Sáng mai ông Tập Cận Bình phát biểu
trước Quốc hội, Trung Quốc đề nghị
05/11/15 11:07
(GDVN) - Ông Nguyễn Hạnh Phúc - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết thông tin này cách đây ít phút bên hành lang Quốc hội.
(GDVN) - Ông Nguyễn Hạnh Phúc - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết thông tin này cách đây ít phút bên hành lang Quốc hội.
.
Ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, sáng 6/11, ông Tập Cận Bình sẽ phát biểu
trước Quốc hội Việt Nam. ảnh: Ngọc Quang.
Ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, khoảng 10h05 ngày 6/11, ông Tập Cận Bình – Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ đến Nhà Quốc hội Việt Nam.
Tại đây, ông Tập cận Bình sẽ có cuộc hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Việt Nam – ông Nguyễn Sinh Hùng.
Khoảng 10 giờ 35 phút, ông Tập Cận Bình sẽ vào thăm và phát biểu tại Quốc hội Việt Nam.
“Sau 9 năm, đây là nguyên thủ đầu tiên phát biểu tại Quốc hội. Trước đó, ông Hồ Cẩm Đào đã phát biểu trước Quốc hội rồi, ở hội trường Ba Đình cũ”, ông Phúc thông tin.
Về nghi thức đón tiếp, ông Phúc cho hay, cũng như các đại biểu khác đến thăm Quốc hội, đều có nghi thức là Quốc hội đứng lên chào.
“Vừa qua, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc - ông Ban-Ki-mun đến Nhà Quốc hội cũng thế, các đại biểu đứng lên chào. Đấy là nghi thức của Quốc hội, với tình cảm mến khách của người Việt Nam, Quốc hội Việt Nam. Khi đến thăm Nhà Quốc hội thì bao giờ đại biểu cũng đứng lên và vỗ tay.
Sau khi ông Tập Cận Bình lên phát biểu thì đồng chí Chủ tịch Quốc hội sẽ lên đáp từ, sau đó tiễn bạn ra về”, ông Phúc cho biết.
Trả lời câu hỏi: Việc ông Tập Cận Bình phát biểu trước Quốc hội là theo lời mời của Việt Nam hay phía bạn đề nghị? Ông Phúc cho biết: “Đây là theo đề nghị của bạn”.
Cũng theo ông Phúc: "Cho đến thời điểm này không có Đại biểu Quốc hội nào gửi ý kiến về sự kiện trên.
Như vừa qua, mình đón tiếp Tổng thống Iceland và Chủ tịch Quốc hội Bỉ, cũng hội kiến bình thường”. Ông Phúc nói: “Nhân dịp Chủ tịch Tập Cận Bình sang thăm Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thì việc ông muốn được vào thăm Quốc hội Việt Nam, hội kiến Chủ tịch Quốc hội Việt Nam cũng là thông lệ rất bình thường."
Trả lời câu hỏi: Đến giờ phút này có cử tri nào ủng hộ hay phản đối, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho hay: “Tôi không nhân được thông tin nào chính thức. Trên mạng thì tôi thấy có người ủng hộ, có người thế này thế kia. Trên mạng thì thế, còn chính thức thì không có. Đoàn thư ký không nhận được bất cứ thông tin nào của cử tri. Tôi nghĩ rằng người Việt Nam có tinh thần rất mến khách. Việt Nam có truyền thống, đạo lý mến khách đến nhà”.
Với tư cách đại biểu Quốc hội, ông Phúc cho rằng, đây là một sự kiện bình thường trong quan hệ ngoại giao. Hai bên có vấn đề thì gặp gỡ cấp cao rất quan trọng để cùng trao đổi, cùng hiểu nhau, cùng chia sẻ với nhau.
“Lãnh đạo cấp cao phía mình sang gặp bạn, và phía bạn sang mình để cùng nhau trao đổi thông tin với nhau, những vấn đề gì còn gợn thì trao đổi với nhau tốt hơn”, ông Phúc bày tỏ.
Trả lời câu hỏi: Trước đây, lãnh đạo Trung Quốc đã phát biểu tại Quốc hội Việt Nam. Vậy phát biểu đó có đóng góp gì cho quan hệ hai nước không?
Ông Phúc trả lời: “Hồi đó, tôi chưa phải là Đại biểu Quốc hội. Nhưng tôi nghĩ, bao giờ các nguyên thủ quốc gia khi sang nước khác phát biểu cũng muốn làm sâu sắc thêm tình cảm, tình đoàn kết giữa nhân dân hai nước”.
“Vừa qua, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc - ông Ban-Ki-mun đến Nhà Quốc hội cũng thế, các đại biểu đứng lên chào. Đấy là nghi thức của Quốc hội, với tình cảm mến khách của người Việt Nam, Quốc hội Việt Nam. Khi đến thăm Nhà Quốc hội thì bao giờ đại biểu cũng đứng lên và vỗ tay.
Sau khi ông Tập Cận Bình lên phát biểu thì đồng chí Chủ tịch Quốc hội sẽ lên đáp từ, sau đó tiễn bạn ra về”, ông Phúc cho biết.
Trả lời câu hỏi: Việc ông Tập Cận Bình phát biểu trước Quốc hội là theo lời mời của Việt Nam hay phía bạn đề nghị? Ông Phúc cho biết: “Đây là theo đề nghị của bạn”.
Cũng theo ông Phúc: "Cho đến thời điểm này không có Đại biểu Quốc hội nào gửi ý kiến về sự kiện trên.
Như vừa qua, mình đón tiếp Tổng thống Iceland và Chủ tịch Quốc hội Bỉ, cũng hội kiến bình thường”. Ông Phúc nói: “Nhân dịp Chủ tịch Tập Cận Bình sang thăm Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thì việc ông muốn được vào thăm Quốc hội Việt Nam, hội kiến Chủ tịch Quốc hội Việt Nam cũng là thông lệ rất bình thường."
Trả lời câu hỏi: Đến giờ phút này có cử tri nào ủng hộ hay phản đối, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho hay: “Tôi không nhân được thông tin nào chính thức. Trên mạng thì tôi thấy có người ủng hộ, có người thế này thế kia. Trên mạng thì thế, còn chính thức thì không có. Đoàn thư ký không nhận được bất cứ thông tin nào của cử tri. Tôi nghĩ rằng người Việt Nam có tinh thần rất mến khách. Việt Nam có truyền thống, đạo lý mến khách đến nhà”.
Với tư cách đại biểu Quốc hội, ông Phúc cho rằng, đây là một sự kiện bình thường trong quan hệ ngoại giao. Hai bên có vấn đề thì gặp gỡ cấp cao rất quan trọng để cùng trao đổi, cùng hiểu nhau, cùng chia sẻ với nhau.
“Lãnh đạo cấp cao phía mình sang gặp bạn, và phía bạn sang mình để cùng nhau trao đổi thông tin với nhau, những vấn đề gì còn gợn thì trao đổi với nhau tốt hơn”, ông Phúc bày tỏ.
Trả lời câu hỏi: Trước đây, lãnh đạo Trung Quốc đã phát biểu tại Quốc hội Việt Nam. Vậy phát biểu đó có đóng góp gì cho quan hệ hai nước không?
Ông Phúc trả lời: “Hồi đó, tôi chưa phải là Đại biểu Quốc hội. Nhưng tôi nghĩ, bao giờ các nguyên thủ quốc gia khi sang nước khác phát biểu cũng muốn làm sâu sắc thêm tình cảm, tình đoàn kết giữa nhân dân hai nước”.
Ngọc Quang
Nhân Dân VN mến khách chứ không mến giặc. Tập Cận Bình là giặc. Lại còn đứng lên vỗ tay hoan hô giặc nữa! Ông Phúc so sánh việc đón tiếp tên giặc họ Tập với việc đón tiếp TTK LHQ, Tổng thống Iceland và Chủ tịch QH Bỉ là quá ấu trĩ, không phân biệt được đâu là bạn, đâu là thù.
Trả lờiXóaThật trớ trêu, nhà của mình (nhà QH) thì mình có quyền cho ai vào hay không. Thế mà khi giặc mở mồm yêu cầu được vào và lên mặt dạy chủ nhà thì chủ nhà run như cầy sấy, vội mở cửa cho nó vào. Nhục quá đảng ơi, QH ơi!
Đuổi hắn về là hay nhất !.
Trả lờiXóaCho tên Tập phát xít này phát biểu tại cuốc hội thì cũng không sao cả cái chính ở đây là nếu nó có răn đe và nói láo trước mấy trăm đại diện cho tầng lớp tinh hoa của dân tộc ,liệu có nghị nào dám đứng lên phản pháo lại không hay vẫn gật gù như mọi khi ?
Trả lờiXóaĐây làm gì gọi là tinh hoa đất nước mà là thứ cây cảnh.
XóaDN
Chấp thuận cho nó phát biểu tại Quốc hội cũng không phải vấn đề gì to tát. Vấn đề quan trọng là THÁI ĐỘ CÁC ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI trước, trong và sau khi nó phát biểu. phải có thái độ phản đối nếu nó thể hiện tư tưởng bành trướng, xâm lược (Chắc chắn sẽ có, vì bản chất của nó rồi), hoặc ít ra cũng là thờ ơ, lãnh đạm. Còn nếu đứng hết cả lên mà vỗ tay, hoan hô nó bành trướng thì đó là BÁN NƯỚC. là LÀM NHỤC QUỐC THỂ, không xứng đáng là đại biểu Quốc hội.
Trả lờiXóaMột lần nữa tôi khẳng định với các đồng chí VN, Hoàng Sa, Trường Sa là của TQ từ thời cổ đại, đồng thời cố thủ tướng VN Phạm Văn Đồng năm 1958 đã gửi Công hàm sang TQ khẳng định HS, TS là của TQ. Mấy ông nghị gật lại vờ ngủ không biết gì. Tấn tuồng ly kỳ hấp dẫn sắp diễn ra
Trả lờiXóa"Trung Quốc yêu cầu và lãnh đạo VN.chấp thuận" chỉ là nói cho có vẻ hai bên có
Trả lờiXóavị thế tương đồng nhưng thực tế là quan hệ BẤT BÌNH ĐẲNG giữa đàn anh và đàn em,nếu không muốn nói thẳng thừng là quan hệ chủ - tớ !
Việc TCB.phát biểu trước QH.là thước đo để thế giới và nhất là các nước châu
Á đánh giá VN.đối phó với Trung Cộng ra sao trước chủ quyền đất nước.Nếu
QH.không ai dám phản đối TCB.tuyên bố láo lếu như đã tuyên bố trắng trợn ở
Mỹ là "Hoàng và Trường Sa là của Trung Quốc từ thời cổ đại" thì coi như VN.
vẫn coi ý thức hệ hơn tổ quốc và dân tộc.Lúc đó thì thế giới không thể nào tin
tưởng vào VN.để hợp tác được nữa.
Thế nhưng,tôi chắc là giặc Tàu cộng cũng không dại gì làm mất mặt đàn em
khi dám tuyên bố gian trá như trên vì họ cũng phải sợ nhân dân VN.nổi giận
khiến VN.bất ổn thì rất khó thực hiện tham vọng bành trướng xuống phương
Nam của chúng nhằm chiếm "không gian sinh tồn" cho hơn 1 tỷ dân !
Chú ý thằng Nguyễn Hạnh Phúc nhé bà con; thằng này thân Tàu đấy; chưa biết chừng trong thời gian rất ngắn nó sẽ lên nắm quyền quan trọng trong Quốc hội.
Trả lờiXóaThằng Tập Cận Bình nói trước Quốc hội là làm công tác tư tưởng rồi, phen này dân Việt lại chết với nó!
Chúng ta hãy chờ xem các Nghị thể hiện thái độ thế nào.
Trả lờiXóaGiả sử ngày mai trước QH Việt Nam TCB tuyên bố: Hoàng Sa và Trường sa là của TQ thì ứng xử thế nào đây? Hỡi QH VN.
Trả lờiXóaCười toe, chứ biết sao?
XóaNếu như Tập Cận Bình phát biểu xã giao tăng cường mối quan hệ, đôi bên cùng có lợi thì khỏi bàn. Nhưng nếu như có thái độ xấc xược, bành trướng, đặc biệt mở mồm nói đến vấn đề biên giới và Biển Đông một cách ngông cuồng, tham lam, khẳng định chủ quyền ăn cướp. Yêu cầu các đại biểu Quốc Hội Việt Nam mạnh mẽ lên tiếng, xứng đáng với TỔ TIÊN và đồng lương từ tiền của DÂN. Nếu không đại biểu nào há miệng thì quả là nỗi nhục quốc thể, có tội với tiền nhân và ĐỒNG BÀO.Hãy xứng đáng là con RỒNG cháu TIÊN.
Trả lờiXóaGiàn khoan HD981 vào thềm lục địa Việt Nam, QH câm như hến, giặc TCB xâm lược Trường Sa, QH coi như không biết, giặc TCB vào tòa nhà QH dạy giỗ, QH ngoe ngẩy đuôi, thật hết chỗ nói, lịch sử dân tộc Việt chưa bao giờ nhục nhã, hèn mạt và ngu tối như ngày 5/ 11/ 2015.
Trả lờiXóaĐại biểu nào còn liêm sỉ thì hãy rời khỏi hội trường khi Tạp Cặn Bẩn đi vào.
Trả lờiXóaTàu cọng không bao giờ là bạn với nhân dân Việt Nam. Ông Phúc và lũ các ông muốn nhận bạn thì tùy nhưng đừng kéo dân Việt vào. Không bao giờ nhân dân đi làm bạn với quân cướp đất nước mình. Nhục mặt.
Trả lờiXóa