Thứ Ba, 6 tháng 10, 2015

"ĐỂ CÔNG NHÂN BIẾT VỀ LUẬT CÀNG NHIỀU, CÀNG RÁCH VIỆC"

"Để họ biết càng nhiều, càng rách việc!"

05/10/2015 11:49

(NLĐO)- Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp rất sợ công nhân am hiểu pháp luật thì sẽ đòi hỏi, kiện tụng. Còn giám đốc cũ của tôi thì nói thẳng để công nhân biết càng nhiều, càng rách việc!

Nói thật là thoạt đầu tôi cũng không định nói những chuyện này thế nhưng có cái gì đó cứ bức bối trong lòng. Tôi nói không phải vì ghét bỏ hay muốn bới móc mà là muốn phản ánh một thực tế công tác giáo dục pháp luật hiện nay trong công nhân. Nó rất hình thức, tốn kém tiền bạc, công sức mà chẳng có tác dụng gì!

Cách đây một tuần, có mấy anh chị em đến văn phòng luật sư mà tôi đang cộng tác để hỏi về chế độ thất nghiệp và thai sản. Sau khi hướng dẫn cặn kẽ, tôi hỏi anh em: "Những vấn đề đơn giản như vậy mà sao phải đi hỏi văn phòng luật sư cho mất thời gian, công sức? Cái này anh chị em có thể tự tìm hiểu, trên báo chí, trên mạng đăng đầy ra đó".

.
Công nhân ở quận Gò Vấp, TP HCM được luật sư tư vấn pháp luật

Câu trả lời chung là "đụng chuyện thì hỏi chứ đọc qua rồi cũng quên". Tôi lại hỏi: "Thế công ty có mua báo cho công nhân xem không? Có tổ chức tập huấn, tuyên truyền pháp luật cho công nhân không?".


Mọi người nhìn nhau rồi một chị ngập ngừng: "Công ty cũng có mua báo nhưng tụi em không có thời gian để đọc. Nếu có đọc thì chỉ đọc mấy mục tình cảm tâm lý xã hội hoặc vụ án chứ các quy định của pháp luật thì chán phèo, có đọc cũng không hiểu... Còn tập huấn thì cũng có nhưng chủ yếu là về an toàn lao động. Công ty nói chính sách pháp luật liên quan đến quyền lợi thiết thân của mỗi người nên phải tự tìm hiểu, công ty không có trách nhiệm trong chuyện này".

Câu trả lời của chị công nhân khiến tôi nhớ lại quãng thời gian còn làmtrưởng phòng nhân sự một công ty có hơn 3.000 công nhân tại một khu công nghiệp ở TP HCM. Khoảng 1 tuần lễ sau khi tôi nhậm chức thì cô tổ trưởng Công đoàn của phòng gọi người mua ve chai vào để thanh lý báo cũ.

Khi mở cửa kho, thấy nhiều tờ báo còn mới tinh, tôi giở ra coi thì phát hiện có cả những tờ báo mới phát hành ngay trong ngày. Tôi ngạc nhiên hỏi: "Báo hôm nay sao lại bán? Sao không để anh em đọc?". Cô nhân viên trả lời: "Dạ, từ trước đến giờ vẫn vậy. Báo mua về ngoài các sếp thì không ai được đọc". "Lạ vậy? Thế mua làm gì cho tốn tiền?"- tôi càng ngạc nhiên hơn. "Thì để báo cáo là có chăm lo đời sống văn hóa tinh thần cho nhân viên".

Trước sự ngạc nhiên của tôi, cô nhân viên kể lại đầu đuôi, ngọn ngành. Cô cho biết có một tờ báo của thành phố chuyên viết về vấn đề lao động mà giám đốc rất thích xem. Ông thích đến nỗi yêu cầu Công đoàn với phòng tài chính bàn bạc để trích kinh phí mua báo về cho công nhân xem để mở mang kiến thức.

Hồi đó mỗi phòng, ban đều có mấy tờ báo; mỗi xưởng cũng vậy. Buổi trưa hoặc nghỉ giải lao tổ trưởng phải đọc cho công nhân trong bộ phận mình nghe về các quy định của pháp luật.

Được một thời gian thì giám đốc đổi đi chỗ khác, người mới về thay. Sau đó xảy ra kiện tụng về việc công ty thay đổi chính sách trả lương mà không thông báo, không bàn bạc với Công đoàn. Giám đốc cũng tự ý đuổi người mà không tuân thủ quy trình xử lý dẫn đến tranh chấp kéo dài.

.
Rất nhiều vụ ngừng việc tập thể không đúng trình tự vì công nhân không hiểu luật

Khi tìm hiểu, biết công nhân nhờ đọc báo mà hiểu rõ các quy định nên giám đốc mới ra lệnh không được cho công nhân đọc báo nữa. Thế nhưng ngay sau đó lại xảy ra chuyện lãnh đạo đến thăm công ty. Và thế là việc đặt mua báo vẫn phải tiến hành để có thành tích khoe với lãnh đạo. Tuy nhiên, báo mua về không phát xuống xưởng cho công nhân nữa mà để ở phòng nhân sự, mỗi quý một lần đem cân ve chai!

Biết chuyện, tôi có đề nghị thay đổi nhưng giám đốc nhất quyết không chịu. Ông cho rằng để công nhân biết càng nhiều, càng rách việc! Còn nếu như ai có nhu cầu tìm hiểu "để kiện tụng" thì cứ đi mà tự tìm hiểu chứ công ty không dại gì vẽ đường cho hươu.

Tôi tưởng chuyện đó chỉ có duy nhất ở công ty của tôi, không ngờ khi hỏi một số bạn bè thì biết nhiều nơi cũng có tâm lý ngán sợ công nhân hiểu luật sẽ đòi hỏi, thậm chí chống đối! Và tâm lý ấy vẫn còn tồn tại cho đến hiện nay.

Mấy hôm trước tôi gọi điện cho cô nhân viên cũ hỏi về việc đọc báo của công nhân thì nhận được câu trả lời: "Từ hồi anh đi khỏi công ty thì chế độ báo của anh em bị cắt luôn. Giờ không còn nguồn phế liệu để bán gây quỹ cho phòng nữa, cũng buồn".

Cô nhân viên buồn vì không còn báo cũ để bán ve chai, còn tôi thì buồn vì nếu đất nước mình vẫn còn những người lãnh đạo sợ công nhân tiến bộ, hiểu biết thì bao giờ chúng ta mới khá nổi?

Trần Đình Nguyên

9 nhận xét :

  1. Thì cũng na ná như việc "đảng và nhà nước" lập một đội quân chuyên dựng tường lửa để hạn chế các trang blog.Nếu chặn không được thì bắt chủ trang bỏ tù

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. {"Để họ biết càng nhiều, càng rách việc!"} !
      Như thế là lập lại chính sách ngu dân của bọn thực dân phong kiến a ! Đó là vi phạm quyền được biết của con người ! Xin đừng quay về thời đồ đá, thời kỳ dã man !

      Xóa
  2. “Giai cấp vô sản không có gì để mất, nếu có mất thì chỉ mất xiềng xích” là câu mà một nhóm người dùng để lôi kéo công nhân đi cướp chính quyền. Cướp chính quyền xong lại phải bảo vệ chính quyền – và người ta lại tung hô “giai cấp công nhân là lực lượng nòng cốt lãnh đạo cách mạng” và điều “liên minh công-nông” ra trận. Khi chính quyền đã vững vàng và bắt đầu có của ăn của để thì công nhân lại đi làm thuê cho chủ với đồng lương rẻ mạt, nông dân lại một nắng hai sương vật lộn với cái đói, cái nghèo đeo bám trên đất của Nhà nước (“của dân, do dân và vì dân”). Ấy thế nhưng công-nông chỉ có mỗi một quyền thiêng liêng là…lao động, còn “lũ đầy tớ” thì giàu có gấp vạn lần bọn tư bản, địa chủ ngày xưa!

    Trả lờiXóa
  3. Trần Thị Thảolúc 08:00 6 tháng 10, 2015

    Thời tôi còn cắp sách đến trường , các thày cô giáo dạy tôi : Thực dân Pháp đã dùng những chính sách rất thâm độc để cai trị nhân dân ta như : NGU ĐỂ TRỊ ... Khi trở thành một giáo viên tôi cũng dạy học sinh như vậy . Và thật trớ trêu : ở xã hội VN hiện nay cũng như vậy .

    Trả lờiXóa
  4. Trước đây tôi công tác ở các cơ quan nhà nước, mọi quyền lợi của Công nhân cũng bị bưng bít, tổ chức Công đoàn cơ sở thì như tay sai của Đảng bộ. Họ không bao giờ bảo vệ người làm. Mỗi khi được chỉ tiêu xét nâng lương thì họ chia nhau hết, không đến lượt dân đen.

    Trả lờiXóa
  5. Chưa biết sự thể ra sao cứ đặt chân vào TPP cái đả ! nhưng đây là sân chơi quốc tế không phải muốn làm gì thì làm ,cái thời ngu dân để cai trị sắp qua rồi ! ( không phải người công nhân không biết cái quyền của họ ,nhưng cán bộ điều hành toàn là người của chính quyền cử vào thì họ làm sao dám nói nhửng tâm tư suy nghỉ của mình khi nhửng từ phản động ,hay âm mưu ,cứ vang vào tai họ ) ,CÁI MÀ CÁC LẢNH ĐẠO CTY SỢ CÔNG NHÂN BIẾT NHIỀU LÀ RÁCH VIỆC ,NGỤY BIỆN ! VÌ KỂ TỪ LÚC NẦY KHI CÓ BLĐ DO TRỰC TIẾP CN BẦU RA THÌ CÁC ÔNG KHÔNG THỂ đảng ,công thanh cứ dấm dúi họp với nhau rồi ra nhửng quyết định sai trái ,chỉ tư túi ăn chia và tham nhủng ! nhửng khoản tiền mà trước đây các ông tự quyết ,tự nâng lương hay ma chay ,từ thiện ,chăn nuôi ,cải thiện dính đến quyền lợi của họ sẻ được kiểm soát và chi tiêu theo đúng chính sách chế độ ! nếu chú trọng đến cuộc sống của họ thì các ông các bà không có gì phải lo lắng! !HẢY CÒN QUÁ SỚM ĐỂ HY VỌNG ! CỨ CHỜ XEM ,NÓ LÀ CĂN BỆNH KHÓ CHỬA ! rồi lại sẻ có nhửng văn bản trên luật dưới luật hướng dẩn đi vào TRỌNG TÂM của vấn đề! nhưng lần nầy khó ! khó lật lọng lắm !( KHÔNG BIẾT BÁC HÙNG NHÀ MÌNH NGHỈ GÌ < CÒN TRÌ HOẢN LẬP HỘI ĐẾN KHI NÀO BÁC NHỈ ) cứ nghỉ đến cái công đoàn độc lập là tôi đả khoái tỉ ! việc gì đến rồi củng đến .đảng ,công ,thanh hay công ,thanh ,đảng

    Trả lờiXóa
  6. Chính sách ngu dân !

    Trả lờiXóa
  7. KHông ngu làm sao dễ cai trị ,
    Cũng bởi thằng dân ngu như lợn.
    Cho nên chúng nó dễ làm quan . Tản Đà .

    Trả lờiXóa
  8. Thời xưa nói làm cho Dân ngu thì có thể, nhưng ngày nay, CN không phải là thành phần kém trí thức , kém tiến bộ nữa . Từng lớp CN ngày càng có thực học hơn và biết nắm lấy cơ hội để không bị giới chủ hành hạ và bóc lột như xưa nữa . Nó lú có chú nó khôn . qua hơn 30 năm mở của , CN VN có ý thức chính trị cao hơn. Lớp lớn tuổi kiếm việc làm vì miếng cơm manh áo là chính, nay có kinh nghiệm truyền lại cho đàn em . Họ biết cách đấu tranh như thế nào cho có hiệu quả , và dậy cho con cháu học những ngành nghề nào là tốt nhất cho bản thân và XH , có thể cạnh tranh với các CN các nước chung quanh , để không bị thua thiệt và chê cười . Hơn nữa ý thức đưa VN lên cho ngang bằng với thế giới đang trở thành nếp nghĩ và cách làm của nhiều CN VN ! Nhiều người trong số CN rồi đây sẽ là những chủ của Cty có trình độ trí thức và kinh nghiệm để tổ chức cty hội nhập quốc tế !

    Trả lờiXóa