ của Hoàng thúc Lý Long Tường đời Lý đã về Đình Bảng - Kinh Bắc (Bắc Ninh) để nhận lại họ hàng. Hai bên đã nhận nhau là họ hàng.
3- Dưới thời Việt Nam Cộng hòa, vào năm 1959, Tổng thống Hàn Quốc là Lý Thừa Vãnđã về Sài Gòn để tìm lại họ hàng.
4- Con cháu của Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi tại Hàn Quốc cũng đã tìm về Việt Nam (cả ở Miền Nam trước 1975 và cả ở Miền Bắc sau 1975) để tìm lại họ hàng, dòng tộc.
4- Con cháu của Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi tại Hàn Quốc cũng đã tìm về Việt Nam (cả ở Miền Nam trước 1975 và cả ở Miền Bắc sau 1975) để tìm lại họ hàng, dòng tộc.
Theo truyền thuyết: Mạc Đĩnh Chi đi sứ Trung Quốc, gặp gỡ với sứ thần Cao Ly tại Trung Quốc. Sau khi xướng họa văn thơ, hai bên tương đắc vô cùng. Sứ thần Cao Ly (cũng là một Trạng nguyên) mời Mạc Đĩnh Chi sang thăm Cao Ly và gả cô cháu gái xinh đẹp cho Mạc Đĩnh Chi. Mạc Đĩnh Chi ở lại Cao Ly 6 tháng và có sinh với người thiếp này một người con trai.
Mười năm sau, Mạc Đĩnh Chi lại được cử đi sứ Trung Quốc, gặp lại Sứ thần Cao Ly. Mạc Đĩnh Chi được sứ thần Cao Ly mời thăm lại Cao Ly. Ông gặp lại người thiếp yêu, lúc đó đã lập bàn thờ Mạc Đĩnh Chi, trong mừng tủi. Hai ông bà lại sinh thêm một đứa con. Lần này Mạc Đĩnh Chi lưu lại Cao Ly 1 năm.
5- Tháng 5 /2015: Ngài Ban Kimoon thăm nhà thờ họ Phan Huy ở Sài Sơn. Ngài dâng hương, xem gia phả và để lại lưu bút. Câu chuyện này làm chấn động dư luận và các nhà nghiên cứu đang quan tâm theo dõi.
.
*Ảnh: Ông Lý Xương Căn, hậu duệ của Hoàng thúc triều Lý là Lý Long Tường về Việt Nam nhận họ hàng và được Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiếp. Ảnh của báo Tia Sáng.
Làm ngoại giao thời xưa sướng thiệt hè !
Trả lờiXóaVN ta lạ chưa ? Người ở Hàn , ở Mỹ, ở Pháp, ở CHLB Đức về Tổ Quốc VN nhận tổ tiên . Ngược lại có thấy người Việt nào qua các nước đó nhận tổ tiên đâu ? Điều đó cũng nói lên tại sao những người đó phải bỏ quê hương, Tổ Quốc mà lưu lạc xứ người ? Người Việt cũng hay nói tha phương cầu thực , chứ không tha phương cầu toàn . Vậy ra từ trước tới nay VN ta đói lắm sao ? Tổ Quốc ta không nuôi nổi con dân nước mình sao ? Nhưng nhưng người con nước Việt lưu lạc nay tìm về Tổ Quốc nhận tổ tiên không phải là nhưng người tha phương cầu thực !
Trả lờiXóaHọ phải ra đi vì những lí do khác nữa !