Theo ký giả An Đổ: Hôm nay tại Singapore, Tập đi gặp TT Đài Loan Mã Anh Cửu - người ta gọi là cuộc gặp ''lịch sử'', vì lần đầu tiên sau 60 năm 2 lãnh đạo cao nhất gặp nhau.
- Phía TQ, thứ 1 là không công nhận ông Mã là Tổng thống Đài Loan, cũng như không coi Đài Loan là 1 quốc gia độc lập, nên trong cách xưng hô, gọi ông ta là Mr. chứ không nói President. Và khi giới thiệu trên truyền thông, ông ấy đeo phù hiệu QDD, đài CCTV của TQ đã làm mờ phù hiệu này đi. Đương nhiên phía ĐL phản đối.
- Phóng viên Đài Loan muốn quay trực tiếp 2 đứa nói gì, liền bị an ninh TQ đuổi ra, ko cho nghe.
- CCTV chỉ phát live Tập nói gì chứ ko phát ông Mã nói gì, cắt tín hiệu. Nhưng truyền thông nói, ông Mã nói ''lợi ích của nhân dân 2 nước được ưu tiên hàng đầu''
- Tập nói ''chúng ta là anh em 1 nhà, dù xương có gãy thì xác thịt vẫn dính liền nhau'' (ghê chưa)!
___________
Ông Tập Cận Bình gặp lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu
Tuổi trẻ
07/11/2015 16:11 GMT+7
TTO - Chiều 7-11, tại khách sạn Shangri-La ở Singapore, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc gặp với người đứng đầu chính quyền vùng lãnh thổ Đài Loan Mã Anh Cửu.
Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo của hai bờ Eo biển Đài Loan kể từ năm 1949.
Ông Tập Cận Bình và ông Mã Anh Cửu đã mỉm cười bắt tay nhau trước khi bước vào hội đàm kín. Hàng trăm nhà báo đến từ khắp nơi trên thế giới đã chứng kiến khoảnh khắc lịch sử này.
Trước đó, khách sạn Shangri-La ở Singapore đã được thắt chặt an ninh tuyệt đố trước cuộc gặp lịch sử của lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào trưa 7-11.
Báo chí Hong Kong và Trung Quốc mô tả từ trưa hôm qua, nhiều cổng an ninh đã được lắp đặt trước khu vực phòng nhạc. Khu vực này đã bị phong tỏa từ 2g sáng 7-11 và rà soát an ninh rất kỹ, bài trí đặc biệt cho sự kiện này.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã bắt tay người đứng đầu chính quyền vùng lãnh thổ Đài Loan Mã Anh Cửu - Ảnh: AP
Cuộc gặp lịch sử
Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa lãnh đạo Đài Loan và lãnh đạo cấp cao nhất của Trung Quốc kể từ sau khi cuộc nội chiến ở Trung Quốc kết thúc năm 1949 đến nay.
Giới chuyên gia mô tả đây là "cuộc gặp lịch sử ", “một dấu hiệu ấn tượng” cho 7 năm thiết lập mối quan hệ hữu nghị giữa Đài Loan - Trung Quốc dưới thời lãnh đạo Mã Anh Cửu, sau nhiều chục năm đối nghịch.
Giới chuyên gia đánh giá đây là sự kiện không chỉ được hai phía Trung Quốc và Đài Loan quan tâm mà còn được nhiều nước như Mỹ, Nhật Bản và nhiều nước khác trên thế giới theo dõi rất sát sao.
Trong suốt thời gian diễn ra cuộc gặp song phương giữa lãnh đạo Đài Loan và chủ tịch Trung Quốc, khách lưu trú ở khách sạn này sẽ đi qua các cổng an ninh khi vào và ra khỏi tòa nhà trên.
Thời báo Đài Bắc cho biết sáng 7-11, ông Mã Anh Cửu đã có bài phát biểu ở sân bay Tùng Sơn, Đài Bắc trước khi lên máy bay đến Singapore. Ông nhấn mạnh cuộc gặp lần này sẽ là "một nền tảng mới” cho bất kỳ lãnh đạo tương lai nào của Đài Loan tiếp tục phát triển mối quan hệ song phương Đài Loan - Trung Quốc.
“Mục đích cuộc gặp là để kể lại chi tiết quá khứ, hướng đến tương lai và thông qua cuộc gặp củng cố hòa bình giữa đôi bên và duy trì hiện trạng”- ông Mã Anh Cửu nói trước khi lên máy bay.
Hàng trăm nhà báo đến từ khắp nơi trên thế giới đã chứng kiến khoảnh khắc lịch sử
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến Singapore từ trưa 6-11. Chủ nhiệm Văn phòng các vấn đề Đài Loan thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc Trương Chí Quân cho biết cuộc họp kín giữa hai lãnh đạo sẽ bắt đầu khoảng 15g (theo giờ Singapore).
Khoảng một tiếng sau, chính ông Trương sẽ chủ trì cuộc họp báo về cuộc gặp giữa đôi bên, và lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu sẽ có bài phát biểu 30 phút sau đó.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu sẽ dự tiệc tối sau cuộc gặp.
Hãng thông tấn trung ương Đài Loan (CNA) cho biết hai bên nhất trí cùng chia đôi hóa đơn chi phí liên quan đến sự kiện này.
CNA dẫn lời phó chủ nhiệm Hội đồng các vấn đề Trung Quốc của Đài Loan - Ngô Mỹ Hồng nói rằng: “Không thể nói ai sẽ là khách ở buổi tiệc này mà có thể nói rằng họ đã ăn tối cùng nhau”.
Ông Mã Anh Cửu (giữa) có bài phát biểu trước báo giới ở sân bay Tùng Sơn, Đài Bắc
trước khi sang Singapore - Ảnh: EPA
Người Đài Loan phản ứng
Khoảng 100 người dân Đài Loan đã cố phá vòng rào an ninh, mang băngrôn “Sự độc lập của Đài Loan”, để tràn vào tòa nhà quốc hội ở Đài Bắc nhằm phản đối lãnh đạo Mã Anh Cửu đến gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Họ đã bị cảnh sát chặn lại nhưng không có người nào bị bắt.
Song, mối quan hệ ngày càng ấm với Trung Quốc của ông Mã đang dấy lên mối quan ngại ở Đài Loan rằng Bắc Kinh đang tăng ảnh hưởng lên lãnh thổ này.
Thời Báo Đài Bắc dẫn lời phe đối lập với ông Mã cáo buộc lãnh đạo này đang “bán Đài Loan” thông qua cuộc họp này.
Nhiều người dân Đài Loan cũng tụ tập tại sân bay Tùng Sơn để phản đối. “Là lãnh đạo nhưng không đại diện cho ý kiến của công chúng. Ông Mã Anh Cửu không có quyền đi gặp lãnh đạo Trung Quốc” - một người họ Trần nói.
Cảnh sát cho biết đã có một số người bị bắt nhưng không cho biết con số cụ thể. Tuy nhiên, cũng có một nhóm nhỏ ủng hộ ông Mã tại sân bay.
Nhiều người Đài Loan chỉ trích ông Mã Anh Cửu đã bí mật sắp xếp cuộc gặp này nhằm đẩy mạnh cơ hội cho Đảng cầm quyền Đài Loan - Quốc dân Đảng trong cuộc bầu cử ở lãnh thổ này vào tháng 1-2016.
Tỉ lệ tín nhiệm của người Đài Loan vào Quốc dân Đảng đang suy giảm trong thời gian gần đây.
______________
Tễu bình:
Thời báo Đài Bắc cho biết sáng 7-11, ông Mã Anh Cửu đã có bài phát biểu ở sân bay Tùng Sơn, Đài Bắc trước khi lên máy bay đến Singapore. Ông nhấn mạnh cuộc gặp lần này sẽ là "một nền tảng mới” cho bất kỳ lãnh đạo tương lai nào của Đài Loan tiếp tục phát triển mối quan hệ song phương Đài Loan - Trung Quốc.
Đúng thế! Đời đời các lãnh đạo Đài Loan sẽ làm vua một nước chứ chắc là không muốn là tỉnh trưởng một tỉnh của Tàu.
Và tối nay, họ sẽ "Campuchia" hóa đơn thanh toán tiệc tối. (Hãng thông tấn trung ương Đài Loan (CNA) cho biết hai bên nhất trí cùng chia đôi hóa đơn chi phí liên quan đến sự kiện này).
Muốn gặp Mã Anh Cửu mà không chấp nhận Đài Loan? Muốn thống nhất Đài Loan mà chỉ gọi Mr Cửu? Đã thấy sự thất bại rồi ! Vì nó không tâm phục khẩu phục. Đài Loan tuy nhỏ nhưng dễ gì "nuốt" được nhau? Anh em ruột thịt lâu ngày gặp nhau mà có bữa ăn phải chia nhau trả tiền là "lởm" rồi dù cho có lý giải ý tứ thâm sâu thế nào đi chăng nữa?
Trả lờiXóaVới "ruột thịt" còn chia bữa ăn như thế, vậy với láng giềng Việt nam thì đừng nghĩ là "ăn không" được nha?
Tập đâp bình không có khí vũ của một đường đường đại đế, không có uy nghi của một kẻ cả trượng phu. Xoàng - không, phải nói là quá xoàng.
Trả lờiXóaĐọc toàn văn bài phát biểu của ông Tập trước QHVN hôm 6-11-2025, cảm nhận thấy trí tuệ ông này quá đỗi bình thường ! Trước đây nghe đồn đoán về ông bây giờ mới thấy ông chỉ là ngáo ộp thôi !
Trả lờiXóa