Thứ Ba, 27 tháng 10, 2015

VIẾT SÁCH VỀ BỐ CỤ HỒ MÀ ĐỂ SAI SÓT QUÁ NGHIÊM TRỌNG!

Sách về cụ Nguyễn Sinh Sắc sai sót nghiêm trọng

Nông nghiệp VietNam
07:25, Thứ 3, 27/10/2015

.
Cuốn sách “Nguyễn Sinh Sắc, cụ Phó bảng xứ Nghệ, một nhân cách lớn” của TS triết học Trần Nhu do NXB Văn học - Nhà sách Thăng Long phát hành năm 2015, có nhiều sai sót nghiêm trọng.

Sách in 800 cuốn, khổ 13,5 x 21 cm, chịu trách nhiệm xuất bản: Nguyễn Anh Vũ, chịu trách nhiệm nội dung: TS La Kim Liên, biên tập: Jane Trần.

Đọc xong hơn 200 trang nội dung của cuốn sách, chúng tôi không biết tác giả định viết về lịch sử hay tiểu thuyết hư cấu.

Mở đầu, chương I mang tên Miền đất “địa linh nhân kiệt” (tr. 9- tr.38), tác giả viết dưới dạng khảo cứu lịch sử, liệt kê về lịch sử địa lý, văn hóa và con người xứ Nghệ. Nhưng các chương sau đó, lối viết này không được nhất quán mà nhầm lẫn sang cả sáng tác văn chương.

Đặc biệt, viết về nhân vật lịch sử nhưng TS Trần Nhu đã có nhiều lỗ hổng về kiến thức lịch sử, sự kiện lịch sử rất sơ đẳng.

Tác giả còn gán ghép tùy tiện ý kiến chủ quan cá nhân, thậm chí nhiều đoạn là chép từ tiểu thuyết. Cụ thể là các trang 158 và trang 208-210 được chép trong tiểu thuyết “Bông sen vàng” của nhà văn Sơn Tùng. Mà tiểu thuyết thì có… hư cấu.

Nhiều sai sót

Viết về giáo dục, khoa cử thời phong kiến, tác giả nắm kiến thức rất lỗ mỗ, vì thế, TS Trần Nhu viết về Phan Bội Châu “đỗ Giải nguyên được đặc cách đứng riêng một bảng do quá xuất sắc, vượt trội mọi sinh đồ cùng khoa” (tr. 36). Giải nguyên hay còn gọi là Thủ khoa, là người đứng đầu kỳ thi Hương - được tổ chức tại các địa phương - đâu có xếp riêng bảng Giáp - Ất như khi vào thi Đình, mà tác giả cho cụ Phan đứng riêng một bảng.

Thêm nữa, TS Trần Nhu viết: “Khi ông Hoàng Xuân Cận lên chức Kép thì ông Nguyễn Văn Giáp đã là ông Mền (Thời ấy quy định đỗ Tú tài lần thứ hai thì được lấy chức Kép; đỗ lần thứ ba nhận chức Mền và đỗ lần bốn được nhận chức Đụp). Ông Mền Hoàng Xuân Cận và ông Đụp Nguyễn Văn Giáp đều bị ách lại ở bảng Ất khoa Mậu Thân (1848), không đủ điều kiện để được dự kỳ thi cao hơn - thi Hội giành học vị Cử nhân” (tr.53).

Tác giả không rành về học vị khoa bảng thời phong kiến nên viết liều. Khoa thi Hương, người nào thi đỗ 4 kỳ sẽ đậu Cử nhân, thi đỗ 3 kỳ là Tú tài. Còn vào thi Hội là cấp cao hơn, do triều đình tổ chức tại kinh đô, cụ thể ở đây là Huế. Vào thi Hội phải là những người đã đỗ Cử nhân. Các vị Cử nhân sẽ thi tài với nhau để chọn ra Tiến sĩ, Phó bảng, chứ thi Hội không lấy đỗ Cử nhân như tác giả Trần Nhu viết.

Còn nữa, TS Trần Nhu viết “lên chức Kép”, “nhận chức Mền” là càng chứng tỏ ông không hiểu về chức vụ do triều đình phong và danh hiệu dân gian phong. Kép - Mền - Đụp là danh xưng dân gian gọi những người thi đỗ hai, ba, bốn lần Tú tài. Ví dụ, tỉnh Quảng Bình, huyện Quảng Trạch có cụ Tú Mền thi 7 khoa vẫn chỉ đỗ Tú tài không đạt được Cử nhân, cụ Tú Cóc làng Lộc An, xã Lệ Thủy, thi 8 khoa vẫn chỉ Tú tài…

Ngoài ra, trong 20 trang nội dung (tr. 76-96) của cuốn sách cho thấy đây là giáo trình triết học cổ điển Trung Quốc với những phái Nho gia (Khổng Tử - Mạnh Tử), Pháp gia (Hàn Phi Tử), Đạo gia (Lão Tử)…

Phóng bút viết bừa

TS Trần Nhu đã phóng bút viết bừa ở đoạn thực dân Pháp: “đưa con thứ hai Thành Thái lên ngôi, đặt niên hiệu Duy Tân, mà nhất định không chấp nhận hoàng tử Vĩnh San vốn rất có tinh thần dân tộc, chống ngoại xâm cai trị” (tr. 73). Nếu ông biết vua Duy Tân chính là hoàng tử Vĩnh San thì chắc không dám viết vậy.

Thậm chí, TS Trần Nhu còn sáng tác thêm hình ảnh toàn quyền người Pháp có mặt ở Việt Nam từ thời vua Gia Long ở trang 177 trong đoạn sau: “...xứ Đông Đô mà Nguyễn Ánh - Gia Long đã chấp hành lệnh của Toàn quyền Pháp đổi thành thành Hà Nội”. Năm 1831-1832, vua Minh Mệnh - con vua Gia Long - đã cho sửa đổi lại đơn vị hành chính trên cả nước. Khi đó, ở miền Bắc đã bãi bỏ trấn Bắc thành và chia làm nhiều tỉnh. Bắc thành được đặt tên mới là Hà Nội.

Thời vua Gia Long, đất nước tự chủ, lấy đâu ra một viên Toàn quyền Pháp ngự trị?

Về nhà yêu nước Phan Bội Châu, TS Trần Nhu cũng viết sai quá nhiều. Trang 36, tác giả hạ bút: “Phan tiên sinh sáng lập Phong trào Duy Tân, chủ trương Đông Du”. Năm 1904, Phan Bội Châu lập tổ chức Duy Tân hội và khởi xướng phong trào Đông Du, còn phong trào Duy Tân là do Phan Châu Trinh và các nhà nho tiến bộ phát động từ năm 1905 xuất phát từ Quảng Nam. Phải chăng, TS Trần Nhu đã nhầm giữa Duy Tân hội và phong trào Duy Tân là một?

Tiếp đó, trang 37, tác giả phóng bút: “Năm 1925, trên đường từ Hàng Châu về Quảng Châu dự lễ kỷ niệm tròn một năm liệt sĩ Phạm Hồng Thái (cũng là một người con kiên trung của Nam Đàn xứ Nghệ, hy sinh trong vụ mưu sát tên toàn quyền Pháp ở Việt Nam tên là Merlin) hy sinh vì nghĩa lớn, Phan Bội Châu bị bắt cóc tại ga Thượng Hải do sự cấu kết của thực dân Pháp với bọn thổ phỉ Quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch”.

Thứ nhất, Phan Bội Châu cũng như các nhà yêu nước khác thời đó, đi hoạt động cứu nước bị mật thám truy lùng, đâu có ai đứng ra tổ chức lễ kỷ niệm Phạm Hồng Thái như tác giả tưởng tượng. Thứ hai, gọi “bọn thổ phỉ” với một chính quyền thời đó thì e rằng tác giả nói bừa!

Còn nhiều lỗi khác, nhưng trong phạm vi một bài viết không nêu hết ra được. Cuối cùng, xin nói một điều, môn Lịch sử đang bị học sinh phổ thông chán ghét. Những cuốn sách dở sử dở văn như trên càng khiến cho học trò chán ngán thêm.

Khải Mông 

_________

Nhắc đến Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, xin xem thêm bài này:

Vinh danh thế nào đây? 
Dân Choa

Mới đây nghe một thông tin cũng khá lạ lẫm. Tỉnh Bình Định đã cho xây dựng lại công đường quan huyện Bình Khê thời nhà Nguyễn với kinh phí chừng 50 tỉ vnđ. Mục đính là để vinh danh cụ Phó bảng Nguyến Sinh Huy (Nguyến Sinh Sắc) thân phụ của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Theo sử liệu thì cụ Phó bảng về làm quan huyện Bình Khê từ tháng 5 năm 1909. Vì quá chén say sưa cụ sai thuộc hạ đánh người gây tử vong vì thế cụ bị " hặc". Triều đình cách tuột chức, đuổi về làm thứ dân vào tháng 1 năm 1910. Xét ra thời cụ làm quan ở đây quá ngắn ngủi, gần 8 tháng.

Trong 8 tháng đó chưa thấy sử sách ghi chép công trạng ở đâu, nhưng lỗi lầm thì đã rõ.

Thực tình mình cũng chưa hiểu tỉnh Bình Đình cho xây lại huyện đường Bình Khê để vinh danh cụ Phó Bảng kiểu gì đây.

Ảnh: Mô hình huyện đường Bình Khê thời nhà Nguyễn
Nguồn: Binhdinh.gov.vn

*Về tiểu sử cụ Nguyễn Sinh Sắc có thể tham khảo thêm ở đây:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Sinh_S%E1%BA%AFc

Nguồn: FB Dân Choa

15 nhận xét :

  1. Các sai lầm của cuốn sách chứng minh rằng TS Trần Nhu là một trong hàng ngàn TS giấy ngày nay

    Trả lờiXóa
  2. Nhiều sách viết về cụ Hồ còn sai toét, thì sách viết về bố cụ Hồ mà sai thì có gì lạ? Mà ông cụ có công trạng gì đâu mà viết sách, ngoài công đẻ ra cụ Hồ? Còn nếu viết về công lao đẻ ra cụ Hồ thì phải viết bằng phương pháp khác, không phải là sử hay văn.

    Trả lờiXóa
  3. Vài năm nữa sẽ thấy có GS Trần Nhu cho mà xem. Đúng là thời của bọn trộm cướp.

    Trả lờiXóa
  4. XUẤT BẢN ẨU, LỖI DO ĐÂU ?
    Nhà xuất bản quân đội cần xem lại cuốn sách: Sống mãi cùng ký ức Tây nguyên xuất bản 2015 ( theo NXBQĐ tác giả là thượng tướng Đặng Vũ Hiệp ). Xin thưa rằng thượng tướng ĐVH mất từ năm 2008.

    http://www.nxbqdnd.com.vn/?act=books_mxb_detail&id=52554&idsel=52554


    https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%B7ng_V%C5%A9_Hi%E1%BB%87p


    Đặng Vũ Hiệp (1928-2008) (Bí danh: Đặng Hùng) là Thượng tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam

    Trả lờiXóa
  5. Điều làm bạn đọc quá bất ngờ là trình độ Tiến sĩ mà lỗ mỗ kiểu như thế này thì không còn gì để nói nữa

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái ông này có bằng tiến sĩ nhưng không có trình độ tiến sĩ. Muốn có trình độ tiến sĩ thì người ta phải học và nghiên cứu. Muốn có bằng tiến sĩ mà không cần học và nghiên cứu thì cần có tiền và biết chổ bán văn bằng.

      Xóa
  6. dân ta phải biết sử ta nếu mà không biết thì tra....trên mạng

    Trả lờiXóa
  7. Ô. Ts này viết mà trong bụng nghĩ chẳng mấy ai đọc, cũng chẳng mấy ai biết đúng sai cho nên cứ phang bừa . Xong lấy tiền ! Lớp hậu sinh VN không biết tin ai ? Các bậc tiền bối đại danh tiến sĩ mà còn sai những lỗi sơ đẳng thì biết tin ai bây giờ ?

    Trả lờiXóa
  8. Cái hạng như TS Trần Nhu ngày nay quá nhiều, hỏi làm răng đất nước không mạt, những kiến thức sơ đẳng như thế, chỉ đọc vài cuốn sách là đã biết rõ ràng. Thương cho ông ta quá,. tôi đề nghị đổi chữ "h" thành chữ "g" trong tên của ông ta, như thế có khi ông ta trở thành "bất tử" đấy

    Trả lờiXóa
  9. Việc Phan Bội Châu bị bắt thực sự là có liên quan đến một cái gọi là "lễ kỷ niệm Phạm Hồng Thái"!

    Đó một âm mưu hãm hại Cụ Phan.

    Một ĐV nhưng mà tốt.

    Trả lờiXóa
  10. Viết về một nhân vật như Nguyễn Sinh Sắc mà lại tào lao, không chuẩn xác chẳng khác nào bôi bẩn nhân vật ấy . Xưa nay những kẻ vẽ thêm râu cho rồng để ninh bợ thì có bao giờ là chuẩn, là đúng sự thật ? Và những cuốn sách đó mau chóng ném vào sọt rác . VN và ngay cả thế giới thiếu gì những mớ giấy lộn đó !

    Trả lờiXóa
  11. Cuối 1909, ông Sắc sai lính lệ đánh chết 1 người dân Bình Khê thiếu thuế. (Lúc đó có phong trào nông dân nổi dậy chống thuế, có thể ông Sắc cho rằng người này thuộc phong trào đó). Không phải triều đình cách tuột ông về làm dân mà nhà vua sợ việc đánh chết người này như đổ dầu vào lửa của phong trào chống thuế nguy hiểm cho triều đình nên đã tuyên án "trảm" nhưng do Đào Tấn và Cao Xuân Dục quỳ lạy kêu xin nên nhà vua rút xuống án "trảm giam hậu". Cũng chính Cao Xuân Dục và Đào Tấn lập mưu tháo cũi sổ lồng cho ông Sắc đi trốn vào Gia Định, sau đó tiếp tục trốn vào miền bưng biền lau sậy không vết chân người ở Đồng Tháp thời đó. Gia đình có người bị đánh chết ở Bình Khê không truy tìm được Ô Sắc thì họ tuyên bố là tìm con ông Sắc để đòi "máu trả máu. mạng trả mạng". Do đó mà mấy người con của ông Sắc, bác Thanh, bác Cả, cậu Cung đều phải tìm đường đi trốn hết ...Hiện nay thì gia phả họ Hồ (Thanh Khê) đã ghi chép như vậy.

    Trả lờiXóa
  12. Cái hay của cuốn sách này lại là cái tào lao và vô bằng cớ của nó, chẳng lẽ viết đúng sự thật thì con ra thể thống gì đối với bố của bác Hồ?

    Trả lờiXóa
  13. Chắc là có bàn tay của thế lực thù địch đã thuê tay Trần Nhu này viết để bêu riếu cụ Hồ đây. Bây giờ mà cứ khơi những chỗ có mùi lên là lại ầm ĩ. Thà cứ im đi cho lành, khơi chỗ nào có mùi nào lên là i như rằng dư luận ầm ĩ, chỉ tổ hại cho vong linh ông cụ và bố ông cụ.

    Trả lờiXóa