Ngài Ban Ki- moon (Phan Cơ Văn) đang ghi lưu bút trong chuyến thăm ngày 23/5/2015.
Bên cạnh Ngài là phu nhân cùng đi.
14h00: Tấm hình trên do một thân hữu cung cấp, ghi lại hình ảnh Ngài Ban Kimoon (Phan Cơ Văn) đang ghi lưu bút trong chuyến thăm tới Việt Nam ngày 23 tháng 05 năm 2015.
09h00 (30.10.2015): Tôi xác nhận thông tin cách đây khoảng gần 03 tháng, Ngài Ban Ki- moon (tên chữ Hán là Phan Cơ Văn), đương kim Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đã về thăm Sài Sơn, xứ Đoài (huyện Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây cũ, nay là Hà Nội), chiêm bái nhà thờ dòng họ Phan Huy. Ngài đã thành kính dâng hương và chính thức nhận mình là hậu duệ của dòng họ Phan. Đoàn của Ngài Ban Ki-moon đã được chính quyền địa phương đón tiếp, đưa đi thăm di tích và được bảo vệ nghiêm ngặt. (TS. Nguyễn Xuân Diện)Ông Ban Ki-moon đã bí mật đến Việt Nam?
07h33 Ngọc Thu: Có tin là ông Ban Ki-moon, Tổng Thư ký LHQ, đã bí mật đến Việt Nam cách đây 10 ngày. Nguồn tin này nói rằng ông Ban Ki-moon, phiên âm Hán Việt là Phan Cơ Văn, là hậu duệ mấy đời của cụ Phan Huy Chú (1782 – 1840).
Chuyến đi của ông được cho là tới thăm dòng họ nhân một sự kiện trong gia đình dòng tộc Phan Huy. Chuyến đi bí mật này được cho là chuyện riêng tư, nhưng không rõ có dính dáng gì đến “công chuyện”, nhất là có liên quan gì tới những tình hình nóng hổi ở VN hay không.
.
Lê Vĩnh Trương: Lưu bút của Ông Ban Kimoon, tức Phan Cơ Văn, TTK LHQ là hậu duệ của họ Phan Huy (VN) đến thăm nhà thờ Phan Huy Chú ở Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội.
Lời dịch của Lê Vĩnh Trương:
Tôi xin cung kính chiêm bái nhà thờ cụ Phan Huy Chú và ngưỡng vọng liệt tổ liệt tông họ Phan.Cảm ơn nỗ lực bảo tồn nhà thờ này. Là một hậu sinh của họ Phan, nay phục vụ trong cương vị TTK LHQ, tôi nguyện cố gắng noi theo di huấn của tiền nhân.
Ki Moon Ban
Tổng thư ký Liên hợp quốc
Ki Moon Ban
Tổng thư ký Liên hợp quốc
(Quốc tế Liên hiệp Sự vụ tổng trưởng)
PHAN CƠ VĂN.
PHAN CƠ VĂN.
Lời dịch của Ngọc Thu:
Tôi cung kính đến thăm và tỏ lòng kính trọng sâu sắc đến ngôi Nhà Thờ tự này của cụ Phan Huy Chú và các thành viên khác trong gia đình họ Phan.
Cảm ơn mọi người đã bảo quản căn nhà thờ tự này. Là một trong những thành viên gia đình họ Phan, trên cương vị tổng thư ký LHQ, tôi hứa với chính mình rằng tôi nguyện sẽ cố gắng noi theo lời dạy của Tổ Tiên
Ban Ki-moon
Tổng Thư ký LHQ
QUỐC TẾ LIÊN HỢP SỰ VỤ TỔNG TRƯỞNG
PHAN CƠ VĂN
Nguyên văn tiếng Anh:
I'm deeply humbled to visit and pay my deep respect to this House of worship of Phan Huy Chú and other Phan family members. Thank you for preserving this house of worship. As one of Phan family, now serving as secretary general of UN, I commit myself that I will try to follow the teachings of ancestors.
____________
Một trang bút tích của Ngài Ban Kimoon để so sánh nét chữ và chữ ký:
(Ngọc Thu cung cấp)
Tôi cung kính đến thăm và tỏ lòng kính trọng sâu sắc đến ngôi Nhà Thờ tự này của cụ Phan Huy Chú và các thành viên khác trong gia đình họ Phan.
Cảm ơn mọi người đã bảo quản căn nhà thờ tự này. Là một trong những thành viên gia đình họ Phan, trên cương vị tổng thư ký LHQ, tôi hứa với chính mình rằng tôi nguyện sẽ cố gắng noi theo lời dạy của Tổ Tiên
Ban Ki-moon
Tổng Thư ký LHQ
QUỐC TẾ LIÊN HỢP SỰ VỤ TỔNG TRƯỞNG
PHAN CƠ VĂN
Nguyên văn tiếng Anh:
I'm deeply humbled to visit and pay my deep respect to this House of worship of Phan Huy Chú and other Phan family members. Thank you for preserving this house of worship. As one of Phan family, now serving as secretary general of UN, I commit myself that I will try to follow the teachings of ancestors.
____________
Một trang bút tích của Ngài Ban Kimoon để so sánh nét chữ và chữ ký:
(Ngọc Thu cung cấp)
Nguồn: FB Đinh Ngọc Thu và Lê Vĩnh Trương
Mục từ DÒNG HỌ PHAN HUY:
Dòng họ Phan Huy là một chi họ thuộc họ Phan ở Việt Nam, một trong những dòng họ giàu truyền thống văn chương và khoa bảng từ thế kỷ 18.
Dòng họ này đã định cư 18 đời từ đầu thế kỷ 17 đến nay ở xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh (xưa là làng Thu Hoạch, tổng Canh Hoạch, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An).
Đến đời thứ 7 Phan Huy Cận, người đậu Tiến sĩ đầu tiên của dòng họ Phan Huy thời Hậu Lê (1754), là người có công lớn trong việc xây dựng nhà thờ họ Phan Huy. Tiếp nối truyền thống là Phan Huy Ích con trai trưởng sinh năm 1750 nổi tiếng thông minh, năm 1771 đậu khoa thi Hương trường Nghệ, năm sau 1775 ông đậu chế khoa Đồng Tiến sĩ. Năm 1779, em trai ông là Phan Huy Ôn cũng đậu Tiến sĩ.
Năm 1787, Phan Huy Ích bỏ làm quan với nhà Hậu Lê và đã dời nhà từ làng Thu Hoạch ra làng Sài Sơn, trấn Sơn Tây. Tại đó hình thanh nên chí họ Phan Huy ở Sài Sơn.
Ở xứ Nghệ, dòng họ này đã được xem là một nhánh góp phần hình thành nên Hồng Sơn văn phái.
Ở trấn Sơn Tây, hai dòng họ thông gia Phan Huy và Ngô Thì là những dòng họ nổi tiếng, đóng góp nhiều công lao trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Mục từ PHAN HUY CHÚ, viết như sau:
Nhìn chung, Phan Huy Chú nổi tiếng là nhà nghiên cứu, biên khảo, hơn là nhà thơ, nhà văn. Tác phẩm có giá trị nhất của ông là bộ Lịch triều hiến chương loại chí. Đây có thể xem là "bộ bách khoa toàn thư" đầu tiên của Việt Nam. Kế tiếp, đáng kể nữa là bộ Hoàng Việt dư địa chí, ghi chép về địa lý Việt Nam.
Thông tin thêm:
___________
Từ điển Wikipedia:
Mục từ DÒNG HỌ PHAN HUY:
Dòng họ Phan Huy là một chi họ thuộc họ Phan ở Việt Nam, một trong những dòng họ giàu truyền thống văn chương và khoa bảng từ thế kỷ 18.
Dòng họ này đã định cư 18 đời từ đầu thế kỷ 17 đến nay ở xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh (xưa là làng Thu Hoạch, tổng Canh Hoạch, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An).
Đến đời thứ 7 Phan Huy Cận, người đậu Tiến sĩ đầu tiên của dòng họ Phan Huy thời Hậu Lê (1754), là người có công lớn trong việc xây dựng nhà thờ họ Phan Huy. Tiếp nối truyền thống là Phan Huy Ích con trai trưởng sinh năm 1750 nổi tiếng thông minh, năm 1771 đậu khoa thi Hương trường Nghệ, năm sau 1775 ông đậu chế khoa Đồng Tiến sĩ. Năm 1779, em trai ông là Phan Huy Ôn cũng đậu Tiến sĩ.
Năm 1787, Phan Huy Ích bỏ làm quan với nhà Hậu Lê và đã dời nhà từ làng Thu Hoạch ra làng Sài Sơn, trấn Sơn Tây. Tại đó hình thanh nên chí họ Phan Huy ở Sài Sơn.
Ở xứ Nghệ, dòng họ này đã được xem là một nhánh góp phần hình thành nên Hồng Sơn văn phái.
Ở trấn Sơn Tây, hai dòng họ thông gia Phan Huy và Ngô Thì là những dòng họ nổi tiếng, đóng góp nhiều công lao trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Mục từ PHAN HUY CHÚ, viết như sau:
Cuộc đời và sự nghiệp
Xuất thân trong "dòng họ Phan Huy" có tiếng về văn học, thuở nhỏ, Phan Huy Chú có tên là Hạo, sau vì kiêng quốc húy đổi là Chú. Ông là con trai thứ ba của danh thần Phan Huy Ích và bà Ngô Thị Thực (thuộc "dòng họ Ngô Thì", cũng có tiếng về văn học. Bà là con gái Ngô Thì Sĩ, em gái của Ngô Thì Nhậm, bà mất khi Phan Huy Chú mới 10 tuổi).
Ông sinh ra và lớn lên ở thôn Thụy Khuê, thuộc huyện Yên Sơn, phủ Quốc Oai (trước thuộc tỉnh Sơn Tây, sau thuộc Hà Tây; và nay là thôn Thuỵ Khuê, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội).
Quê gốc của ông là thôn Chi Bông, xã Thu Hoạch (đầu thời Nguyễn thuộc huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quan, trấn Nghệ An; nay thuộc xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh). Năm 1787, một người trong dòng họ Phan Huy (và là ông nội của Phan Huy Chú) là Phan Huy Cận (sau đổi tên là Áng), làm quan lớn dưới triều Lê-Trịnh, sau khi từ giã chốn quan trường đã đến ở làng Thụy Khuê, và trở thành "ông tổ đầu tiên của của chi phái Phan Huy" ở đây.
Vốn thông minh, được cha mẹ nuôi dạy chu đáo, lại từng được Ngô Thì Nhậm (cậu ruột) rèn dạy từ lúc 6 tuổi [5]; nhưng cả hai lần thi Hương (Đinh Mão, 1807; và Kỷ Mão, 1819), ông chỉ đỗ Tú tài (nên tục gọi ông là "Kép Thầy", vì ở làng Thầy và đỗ hai lần). Kể từ đó, ông thôi việc thi cữ, chỉ chuyên tâm vào việc nghiên cứu và trước tác.
Tuy không đỗ cao, nhưng ông vẫn nổi tiếng là người có kiến thức uyên bác. Vì vậy, năm Tân Tỵ (1821), vua Minh Mạng cho triệu ông vào kinh đô, cử giữ chức Biên tu trường Quốc tử giám ở Huế. Năm này, ông dâng lên vua bộ sách Lịch triều hiến chương loại chí do ông biên soạn (khởi soạn khi còn đi học, đến năm 1809 thì cơ bản hoàn thành), và được khen thưởng.
Năm Ất Dậu (1825), ông được sung làm Phó sứ sang Trung Quốc. Khi về, được làm Phủ thừa phủ Thừa Thiên, rồi thăng Hiệp Trấn Quảng Nam (1829). Ít lâu sau, ông bị giáng vì phạm lỗi, được điều động về Huế giữ chức Thị độc ở Viện hàn lâm.
Năm Tân Mão (1831), lại sung Phan Huy Chú làm Phó sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc). Nhưng khi về nước, thì cả đoàn sứ bộ đều bị giáng chức (ông bị cách chức), vì tội "lộng quyền".
Năm sau (Nhâm Thìn, 1832), cho ông làm phục dịch trong phái bộ sang Batavia (Giang Lưu Ba, Indonesia) để lập công chuộc tội.
Trở về (Giáp Ngọ, 1834), ông được bổ làm Tư vụ bộ Công. Sau đó, vì chán chốn quan trường, ông cáo bệnh xin về hưu ở làng Thanh Mai (làng Mơ, Kẻ Mơ), thuộc huyện Tiên Phong (nay là xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội). Ở đây, ông làm nghề dạy học và soạn sách cho đến khi mất.
Phan Huy Chú mất ngày 27 tháng 4 năm Canh Tý (28 tháng 5 năm 1840) lúc 58 tuổi.
Phần mộ của ông hiện ở tại thôn Mai Trai, xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì, (trước thuộc Hà Tây, nay thuộc Hà Nội).
Các tác phẩm chính:
Ông sinh ra và lớn lên ở thôn Thụy Khuê, thuộc huyện Yên Sơn, phủ Quốc Oai (trước thuộc tỉnh Sơn Tây, sau thuộc Hà Tây; và nay là thôn Thuỵ Khuê, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội).
Quê gốc của ông là thôn Chi Bông, xã Thu Hoạch (đầu thời Nguyễn thuộc huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quan, trấn Nghệ An; nay thuộc xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh). Năm 1787, một người trong dòng họ Phan Huy (và là ông nội của Phan Huy Chú) là Phan Huy Cận (sau đổi tên là Áng), làm quan lớn dưới triều Lê-Trịnh, sau khi từ giã chốn quan trường đã đến ở làng Thụy Khuê, và trở thành "ông tổ đầu tiên của của chi phái Phan Huy" ở đây.
Vốn thông minh, được cha mẹ nuôi dạy chu đáo, lại từng được Ngô Thì Nhậm (cậu ruột) rèn dạy từ lúc 6 tuổi [5]; nhưng cả hai lần thi Hương (Đinh Mão, 1807; và Kỷ Mão, 1819), ông chỉ đỗ Tú tài (nên tục gọi ông là "Kép Thầy", vì ở làng Thầy và đỗ hai lần). Kể từ đó, ông thôi việc thi cữ, chỉ chuyên tâm vào việc nghiên cứu và trước tác.
Tuy không đỗ cao, nhưng ông vẫn nổi tiếng là người có kiến thức uyên bác. Vì vậy, năm Tân Tỵ (1821), vua Minh Mạng cho triệu ông vào kinh đô, cử giữ chức Biên tu trường Quốc tử giám ở Huế. Năm này, ông dâng lên vua bộ sách Lịch triều hiến chương loại chí do ông biên soạn (khởi soạn khi còn đi học, đến năm 1809 thì cơ bản hoàn thành), và được khen thưởng.
Năm Ất Dậu (1825), ông được sung làm Phó sứ sang Trung Quốc. Khi về, được làm Phủ thừa phủ Thừa Thiên, rồi thăng Hiệp Trấn Quảng Nam (1829). Ít lâu sau, ông bị giáng vì phạm lỗi, được điều động về Huế giữ chức Thị độc ở Viện hàn lâm.
Năm Tân Mão (1831), lại sung Phan Huy Chú làm Phó sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc). Nhưng khi về nước, thì cả đoàn sứ bộ đều bị giáng chức (ông bị cách chức), vì tội "lộng quyền".
Năm sau (Nhâm Thìn, 1832), cho ông làm phục dịch trong phái bộ sang Batavia (Giang Lưu Ba, Indonesia) để lập công chuộc tội.
Trở về (Giáp Ngọ, 1834), ông được bổ làm Tư vụ bộ Công. Sau đó, vì chán chốn quan trường, ông cáo bệnh xin về hưu ở làng Thanh Mai (làng Mơ, Kẻ Mơ), thuộc huyện Tiên Phong (nay là xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội). Ở đây, ông làm nghề dạy học và soạn sách cho đến khi mất.
Phan Huy Chú mất ngày 27 tháng 4 năm Canh Tý (28 tháng 5 năm 1840) lúc 58 tuổi.
Phần mộ của ông hiện ở tại thôn Mai Trai, xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì, (trước thuộc Hà Tây, nay thuộc Hà Nội).
Các tác phẩm chính:
- Lịch triều hiến chương loại chí
- Hoàng Việt dư địa chí
- Mai Phong du Tây thành dã lục
- Hoa thiều ngâm lục (tập thơ đi sứ sang Trung Quốc)
- Hoa trình tục ngâm
- Hải trình chí lược, hay còn gọi là Dương trình ký kiến
- Hoàng Việt dư địa chí
- Mai Phong du Tây thành dã lục
- Hoa thiều ngâm lục (tập thơ đi sứ sang Trung Quốc)
- Hoa trình tục ngâm
- Hải trình chí lược, hay còn gọi là Dương trình ký kiến
(ghi chép những điều trông thấy lúc đi Batavia)
- Lịch đại điển yếu thông luận, v.v...
- Lịch đại điển yếu thông luận, v.v...
Nhìn chung, Phan Huy Chú nổi tiếng là nhà nghiên cứu, biên khảo, hơn là nhà thơ, nhà văn. Tác phẩm có giá trị nhất của ông là bộ Lịch triều hiến chương loại chí. Đây có thể xem là "bộ bách khoa toàn thư" đầu tiên của Việt Nam. Kế tiếp, đáng kể nữa là bộ Hoàng Việt dư địa chí, ghi chép về địa lý Việt Nam.
Thông tin thêm:
Vợ Phan Huy Chú là bà Nguyễn Thị Vũ, con gái Tiến sĩ Nguyễn Thế Lịch (tức Nguyễn Gia Phan), người thôn Yên Lũng, Từ Liêm (nay thuộc Hoài Đức, Hà Nội). Ông giỏi nghề thuốc, và từng làm quan trải đến chức Thượng thư bộ Hộ dưới triều Tây Sơn. Năm 1803, ông bị vua Gia Long sai đánh đòn tại Văn Miếu cùng với Ngô Thì Nhậm.
Hết trích Wikipedia
_____________
Hết trích Wikipedia
_____________
Tễu thông tin thêm nữa:
.
Mộ Lâm Khanh Phan Huy Chú |
Phan Huy Chú mất ngày 27 tháng 4 năm Canh Tý (28 tháng 5 năm 1840) lúc 58 tuổi.
Mộ Phan Huy Chú hiện đặt tại làng Thanh Mai (tức Làng Mơ, Kẻ Mơ) xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì, HN, cách Sài Sơn khoảng 45 Km.
Làng Mơ là làng sinh ra Tiến sĩ Thượng Thư Lê Anh Tuấn - làm quan dưới thời Lê - Trịnh. Vì vậy dân gian gọi Lê Anh Tuấn là Quan Thượng Mơ, Cụ Thượng Mơ.
Lê Anh Tuấn là một trong "Tràng An Tứ Hổ"(Bốn con hổ đất Tràng An nổi tiếng Văn chương).
Tràng An tứ hổ: Nhất Quỳnh (Nguyễn Quỳnh), Nhị Nham, Tam Hoàn (Nguyễn Công Hoàn, bố của Thương thư Nguyễn Bá Lân, và là bạn của Lê Anh Tuấn) và Tứ TUẤN.
Làng Mai cũng là nơi ông NGUYỄN KIỀU, chồng của Bà Đoàn Thị Điểm ngồi dạy học.
Bà Đoàn Thị Điểm có phải là con nuôi của Thượng thư Lê Anh Tuấn không thì hiện nay chưa có tư liệu chứng minh.
Mộ Phan Huy Chú hiện đặt tại làng Thanh Mai (tức Làng Mơ, Kẻ Mơ) xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì, HN, cách Sài Sơn khoảng 45 Km.
Làng Mơ là làng sinh ra Tiến sĩ Thượng Thư Lê Anh Tuấn - làm quan dưới thời Lê - Trịnh. Vì vậy dân gian gọi Lê Anh Tuấn là Quan Thượng Mơ, Cụ Thượng Mơ.
Lê Anh Tuấn là một trong "Tràng An Tứ Hổ"(Bốn con hổ đất Tràng An nổi tiếng Văn chương).
Tràng An tứ hổ: Nhất Quỳnh (Nguyễn Quỳnh), Nhị Nham, Tam Hoàn (Nguyễn Công Hoàn, bố của Thương thư Nguyễn Bá Lân, và là bạn của Lê Anh Tuấn) và Tứ TUẤN.
Làng Mai cũng là nơi ông NGUYỄN KIỀU, chồng của Bà Đoàn Thị Điểm ngồi dạy học.
Theo Bùi Hạnh Cẩn trong cuốn "Bà Điểm họ Đoàn" thì: Nguyễn Kiều lấy con gái Lê Anh Tuấn, sau bà này mất thì lấy con nuôi của Lê Anh Tuấn là Đoàn Thị Điểm (tức Hồng Hà nữ sĩ, tác giả của Truyền kỳ tân phả).
Bà Đoàn Thị Điểm có phải là con nuôi của Thượng thư Lê Anh Tuấn không thì hiện nay chưa có tư liệu chứng minh.
Ôi ! Nếu đúng thế thì thật là vinh dự cho VN ! Ngưỡng mộ TTK LHQ Ban Ki Moon !
Trả lờiXóavinh dự cho Ban Ki Moon, xấu hổ cho VN chứ
XóaÔng sang Hàn Quốc trở thành lãnh đạo quốc tế,VN mong muốn ông về thăm quê hương,ông ở VN có khi trở thành thế lực thù địch VN lại trục xuất ông từ quê hương ra quốc tế cũng nên.Một con người,một tư tưởng nhưng ở hai điều kiện khác nhau cho hai kết quả trái ngược nhau,chuyện chỉ có ở VN
Trả lờiXóaÔng đăm đắm với quê hương, với Tổ tiên mà bây giờ mới quyết định xuất hiện viếng thăm chiêm bái. Chắc có nhiều vướng mắc trong lòng mà nay mới tháo gỡ được? Thấy trọng nhưng cũng thấy thương của một kiếp người!
XóaPhải tìm hiểu kỹ, không phải thì người ta bảo "thấy người sang bắt quàng làm họ" dù từ nguồn gốc nào ông cũng rất đáng kính trọng.
Trả lờiXóaRất TỰ HÀO dòng MÁU VIỆT NAM !!!
Trả lờiXóaÔng từng là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hàn Quốc! Kính chúc Ông khỏe mạnh, Hạnh phúc, Trường Thọ!
Trả lờiXóaNgưỡng mỗ tự hào cho hai người Việt : Ban Ki Mun và Ngô Bảo Châu may mà ở nước ngoài thì mới như thế.
Trả lờiXóaDN
Quả ngon: giống tốt, đã đành
Trả lờiXóaCũng còn nhờ có... đất lành, mới nên!
Quá hay
XóaÔng mà ở Việt Nam thì như Điếu cày, Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Quang A, Cù Huy Hà Vũ. Trưng Duy Nhất....
Trả lờiXóaI am deeply humbled to visit and pay my deep respect to this House of Workship of Phan Huy Chú (chữ Nho) and other family Phan (chữ Nho) members.
Trả lờiXóaThank you for this preserving House of Worship. As one of Phan (chữ Nho) family, now serving as Secetary General UN, I commit myself that I will try to follow the teaching of ancestors.
Kimoon Ban
Secretary General
United Nation
Quốc Tế Liên Hợp Sự Vụ Tổng Trưởng
Phan Cơ Văn (chữ Nho)
..................................................................
Người Đại Hàn Dân Quốc Republic of Korea (Hangul: 대한민국; hanja: 大韓民國; RR: Daehan Minguk), cũng giống như người VN. Họ có tín ngưỡng Thờ Cúng Tổ Tiên rất trịnh trọng và tôn nghiêm. Họ tin người chết linh hồn vẫn còn quanh quẩn chung quanh người thân cho đến hết 4 đời mới đi đầu thai kiếp khác. Những nghi thức lễ bái của họ khá tỉ mỉ. Từ cách đứng, quỳ, lạy phải như thế nào. Nam khác nữ khác. Đặc biệt những em nhỏ và thanh thiếu niên Đại Hàn cũng được dạy dỗ chu đáo để biết căn bản các nghi thức lễ lạy này.
http://www.korea4expats.com/article-ancestral-memorial-rites-g.html
Nếu đúng là như vậy thì nhân dân VN phải cám ơn đất nước và nhân dân Hàn Quốc, vì đã nuôi dưỡng được một người tài giỏi có nguồn gốc VN , đó là ngài TTKLHQ Ban - Ki - Moon.
Trả lờiXóaCho dù ông có nguồn gốc ở đâu,nếu sống dưới chế độ xhcn ưu việt,trước sau gì ông cũng sẽ bị liệt vào dạng "thế lực thù địch","diễn biến hoà bình","dân chủ giả hiệu"...
Trả lờiXóaCăn cứ vào câu văn, chỉ là ông Tổng Thư ký nhận cùng dòng họ Phan với cụ Phan Huy Chú. Ông không trực tiếp xác nhận là dòng dõi của cụ Phan.
Trả lờiXóaBạn nói rất có lý.
XóaGia phả ông Ban chắc chắn phải rất rõ ràng nên ông mới về thăm tổ tiên. Một ngày nào đó hy vọng sẽ được công bố. Xui rủi thế nào mà ông (tổ tiên ông) lưu lạc sang Hàn Quốc chứ may mắn hơn, ông đã được chú Ủn cho biết thế nào là thiên đường XHCN. Trong cái rủi có cái may là vậy.
Trả lờiXóaThông tin này là một bất ngờ thú vị. Quả đất vốn dĩ tròn và xã hội con người thật nhỏ bé, gặp anh em bà con ở khắp nơi. Đất lành chim đậu, quả không sai. Tuy nhiên xin góp ý nhỏ với Lâm Khang, nên nói Ban ky Mun có thể là hậu duệ của họ Phan ở Việt Nam, cội nguồn từ Nghệ Tĩnh., cùng dong ho với Phan Huy Chú o Sài Sơn. Vì Phan Huy Chú và họ Phan Sài Sơn mới có từ TK 17 thôi. Không có gì khẳng định được là hậu duệ của Phan Huy Chú, vì quá gần đây. Có thể cuộc thiên di của tổ tiên Ban Ki Mun sang Triều Tiên sớm hơn. Nói rằng Phan hy Cơ ( Ban Ky Mun) cùng dòng tộc với Phan Huy Chú có lẽ thuận hơn.
Trả lờiXóaNếu tin này là thật thì phải nói là người Việt Nam mình quá giỏi, không thua kém bất cứ chủng tộc nào trên thế giới!
Trả lờiXóaNhưng tiếc rằng muốn giỏi thì chỉ có thể được sinh ra hoặc được sống ở những nước phát triển, có nền dân chủ thật sự!
Nếu ở VN thì Obama (Tổng thống Mỹ hiên thời) cùng lắm là Phó phòng hành chính một Công ty cấp Quận, huyện vì lý lịch không rõ ràng lắm và Mr Ban ki moon sẽ là người phụ trách đóng dấu ở UBND phường, xã nào đó vì chính kiến nhiều khi không rõ ràng lắm.
Trả lờiXóaTại sao ông Ban lại có nguồn gốc từ họ Phan Huy ? trong bài viết tôi không thấy một chút đề cập nào đến ông Phan Huy chú đi Korea, hay con cháu ông Phan Huy Chú ra nước ngoài, hay bất cứ mối liên hệ nào cả? Nói chung chúng ta chưa có một tài liệu nào để chứng minh
Trả lờiXóaNếu người VN có cơ hội được nuôi dưỡng, lớn lên và ăn học ở các nước "đang giẫy chết" thì đều phát triển và trưởng thành, không ít người đã thành tài như ở HK, Úc, Nhật, Hàn, Đức. Ít nhất họ cúng trở thành những GS, TS đúng với nghĩa của nó (chứ không rởm như ở VN). GS Ngô Bảo Châu nếu không được sống và làm việc ở Pháp, HK thì chắc cũng sẽ không được như hôm nay.
Trả lờiXóaCó người đã trở thành chính khách tầm cỡ như ngài Ban Ki Moon, như một đô đốc hạm trưởng (gốc Việt) một chiến hạm nổi tiếng của HK (chiến hạm này vừa có "chuyến thăm" mấy đảo của VN do Tầu chiếm đóng và cải tạo trái phép), như ngài Roessler, nguyên là Bộ trưởng Bộ y tế và Phó TT Đức (là đứa trẻ mồ côi ở Sóc Trăng, được một gia đình Đức nhận nuôi, giờ ông vẫn còn là một chính khách của Đức). Nếu ở VN, họ cũng chỉ là những người "vô danh tiểu tốt".
Thế mới biết, một chế độ văn minh, dân chủ, trọng dụng người tài thì sẽ có rất nhiều người tài và đất nước đó sẽ phát triển vượt bậc. Bao giờ, Việt Nam???
Ông BKM tìm về họ hàng quê hương trong lúc VN đang suy thoái là đáng khâm phục
Trả lờiXóaQua đây mới thấy oan gia cho TS Nguyễn Mạnh Tường (1909-1997) 23 tuổi đã 2 bằng TS ở Pháp theo bác về phục vụ QH 1956 phê phán CCRĐ bị tống giam tàn cả nhà. Nếu ông ở pháp đừng theo hcm vê thì sự nghiệp ông chắc cũng là niềm tự hào cho người Việt văn minh.
Trả lờiXóaDN
XóaTS Triết gia Trần Đức Thảo số phận còn tệ hơn TS Nguyễn Mạnh Tường . Triết gia Trần Đức Thảo mất hết , cả bà vợ . Ôi ! Những trí thức nghe theo cụ Hồ về XD quê hương độc lập ! Còn nhiều tên tuổi khác. Lịch sử sẽ kể lại tất cả !
Thì Vi ệt nam phát triển được như Kenia, quê nội của Obama là kịch kim rồi. Đừng mong gì hơn nữa trong chế độ hiện tại!
Trả lờiXóaDòng họ Lý VN lánh nạn qua Cao Ly, là họ Lee.
Trả lờiXóaDo đâu và từ lúc nào mà có họ Phan (gốc Việt) lưu thân sang bán đảo Triều Tiên quả là một đề tài nghiên cứu lịch sử đáng đào sâu.
Trả lờiXóaCác bạn yên tâm. Viện Hán Nôm có lẽ đã và đang tìm hiểu các tài liệu cả ở VN lẫn HQ về vấn đề này. Có lẽ sắp được công bố trên trang web của Viện Hán Nôm (http://hannom.vass.gov.vn/hannom/tchn/data/tctg.htm)
Trả lờiXóaNếu đúng như bài đăng thì mình phục các cụ quá, các cụ đi đến đâu cũng có người đẹp bên cạnh, gặp đất tốt thì gieo hạt. Con cháu hậu duệ nhớ đến Tổ Tiên. Thế là PHÚC.
Trả lờiXóaÔng Ban Ki-moon đế VN âm thầm vì ông đi trong tư cách hoàn toàn cá nhân như một du khách. Ông không muốn bị hiểu lầm là lạm dụng chức vụ giữa việc công và việc tư. Ông thân hành đến tận nhà Từ Đượng họ Phan của cụ Phan Huy Chú, điều này cho thấy ông có gia phả ghi chép rất rõ ràng ở Đại Hàn. Và điều này cũng cho thấy cá nhân ông là người hậu duệ của cụ Phan Huy Chú. Do tín ngưỡng Thờ Phụng Tổ Tiên của người Đại Hàn rất mạnh, họ tin rằng người con người cháu phải có phận sự ghi nhớ, gìn giữ và chăm sóc phần mộ, di chỉ, di huấn của người quá cố, như vậy sẽ làm gương cho con cháu về lòng hiếu thảo, đồng thời được hưởng sự an lành trong tâm hồn và hạnh phúc trong đời sống. Đó là lý do có thể hiểu vì sao ông Ban đến VN trong âm thầm và tỏ lòng thành kính lễ bái trước Nhà Thờ Họ Phan như thế.
Trả lờiXóaThanh thiếu niên Đại Hàn học cách chào kính như thế nào
https://www.youtube.com/watch?v=CTxhyUUsmHM
https://www.youtube.com/watch?v=jJLrEzpzpYA