Thứ Bảy, 10 tháng 10, 2015

DIỄN BIẾN MỚI NHẤT VỀ VỤ TRANH CHẤP BÀI THƠ "TỔ QUỐC GỌI TÊN"

Nhà văn Nguyễn Quang Thiều:  
Tranh chấp bản quyền thơ “Tổ quốc gọi tên”: Chưa nên đưa ra kết luận vội vàng

Dân trí
Thứ Sáu, 09/10/2015 - 16:39


Nhà văn Nguyễn Quang Thiều phó chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam là người được ủy quyền thay Hội Nhà văn Việt Nam phát ngôn về vấn đề tranh cãi bản quyền giữa nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai và ông Ngô Xuân Phúc. Trao đổi với Dân trí, ông cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, bài thơ Tổ quốc gọi tên mình chưa đăng ký bản quyền ở Trung tâm quyền tác giả văn học Việt Nam của Hội Nhà văn Việt Nam.
 >> Tiết lộ gây sốc về tranh chấp bản quyền bài thơ “Tổ quốc gọi tên”

 
Thưa nhà văn Nguyễn Quang Thiều, những tranh cãi về vấn đề bản quyền giữa nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai và ông Ngô Xuân Phú trong bài thơ "Tổ quốc gọi tên mình" thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của dư luận mấy ngày qua, quan điểm của Hội nhà văn Việt Nam về vấn đề này như thế nào?

Những tác phẩm mà tác giả đã đăng ký ở trung tâm quyền tác giả văn học Việt Nam nếu vướng vào những tranh cãi thì hội sẽ lên tiếng và có trách nhiệm giải quyết vấn đề đó. Tuy nhiên tính đến thời điểm hiện tại, tác phẩm Tổ quốc gọi tên mình chưa đăng ý bản quyền tại Trung tâm quyền tác giả văn học Việt Nam của Hội nhà văn Việt Nam. Vì thế phía Hội chưa thể lên tiếng được. Quan điểm của hội là trước mắt sẽ tôn trọng tất cả ý kiến của hai bên. Nhà thơ Quế Mai là hội viên của hội nên nếu trong trường hợp cô ấy đang bị xâm phạm bản quyền hay bị xâm phạm danh dự, phía Hội sẽ đứng ra bảo vệ. Tuy nhiên hiện tại vẫn đang là những trao đổi giữa hai bên về bản quyền bài thơ và việc này chưa ngã ngũ. Cho nên Hội nhà văn VN vẫn tiếp thu và tôn trọng ý kiến của cả hai phía. Khi hai bên đồng ý đưa ra pháp luật để giải quyết thì lúc đó Hội Nhà văn VN cũng như các cơ quan chức năng có liên quan sẽ đứng ra giải quyết. Quan điểm của hội là luôn bảo vệ quyền tác giả cho dù họ có thể hay không phải là thành viên của hội.
Ông đánh giá thế nào về thực trạng bản quyền văn học ỏ Việt Nam hiện nay?
Thực ra mới mấy năm nay, nhà nước ta mới chú trọng và ban hành đạo luật bản quyền. Lúc đó các cơ quan có chức năng trong việc bảo vệ bản quyền tác giả mới bắt đầu thực hiện nhưng tính thực thi chỉ ở trong một phạm vi hẹp và còn tồn tại nhiều vấn đề.
Bảo vê bản quyền rất quan trọng đối với mỗi tác giả bởi nó không chỉ liên quan đến quyền lợi mà còn là danh dự của người viết. Ở Việt Nam, chuyện một tác giả ra hàng sách hay đọc tác phẩm của mình ở một chỗ nào đó rồi mới biết là chuyện rất bình thường. Họ thậm chí không được người in sách thông báo lấy một câu chứ chưa nói đến chuyện chi trả nhuận bút hay tiền bản quyền.
Ngoài những tồn tại đó thì thái độ của chính các tác giả cũng được xem là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng bản quyền vẫn đang bị coi nhẹ?
Lỗi này thuôc về cả hai phía. Thứ nhất, người Việt vẫn còn e ngại và thiếu trách nhiệm trong việc  bảo vệ bản quyền của chính mình và người khác.
Ở Việt Nam, mấy năm nay, vấn đề bản quyền đã đi được một bước quan trọng nhưng tình trạng vẫn là tệ nhất so với thế giới. Sao chép một cách tùy tiền nhưng lại không bị xử lý hoặc chỉ xử lý đối với các nhà xuất bản có hành vi vi phạm bản quyền một cách có hệ thống. Nghĩa là chỉ bề nổi. Còn đối với các nhân sử dụng lẫn nhau thì vẫn chưa được để ý kiểm tra, kiểm soát.
Bản thân tôi đã nhiều lần chứng kiến tác phẩm của mình bị ăn cắp, bị in lậu hay sử dụng mà không được xin phép nhưng vẫn cố tình “lờ đi”. Một là tôi cho rằng, mình có nói thì cũng không giải quyết được gì, hai là tự an ủi, thôi thì dù sao người ta cũng yêu quý tác phẩm của mình. Thế nhưng những cái tặc lưỡi như thế rất nguy hiểm, vô tình tiếp tay cho nạn vi phạm bản quyền.
Thứ hai, các cơ quan sử dụng bản quyền ở Việt Nam có một tư duy rất buồn cười là: Chúng tôi sử dụng tác phẩm của các ông là may rồi, là một cách PR, quảng cáo tên tuổi tác giả. Nhưng chúng tôi không cần thế và quan điểm đó cần phải loại bỏ.
Theo tôi, cơ quan thực thi luật bản quyền và đơn vị thu lợi từ việc sử dụng bản quyền đó cần có cơ chế làm việc hợp lý để bảo vệ quyền lợi cho tác giả. Nhưng để làm được điều này không dễ. Bởi ý thức về bản quyền của chúng ta rất lác đác, thậm chí không có. Nhiều người nghĩ rằng, tác phẩm mình in ra rồi, người khác in lại vài lần cũng không sao. Bản quyền nảy sinh vấn đề tiêu cực là vì thế. Không chỉ cơ quan chức năng mà bản thân tác giả cũng chưa thực sự ý thức hết giá trị bản quyền của tác phẩm do mình sáng tạo nên.
Anh đánh giá thế nào về bài thơ Tổ quốc gọi tên? Nó có gần gũi với tiếng nói và tâm hồn của một người lính?
Đánh giá cái hay thì vô cùng. Vói tôi, đó là một bài thơ có ý tưởng, cảm xúc, hay trong ý nghĩa viết về chủ đề biển đảo. Cộng hưởng với âm nhạc, bài thơ đã thức tỉnh được lòng yêu đất nước, lòng tự hào dân tộc.
Tính sáng tạo của thơ ca rất kỳ lạ. Có người viết rất nhiều. Mỗi tác phẩm đều có dấu ấn nhưng tựu trung lại là đều đều. Nhưng cũng có người suốt cuộc đời chỉ viết duy nhất được một tác phẩm và tác phẩm đó sống mãi, tồn tại qua nhiều thế hệ. Đó quả là sức mạnh ghê gớm nhưng sau đó thì họ không sáng tác thêm được nữa.
Còn ấn tượng của anh về nhà thơ Quế Mai?
Khi ra mắt tập thơ, trong đó có bài thơ Tổ quốc gọi tên mình, Quế Mai cũng có hỏi ý kiến của tôi. Tôi có khuyên Mai lấy tên bài thơ làm tên tập thơ. Nhưng tôi ấn tượng nhiều hơn về những bài thơ cô ấy viết về quê ngoại, hay thân phận giống như cái cây bị đứt khỏi mảnh đất của mình, sống nơi đất khách, nỗi thương nhớ cố hương vì xa cách. Đó là những bài thơ rất hay, xúc động ấn tượng. Còn bản thân tác giả Quế Mai càng ngày càng được bạn đọc đón nhận nhiều hơn.
Viết về thân phận con người là một ở sở trường của nhà thơ Quế Mai. Vậy theo anh Bài thơ Tổ Quốc Gọi tên mình có bị lạc điệu so với những tác phẩm khác của chị ấy?
Không thể nói nó lạc điệu được vì sự sáng tạo là không có giới hạn. Tôi cũng không để ý đến sự lạc điệu. Trong thời điểm đang có những tranh chấp như thế này, chúng ta không cẩn thận sẽ làm sự việc bị hiểu nhầm.
Đối với bản thân tôi, nhiều lần viết xong một bài thơ tôi vẫn tự nghĩ tại sao mình lại có thể nghĩ ra được những điều như thế nhỉ, vì nó không giống với mình. Nhưng sự sáng tạo là không thể lý giải. Có những sự va đập về cảm xúc mà phải đến một lúc nào đó nó bộc phát thành thơ.
Theo anh, làm thế nào để phân định ai là tác giả của bài thơ này?
Theo tôi đã đến như thế này thì cả hai phía, chị quế Mai và Anh Ngô Xuân Phúc đều phải có trách nhiệm đưa ra các bằng chứng minh chứng cho việc sáng tác bài thơ. Chúng ta phải dựa trên nhiều thứ, có những phán quyết trong lòng mà không thể nói ra vì cần phải có chứng cứ, phải có tính công bằng.
Tôi nghĩ, để hai người ngồi lại thỏa thuậnvới nhau  lúc này là rất khó, cho nên việc có thể là phải đi tìm bằng chứng. Bản thân Quế Mai phải có những động thái mạnh mẽ hơn. Dư luận đang dấy lên nhiều luồng ý kiến khác nhau. Có người nghiêng về Mai, có người bênh ông Phúc. Kể  cả với tôi lúc này có thể tôi đang nghiêng về ai đó nhưng tôi không thể phát biểu vì như thế sẽ bất lợi cho người còn lại. Khi sự việc chưa rõ ràng thì chúng ta chưa nên đưa ra kết luận vội vàng.
Nhưng xảy ra những tranh chấp như thế này đã là điều rất đáng buồn. Bài thơ này đã được nhiều người biết đến sau khi phổ nhạc. Ai là tác giả không còn quan trọng nữa.
Có người cho rằng nhà thơ Quế Mai đang chịu nhiều áp lực hơn vì chị là người nổi tiếng?
Tôi nghĩ anh Phúc cũng những áp lực lớn trước gia đình, cơ quan, bạn bè. Một người lính trước đó chưa mấy ai biết đến nay bỗng nhiên có những phát ngôn mạnh mẽ như thế mà chưa có bằng chứng trong tay, anh ấy cũng có những áp lực riêng.
Đào Bích

28 nhận xét :

  1. Phải làm cho rõ trắng, đen
    Để xem Tổ quốc gọi tên... ai nào
    "Không quan trọng nữa" là sao
    Hay là ông đã nghiêng vào... bên tê?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nghe trả lời phỏng vấn đây thì biết trong lòng ông phó hội biết tỏng ở bài này Tổ Quốc gọi tên bên NI rồi, nhưng khi phát biểu ông lại "Nghiêng vào bên TÊ" mới thảm cho cái đức quân tử của ông! bác TNT ạ.

      Xóa
  2. Ông T trả lời uốn éo vòng vo tam quốc, câu trước ông nói "Bảo vê bản quyền rất quan trọng đối với mỗi tác giả bởi nó không chỉ liên quan đến quyền lợi mà còn là danh dự của người viết"; "xảy ra những tranh chấp như thế này đã là điều rất đáng buồn", câu dưới ông lại bảo: "Ai là tác giả không còn quan trọng nữa"...ông muốn xí xoá tránh né cái két cục thảm hại tất yếu cho kẻ ăn cắp, ông định "cứu bồ" hả ông PCT HNV? lương tâm ông có yên ổn không?

    Trả lờiXóa
  3. "Bài thơ này đã được nhiều người biết đến sau khi phổ nhạc. Ai là tác giả không còn quan trọng nữa". Câu này của ông Thiều vô trách nhiệm. Càng nổi tiếng, càng phải xác định rõ bản quyền.

    Trả lờiXóa
  4. Một xã hội mà những người cầm bút xúm lại bảo vệ kẻ mạnh dù sai trái bất công, bỏ mặc kẻ yếu mặc dù người ta có lẽ phải là một xã hội hỏng rồi, thối nát rồi.

    Trả lờiXóa
  5. "Không quan trọng nữa" hả ông Thiều? - thế sao trên kia ông bảo "... những cái tặc lưỡi như thế rất nguy hiểm, vô tình tiếp tay cho nạn vi phạm bản quyền" ? sao ông khi thì tỉnh khi thì say thế?

    Trả lờiXóa
  6. Những bài thơ hay như vậy thì phải lãnh đạo Hội Nhà văn, cỡ ô Thiều ô Thỉnh mới làm được. Thơ này tương đương thơ của 2 ô nên cỡ khác thì không làm dduwwocj đâu !

    Trả lờiXóa
  7. Đây có thể là trường hợp muốn nổi tiếng thông qua qua scandal, thế thôi. Muốn chứng minh bài thơ là sản phẩm trí tuệ của mìn mà không còn một căn cứ để chứng minh thì khó mà thuyết phục người khác.

    Trả lờiXóa
  8. Đây có thể là trường hợp muốn nổi tiếng thông qua qua scandal, thế thôi. Muốn chứng minh bài thơ là sản phẩm trí tuệ của mìn mà không còn một căn cứ để chứng minh thì khó mà thuyết phục người khác.

    Trả lờiXóa
  9. Theo tôi, anh Ngô xuân Phúc sai trái 100% từ đầu đến cuối ví dụ rằng bài thơ ấy là của anh thật đi chăng nữa ! anh quản lí trí tuệ của anh quá lỏng lẻo như thế,thì ai chấp nhận được cho anh ? tựa bài thơ cũng không biết,một vài câu trong bài cũng không nhớ,một vài vết tích để chứng tỏ anh là tác giả của bài thơ cũng không có ! SAO ANH KHÔNG NÓI NGUYỄN DU ĐÃ ĂN CẮP THƠ CỦA ANH ??? tôi hoàn toàn xa lạ với 2 người,nhưng khi nghe tường tận câu chuyện,tôi rất bất mãn anh,xin anh hiểu cho !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tới giờ này, thời điểm này mà bác vẫn chưa cảm nhận ra được ai là kẻ ăn cắp ư?

      Xóa
    2. Tất nhiên Ngô Xuân Phúc không bao giờ bảo Nguyễn Du đã ăn cắp vì truyện Kiều của Nguyễn Du không có câu nào giống bài "Tôi nghe tổ quốc gọi tên mình" của anh, còn bài "Tổ quốc gọi tên" của N.P.Q.Mai sau khi đã sửa đã biên tập mà (theo nữ sĩ Bàng ái Thơ) - vẫn giống tới 75-80%. Khổ vậy!

      Xóa
  10. Chẳng có gì quý hơn khi một tác phẩm được nhiều người thích, đây mới là bản quyền đích thực.

    Trả lờiXóa
  11. Ít nhất có 4 vị biết bài thơ đó là của ai: Trời - Đất - Phúc - Mai.
    Ít nhất có 4 vị biết bài thơ đó bị ai đạo: Trời - Đất - Phúc - Mai.

    Trả lờiXóa
  12. Đọc bài này nhiều mới liên hệ đến chuyện vận động viên điền kinh nổi tiếng của Mỹ : Marion Jones. Khi các cáo buộc len tiếng việc cô sử dụng doing không đủ sức thuyết phục toà buộc tội cô. Vì cô thừa kinh nghiệm để vượt qua những cáo buộc đó và cũng thừa khôn ngoan nổi tiếng để giữ hình ảnh. Nhưng cuối cùng sau mấy năm im lặng cô đã thú nhận mình đã lừa dối và xin lỗi mọi người.
    Vậy quay lại chuyện " Tổ quốc gọi tên," phải chăng ai đó đủ lương tâm để thú nhận , cái này lại phụ thuộc vào giáo dục và văn hoá.... Khác biệt lắm.

    Trả lờiXóa
  13. Các ông không hiểu ý ông Thiều rồi !
    Ý ông Thiều là muốn nói an ủi ông/bà là tác giả thực sự của bài thơ trong trường hợp phân xử xong ông/bà đó không được công nhận là tác giả thực sự (vì thiếu chứng cứ) . Thì rõ ràng thơ mình sáng tác đã được phổ nhạc làm nức lòng yêu nước bao người nghe, từ đó sẽ có bao thanh niên sẵn sàng tòng quân chiến đấu bảo vệ tổ quốc, còn phần thưởng tinh thần nào sung sướng hơn ? Bản quyền bài thơ quan trọng hơn à ? Mỹ từng có bộ phim Anh hùng rất hay kể câu chuyện có người quên mình không sợ máy bay sắp nổ (bị sự cố khi hạ cánh) mà kiên trì phá cửa máy bay để các hành khách mắc kẹt trong máy bay thoát ra được. Có kẻ giả mạo xưng mình là người đó, và tên đó thành "người hùng của công chúng", hưởng thụ bao danh tiếng, vật chất. Tuy có nhà báo điều tra ra sự thật và khuyên người anh hùng thực sự nên kể sự thật nhưng anh ta lắc đầu "Không cần thiết" và bỏ đi trước sự ngây người cũa nhà báo.

    Trả lờiXóa
  14. Thôi thì Anh có của, Chị có công. Bài thơ của Anh vứt lăng vứt lóc xó xỉnh nào mà khi được yêu cầu đọc lại thì Anh cũng chả nhớ nổi một câu ra hồn; con do chính mình đẻ ra mà còn không nhớ nổi mặt, cha kiểu gì lọa thế nhể??? Chị thì không biết có phải mẹ đẻ không - vì có đăng ký... "giấy khai sinh" cho... Cháu nó đâu mà đòi chính quyền công nhận?! - nhưng ai cũng thấy công khó của Chị đã chăm nom, nuôi nấng Cháu nó lớn khôn, có tiếng có tăm với đời. Anh đẻ Cháu mà không biết nuôi, Chị có công nuôi Cháu mà không bỏ thêm tí công làm ''khai sinh'' cho Cháu - tình ngay lý gian, lấy gì làm chứng Cháu nó không phải là trẻ bị... bắt cóc??? Thôi thì nếu cả Anh và Chị thực lòng vì Cháu thì hãy cùng nhau dĩ hòa vi quý, cùng nắm tay nhau ra chính quyền làm lại khai sinh cho Cháu, giúp Cháu viên mãn đoàn viên có cả cha lẫn mẹ, thế chẳng phải là vẹn cả đôi đường hay sao?

    Trả lờiXóa
  15. "Ồn ào", ông tổng đi đâu
    Đùn cho ông phó "xuất đầu", nói thay
    Đạo thơ, nghi án cũng đầy
    Chuyện này "nhạy cảm", việc này... nhờ ông?

    Trả lờiXóa
  16. Trời đất! Một nam một nữ, âm dương tương hợp chứ đâu phải tương khắc. Gà Tồ tôi khuyên hai bạn hãy ngồi lại với nhau và OK đồng tác giả. Thế là đẹp nhất win - win, lại có thêm bạn tâm hồn (không đến nỗi "bất đắc dĩ"). Trên thế gian này có mấy người theo nghiệp chữ nghĩa mà thành đại gia đâu, quý nhau cốt ở cái tình.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chắc Ngô xuân Phúc cũng nghĩ cái tình với nhau là quí nên mới "mong được gặp Nguyễn phan quế Mai nói chuyện trực tiếp" nhưng bà này không cho cái tình là quí nên đã: "yêu cầu anh không liên lạc với tôi nữa, tôi không muốn mất thời gian" và chặn trang cá nhân của Ngô xuân Phúc, hix. còn ngồi lại với nhau làm sao được bác Gà Tồ ơi.

      Xóa
  17. nói cho nó logic, hồn người lính mới có thể cháy bỏng "nhiệm vụ "để nhả ra những lời thơ đầy lửa như thế. Linh cảm tôi hiểu rằng ai là tác giả và ai là đạo thơ ....

    Trả lờiXóa
  18. Nhà văn Nguyễn quang Thiều nói với Dân trí: " tính đến thời điểm hiện tại, bài thơ Tổ quốc gọi tên mình chưa đăng ký bản quyền ở Trung tâm quyền tác giả văn học Việt Nam của Hội Nhà văn Việt Nam". Anh cựu sĩ quan Nguyễn xuân Phúc không phải hám danh, cầm bút chỉ là nghề nghiệp dư không biết cách thức bảo vệ bản quyển của mình ra sao còn hiểu được, bà Mai hành nghề viết lách, có vài tập thơ xuất bản tại sao lại "quên" không đang ký bản quyền bài này? dù có quên thật sau thấy nó nổi tiếng thế cũng phải vội vàng nhớ ra mà đi đăng ký! hay bả sợ sớm bị lộ?

    Trả lờiXóa
  19. " Quan điểm của hội là luôn bảo vệ quyền tác giả cho dù họ có thể hay không phải là thành viên của hội" - Hoan hô nhà văn Nguyễn quang Thiều và Hội nhà Văn, những người yêu công lý trông chờ vào sự sáng suốt của các anh chị để bỉ nạn ăn cắp trong Văn nghệ bớt dần.

    Trả lờiXóa
  20. Tôi không ý kiến. Đúng ra, tôi đợi bằng cớ thuyết phục của 1 bên. Nói theo cảm nhận thì không nên kèm theo sự kết tội. Giống cán bộ điều tra kém năng lực...

    Trả lờiXóa
  21. Thêm một phiên bản
    http://motthegioi.vn/van-hoa-giai-tri/van-hoc/to-quoc-goi-ten-minh-va-nhung-phat-hien-thu-vi-241879.html

    Trả lờiXóa
  22. Nước mất đến nơi ngồi đấy mà thơ với thẩn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Tổ Quốc gọi tên" kiều gì mà dân lũ lượt bỏ đi?

      Xóa
  23. Kiện tụng đến đâu rồi nhỉ?

    Trả lờiXóa