NGÔI NHÀ 101 TRẦN HƯNG ĐẠO
Mạc Văn Trang
Chiều nay có cuộc họp tại Viện Khoa học giáo dục VN lúc 14h30, mình đến sớm từ 14h, cứ đi dạo quanh ngôi nhà, nghĩ ngợi bâng khuâng.
Thấy ngôi nhà 107 Trần Hưng Đạo cách không xa, mới sụp đổ, tự nhiên lo lo cho ngôi nhà 101. Thế là cứ ngắm nghía toàn cảnh cho đến từng đường nét kiến trúc… 100 năm rồi, vẫn đẹp quá. Bỗng nhiên thấp thỏm … lấy smartphone ra chụp lấy mấy kiểu. Tiếc là hôm nay không họp trên tầng 2 để chụp mấy họa tiết trang trí và những tấm kính nhiều màu các ô cửa sổ…
Ngôi nhà này có biết bao nhiêu kỷ niệm gắn bó với mình, từ tháng 9/1968 “lính mới” ngơ ngác bước chân vào Viện, đến tháng 9/2003 cầm giấy về hưu, ra khỏi Viện… Số phận thật buồn cười, “tít mù nó lại vòng quanh”: năm 1985 mình chuyển sang Viện nghiên cứu Dạy nghề; được 4 năm, Viện này lại nhập vào Viện Đại học & THCN; rồi năm 2001 viện này lại nhập vào Viện KHGD. Mình lại trở về ngôi nhà 101 xưa! Và nghỉ hưu rồi, vẫn đôi khi có việc họp hành ở đây. Những kỷ niệm riêng tư với ngôi nhà 101 có lẽ phải viết thành cuốn hồi ký. Mỗi lần đến đây lại nhớ đến bao nhiêu bạn bè thân thiết, từng “ba cùng” với nhau; nhớ đến những người lãnh đạo lớp trước luôn thể hiện nhân cách nhà khoa học chân chính, người thủ lĩnh tin yêu: Nguyễn Đức Minh, Hà Thế Ngữ, Nguyễn Văn Hoàn, Phạm Minh Hạc, Phạm Tất Dong, Hoàng Đức Nhuận…
Ngôi nhà này (nghe nói) của con gái Hoàng Trọng Phu, cháu gái Hoàng Cao Khải. Cô không lấy chồng. Phía sau ngôi biệt thự 2 tầng kiểu Pháp, có ngôi Điện thờ để cô cầu kinh niệm Phật tại gia. Bên cạnh Điện là dẫy nhà cho “Con sen”, “Thằng nhỏ”, “Thằng xe”… Những kieens trúc này đã bị phá đi để xây lên ngôi nhà 5 tầng hiện nay. Khuôn viên quanh ngôi biệt thự trồng nhiều cây ăn quả quý hiếm; sau này cũng bị phá đi, xây hai dẫy nhà 2 tầng “gọng bừa” ôm lấy ngôi biệt thự, như hiện nay. Giờ đây chỉ còn một cây khế và hai cây hồng Xiêm, tất cả vẫn xanh tươi, mặc dù tuổi đã cao lắm rồi!
Trước kia nhà này có một cửa ngách mở sang ngõ Tức Mạc, nơi ra vào của kẻ ăn người ở. Chính đó là chỗ bắt liên lạc tiện lợi của cán bộ cách mạng, xuống xe lửa ở ga Hàng Cỏ, vào “xâu chuỗi”, “bắt rễ” với mấy người “vô sản” trong ngôi nhà này…
Vì thế, trước cổng ngôi nhà có biển đề: “Ngôi nhà 101 là nơi họp của Ủy ban khởi nghĩa lập kế hoạch tổ chức Tổng khởi nghĩa 19/8/1945”.
Mạc Văn Trang
Chiều nay có cuộc họp tại Viện Khoa học giáo dục VN lúc 14h30, mình đến sớm từ 14h, cứ đi dạo quanh ngôi nhà, nghĩ ngợi bâng khuâng.
Thấy ngôi nhà 107 Trần Hưng Đạo cách không xa, mới sụp đổ, tự nhiên lo lo cho ngôi nhà 101. Thế là cứ ngắm nghía toàn cảnh cho đến từng đường nét kiến trúc… 100 năm rồi, vẫn đẹp quá. Bỗng nhiên thấp thỏm … lấy smartphone ra chụp lấy mấy kiểu. Tiếc là hôm nay không họp trên tầng 2 để chụp mấy họa tiết trang trí và những tấm kính nhiều màu các ô cửa sổ…
Ngôi nhà này có biết bao nhiêu kỷ niệm gắn bó với mình, từ tháng 9/1968 “lính mới” ngơ ngác bước chân vào Viện, đến tháng 9/2003 cầm giấy về hưu, ra khỏi Viện… Số phận thật buồn cười, “tít mù nó lại vòng quanh”: năm 1985 mình chuyển sang Viện nghiên cứu Dạy nghề; được 4 năm, Viện này lại nhập vào Viện Đại học & THCN; rồi năm 2001 viện này lại nhập vào Viện KHGD. Mình lại trở về ngôi nhà 101 xưa! Và nghỉ hưu rồi, vẫn đôi khi có việc họp hành ở đây. Những kỷ niệm riêng tư với ngôi nhà 101 có lẽ phải viết thành cuốn hồi ký. Mỗi lần đến đây lại nhớ đến bao nhiêu bạn bè thân thiết, từng “ba cùng” với nhau; nhớ đến những người lãnh đạo lớp trước luôn thể hiện nhân cách nhà khoa học chân chính, người thủ lĩnh tin yêu: Nguyễn Đức Minh, Hà Thế Ngữ, Nguyễn Văn Hoàn, Phạm Minh Hạc, Phạm Tất Dong, Hoàng Đức Nhuận…
Trước kia nhà này có một cửa ngách mở sang ngõ Tức Mạc, nơi ra vào của kẻ ăn người ở. Chính đó là chỗ bắt liên lạc tiện lợi của cán bộ cách mạng, xuống xe lửa ở ga Hàng Cỏ, vào “xâu chuỗi”, “bắt rễ” với mấy người “vô sản” trong ngôi nhà này…
Vì thế, trước cổng ngôi nhà có biển đề: “Ngôi nhà 101 là nơi họp của Ủy ban khởi nghĩa lập kế hoạch tổ chức Tổng khởi nghĩa 19/8/1945”.
Hy vọng, với di tích lịch sử Cách mạng như vậy, ngôi nhà sẽ được bảo tồn bền lâu...
26/10/2015
MVT
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét