Thứ Hai, 16 tháng 11, 2015

GS. Phan Huy Lê: BỘ GIÁO DỤC ĐÃ QUYẾT MUỐN XÓA SỔ MÔN LỊCH SỬ

Môn lịch sử bị khai tử 
bằng cuộc cưỡng duyên kì lạ?

Tuổi trẻ
15/11/2015 17:36 GMT+7

TTO - Tại Hội thảo khoa học về môn lịch sử vào ngày 15-11, giới chuyên môn đã đanh thép chỉ trích Bộ GD-ĐT đang “khai tử môn lịch sử” khi xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới.

.
Giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học - Lịch sử Việt Nam - Ảnh: Nguyễn Khánh

Mặc cho những lý giải của Bộ GD-ĐT cho quan điểm “không coi nhẹ môn lịch sử”, nhưng tại Hội thảo này, giới chuyên môn đã dẫn chứng ngược lại.

"Dù Bộ GD-ĐT có giải thích thế nào thì với chương trình mới, trên thực tế đã “khai tử”, đã xóa bỏ môn Lịch sử. Khi một ít kiến thức lịch sử bị cắt nhỏ rồi tích hợp tùy tiện vào một số môn học khác thì môn Lịch sử đã không còn với vị thế của một môn học trong tính toàn bộ và hệ thống của nó".

GS Phan Huy Lê
GS Nguyễn Quang Ngọc, phó chủ tịch Hội Khoa học lịch sử VN đã gọi việc Bộ GD-ĐT tích hợp môn lịch sử với môn học khác là “một cuộc cưỡng duyên kì lạ”.

Hạ thấp vai trò môn lịch sử

GS Ngọc cho rằng sở dĩ môn lịch sử trong chương trình hiện hành bị héo hắt, lụi tàn là do nhiều năm qua bị xem là môn học phụ, không nằm trong nhóm môn học bắt buộc phải thi tốt nghiệp THPT nên nhiều học sinh không học, hoặc chỉ học đối phó.

Trong hoàn cảnh khốn khó đó, Bộ GD-ĐT chẳng những không nhận ra việc đặt nhầm vị trí môn lịch sử mà lại thiết kế chương trình giáo dục phổ thông đưa nội dung môn lịch sử tích hợp trong môn học khác.

“Nền giáo dục nước ta liệu có còn dựa trên nền tảng lịch sử, văn hóa, dân tộc, có tôn trọng truyền thống đạo lý của VN nữa hay không”, GS Ngọc phản biện gay gắt.


GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam 

PGS TS Kiều Thế Hưng, Khoa lịch sử Trường ĐH Sư phạm Hà Nội dẫn giải thích của Bộ GD-ĐT: “Giáo dục lịch sử không phải trách nhiệm độc tôn của bộ môn lịch sử và người ta có thể giáo dục lịch sử bằng nhiều cách, nhiều hình thức, nhiều con đường khác nhau, không thể coi giáo dục lịch sử chỉ là việc dạy sử”. Và ông nhận xét giải thích này giống như hành động “hạ thấp vai trò của bộ môn lịch sử”.

Hầu hết các ý kiến tại hội thảo đều chỉ trích Bộ GD-ĐT đã khai tử, đã xóa bỏ, vùi dập môn lịch sử và hệ lụy của điều này là những thế hệ học sinh không hiểu lịch sử, không biết đến cội nguồn. Thậm chí nhiều nhà sử học đã đặt ra những vấn đề nghiêm trọng hơn như việc Bộ GD-ĐT đang làm đi ngược với mục tiêu bảo vệ an ninh, chủ quyền dân tộc…


Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển - Ảnh: Nguyễn Khánh

Đáp lại những ý kiến chỉ trích, ông Nguyễn Vinh Hiển, thứ trưởng Bộ GD-ĐT tha thiết mong các chuyên gia, nhà sử học hãy đọc kỹ tài liệu mà Bộ GD- ĐT cung cấp để hiểu rằng những ý kiến chỉ trích trên là “nói oan cho ngành GD-ĐT”.

Đại diện Bộ GD-ĐT vẫn khẳng định với cách làm mới, Bộ GD-ĐT kỳ vọng các thế hệ trẻ sẽ hiểu biết và yêu lịch sử hơn.

“Có thể việc chúng tôi định hướng còn cần điều chỉnh và điều chúng tôi mong ở các chuyên gia, nhà sử học là góp ý thiện chí cho chúng tôi về cách làm, chúng tôi sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu những ý kiến xác đáng, có cơ sở khoa học, thực tiễn, chứ không nên chỉ trích Bộ GD-ĐT là "xóa bỏ môn Lịch sử”, nói như thế là hoàn toàn không đúng” - ông Hiển chia sẻ.

Ông Đoàn Văn Ninh, phó Vụ trưởng Vụ giáo dục trung học, thường trực ban soạn thảo chương trình giáo dục phổ thông cho rằng cách bố trí trên chỉ là thay đổi cách thực hiện nhằm mục đích giáo dục lịch sử hiệu quả hơn, chứ không loại bỏ môn lịch sử.

Đã có tiền lệ thì không thể gọi là đổi mới!

Tại hội thảo, ý kiến được coi là “đúng hướng cần bàn” hơn cả là của GS Trần Thị Vinh, khoa Lịch sử, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Bà Vinh cho rằng việc xây dựng môn học Công dân với Tổ quốc bao gồm ba phân môn giáo dục đạo đức, lịch sử, giáo dục quốc phòng an ninh là không có tính khả thi. Đây là sự lắp ghép thiếu cơ sở khoa học do ba phân môn trên có đối tượng, mục tiêu, phương pháp giảng dạy khác nhau.

“Ai là người giảng dạy môn học lắp ghép nhiều kiến thức tổng hợp như thế. Và việc biên soạn chương trình SGK cho môn học lắp ghép này cũng rất khó khăn. Nếu người nào làm được, chúng tôi phải cắp sách đến học”, bà Vinh nói.

GS Trần Thị Vinh cũng cho rằng một môn học có tên Công dân với Tổ quốc chưa từng thấy nước nào có, chưa có tiền lệ nào cho việc hình thành một môn học có tính “lắp ghép” này.


GS.TS Trần Thị Vinh - Ảnh: Nguyễn Khánh

Phản biện lại ý kiến cụ thể của bà Vinh, ông Nguyễn Vinh Hiển cho rằng “Có thể điều chúng tôi đặt ra chưa phải chắc chắn đúng, nhưng không có nghĩa cứ phải có tiền lệ mới làm, như thế thì không thể gọi là đổi mới”.

Ông Hiển cũng khẳng định môn Công dân với Tổ quốc chắc chắn không phải môn lắp ghép cơ học.

Ông Hiển cũng cho rằng “tích hợp không thể hiểu là giảm bớt môn học, ghép nhiều môn học vào một môn mà là cách để lược bỏ những nội dung trùng lặp, phối hợp, hỗ trợ giữa các nội dung khác nhau để thực hiện hiệu quả mục đích giáo dục”.


Vĩnh Hà

20 nhận xét :

  1. [Đại diện Bộ GD-ĐT vẫn khẳng định với cách làm mới, Bộ GD-ĐT kỳ vọng các thế hệ trẻ sẽ hiểu biết và yêu lịch sử hơn.]
    Bộ GD-ĐT kỳ vọng không có cơ sở ? Chúng ta dạy học sinh chứ không "chiều" theo chúng để chúng yêu môn Lịch sử hơn? Thực ra chúng cũng không yêu môn Toán, nhưng vì bộ GD-ĐT không coi nhẹ môn Toán nên môn Toán không rơi vào tình trạng như môn Lịch sử? Học sinh đã và đang không yêu môn Lịch sử là do bộ GD-ĐT đã không coi trọng môn học này từ nhiều năm nay? Và hôn may có cuộc Hội thảo khoa học "qái gở " này sẩy ra, đã chứng tỏ ngành GD-ĐT trong những năm qua coi thường môn Lịch sử, một môn học dạy làm người Việt, để đi đến hệ lụy ngày hôm nay !

    Trả lờiXóa
  2. Nay dân ta học lịch sử từ Internet. Rất khách quan. Đừng lo.

    Trả lờiXóa
  3. Hình như họ đang tìm mọi cách để xóa bỏ một dân tộc.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. chính xác !!

      Xóa
    2. Chính xác, muốn con cháu về sau quên hết mình là dân tộc nào và xóa bỏ các cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân..chắc lại anh Tung Cuả cho xiền rồi.

      Xóa
    3. Ngắn gọn và chính xác!

      Xóa
    4. Thật dễ nhận biết BGD đang có tay trong của TC chống lưng và khuynh đảo. Phải như một chỉ thị không được để cho môn lịch sử của VN phát triển, bởi lịch sử của VN là lịch sử chống giặc phương Bắc với các chiến thắng vẻ vang oai hùng từ thời Bà Trưng Bà Triệu, chiến thắng Nguyên Mông....rồi gần nhất là chiến thắng Biên giới 1979.
      Nhưng chúng lầm vì dòng máu anh hùng chống ngoại xâm phương Bắc đã ngấm vào xương vào tủy người VN rồi, dù có không học thì khi nói đến giặc Tầu là dân nước Nam đã sôi sục căm hờn rồi.

      Lũ bán nước cầu vinh hãy mở to mắt!

      Xóa
  4. " DÂN TA PHẢI BIẾT SỬ TA...." Xem ra đất nước đã đến hồi cáo chung ..rơi vào tay ngoại bang rồi . Các ông ở bộ giao dục không biết có phải là người của Trung Quốc hay không vậy ? biết đâu mai cải cách sách giáo khoa cấp nhật VN là 1 phần lãnh thồ của TC không chừng...
    Tôi đề nghị đồng bào cả nước xuống đường phản đối việc làm sai trái này . Nếu cần xin được biết tên ai nêu ra đề xuất bỏ môn lịch sử này cần loại bỏ ngay không thể như thế này được ( giặc đã ở trong nội bộ ta rồi..bài học My Châu Trọng Thủy hãn còn rành rành ra đó )

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn nói cũng đúng nhưng tôi ngờ rằng đây lại là một "chủ trương lớn nữa của đảng" rồi, có lẽ dân ta đi vào quỹ đạo rồi ?

      Xóa
  5. HSSV VN không biết Lịch Sử Nước Nhà, Không biết rõ Địa Lý VN ? Liệu có ai bảo vệ giang sơn , Tổ Quốc của mình mà lại không biết rõ nó là cái gí ? Nước VN từ đâu mà có , Cha ông đã dầy công hi sinh xương máu bao đời để bảo vệ, phát triển . Rồi biên cương của VN từ đâu đến đâu . Lãnh hải, biển đảo VN là chỗ nào ? Người Việt không biết mà quân Tầu lại biết tỉ mỉ hơn , người nước ngoài biết rõ hơn người bản quốc . Ở đâu có sự lạ đời đó ? Có lẽ chỉ có ở nước CH XHCN VN !

    Trả lờiXóa
  6. Người công dân cua một quốc gia mà không hiểu biết về lịch sử của nước mình là người dân bị nô lệ. Lỗi này không do Bộ GD-DT mà là sự chôn vùi lịch sử hiển hách của Ông cha ta có ngàn năm chống quân xâm lược Tàu. Nay Tàu khựa chính là quan thầy đang cứu xét cho đảng csvn được là khu tự trị trực thuốc Tàu khựa sau Mãn,Tạng,Hồi...đám con hoang xin về thần phục Thiên Triều. Cho nên,đây là sự cố tình dẹp đi môn sử Việt,vì sợ "động não" quan to nhà Háng(han).Các o./bà gs/ts lắm lời quanh co làm gì,nói toạc móng heo ra cho người dân dễ hiểu. Thử hỏi 100 cậu SV đại học thì có mấy cậu biết về Ông Triệu Quang Phục là ai?

    Trả lờiXóa
  7. Đây là một trong nhiều cách để xóa bỏ lịch sử dân tộc! MẤT LỊCH SỬ LÀ MẤT NƯỚC.

    Trả lờiXóa
  8. Ủng hộ Bộ Giáo dục cải tiến cách dạy, cách học sử.
    Phương pháp dạy và học trước đây đã quá lạc hậu, nên kết quả học sinh ngày càng sút kém, và không có cách nào có thể vực lên được. Bởi phương pháp cũ không còn phù hợp với thời đại công nghệ thông tin. Đừng cố níu kéo cái lạc hậu, cũ kỹ cái tư duy lịch sử là quan trọng nhất nữa.

    Trả lờiXóa
  9. Bà GS Vinh nói không chuẩn. Ở các nước ngữ hệ German (đức,áo, thuỵ sĩ, bắc Âu...) họ có môn truyền thống cũ gọi là Heitmatkunde tạm dịch " quê hương đất nước" bao gồm Sử, địa, sử kinh tế, địa lý kinh tế, lịch sử tự nhiên, lịch sử địa phương, cuộc sống con người.... Bộ GD tích hợp là đúng, nhưng tích hợp với chính trị, An ninh quốc phòng...thì vô duyên quá. Tôi chẳng bênh bộ GĐ trong cải cách này, nhung đã là khoa học, đã là trí thức thì phải nói trung thực, đừng ngoa ngôn quá. Nếu cứ lu loa như báo chí trình bày, bất chấp thưc tế thì. các nhà sử học cao quý của chúng ta có khác chi các chính khách rẻ tiền. Xã hội ta còn quá nhiều điều bất ổn, không nên lạc hướng vì một chuyện nhỏ có thể nói chuyện phải trái với nhau được.

    Trả lờiXóa
  10. Đây là một trong nhiều cách để xóa bỏ lịch sử dân tộc! MẤT LỊCH SỬ LÀ MẤT NƯỚC.

    Trả lờiXóa
  11. học sử mà chỉ ta thắng,địch thua,đường lối cm sang suốt,đảng lãnh đạo tài tình đưa dân tộc ta giành hết thắng lợi này (ccrđ)đến thắng lợi khác(cải tạo ts,ct)tiến vững chắc lên Cnxh,đạt được nhiều thành tựu về xh,kt,xh...thì nên bỏ cũng được

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng rồi khi lịch sử không còn là lịch sử nữa thì cũng nên bỏ. Và có lẽ Tàu khựa làm thay VN dạy môn lịch sử rồi cũng nên-hãy xem các chương trình tivi, nhất là phim?

      Xóa
  12. Ngụy biện. Môn Sử với GDCD và GDQP thì làm gì có nội dung trùng lặp.

    Trả lờiXóa
  13. Dìm chết môn lịch sử, cờ TQ sáu sao, nhạc Tầu được đưa vào lễ hội, phim lịch sử, dã sử TQ được chiếu tất cả các kênh VTV chiếm hết thời lượng. các báo, đài TW không giám đưa tin TQ đánh chiếm Hoàng Sa, Trường sa, xâm lược VN năm 1979. Chứng tỏ đảng ta đã chấp nhận phụ thuộc TQ .

    Trả lờiXóa
  14. Một trong những mục đích muốn xóa bỏ hay gần như xóa bỏ môn lịch sử cũng chỉ vì thằng Tàu Đỏ. Hết 90% lịch sử nói về giặcTàu. 1000 năm đô hộ giặc Tàu, chưa tới 100 năm đô hộ giặc Tây.

    Trả lờiXóa