Thứ Năm, 12 tháng 11, 2015

GS. Phan Huy Lê: CHÚNG TÔI SẼ ĐẤU TRANH ĐẾN CÙNG

GS Phan Huy Lê: 
Đấu tranh đến cùng để giữ lại môn lịch sử

HUY HÀ ghi
Pháp luật TP HCM
Thứ Hai, ngày 9/11/2015 - 09:26

(PLO)- Nếu mới mà hay thì chúng ta hoan nghênh nhưng rất tiếc đây là cái mới nhưng rất tùy tiện, không dựa trên một nền tảng khoa học nào cả nên chúng ta phải góp ý đến cùng với Bộ GD&ĐT. 
Đó là khẳng định của GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, trước việc dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể lồng ghép môn lịch sử và đưa môn này trở thành môn tự chọn ở cấp THPT với tên gọi công dân với Tổ quốc.

Pháp Luật TP.HCM lược trích ý kiến của GS Phan Huy Lê về vấn đề này.

Sẽ xóa bỏ môn lịch sử

Bộ GD&ĐT luôn luôn giải thích rằng không bao giờ bỏ môn lịch sử mà hơn thế nữa rất coi trọng môn lịch sử. Nhưng mà trên thực tế, bằng cách xây dựng chương trình như hiện nay, tức là đưa môn lịch sử vào các môn tích hợp, không còn môn lịch sử.

Điều đó, theo tôi là xóa bỏ môn lịch sử. Nếu xóa bỏ môn lịch sử, không riêng tôi mà cả xã hội này đều hết sức lo lắng, vì nó dẫn đến một hệ quả cực kỳ nguy hiểm trên phương diện đào tạo thế hệ trẻ thành một công dân tương lai của đất nước tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Phải khẳng định một điều là tích hợp là một khuynh hướng của nền giáo dục hiện đại. Nhưng tích hợp như thế nào, tích hợp ở các bậc học nào thì trong nghị quyết của Quốc hội và quyết định của Chính phủ đã có hướng dẫn và chỉ đạo và hướng dẫn rất rõ ràng và chuẩn xác.

Tức là tích hợp ở các lớp cấp dưới và phân hóa dần ở các lớp cấp trên. Trên tinh thần đó, tôi nghĩ môn lịch sử tích hợp vào các môn như: cuộc sống quanh ta, tìm hiểu xã hội từ lớp 1 đến lớp 5 là hoàn toàn thỏa đáng.

Nhưng mà nếu tiếp tục tích hợp khoa học xã hội ở THCS và công dân với Tổ quốc ở THPT theo tôi đã xóa sạch môn sử, tức là đem môn sử học vốn là môn học riêng biệt, bây giờ cắt nhỏ thành vụn rồi ghép với các môn học khác rõ ràng là không thỏa đáng, đặc biệt là cấp THCS và THPT.

Ví dụ môn công dân với Tổ quốc, tên rất hay nhưng Bộ GD&ĐT giải thích môn này tích hợp trên cơ sở của ba môn chính, tức là giáo dục công dân, giáo dục an ninh quốc phòng và lịch sử.

Theo tôi, an ninh quốc phòng dĩ nhiên là môn học bắt buộc, điều đó đã có trong Luật An ninh quốc phòng rồi. Nhưng đem vào đó môn giáo dục công dân thì về phương diện nào đó còn thể hiện được vì cùng một loại hình và có mối quan hệ mật thiết. Nhưng đem môn lịch sử tích hợp vào thì hoàn toàn thiếu cơ sở.

Về nguyên tắc tích hợp không phải muốn gán ghép bất cứ môn nào với nhau mà phải trên cơ sở môn học gần nhau, hay nói trên thuật ngữ khoa học, là những môn phải có khả năng liên hệ với nhau.

Môn lịch sử là môn học của quá khứ, nó có hệ thống lý luận và phương pháp luận riêng mà đem chắp nối với một môn hoàn toàn của thời kỳ hiện đại thì rất gập ghềnh và hoàn toàn không có cơ sở.

GS Phan Huy Lê cho rằng nếu xóa bỏ môn lịch sử là điều rất nguy hiểm.

Cuộc gán ghép “vô tiền, khoáng hậu”

Trong cuộc hội thảo của Bộ GD&ĐT, tôi nói môn học công dân với Tổ quốc là môn tích hợp nhưng thực chất mà nói đây là gán ghép với một tên mà nền giáo dục Việt Nam cũng như thế giới chưa bao giờ có. Tức là vô cùng mới mẻ, mới mẻ đến mức tôi nói đùa là “vô tiền, khoáng hậu”.

Nếu mới mà hay thì chúng ta hoan nghênh nhưng rất tiếc đây là cái mới nhưng rất tùy tiện, không dựa trên một nền tảng khoa học nào cả. Mà ngay cả tên gọi cũng có nhiều điều băn khoăn. Khái niệm Tổ quốc đưa vào đây quá rộng lớn mà gói gọn trong ba môn học không thỏa đáng, từ tên gọi đến nội dung tích hợp không thỏa đáng một chút nào.

Trong hội nghị 3-11, tất cả người phát biểu đều phản đối kịch liệt và tỏ ra rất băn khoăn, đòi hỏi phải có một sự nghiên cứu nghiêm túc hơn. Đấy là ý kiến của đa số các đại biểu nhưng tôi cũng tin rằng đó là ý kiến tôi tin rằng nếu không phải tất cả nhưng là của đại bộ phận dư luận chúng ta. Nhưng đến lúc này Bộ GD&ĐT vẫn chưa tỏ ra bất kỳ một thái độ nào, tiếp thu hay không tiếp thu, bảo vệ chủ trương của mình hay thay đổi.

Thế hệ trẻ hiện nay được cho rất mơ hồ về lịch sử dân tộc. Ảnh: HH

Góp ý đến cùng

Tôi đã nhiều lần nói tích hợp là xu hướng rất hiện đại nhưng tích hợp ở cấp độ nào, tích hợp những môn nào với nhau thì cần nghiên cứu cụ thể.

Trong Điều 28 Luật Giáo dục đã nhấn mạnh một điểm ở cấp THCS phải coi trọng giáo dục kiến thức cơ sở cho học sinh, thứ nhất là tiếng Việt, thứ hai là toán và thứ ba là lịch sử dân tộc, điều này đã đi vào luật.

Tôi nghĩ rằng Bộ GD&ĐT am hiểu hơn ai hết và có trách nhiệm cao nhất phải thực thi điều luật này. Như vậy, đứng ở phương diện này mà nói chính Bộ GD&ĐT coi thường pháp luật.

Thứ hai, đứng ở phương diện yêu cầu đào tạo lớp trẻ thì tôi nghĩ rằng không thể thiếu lịch sử được. Đây không phải vấn đề đặc thù của riêng Việt Nam, mà tất cả các nước trên thế giới kể cả nước Mỹ, có lịch sử trên hai thế kỷ nay, họ đều coi trọng môn lịch sử và coi lịch sử là môn cơ bản hoặc bắt buộc giảng dạy trong phổ thông.

Không có lý do gì Việt Nam, đặc biệt những nội dung lịch sử đầy những kiến thức nền tảng, làm nền tảng cơ sở cho việc giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần dân tộc để xây dựng bản lĩnh của con người Việt Nam mà lại không hiểu biết về lịch sử dân tộc. Tôi không thể hình dung nổi thế hệ trẻ, sau khi ra trường mà hiểu biết về lịch sử mơ hồ như hiện nay.

Thậm chí Quang Trung và Nguyễn Huệ là hai người khác nhau, tôi không thể hiểu nổi các em làm thế nào để hoàn thành trọng trách công dân với Tổ quốc, nhất là trong điều kiện nước ta vừa xây dựng vừa đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, trong lúc đó phải luôn luôn sẵn sàng để bảo vệ Tổ quốc mình.

Trong lúc một phần lãnh thổ của nước ta đang bị đe dọa, điều này gần như xã hội lo ngại, chỉ riêng Bộ GD&ĐT bằng lòng với việc làm hiện nay nên chúng ta phải góp ý đến cùng với Bộ GD&ĐT.

Tổ chức hội thảo quốc gia về môn lịch sử

Hội Khoa học lịch sử Việt Nam sẽ tổ chức Hội thảo Khoa học quốc gia về môn lịch sử vào ngày 15-11 tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.

Hội thảo có sự tham dự của các giáo sư, tiến sĩ, các chuyên gia hàng đầu của Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, các trung tâm, vụ, viện, khoa Sử các trường đại học trên toàn quốc và một số giáo viên lịch sử phổ thông.

HUY HÀ ghi

TIN LIÊN QUAN
Không thể 'xé' môn lịch sử để lắp ghép vào các môn khác
Đừng biến Lịch sử thành môn ‘nhồi sọ’
Lịch sử phải là môn “khoa học” trước khi thành môn “bắt buộc”
Các nhà sử học kiến nghị: Lịch sử phải là môn học bắt buộc
 

15 nhận xét :

  1. Ngu quá, công dân là môn dạy đạo đức, lịch sửmôn là dạy toàn bộ quá khứ của một đất nước lại nhập làm một, đây là ý đồ thủ tiêu lịch sử VN.

    Trả lờiXóa
  2. Nếu có biểu tình đòi bảo tồn môn học này thì sẽ có đông đảo người dân tham gia. Trong đó có tôi, dù công an có đàn áp thế nào cúng bất chấp.

    Trả lờiXóa
  3. Thay thế lịch sử tàu chệt đó các Thầy ơi !!!

    Trả lờiXóa
  4. Không lẽ từ nay chữ Lich Sử , Histoire, History, Historia bị xóa trên Tự Điển hay sao ? Sau này bọn trẻ chẳng biết gì về lịch sử . Có lẽ như vậy thì tên HCM , Mao, Lenin, Stalin cũng chẳng có trong Lịch Sử nữa . Tên Việt Nam cũng bị xóa trong Bách Khoa Toàn Thư Thế Giới !

    Trả lờiXóa
  5. Chẳng cần xoá môn lịch sử thì giới trẻ bây giờ đâu có biết đến cuộc chiến biên giới 79 , hoàng sa 74 , trường sa 88 hay thác bản giốc ...vv...tất cả đã bị cho vào lãng quên

    Trả lờiXóa
  6. TÔI NGHĨ BỘ TRƯỞNG PHẠM VŨ LUẬN NÊN VỀ NHÀ NUÔI LỢN LÀ TỐT NHẤT !

    Trả lờiXóa
  7. Xoá bỏ môn lịch sử trong các trường học đúng là một việc làm nguy hiểm.
    Nhưng nếu vẫn cứ đem giáo trình môn sử hiện nay do đảng "biên soạn",mà theo giảng viên môn lịch sử,Hà Văn Thịnh,có đến 70% phần lịch sử VN cận đại,là dối trá,bịa đặt,mà nhồi sọ cho học sinh thì còn nguy hiểm gấp bội.
    Hình ảnh học sinh xé đề cương môn lịch sử rãi trắng sân trường đã phần nào nói lên điều đó.
    Với thông tin phát triển như vũ bão ngày nay,không khó để chúng nó phát hiện ra sự dối trá,độc hại đó.
    Chắc chắn tôi sẽ dạy con cái môn lịch sử,nhưng là từ những tài liệu do tôi chắt lọc theo tư duy của mình chứ không theo mấy cuốn giáo trình độc hại do đảng "biên soạn"

    Trả lờiXóa
  8. Có lẽ Môn Toán giao cho Viện Toán, môn Địa lý giao cho Bộ Tài nguyên Môi trường, môn Văn giao cho Hội Nhà Văn, Môn Ngoại ngữ giao cho Bộ Ngoại giao, Môn ANQP thì giao cho Bộ CA và Quốc phòng .. còn Bộ Giáo dục thì nên bỏ hẳn.

    Trả lờiXóa
  9. Bọn chúng đang từng bước xóa bỏ lịch sử VN,liệu đây có phải là một bước trong qui trình để sát nhập VN vào TQ theo cam kết bán nước của hội nghị thành đô.

    Trả lờiXóa
  10. Thưa giáo sư Phan huy Lê và các GS tiến sĩ khác trong phạm vi môn khoa học Lịch Sử ở VN hiện nay : Môn Lịch Sử là một môn khoa học có tầm quan trọng rất lớn trong việc giáo dục học sinh , giúp cho các em biết được cội nguồn dân tộc , biết yêu đất nước quê hương ...vân vân và vân vân . Tất cả những điều này ai cũng biết . Nhưng tai sao , đã từ lâu học sinh không thích học môn LS này nữa ? Để trả lời cho câu hỏi này chắc các ông , những người phụ trách và biên soạn môn LS không phải không hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên . Muốn nói vòng vo hay muốn đổ lỗi cho ai cũng được , nhưng nguyên nhân trước tiên những người biên soạn môn Lịch sử phải bảo đảm tính KHÁCH QUAN của nó, có như thế thì học sinh mới thích học.

    Trả lờiXóa
  11. Phạm Vũ Luận toàn có những quyết sách vớ vẩn , phải từ chức đi thôi!

    Trả lờiXóa
  12. Phạm Vũ Luận là bộ trưởng đặc biệt nhất từ trước đến nay, tôi không đủ thời gian để thống kê chứng minh!

    Trả lờiXóa
  13. Lịch sử ! cụm từ này tự nó đã nói lên những gì đã diễn ra trong quá khứ. Quên quá khứ thì lấy gì xây dựng tương lai.

    Trả lờiXóa
  14. không học môn lịch sử -trên TV chiếu toàn phim lịch sử tàu cuộc sát nhập vào TQ thật là bài bản

    Trả lờiXóa