Nhà thơ Phan Huyền Thư:
"Tôi viết bài thơ gốc từ năm 1996"
Tuổi trẻ
20/10/2015 07:50 GMT+7
TT - LTS: Đến nay, bài thơ Buổi sáng của Phan Ngọc Thường Đoan và bài thơ Bạch lộ của Phan Huyền Thư, “bài thơ nào được sáng tác trước?” vẫn còn là một câu hỏi chưa ai ngoài cuộc có thể trả lời.
Sẹo độc lập được giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội
|
Chưa vội kết luận ai là người “đạo thơ” khi thấy Buổi sáng in trong tập Đếm cát (NXB Văn Học) ấn hành từ năm 2003, còn Bạch lộ in trong tập thơ Sẹo độc lập (Nhã Nam & NXB Lao Động) ấn hành sau 11 năm, Tuổi Trẻ bước đầu chỉ khách quan ghi lại những “trần tình” từ chính hai tác giả.
Nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan và Phan Huyền Thư vừa chính thức gửi email đến Tuổi Trẻ.
Nhà thơ
PHAN NGỌC THƯỜNG ĐOAN:
Tôi vẫn chờ ở Thư một câu trả lời
19g09 ngày 18-10, tôi nhận được điện thoại của bạn Hà Quang Minh, thông báo rằng trong tập thơ có tên Sẹo độc lập - vừa được giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội - của nhà thơ Phan Huyền Thư, ở trang 96, có bài Bạch lộ, rất giống bài thơ Buổi sáng của tôi.
Bài thơ Buổi sáng tôi sáng tác vào ngày 27-6-2000, tại quán cà phê mang tên Catinat trên đường Đồng Khởi ở TP.HCM. Đây là quán của nhạc sĩ Phú Quang, đây cũng là địa chỉ mà giới văn nghệ, làm báo lúc đó thường xuyên hẹn hò với nhau. Sau đó tôi đưa bài thơ này cho anh Phú Quang xem, khi phổ thơ anh ấy đổi tựa là Catinat cà phê sáng. Nhạc sĩ Phú Quang cũng đã phát hành bài thơ phổ nhạc này trong album của mình, và trên các mạng âm nhạc trong nước.
Năm 2003 tôi in tập thơ có tên Đếm cát, trong đó có bài thơ Buổi sáng ở trang 57. Và in bài này rải rác trên các trang sáng tác của các báo trong nước và một mạng báo văn nghệ ở nước ngoài. Hai bài thơ đã được đưa ra công luận về mức độ giống nhau, tôi nghĩ, ai lấy của ai thì người trong cuộc tức khắc phải hiểu và tất cả mọi người, ai quan tâm đến vấn đề này đều nhận ra đâu là sự thật, ai đúng, ai sai.
Lâu nay tôi rất ngưỡng mộ Phan Huyền Thư, vì cô ấy thuộc thế hệ trẻ, năng động, giỏi. Nhưng qua vụ việc này làm tôi bị sốc rất nặng. Tôi vẫn chờ ở Phan Huyền Thư một câu trả lời.
Nhà thơ PHAN HUYỀN THƯ:
Tôi viết bài thơ gốc
từ năm 1996
Chuyện ra đời bài thơ này không giống với các bài thơ khác của tôi. Tên ban đầu của nó không phải Bạch lộ mà là Độc ẩm trước bình minh, tôi viết cuối năm 1996, lúc đầu nó chỉ mang tính chất ghi chép, cảm xúc với một người bạn thân. Mối quan hệ này về thực chất rất sóng gió.
Đến khoảng cuối năm 1997, vì muốn gửi in bài thơ bên Mỹ nên tôi đã tự sửa lại bài thơ này ngắn gọn hơn, bỏ bớt đi những tình tiết hoặc cảm xúc quá cá nhân, riêng tư của mình để cho mạch bài thơ được rõ ý hơn. Lúc này tôi đang chuẩn bị lấy chồng nên thật sự là cũng tránh, không muốn làm mọi chuyện thêm khó xử. Bài thơ lúc này không còn là Độc ẩm trước bình minhnữa, mà là Độc ẩm cuối thu.
Tôi nhớ lại, khi ấy hoàn cảnh liên lạc với anh em văn nghệ hải ngoại không hiện đại như bây giờ. Nhiều khi anh em bên đó nhận được bài, tự chọn, tự đưa cho chỗ nào, ở nhà tôi cũng không được biết, anh em văn nghệ có được điều kiện đọc của nhau, in được cho nhau là vui rồi! Nên bản thảo tôi gửi rất vui vẻ, vô tư và chẳng có ý kén chọn hay cầu kỳ nào, lúc thì Hợp Lưu, lúc thì tạp chí Thơ, lúc sang Thế kỷ 21... Chỉ khi nào có ai ở bên ngoài cầm về cho tôi cuốn nào, tôi quý cuốn đó.
Thế là từ một cách ghi chép đầy cảm xúc khá nhiều chi tiết riêng tư của tuổi trẻ: 1996 là Độc ẩm với bình minh, sau gần hai năm đã hạ tông xuống Độc ẩm cuối thu. Nhà thơ Thụy Kha còn bảo tôi nên lấy ngắn gọn là Độc ẩm. Độc ẩmlà một mình rồi, đã một mình lại còn trước bình minh hay cuối mùa thu đều không quan trọng...
Cho đến khoảng thời gian chuẩn bị bản thảo cho tập Rỗng ngực (in năm 2007) tôi tìm thấy bài Độc ẩm cuối thu trong một số những bài thơ khác tản mát ở nơi này nơi kia để ngồi chỉnh trang lại. Vậy là bài thơ được đổi tên lần thứ ba, thành Bạch lộ, với lời đề từ là “độc ẩm với Lã Bất Vi”. Cũng vì tình cờ hôm đó tôi định lấy tờ lịch viết lên mặt sau, thấy có đề là “Bạch lộ - sương trắng - tiết cuối thu...”. Thế là tôi nảy ra một ý chuyển hướng cho bài thơ, không còn là cái khắc khoải kiểu sướt mướt nam nữ nữa, nó thành một người luôn cô độc như tôi, luôn trống vắng như tôi ngồi độc ẩm với tác giả cuốn Lã Thị Xuân Thu, đúng lại là cuốn sách tôi đang đọc dở...
Cũng may cho tôi là các bản thảo thơ vẫn còn lưu được nên khi tìm thấy hai bài thơ Độc ẩm cũ, 7g sáng ngày 19-10 tôi đã gửi ngay cho chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội Phạm Xuân Nguyên như anh yêu cầu. Tất nhiên chừng đó cũng chưa đủ để nói gì nhiều, khi bài thơ của chị Đoan đã in trong tập thơ được xuất bản từ năm 2003, còn tôi chỉ có tập thơ của mình in năm 2014!
Bây giờ tôi chỉ biết kỳ vọng là bên tạp chí Hợp Lưu hoặc tạp chí Thơ và anh chị em văn nghệ bên đó có thể tìm lại xem đã từng in bài thơ của tôi hay chưa? Hoặc nếu có nhận bản thảo cho tôi thì còn giữ được không? Kể cả thư trao đổi, ghi chú hoặc bản thảo dạng viết tay chẳng hạn...
Tôi cũng đã gửi thư nhờ các bạn tôi bên đó tìm kiếm giúp. Như vậy sẽ có thứ để tôi đứng ra thưa chuyện được. Chứ tất cả chuyện có vậy thì tôi biết nói sao bây giờ?
Sau khi tiếp nhận được thông tin về sự liên quan giữa hai bài thơ của Phan Huyền Thư và Phan Ngọc Thường Đoan, Hội Nhà văn Hà Nội đã lập tức liên hệ với chị Thư và đã được chị trình bày sự việc như đã nói trong bài viết gửi Tuổi Trẻ. Từ đó, chúng tôi đang nhờ các văn hữu ở nước ngoài kiểm tra lại sự việc. Chúng tôi cũng cảm ơn các báo đã cung cấp cho Hội Nhà văn Hà Nội những tin tức cần thiết để tìm hiểu rõ ràng mọi chuyện. Hội vẫn khẳng định là sẽ xử lý nghiêm túc, thẳng thắn việc này khi đã có chứng cứ đầy đủ, khách quan. Chúng tôi sẽ thông tin kịp thời, nhanh chóng mọi diễn biến của vụ việc cho báo chí và công luận.
|
Trong 2 người chắc chắn có một kẻ ăn cắp.
Trả lờiXóaCho dù đó là ai thì nó cũng phản ánh bản chất "ưu việt" xhcn :
Quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa
Cả một thời đểu cáng lên ngôi
Trộm cắp tùm lum!
Trả lờiXóa96 thì ko phù hợp về cảm xúc tâm lý lứa tuổi lắm. Nếu là nỗi buồn ng xưa mà khi ng ta chỉ hai mấy thôi thông thường nó ko diễn biến như thế. Chưa kể nếu bà Đoan viết từ 90 thì có khi bà Th lại viết từ 80 cũng nên
Trả lờiXóa- Bài Bạch Lộ nghĩa là sương trắng, từ đầu tới cuối chỉ có 1 câu duy nhất (câu số 3) có chữ sương
Trả lờiXóa- Bài Buổi Sáng, đúng ra là buổi sáng uống cà phê, bài này từ đầu tới cuối nói về ngồi uống cà phê một mình (câu3, 7, 19,23,26)
Ý kiến: Bài Buổi Sáng đúng là một bài thơ hay, liền lạc từ đầu đến cuối. Bài Bạch Lộ bị loạc choạc, không hay.
Những gương mặt người
Quen mà không quen
Từng giọt sương nén trong veo câm nín
Tiếng chim khua vỡ buổi sáng lạnh
Em một mình
Ngồi khuấy loãng thời gian
(Bạch Lộ)
Những gương mặt người
Quen và không quen
Những giọt cà phê muôn đời đen nhánh
Tiếng chim khua vỡ buổi sáng lạnh
gõ thức mặt trời
Em ngồi một mình
Khuấy loãng thời gian
(Buổi Sáng)
Có một chi tiết chết người nơi bài Bạch Lộ, đó là ở câu thứ 6, sương (bạch lộ) thì làm sao khuấy ???
Phát hiện hay quá!
XóaĂn cắp chắc rồi, nhưng có thêm phát hiện này thì hết chối.
Im lặng là tốt nhất.
Trả lờiXóaMẻ thì : Chó chết không thể thiếu ta
Trả lờiXóaMẻ đưa đám chó táng qua bụng người.
Trích thơ Văn Thùy
Kẻ cắp cần lên án
Trả lờiXóaBài thơ trung bình ,có hay gì mà ăn cắp của nhau !
Trả lờiXóaPhan Huyền Thư đã bị hớ khi vội vã gọi điện cho chị Thường Đoan nói là có nghe bài Catinat cafe sáng. Lúc đó cô ta chưa nghĩ ra chiêu "sáng tác năm 1996" , vì nếu đã viết năm 96 thì khi nghe bài Catinat phải có phản ứng chứ.
Trả lờiXóaSao Huyền Thư lại đạo bài thơ khi biết nó đã được phổ thành bài hát nổi tiếng. Huyền Thư cần gì phải làm vậy ? Đạo để làm gì hài thật.
Trả lờiXóaLúc thì "Độc Ẩm Trước Bình Minh", lúc thì "Độc Ẩm Với Bình Minh", rồi "Độc Ẩm Cuối Thu", rồi "Bạch Lộ" tên đứa con tinh thần của mình mà cứ nhảy lung tung, thay đổi lung tung, coi bộ nó chẳng phải là đứa con mình đẻ ra.
Trả lờiXóaNhững gương mặt người
Trả lờiXóaQuen mà không quen
Từng giọt sương nén trong veo câm nín
Tiếng chim khua vỡ buổi sáng lạnh
Em một mình
Ngồi khuấy loãng thời gian
(Bạch Lộ)
Những gương mặt người
Quen và không quen
Những giọt cà phê muôn đời đen nhánh
Tiếng chim khua vỡ buổi sáng lạnh
gõ thức mặt trời
Em ngồi một mình
Khuấy loãng thời gian
(Buổi Sáng)
1, sao thơ Quốc ngữ, chơi " Bạch Lộ " vào làm cái gì ?
2, Ngắm sương vườn nhà uống trà suy nghĩ thì móc đâu lắm gương mặt thế ?
3, có khi cả bài hay nhất 4 chữ " gõ thức mặt trời " nên ko dám xơi nốt chăng ?