Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2015

GS Phan Huy Lê: BÚT TÍCH NHƯ VẬY THÌ CHẮC ÔNG ẤY PHẢI CÓ CƠ SỞ

Bút tích ghi ông Ban Ki Moon 
là con cháu dòng họ Phan Huy

Lâm Hoài - Vũ Viết Tuân
Tuổi trẻ
01/11/2015 07:53 GMT+7
Trao đổi với Tuổi Trẻ, GS.NGND, nhà sử học Phan Huy Lê cũng cho biết khi ông Ban Ki Moon về thăm nhà thờ họ Phan Huy, ông không tham dự do bận công chuyện nhưng có gửi tặng bốn cuốn sách của cụ Phan Huy Chú.

“Ông Ban Ki Moon đã đến thăm nhà thờ họ Phan Huy, để lại bút tích như vậy thì chắc ông ấy phải có cơ sở” - ông Phan Huy Lê nói.

Nhà sử học Phan Huy Lê cũng cho biết đang nhờ một GS người Hàn Quốc chuyên nghiên cứu gia phả để tìm gia phả của ông Ban Ki Moon, rồi đối chiếu gia phả của hai dòng họ phía ông Ban Ki Moon bên Hàn Quốc và dòng họ Phan Huy ở VN. Sau khi đối chiếu mới có thể xác minh được vấn đề này.
TT - Theo bút tích trong sổ lưu niệm tại nhà thờ họ Phan Huy, ông Ban Ki Moon - tổng thư ký Liên Hiệp Quốc ghi rằng ông "là một người con của dòng họ Phan".

Những ngày gần đây, trên mạng xã hội chia sẻ thông tin rằng ông Ban Ki Moon - tổng thư ký Liên Hiệp Quốc - là hậu duệ của dòng họ Phan Huy tại VN.

Ngày 31-10, khi tìm tới nhà thờ họ Phan Huy tại xã Sài Sơn (Quốc Oai, Hà Nội), chúng tôi được ông Phan Huy Thanh (đời thứ 16 và là trưởng chi 2 của dòng họ Phan Huy) - người trông coi nhà thờ họ này trong thời gian dài - xác nhận thông tin trên.

Chuyến vi hành bất ngờ của ông Ban Ki Moon

Trao đổi với chúng tôi, ông Thanh cho biết mình là một trong 18 người đại diện dòng họ trực tiếp đón tiếp và hướng dẫn ông Ban Ki Moon tới thăm nhà thờ họ Phan Huy.

Trước chuyến thăm này hai tuần, có một người về gặp ông Phan Huy Giám - thủ từ nhà thờ họ Phan Huy - thông báo sẽ có một phái đoàn ở Liên Hiệp Quốc về thăm nhà thờ của dòng họ. Đến ngày 21 và 22-5, một số cán bộ công an về làm việc với xã đã khẳng định thông tin này.

Dù thắc mắc muốn tìm hiểu rằng ai sẽ đến, nhưng ông Thanh thất vọng vì không có thêm thông tin gì.

“Đến tận chiều tối 22-5, chúng tôi sốt ruột quá nên đã liên lạc với người về gặp ông Phan Huy Giám hôm trước và lúc đó mới biết ông Ban Ki Moon về thăm” - ông Thanh kể.

Tối cùng ngày, ông Thanh ngay lập tức báo cho trưởng họ là Phan Huy Huân rằng “hôm sau phải về ngay nhà thờ họ”.

Theo ông Thanh, ông Ban Ki Moon tới thăm và lưu lại tại nhà thờ khoảng 45 phút. Tại đây, vị tổng thư ký Liên Hiệp Quốc thắp hương, ngồi viết lưu bút và chụp ảnh lưu niệm trước khi rời đi.

“Trong thời gian lưu tại đây, ông hỏi thăm người dân và lần lượt bắt tay những người trong dòng họ, vừa bắt tay ông vừa nói “cảm ơn” bằng tiếng Việt” - ông Thanh thuật lại.

Ông Thanh cho biết thông qua phiên dịch, chỉ thấy ông Ban Ki Moon thăm hỏi mọi người chứ không nói lý do về thăm, cũng không ngỏ ý xem gia phả dòng họ.

“Sau đó chúng tôi hỏi thêm từ nhà sử học Phan Huy Lê và người phiên dịch hôm đó mới biết ông Ban Ki Moon cho biết đã được tổ tiên truyền lại rằng ông là hậu duệ của cụ Phan Huy Chú ở VN. Ông ấy nói vậy thì chúng tôi cũng chỉ biết vậy” - ông Thanh nói.


Ông Ban Ki Moon ở nhà thờ dòng họ Phan Huy tại Quốc Oai, Hà Nội - Ảnh: CTV

Xác nhận từ lưu bút?

Cũng theo ông Thanh, trong thời gian lưu lại tại nhà thờ họ Phan Huy ở Sài Sơn, ông Ban Ki Moon đã viết lưu bút trên cuốn sổ được người dân trong họ chuẩn bị. Bút tích và lời dịch đi kèm được người trong họ lưu lại, hiện đang trưng bày và lưu giữ tại nhà ông Phan Huy Thanh.

Trong bản lưu, bút tích của ông được dịch là:

“Tôi rất xúc động khi viếng thăm và tỏ lòng thành kính sâu sắc trước ngôi nhà thờ Phan Huy Chú và các thành viên khác của dòng họ Phan. Cảm ơn dòng họ đã giữ gìn và bảo quản ngôi nhà thờ này. Là một người con của dòng họ Phan, giờ đây giữ chức tổng thư ký của Liên Hiệp Quốc, tôi hứa với bản thân sẽ cố gắng làm theo những lời dạy của tổ tiên”.

Dưới bút tích ký tên ông Ban Ki Moon bằng tiếng Anh và chữ Hán đi kèm, được người trong dòng họ dịch ra là “Phan Cơ Văn”.

Trước đó, trao đổi với Tuổi Trẻ, GS.NGND, nhà sử học Phan Huy Lê cũng cho biết khi ông Ban Ki Moon về thăm nhà thờ họ Phan Huy, ông không tham dự do bận công chuyện nhưng có gửi tặng bốn cuốn sách của cụ Phan Huy Chú.

“Ông Ban Ki Moon đã đến thăm nhà thờ họ Phan Huy, để lại bút tích như vậy thì chắc ông ấy phải có cơ sở” - ông Phan Huy Lê nói.

Nhà sử học Phan Huy Lê cũng cho biết đang nhờ một GS người Hàn Quốc chuyên nghiên cứu gia phả để tìm gia phả của ông Ban Ki Moon, rồi đối chiếu gia phả của hai dòng họ phía ông Ban Ki Moon bên Hàn Quốc và dòng họ Phan Huy ở VN.

Sau khi đối chiếu mới có thể xác minh được vấn đề này.
.
Tôn trọng quyền riêng tư
Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 31-10, một đại diện của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tại VN cho biết sau khi phát biểu tại Quốc hội VN ngày 23-5, ông Ban Ki Moon nói có việc cá nhân phải đi và không cần ai tháp tùng.
“Chỉ có một vài vệ sĩ đi cùng ông Ban Ki Moon vào thời điểm đó. Tất cả mọi người trong UNDP đều biết đó là việc riêng tư và ông ấy không muốn báo chí đưa tin” - vị này nói.
Phía Bộ Ngoại giao VN cũng không hề biết về chương trình này, đồng thời cũng cho rằng đây là chuyện riêng tư của ông Ban Ki Moon.
Q.TRUNG
_____________

Tễu Blog cũng được một vài thân hữu cùng lúc gửi cho bức thư ở dưới đây, được cho là thư của Giáo sư Phan Huy Lê gửi anh trai là Bác sĩ Phan Huy Quế. Chúng tôi đăng tải lên đây, chỉ với mục đích là thêm những thông tin để những người quan tâm cùng bình luận và tìm hiểu thêm về câu chuyện thiên di của cư dân Việt cũng như quá trình giao lưu về văn hóa và lịch sử Việt - Hàn. 

Bức thư này cũng được lan truyền rộng rãi trên internet những ngày gần đây. Vượt qua khuôn khổ cá nhân, dòng họ, việc lan truyền bức thư này là thêm một tài liệu để các nhà phả học, sử học nghiên cứu.

Trang tài liệu dưới đây có 2 chi tiết chưa chính xác: 1- Tháng 9 vừa rồi ông Ban Kimoon thăm Việt Nam. Thực ra ông thăm VN lần gần đây nhất là ngày 22 - 23 tháng Năm. 2- Tên chữ Hán của ông Ban Ki moon là Phan Cơ VĂN, chứ không phải Phan Cơ MINH. 


Quanh câu chuyện bức thư này, cũng có thể tìm hiểu thêm tại đây:



5 nhận xét :

  1. trong lưu bút ông này viết " as one of "Phan" family..." mà cố dịch ra " là một người con của dòng họ Phan..." thì có vẻ là cố tình gán ghép quá, khách quan hơn cần dịch thành " là một người họ Phan..." thì đúng ý hơn và không gây hiểu ( có thể ) lầm, ông này nhận mình là hậu duệ của họ Phan này. Vì rõ ràng " as one" chi có nghĩa " là một người" thêm chữ "con" sau chữ người sẽ hiểu khác ngay. Những trường hợp này ,chuyển ngữ phải rất thận trọng, không nên thêm ý người dịch vào cho hay, dễ hiểu sai ý nguyên văn lưu bút, nhất là đưa lên công luận , không nen gây nên " bias" ( thieen kieen. ) do xảo thuật ngôn ngữ. Cẩn thận vẫn hơn, trước khi biết được giải thích của người viết !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. as one - như thể
      as one of - một trong những
      Về cơ bản có thể hiểu ông Ban nhận mình thuộc dòng dõi họ Phan.

      Xóa
  2. Ông Ban Kimoon viết tên chữ Hán sờ sờ là Phan Cơ Văn, không hiểu ông Phan Huy Lê đọc cách gì mà ra Phan Cơ Minh? Rồi chính ông Lê bảo đã gửi tặng ông Ban bộ LTHCLC mà nhớ lộn tháng 5 thành tháng 9 thì càng lạ nữa! Chuyện mới mấy tháng đã lẫn lộn lung tung thì chuyện cổ sử ông nghiên cứu ra sao?

    Trả lờiXóa
  3. Tất cả đều bắt đầu từ bản tin của Tễu đưa lên blog của mình. Chỉ từ sau khi Tễu thông tin, báo chí chính thống và phi chính thống ở VN và hải ngoại mới ầm ĩ lên. Thế là thành sự kiện truyền thông nóng nhất mấy ngày qua. Cả nước phấn khởi, hồ hởi lắm. Có người nhảy lên sung sướng, nước mình tài thật, đẻ ra cả được Tổng thư ký Liên hợp quốc! Có người bảo, nhất định ông ấy là con cháu dòng họ Phan Huy. Sướng. Ông ấy đáng ra phải là Phan Huy Văn chứ không phải Phan Cơ Văn. Thưa các bác, họ Phan cũng là họ gốc Tàu các bác ạ. Người Tàu người ta cũng sướng ông Ban lắm. Hiềm nỗi, sao người Hàn Quốc không sướng kiểu Tàu hay VN nhỉ? Họ Phan hiện có ở nhiều nước các bác ạ. Nên chi, nếu người họ Phan ở VN là làm Tổng thư ký LHQ thì sướng cũng đáng sướng, còn ông Ban Hàn Quốc thì cớ gì mà sướng? Ngô Bảo Châu mà học tập, làm việc ở VN rồi được nhận cái giải Phiu thì hãy sướng, còn ông ấy nhận giải với tư cách công dân Pháp thì chỉ sướng cái gì? Nói dại, ông Ban mà ở VN, tôi chắc chắn ông ấy bị cho là thế lực thù địch, nhà ở trong ngõ suốt ngày bị quẳng mắm tôm và dầu nhớt cho mà xem. Sướng gì mà sướng? Còn Ngô Bảo Châu, nếu ở VN (từ đầu) thì nay cùng lắm là bằng mấy anh giáo đại học, lương không qua bậc 6.Còn nếu bị bọn đồng nghiệp thù ghét thì có khi chẳng sống yên thâm. Hình như Lê Bá Khánh Trình cũng không có gì oách lắm, dù từng là ngôi sao rực sáng của Toán học. Đấy, sướng là sướng cái chế độ tươi đẹp này này, các bác ạ, hơi đâu đi sướng ông Ban?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn Tào Tháo này cũng có lý. Tôi cũng cảm thấy NS Đặng Thái Sơn cũng chẳng sung sướng gì khi phải bôn ba hải ngoại...

      Xóa