Ngài Ban Ki-moon và phu nhân chụp ảnh lưu niệm cùng các vị trong dòng tộc Phan Huy
tại Nhà thờ dòng họ Phan Huy ở chân núi Chùa Thầy, xã Sài Sơn, xứ Đoài.
tại Nhà thờ dòng họ Phan Huy ở chân núi Chùa Thầy, xã Sài Sơn, xứ Đoài.
Chùm ảnh quý, về sự kiện Ngài Ban Ki-moon, TTK LHQ thăm nhà thờ họ Phan Huy tại Sài Sơn, Xứ Đoài.
Ngày 23 tháng 05 năm 2015, trong chuyến thăm Việt Nam 02 ngày, Ngài Ban Ki-moon, tên chữ Hán là Phan Cơ Văn, Tổng thư ký Liên hiệp quốc cùng phu nhân đã âm thầm về chiêm bái nhà thờ dòng họ Phan Huy, xã Sài Sơn, xứ Đoài (huyện Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây cũ, nay là Hà Nội). Ngài cùng phu nhân đã thành kính dâng hương, mở xem Gia phả chữ Hán Nôm và ghi lưu bút chính thức nhận mình là hậu duệ của dòng họ Phan.
Ngài Ban Ki-moon đến rất bất ngờ. Chính quyền xã, thì bí thư kiêm chủ tịch hôm ấy đi vắng. Trưởng ban Văn hóa huyện bận họp cũng không có mặt ở Sài Sơn. Ngài đến Sài Sơn vào buổi sáng. Không thăm chùa Thầy, không leo núi Thầy, không có cả thời gian vào lễ Phật. Thăm nhà thờ tổ xong, ông ra xe đi luôn để chiều về còn phát biểu tại Quốc hội VN (chiều 23/5).
Đoàn của Ngài Ban Ki-moon đã được chính quyền địa phương đón tiếp, đưa đi thăm di tích và được bảo vệ nghiêm ngặt.
Ngài Ban Ki-moon được dẫn vào sân nhà thờ họ Phan Huy
Ông Bà Ban Ki-moon lúc mới bước vào bên trong nhà thờ dòng Phan Huy.
Hình ảnh Ngài Ban Ki-moon (Phan Cơ Văn) đang ghi lưu bút trong chuyến thăm
Nhà thờ dòng họ Phan Huy, dưới chân núi Chùa Thầy, Sài Sơn, Xứ Đoài.
Lời dịch của Lê Vĩnh Trương:
Tôi xin cung kính chiêm bái nhà thờ cụ Phan Huy Chú và ngưỡng vọng liệt tổ liệt tông họ Phan. Cảm ơn những nỗ lực bảo tồn nhà thờ này. Là một hậu sinh của họ Phan, nay phục vụ trong cương vị TTK LHQ, tôi nguyện cố gắng noi theo di huấn của tiền nhân.
Ki Moon Ban
Tổng thư ký Liên hợp quốc
(Quốc tế Liên hiệp Sự vụ tổng trưởng)
PHAN CƠ VĂN.
Nguyên văn tiếng Anh:
I'm deeply humbled to visit and pay my deep respect to this House of worship of Phan Huy Chú and other Phan family members. Thank you for preserving this house of worship. As one of Phan family, now serving as secretary general of UN, I commit myself that I will try to follow the teachings of ancestors.
Một trang bút tích, chính là nét chữ và chữ ký của Ngài Ban Ki-moon để so sánh
với lưu bút tại Nhà thờ họ Phan Huy, Sài Sơn, Xứ Đoài.
Nguồn: Ngọc Thu - Lê Vĩnh Trương - Lê Anh Dũng & ...
.
.
Một dòng họ kể từ các cụ Phan Huy Chú và Phan Huy Ích có tài năng về ngoại giao và kinh bang tế thế.
Trả lờiXóaHậu duệ dòng họ Lý và họ Phan bên Bắc Hàn có người nào không nhỉ . Hay chỉ có bên Nam Hàn thôi .
Trả lờiXóaHọc sinh trung học Đại Hàn, ngoài học Quốc Ngữ Hangul 한글, các em cũng học Hanja tức là Hán Tự 漢字, khoảng 2 ngàn từ. Đại học 3 ngàn từ, Cao học phải biết 4 đến 5 ngàn. Những người đi ngành chuyên môn văn chương thì có thể học thêm từ nhiều hơn. Với 3 ngàn từ Hanja phổ thông thì có thể đọc được báo Hong Kong hoặc Đài Loan, nghĩa là biết thêm một sinh ngữ khác. Tiếng Hàn cũng như tiếng Việt, có phần cấu tạo Hán Tự trong ngữ vựng. Do đó, học sinh Đại Hàn mặc dù phải học 2 thứ chữ nhưng có điều lạ lùng là nhờ biết Hanja mà các em lại hiểu Quốc Ngữ Hangul thêm phong phú và chính xác. Ông Ban Ki-moon có thể đọc được bản chữ Nho (Hán Tự) gia phả họ Phan là vì thế.
Trả lờiXóa潘平章祠 Phan Bình Chương Từ
XóaLà Nhà Thờ ông Phan Bình Chương. Thường thì trong Từ Đường tức Nhà Thờ Họ sẽ để bài vị của nhiều người. Ở đây Bình Chương là 1 thuật ngữ vào thời Hậu Lê dùng để chỉ mấy ông Thượng Thư nhoặc Tễ Tướng (Bình Chương Trọng Sự). Phan Bình Chương có nghĩa là ông họ Phan này làm tới Thượng Thư hoặc Tễ Tướng. Có thể là cụ Phan Huy Ích, vì dười triều Tây Sơn năm 1792 cụ được thăng Thị Trung Ngự Sử ở tòa Nội Các rồi Thượng Thư bộ Lễ.
Dân VN cứ noi gương ngài Ban Ki Moon, TTK LHQ . Hàn Quốc dân trí cao, chế độ Tự Do Dân Chủ , nền GD tuyệt vời, sản sinh ra người tài đức như Ngài Ban Ki Moon . Nếu Ngài Ban thực sự là hâu duệ dòng họ Phan Huy , một dòng họ có rất nhiều người lỗi lạc của VN lại càng là tấm gương sáng cho các hâu duệ VN đương thời !
Trả lờiXóaChưa biết sự thật về lai lịch của ông TTK HQ rỏ ràng nhưng không nên " thấy người sang bắt quàng làm họ"! Nếu ông ta sống ở VN thì giờ đây làm được gì ( so sánh với người trong họ Phan Huy trong nước). Giáo dục VN tệ hại và chọn người theo lý lịch... không bao giờ tiến được.
Trả lờiXóachú tôi từng du học tại Bình Nhưỡng năm 1965 kể rằng văn phòng TBT Kim Nhật Thành hồi đó có một cán bộ ngang cấp thứ trưởng gốc VN. Có lẽ do bên Bắc Triều Tiên rất khắt khe về lý lịch nên cụ này không dám về nhận tổ tiên
Trả lờiXóa