MỘT BUỔI TỌA ĐÀM VỀ LỊCH SỬ RẤT THÚ VỊ
Mạc Văn Trang
Mình không phải nhà sử học, nhưng TS Nguyễn Xuân Diện bảo đến dự, vì có nhiều vấn đề liên quan đến nhà Mạc ở Đàng Trong.
Buổi tọa đàm có chủ đề "Những Phát hiện Mới về Nhà Mạc ở Đàng Trong thế kỷ XVI-XVII: Phần 2:Họ Mạc và Quan hệ Nguyễn - Iberia Nhìn từ Lưu trữ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha" diễn ra tại Viện Sử học 38 Hàng Chuối, bắt đầu từ 9h ngày 28/10. Những vấn đề về lịch sử xin để các nhà nghiên cứu lịch sử tranh cãi với nhau. Mình dân ngoại đạo, chỉ ghi nhận mấy điểu thú vị qua buổi tọa đàm.
1. Người thuyết trình lịch sử Việt Nam lại là một anh Tây – TS. Brian A. Zottoli, GV Khoa Lịch sử, ĐH Columbia, Hoa Kỳ. Công nhận TS Tây nó trình độ thật, chuyên sâu thật và say sưa tìm tòi, thích tranh luận, trao đổi… Mình hỏi đề tài TS là gì, anh ta bảo “Đàng Trong của Anam”; bây giờ anh dạy gì? – Lịch sử Châu Á cận đại. Anh ta đọc tiếng Việt tốt, nói tiếng Việt giao tiếp được; nghiên cứu lịch sử Việt Nam bằng cách đối chiếu tài liệu của Việt Nam, China, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha… viết về cùng một giai đọan lịch sử, phân tích, so sánh các sự kiện và đi “điền dã” tìm hiểu, đối chiếu… Đặc biệt anh cho biết có cuốn "Lịch sử Annam"(History of Anam) viết bằng chữ quốc ngữ của Benedict Thiện xuất bản năm 1650, được tìm thấy trong nhà thờ ở Tây Ban Nha…
2. Những điều anh trình bầy về “Nhà Mạc ở Đàng Trong” rất mới so với những điều mình hiểu biết về lịch sử giai đoạn này, nhất là các sự việc cụ thể:
- Trước không hề biết rằng, Mạc Đăng Dung sau khi lên ngôi (1527) đã cử anh/em vào cai quản Quảng Nam, Thuận Hóa... Thời kỳ đó giữa quan quân nhà Mạc và vua Champa sống hòa thuận; nhà Mạc còn gả công chúa cho vua Champa… Mãi hơn 30 năm sau – vào năm 1558 Nguyễn Hoàng mới vào “Hoành Sơn nhất đái…”. Lúc đầu có đụng độ với quân nhà Mạc, nhưng sau đó lại sống hòa thuận với nhau… Như vậy, thời kỳ này từ Quảng Nam đến Phan Rang có ba lực lượng cùng nắm quyền: Quân lính nhà Mạc, Nguyễn Hoàng và vua Champa cùng sống chung trên mảnh đất “Đàng Trong”. Lúc này lực lượng nhà Mạc rất mạnh, nhất là về hải quân, có hàng nghìn tầu thuyền vừa là chiến thuyền, vừa chuyên chở hàng hóa giao thương…nhưng lại không đánh diệt nhau… Một bí ẩn lịch sử?
- Nhà Mạc đã khai thác các cửa biển Đàng Trong để phát triển buôn bán, vì thuyền buôn Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha đi theo gió mùa (mùa nóng đi từ Ấn Độ xuống Quảng Nam rồi lên Ma Cao, China… Mùa đông lại đi ngược lại. Lúc đó miền Bắc chưa có hải cảng… Thuyền buôn nhà Mạc có lực lượng khá hùng hậu và thường xuyên đi lại từ ngoài Bắc vào Quảng Nam …
- Lực lượng nhà Mạc ở Đàng Trong mạnh, nhất là hải quân, đã kìm chân, hạn chế quân Lê Trịnh đem quân từ Thanh Hóa ra đánh ngoài Bắc, vì sợ mải ra đánh ngoài Bắc, quân Mạc từ Quảng Nam ra chiếm Thanh Hóa… Năm 1546 vua Mạc Phúc Hải mất, con còn nhỏ, Mạc Chính Trung đòi lên ngôi, triều đình 2 phe lục đục… Quân Lê - Trịnh tấn công vào Quân Mạc ở Quảng Nam nhưng bị thất bại. Quân Mạc từ Quảng Nam còn ra cùng quân triều đình đánh Mạc Chính Trung, khiến Chính Trung thua chạy, bỏ ý định lên ngôi. Sau khi NHà Lê – Trịnh chiếm Thăng Long (sau 1593), nhà Mạc rút lên Cao Bằng, năm 1623 quân Mạc ở Cao Bằng và quân Mạc ở Đàng Trong hiệp đồng tác chiến, khiến quân Lê – Trịnh phải rút khỏi Thăng Long về Thanh Hóa… Tóm lại, lực lượng quân sự nhà Mạc ở Đàng Trong được TS Brian trình bày, với mình rất mới mẻ thú vị.
- Thời kỳ đó việc buôn bán, truyền đạo của người phương Tây với Đàng Trong được tự do cởi mở. Các dân tộc, các thế lực cùng sống “cộng sinh”, gắn kết liên minh với nhau, nhất là quan hệ kiểu gả con cho nhau. Một công chúa được gả cho sĩ quan Tây Ban Nha; một linh mục yêu một công chúa Anam, làm đơn gửi lên vua Tây Ban Nha cho phép được cưới nàng… Rồi công chúa Mạc Thị Giai lấy Nguyễn Phúc Nguyên; Con Mạc Cảnh Huống là Mạc Cảnh Vinh lại lấy con gái chúa Nguyễn… Đây cũng là điều thú vị của lịch sử, gợi ra sự chung sống “hòa hợp và yêu thương”…, chưa được nghiên cứu đầy đủ.
(Từ khi vua Minh Mạng hạ lệnh “tàn sát Gia tô giáo” thì mới sinh ra thù ghét với người theo đạo Gia tô, và các tài liệu do các giáo sĩ, linh mục ghi chép về Đàng Trong bị hủy hoại hầu hết, nên sau này sử chép lại rất sơ sài, chung chung…)
3. Viện Sử học bây giờ nhiều cán bộ trẻ quá. Người lớn tuổi thưa thớt, hình như có sự đứt đoạn về thế hệ, về cơ cấu đội ngũ nghiên cứu. Được cái vui vui là thấy nhiều bạn trẻ dùng tiếng Anh tốt và tỏ rõ sự say sưa với môn lịch sử.
4. Điều thú vị nữa là, khá đông con cháu họ Mạc, gốc Mạc đến dự: Ông Thái Trọng Nghĩa từ Đà Nẵng ra, ông Phan Đăng Nhật, Mạc Văn Trang từ Hội đồng Mạc tộc VN; ông Phan Đăng Long, Hoàng Minh Tuấn, Phạm Hải, Phan Đăng Thuận từ Ban Liên lạc họ Mạc Hà Nội đến. Tất cả đều rất quan tâm và hẹn hò trao đổi tiếp với TS Brian…
Mấy điều viết ra, chỉ là những cảm nhận cá nhân “ngoài lịch sử”, thu lượm được từ buổi tọa đàm thú vị hôm nay.
Cảm ơn TS. Brian A. Zottoli, cảm ơn Viện Sử học và TS Nguyễn Xuân Diện.
28/10/2015
M.V.T
__________
Một vài hình ảnh của buổi tọa đàm khoa học:
Mạc Văn Trang
Mình không phải nhà sử học, nhưng TS Nguyễn Xuân Diện bảo đến dự, vì có nhiều vấn đề liên quan đến nhà Mạc ở Đàng Trong.
Buổi tọa đàm có chủ đề "Những Phát hiện Mới về Nhà Mạc ở Đàng Trong thế kỷ XVI-XVII: Phần 2:Họ Mạc và Quan hệ Nguyễn - Iberia Nhìn từ Lưu trữ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha" diễn ra tại Viện Sử học 38 Hàng Chuối, bắt đầu từ 9h ngày 28/10. Những vấn đề về lịch sử xin để các nhà nghiên cứu lịch sử tranh cãi với nhau. Mình dân ngoại đạo, chỉ ghi nhận mấy điểu thú vị qua buổi tọa đàm.
1. Người thuyết trình lịch sử Việt Nam lại là một anh Tây – TS. Brian A. Zottoli, GV Khoa Lịch sử, ĐH Columbia, Hoa Kỳ. Công nhận TS Tây nó trình độ thật, chuyên sâu thật và say sưa tìm tòi, thích tranh luận, trao đổi… Mình hỏi đề tài TS là gì, anh ta bảo “Đàng Trong của Anam”; bây giờ anh dạy gì? – Lịch sử Châu Á cận đại. Anh ta đọc tiếng Việt tốt, nói tiếng Việt giao tiếp được; nghiên cứu lịch sử Việt Nam bằng cách đối chiếu tài liệu của Việt Nam, China, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha… viết về cùng một giai đọan lịch sử, phân tích, so sánh các sự kiện và đi “điền dã” tìm hiểu, đối chiếu… Đặc biệt anh cho biết có cuốn "Lịch sử Annam"(History of Anam) viết bằng chữ quốc ngữ của Benedict Thiện xuất bản năm 1650, được tìm thấy trong nhà thờ ở Tây Ban Nha…
2. Những điều anh trình bầy về “Nhà Mạc ở Đàng Trong” rất mới so với những điều mình hiểu biết về lịch sử giai đoạn này, nhất là các sự việc cụ thể:
- Trước không hề biết rằng, Mạc Đăng Dung sau khi lên ngôi (1527) đã cử anh/em vào cai quản Quảng Nam, Thuận Hóa... Thời kỳ đó giữa quan quân nhà Mạc và vua Champa sống hòa thuận; nhà Mạc còn gả công chúa cho vua Champa… Mãi hơn 30 năm sau – vào năm 1558 Nguyễn Hoàng mới vào “Hoành Sơn nhất đái…”. Lúc đầu có đụng độ với quân nhà Mạc, nhưng sau đó lại sống hòa thuận với nhau… Như vậy, thời kỳ này từ Quảng Nam đến Phan Rang có ba lực lượng cùng nắm quyền: Quân lính nhà Mạc, Nguyễn Hoàng và vua Champa cùng sống chung trên mảnh đất “Đàng Trong”. Lúc này lực lượng nhà Mạc rất mạnh, nhất là về hải quân, có hàng nghìn tầu thuyền vừa là chiến thuyền, vừa chuyên chở hàng hóa giao thương…nhưng lại không đánh diệt nhau… Một bí ẩn lịch sử?
- Nhà Mạc đã khai thác các cửa biển Đàng Trong để phát triển buôn bán, vì thuyền buôn Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha đi theo gió mùa (mùa nóng đi từ Ấn Độ xuống Quảng Nam rồi lên Ma Cao, China… Mùa đông lại đi ngược lại. Lúc đó miền Bắc chưa có hải cảng… Thuyền buôn nhà Mạc có lực lượng khá hùng hậu và thường xuyên đi lại từ ngoài Bắc vào Quảng Nam …
- Lực lượng nhà Mạc ở Đàng Trong mạnh, nhất là hải quân, đã kìm chân, hạn chế quân Lê Trịnh đem quân từ Thanh Hóa ra đánh ngoài Bắc, vì sợ mải ra đánh ngoài Bắc, quân Mạc từ Quảng Nam ra chiếm Thanh Hóa… Năm 1546 vua Mạc Phúc Hải mất, con còn nhỏ, Mạc Chính Trung đòi lên ngôi, triều đình 2 phe lục đục… Quân Lê - Trịnh tấn công vào Quân Mạc ở Quảng Nam nhưng bị thất bại. Quân Mạc từ Quảng Nam còn ra cùng quân triều đình đánh Mạc Chính Trung, khiến Chính Trung thua chạy, bỏ ý định lên ngôi. Sau khi NHà Lê – Trịnh chiếm Thăng Long (sau 1593), nhà Mạc rút lên Cao Bằng, năm 1623 quân Mạc ở Cao Bằng và quân Mạc ở Đàng Trong hiệp đồng tác chiến, khiến quân Lê – Trịnh phải rút khỏi Thăng Long về Thanh Hóa… Tóm lại, lực lượng quân sự nhà Mạc ở Đàng Trong được TS Brian trình bày, với mình rất mới mẻ thú vị.
- Thời kỳ đó việc buôn bán, truyền đạo của người phương Tây với Đàng Trong được tự do cởi mở. Các dân tộc, các thế lực cùng sống “cộng sinh”, gắn kết liên minh với nhau, nhất là quan hệ kiểu gả con cho nhau. Một công chúa được gả cho sĩ quan Tây Ban Nha; một linh mục yêu một công chúa Anam, làm đơn gửi lên vua Tây Ban Nha cho phép được cưới nàng… Rồi công chúa Mạc Thị Giai lấy Nguyễn Phúc Nguyên; Con Mạc Cảnh Huống là Mạc Cảnh Vinh lại lấy con gái chúa Nguyễn… Đây cũng là điều thú vị của lịch sử, gợi ra sự chung sống “hòa hợp và yêu thương”…, chưa được nghiên cứu đầy đủ.
(Từ khi vua Minh Mạng hạ lệnh “tàn sát Gia tô giáo” thì mới sinh ra thù ghét với người theo đạo Gia tô, và các tài liệu do các giáo sĩ, linh mục ghi chép về Đàng Trong bị hủy hoại hầu hết, nên sau này sử chép lại rất sơ sài, chung chung…)
3. Viện Sử học bây giờ nhiều cán bộ trẻ quá. Người lớn tuổi thưa thớt, hình như có sự đứt đoạn về thế hệ, về cơ cấu đội ngũ nghiên cứu. Được cái vui vui là thấy nhiều bạn trẻ dùng tiếng Anh tốt và tỏ rõ sự say sưa với môn lịch sử.
4. Điều thú vị nữa là, khá đông con cháu họ Mạc, gốc Mạc đến dự: Ông Thái Trọng Nghĩa từ Đà Nẵng ra, ông Phan Đăng Nhật, Mạc Văn Trang từ Hội đồng Mạc tộc VN; ông Phan Đăng Long, Hoàng Minh Tuấn, Phạm Hải, Phan Đăng Thuận từ Ban Liên lạc họ Mạc Hà Nội đến. Tất cả đều rất quan tâm và hẹn hò trao đổi tiếp với TS Brian…
Mấy điều viết ra, chỉ là những cảm nhận cá nhân “ngoài lịch sử”, thu lượm được từ buổi tọa đàm thú vị hôm nay.
Cảm ơn TS. Brian A. Zottoli, cảm ơn Viện Sử học và TS Nguyễn Xuân Diện.
28/10/2015
M.V.T
__________
Một vài hình ảnh của buổi tọa đàm khoa học:
Quang cảnh buổi tọa đàm về Lịch sử triều Mạc
Lần đầu gặp anh Phan Đăng Long - Phó ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Phát ngôn viên của Thành ủy. Nay anh đã nghỉ hưu. Được biết anh có học vị Tiến sĩ và đang làm Phó Chủ tịch Hội Sử học Hà Nội. Gặp anh ấy lần đầu, thấy thương và cảm thông với anh ấy nhiều hơn! Anh ấy hiền quá, và thật thà quá, chân thành đến mức ngây ngô. Không hiểu sao Thành ủy HN lại đẩy anh ấy làm Phát ngôn của họ .
Anh Long tặng quà cho diễn giả
GS Mạc Văn Trang - Tổng biên tập Mactoc.com đang tác nghiệp tại tọa đàm
PGS.TS Đinh Quang Hải, Viện trưởng Viện Sử học tặng hoa cảm ơn diễn giả
Anh Long tặng sách cho Viện trưởng Viện Sử học
Và tặng sách cho PGS.TS Hoàng Văn Tuấn, Phó Chủ nhiệm Khoa Sử - ĐH KHXH & NV HN
Khoa học ngoài nhà nước(?/!)
Trả lờiXóaNhiệt liệt Hoan hô!
Ts Tây lại giỏi sử Việt hơn Ts ta! Đề nghị không nên cấp bằng Ts nữa : thuê Ts Tây có khi hay hơn!
Trả lờiXóa