Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015

Long An: SẮP ĐẬP PHÁ MỘT CÂY CẦU ĐÚC HƠN 100 TUỔI

LONG AN: SẮP ĐẬP PHÁ MỘT CÂY CẦU ĐÚC HƠN TRĂM TUỔI (DO CÁC KIẾN TRÚC SƯ NGƯỜI PHÁP THIẾT KẾ) 

Huỳnh Quốc Huy
(TP HCM)

Cây cầu sắt Tân An, "Cây cầu Effel" cuối cùng trên tuyến đường sắt Đông Dương; ngôi nhà Huyện Sĩ ở đầu vàm kênh Bảo Định, đã bị phá dở. Bây giờ đến lượt cây cầu Đúc Tân An (Long An) - cây cầu ĐÚC bê-tông đầu tiên bắc qua kênh Bảo Định, thủy lộ nhân tạo đầu tiên nối liền Gia Định với miền Tây.. đang đứng trước nguy cơ bị phá hủy.
.
.
Dù không phải là thắng cảnh hay công trình kỹ thuật lớn lao, nhưng với hình dáng thanh mãnh, những cột trụ đèn khí đá đặc trưng... cây cầu này đã mang trong nó dấu tích Văn minh minh Nam bộ thời đầu thế kỷ 19. Cây cầu đã thành ký ức của bao người dân Tân An - Long An và cư dân Nam Bộ. Thông tin cây cầu bị phá hủy đang khiến đông đảo người dân, nhân sĩ trí thức khắp nơi quan tâm, lo lắng và tiếc nuối... "Phát triển là quy luật của đời sống nhưng phát triển không có nghĩa là đập phá quá khứ" - Nhà báo Lê Đại Anh Kiệt (Báo Pháp luật TPHCM) cho biết.

Lý lẻ của việc đập bỏ xây dựng cầu Đúc mới của cơ quan quản lý được đăng tải trên Facebook của Sở Kế Hoạch Đầu Tư tỉnh Long An như sau:

"Nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa trung bình khoảng 724 lần/người-năm, Cầu Đúc là một công trình không thể thiếu góp phần thông suốt luồn giao thông trong thành phố.

Tuy nhiên cầu được xây dựng từ thời Pháp thuộc đến nay đã hết niên hạn sử dụng, kích thước và quy mô của cầu không còn đáp ứng đủ nhu cầu đi lại của người dân. Do đó, thực hiện ủy quyền của UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã có Quyết định số 394/QĐ-SKHĐT ngày 24/10/2014 phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Cầu Đúc Tân An tại với quy mô làn xe chạy 4,5m x 2, lề bộ hành 2,25m x 2, tổng chiều dài cầu 94 m, tổng kinh phí đầu tư 61,729 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách tỉnh. Dự án được dự kiến khởi công xây dựng vào giữa năm 2015 và hoàn thành đưa vào sử dụng vào cuối năm 2017...". (Hết trích)

Chúng tôi xin có mấy ý kiến phản biện như sau:

1. Về nhu cầu giao thông: 
 
Cách cầu Đúc Tân An khoảng vài trăm mét về phía Sông Vàm Cỏ đã có cầu Bảo Định mới làm. Cũng cách vài trăm mét về phía đối diện đã có cầu Trương Công Định và tiếp đó là cống Bảo Định với khẩu độ lớn (sáu làn xe) qua lại thông thoáng. 

Như vậy, hiện hữu trên đoạn kênh Bảo Định chưa đầy 1 km đã có ba cây cầu & một mặt cống, đáp ứng đầy đủ yêu cầu lưu thông của người dân. Thực tế từ trước đến nay, ngay trong ngày tết, cầu Đúc chưa bao giờ bị kẹt xe.

2. Về Quy hoạch đô thị:

Đường Nguyễn Trung Trực - trục chính của cầu Đúc - chỉ là đường nội ô thành phố, không phải tuyến đường đáp ứng nhu cầu như trục đường Quốc lộ - Liên tỉnh lộ - Liên huyện lộ... Việc mở rộng và xây mới cầu Đúc to hơn, rộng hơn cũng bằng thừa và thực tế là lãng phí vô ích.

Trong khi đó, dù các nhà quản lý có "muốn hay không", cây cầu Đúc chính là một trong những biểu tượng, một dấu ấn văn hóa, gắn liền với tâm thức của người dân Tân An - Long An và cả một bộ phận không nhỏ người dân Nam Bộ. Cầu Đúc với kiến trúc đẹp đặc trưng còn là một điểm nhấn độc đáo riêng biệt về cảnh quang kiến trúc của thành phố đối với cư dân và du khách gần xa.

3. Về tuổi thọ công trình: 

Kết cấu đúc bê-tông này rất bền vững. Nếu được cơ quan chuyên môn nào đó xác định hiện trạng đã xuống cấp, tại sao không cho kiểm định chất lượng để tiến hành gia cố, trùng tu, nâng cấp... bảo đảm tính bền vững & an toàn của nó? Tại sao phải nhất thiết đập phá cái cũ để rồi xây lại cái mới một cách lãng phí và vô lý như vậy?.

Về điểm này chúng tôi đề nghị UBND tỉnh & Sở Xây dựng công khai bảng cáo cáo đánh giá chất lượng công trình của đơn vị tư vấn thiết kế (căn cứ để đề xuất đập bỏ công trình) để toàn thể quần chúng nhân dân được rõ. Sau đó, đề nghị các cấp chính quyền cần đưa ra lấy ý kiến, tham vấn cộng đồng... theo đúng tinh thần dân chủ, công khai.

4. Về văn hóa lịch sử: 

Đây là công trình kiến trúc cổ độc đáo, đã trên 100 năm tuổi, vốn dĩ cần được trùng tu, bảo tồn... thay vì đập phá. 

Nếu nhất thiết phải giải quyết nhu cầu giao thông đột biến sắp tới (xin lặp lại là nếu), hoàn toàn có thề đưa ra các giải pháp: 

- Mở rộng thêm một cây cầu mới cùng kiến trúc tổng thể - tồn tại song song với cầu Đúc hiện hữu;

- Hoặc xây hẳn một cây cầu mới ở các đoạn khác gần đó.

Hơn thế nữa, về mỹ quan, cây cầu Đúc hiện hữu này không thể chê trách được và đã thành ấn tượng ký ức của bao thế hệ người dân Long An. Rất nhiều người dân, cán bộ hưu trí, nhân sĩ trí thức... đang tỏ ra lo ngại việc các công trình kiến trúc mới không có giá trị về mặt văn hóa - lịch sử - kiến trúc... Đề nghị cân nhắc sự "đánh đổi" này!

5. Về ngân sách: 

Việc đầu tư hàng chục tỉ để đập bỏ cây cầu trăm năm tuổi này là không cần thiết trong khi Long An vẫn còn rất nhiều cây cầu cần xây mới, với nhu cầu bức thiết hơn, hiện trạng kẹt xe, ùn tắt nghiêm trọng và thường xuyên hơn.

Thí dụ những cây cầu sau đây:
http://phapluattp.vn/…/chuyen-khong-tin-noi-tu-cay-cau-cho-…
http://phapluattp.vn/…/cau-day-vang-khung-nhat-long-an-dang…

Chính vì những điều trên, chúng tôi đề nghị UBND tỉnh Long An, các sở ngành chuyên môn và chính quyền địa phương các cấp... tiến hành công khai minh bạch các báo cáo đánh giá - thẩm định chất lượng công trình (văn bản nào xác định công trình đã xuống cấp - không còn đáp ứng được nhu cầu).... đưa ra lấy ý kiến tham vấn cộng đồng trên tinh thần Dân chủ công khai, để cộng đồng nhân dân góp ý, bàn bạc đưa ra giải pháp & giám sát quá trình thực hiện công trình này. Điều này vừa đảm bảo đúng tiêu chí "Công bằng - Dân chủ - Văn minh" của Nhà nước tuyên truyền vận động; vừa đáp ứng ứng nguyện vọng chính đáng của người dân - những người làm chủ thật sự của vùng đất này, công trình này...
...

Các anh chị em thân hữu gần xa... hãy cùng lên tiếng cứu nguy cho cây cầu cổ hơn 100 tuổi, dấu tích lịch sử cuối cùng của Tân An - Vũng Gù không bị "chết oan".

Thân mến.

Nguồn: Nhà báo Anh Kiet le Dai

.


5 nhận xét :

  1. Không lẽ cha mẹ già thì phải mau chết để con cháu có đất sống ? Dân tộc không có lịch sử là dân tộc chết . Những thành phố cổ Âu châu lôi kéo nhiều du khách quốc tế như Paris, Rome, London, Milan, Berlin, Madrid ... là nhờ những công trình cổ hàng ngàn năm . Ở Paris có những cây cầu bắc qua sông Seine hàng trăm năm nay vẫn được gọi là pont neuf ( cầu mới ) . Tp Tân An , tỉnh Long An đập phá hết những cây cầu cũ như cầu sắt Bến Lức , Tân An xưa , lăng Nguyễn Huỳnh Đức thì còn gì đáng để xem !

    Trả lờiXóa
  2. Giữ lại mới khó, còn phá đi ai mà chả làm được ? Cái mất mãi mãi không thể phục hồi là cái đáng nghĩ một ngàn lần trước khi hành động? Người đời sau chỉ khen ngợi người biết giữ, và trách cứ kẻ biết phá !

    Trả lờiXóa
  3. Hỡi Giời ơi!
    Vì tiền cả thôi, họ sẽ đón quả báo cay đắng.

    Trả lờiXóa
  4. Bà con xem tớ làm bản chiết tính cho vụ cây cầu này nhé 1/ phá cầu cũ ( mặc dầu cây cầu còn tốt và rất kiên cố !) tốn 100 triệu,khai 5 tỷ // xây cầu mới tốn 10 tỷ,khai 200 tỷ => ăn 195 tỷ,nói tóm lại,làm một phần,chúng ăn 20 phần ! và có thể là 25 hay 30 cũng nên ! cầu thông xe cở 3 tháng lại sập ( đéo tiên sư bố thằng chó đẻ nào chịu trách nhiệm !)- xây tiếp lần 2 !...

    Trả lờiXóa
  5. Chỉ giỏi giết phálúc 07:21 30 tháng 10, 2015

    Thích đập cầu cũ thì sang Paris mà đập tha hồ nhà chúng mày !

    Trả lờiXóa