THƯ MỜI
CÀ PHÊ GẶP GỠ & ĐỐI THOẠI
Anh chị và các bạn thân mến!
Vào 9h sáng Chủ nhật 01/11/2015,
tại SALON VĂN HÓA quán CÀ PHÊ THỨ BẢY,
số 3A Ngô Quyền, Q. Hoàn Kiếm Hà Nội
sẽ diễn ra buổi cà phê với GS, TS Nguyễn Văn Trọng
Chủ đề: BÀN VỀ TỰ DO
Chủ trì: GS. Chu Hảo
Rất mong các bạn đến tham dự.
Hân hạnh được đón tiếp
Dương Thụ
CÀ PHÊ GẶP GỠ & ĐỐI THOẠI
Anh chị và các bạn thân mến!
Vào 9h sáng Chủ nhật 01/11/2015,
tại SALON VĂN HÓA quán CÀ PHÊ THỨ BẢY,
số 3A Ngô Quyền, Q. Hoàn Kiếm Hà Nội
sẽ diễn ra buổi cà phê với GS, TS Nguyễn Văn Trọng
Chủ đề: BÀN VỀ TỰ DO
Chủ trì: GS. Chu Hảo
Rất mong các bạn đến tham dự.
Hân hạnh được đón tiếp
Dương Thụ
Lời dẫn: BÀN VỀ TỰ DO
Nguyễn Văn Trọng
Tôi lấy tên tác phẩm của J.S. Mill mà tôi đã dịch mười năm trước đây để làm tiêu đề cho buổi nói chuyện hôm nay, vì tác phẩm này đã gây ấn tượng rất sâu sắc cho cuộc sống tinh thần của tôi và chủ đề TỰ DO từ đó luôn là vấn đề mà tôi quan tâm nhất.
Tôi may mắn đã được đọc những tuyệt tác về chủ đề này của một số các tác giả danh tiếng, đó là I. Kant, J.S. Mill, A. Herzen, N. Berdyaev, S. Frank, G. Fedotov, E. Fromm, I. Berlin, R. Feynman... Tôi đã dịch vài tác phẩm của các vị đó. Nay tuổi đã cao, ngoái nhìn lại những trải nghiệm đã qua của mình, bỗng có ước muốn trình bày lại những gì tôi thu nhận được từ những tác giả nêu trên cũng như từ biết bao tác giả khác mà tôi đã đọc trong suốt cuộc đời về chủ đề Tự do. Đó là lí do tôi viết cuốn sách Những ghi chép về quyền tự do lựa chọn. Cuốn sách của tôi cuối cùng đã được xuất bản nhờ những nỗ lực của các anh Giản Tư Trung và Chu Hảo. Nhân đây tôi muốn bày tỏ lời cảm ơn tới các anh cũng như nhiều người khác đã giúp cho cuốn sách của tôi đến được với người đọc.
Lẽ dĩ nhiên tôi không bao giờ tự xem mình là người có thẩm quyền chuyên môn trong lĩnh vực triết học xã hội: tôi không có một tri thức hệ thống nào trong lĩnh vực này, tôi chỉ đọc tương đối kỹ một vài tác giả mà mình yêu thích. Những thu nhận này của tôi không phải là những tri thức hàn lâm, mà đều liên quan đến những trải nghiệm nhất định của tôi trong cuộc sống. Nếu cần phải bày tỏ vắn tắt thái độ của tôi đối với vấn đề Tự do, tôi xin dẫn ra đây câu nói bất hủ của Chateaubriand mà tôi hết sức chia sẻ:" Ngày nay thái độ hợp thời thượng là đón nhận tự do bằng nụ cười cay độc, xem nó như thứ đồ cũ bị bỏ xó. Tôi không theo thời thượng chút nào, tôi cho rằng không có tự do thì thế giới này cũng chẳng có gì hết; tự do đem lại giá trị cho cuộc sống; nếu phải làm người cuối cùng bảo vệ tự do, thì tôi cũng vẫn không ngừng tôn vinh những quyền của nó." (Ký ức ở thế giới bên kia).
Trong hành trình đi tìm lời giải đáp những băn khoăn về cuộc nhân sinh cho chính bản thân mình, tôi đi tới cảm nhận rằng không tồn tại lời giải đáp mang tính chân lý tuyệt đối cho những câu hỏi ấy. Không phải là tôi theo "chủ nghĩa tương đối" phủ nhận việc tìm kiếm chân lý nói chung; đơn giản là vì những câu hỏi nhân sinh tôi quan tâm đều liên quan đến những mâu thuẫn gắn chặt với hiện sinh của con người: ví dụ như con người buộc phải đơn độc khi nó phán xét và đưa ra quyết định thuần túy bằng sức mạnh lý tính của mình, nhưng con người không chịu đựng được tình trạng đơn độc không có quan hệ ràng buộc với những đồng loại. Hạnh phúc của con người phụ thuộc vào tình đoàn kết mà anh ta cảm nhận với các đồng loại, với những thế hệ quá khứ và tương lai. Con người vừa mang tính cá biệt lại vừa mang tính xã hội với khao khát hợp quần. Không thể xóa bỏ mâu thuẫn này mà chỉ có thể phản ứng lại theo những cách thức khác nhau. Mỗi người có một lời giải đáp cho riêng mình. Chúng ta chỉ có thể mong muốn một xã hội tử tế, trong đó con người có thể sống với những quan niệm nhân sinh khác nhau, nhưng không vì thế mà phải nghiền nát những mong muốn và nhu cầu cũng thiết yếu ngang bằng của những người khác. Một xã hội tử tế không đòi hỏi đa số các thành viên của nó nhất thiết phải có học vấn cao. Điều quan trọng nhất để cho con người không nghiền nát hạnh phúc của những người khác trong khi mưu cầu hạnh phúc cho mình, ấy là cảm nhận về tình người, là sự cảm thông với nỗi đau của đồng loại, là mối gắn bó với những người xung quanh. Những giá trị mà con người theo đuổi trong cuộc sống, thường mâu thuẫn với nhau và mỗi cá nhân buộc phải có lựa chọn. Mỗi sự lựa chọn đều dẫn đến việc hy sinh hay làm suy giảm một số giá trị nào đó. Ở đây không phải chỉ có mâu thuẫn giữa thiện và ác, mà còn có mâu thuẫn giữa những giá trị tốt đẹp khác nhau. Không bao giờ loại bỏ được hết các xung đột và bi kịch trong cuộc sống. Chỉ có thể hy vọng các xung đột và bi kịch không dẫn đến sự hủy diệt lẫn nhau của các thành viên. Phải có ý thức tôn trọng quyền tự do lựa chọn cứu cánh cuộc sống của con người thì mới mong duy trì được một xã hội tử tế. Để đạt được điều này mỗi con người chủ yếu phải trông cậy vào sự giúp đỡ của phần tích cực ở sâu thẳm trong tâm hồn mình, nhiều hơn là những tri thức đến từ bên ngoài. I. Berlin cho rằng "niềm tin vào một công thức đơn nhất có thể được tìm ra về nguyên tắc mà nhờ nó tất cả các mục đích đa dạng của con người có thể được thực hiện một cách hài hòa, - niềm tin ấy đã được chứng tỏ là trá ngụy. Nếu các mục đích của con người là nhiều thứ, như tôi tin là thế, và không phải tất cả những mục đích ấy đều tương thích được với nhau, thì khả năng có xung đột – và bi kịch – không bao giờ có thể bị loại trừ khỏi đời sống con người, dù là đời sống cá nhân hay xã hội."
Nhận thức trên đây không hàm ý rằng người ta không cần tranh cãi bàn luận về những vấn đề nhân sinh liên quan đến hạnh phúc của các thành viên xã hội trong cuộc sống cộng sinh. Nhận thức ấy chỉ hàm ý mong muốn những người tham gia tranh luận ý thức được rằng không có ai là thánh thần nắm giữ chân lý tuyệt đối. Trong quan niệm của tôi, bàn luận về vấn đề nhân sinh không phải nhằm mục đích thống nhất tư tưởng để thống nhất hành động, mặc dù tôi không phản đối những người có mục đích như thế. Điều quan trọng là làm sáng tỏ những phương diện mâu thuẫn nhau của vấn đề đặng giúp con người ý thức được những hậu quả của mỗi lựa chọn. I. Berlin quan niệm vai trò của triết gia đạo đức học là soi sáng vấn đề để hỗ trợ cho công chúng có những phán đoán của riêng họ, chứ không phải hướng dẫn họ phải sống thế nào. Tôi rất chia sẻ quan niệm này. Tôi cho rằng mơ ước xây dựng một xã hội mà mọi thành viên của nó đều nhịp bước tiến đến cùng những mục tiêu duy lý, là một không tưởng phản nhân văn.
VÀI NÉT VỀ DIỄN GIẢ NGUYỄN VĂN TRỌNG
GS-TS Nguyễn Văn Trọng là một trong 5 thành viên sáng lập của Cà Phê Thứ Bảy (Nguyên Ngọc, Chu Hảo, Nguyễn Văn Trọng, Bùi Văn Nam Sơn, Lê Ngọc Trà), người chủ trì các buổi Cà Phê Gặp Gỡ & Đối Thoại tại CPTB TPHCM, ông là TSKH, ngành Vật lý lý thuyết và là một dịch giả hàng đầu trong lĩnh vực sách Triết. Ông nhận được nhiều giải thưởng danh giá có liên quan đến Sách trong đó có giải thưởng PHAN CHU TRINH và giải thưởng SÁCH HAY. Hiện ông được mời làm thành viên Hội đồng xét duyệt giải thưởng Phan Chu Trinh.
Tôi lấy tên tác phẩm của J.S. Mill mà tôi đã dịch mười năm trước đây để làm tiêu đề cho buổi nói chuyện hôm nay, vì tác phẩm này đã gây ấn tượng rất sâu sắc cho cuộc sống tinh thần của tôi và chủ đề TỰ DO từ đó luôn là vấn đề mà tôi quan tâm nhất.
Tôi may mắn đã được đọc những tuyệt tác về chủ đề này của một số các tác giả danh tiếng, đó là I. Kant, J.S. Mill, A. Herzen, N. Berdyaev, S. Frank, G. Fedotov, E. Fromm, I. Berlin, R. Feynman... Tôi đã dịch vài tác phẩm của các vị đó. Nay tuổi đã cao, ngoái nhìn lại những trải nghiệm đã qua của mình, bỗng có ước muốn trình bày lại những gì tôi thu nhận được từ những tác giả nêu trên cũng như từ biết bao tác giả khác mà tôi đã đọc trong suốt cuộc đời về chủ đề Tự do. Đó là lí do tôi viết cuốn sách Những ghi chép về quyền tự do lựa chọn. Cuốn sách của tôi cuối cùng đã được xuất bản nhờ những nỗ lực của các anh Giản Tư Trung và Chu Hảo. Nhân đây tôi muốn bày tỏ lời cảm ơn tới các anh cũng như nhiều người khác đã giúp cho cuốn sách của tôi đến được với người đọc.
Lẽ dĩ nhiên tôi không bao giờ tự xem mình là người có thẩm quyền chuyên môn trong lĩnh vực triết học xã hội: tôi không có một tri thức hệ thống nào trong lĩnh vực này, tôi chỉ đọc tương đối kỹ một vài tác giả mà mình yêu thích. Những thu nhận này của tôi không phải là những tri thức hàn lâm, mà đều liên quan đến những trải nghiệm nhất định của tôi trong cuộc sống. Nếu cần phải bày tỏ vắn tắt thái độ của tôi đối với vấn đề Tự do, tôi xin dẫn ra đây câu nói bất hủ của Chateaubriand mà tôi hết sức chia sẻ:" Ngày nay thái độ hợp thời thượng là đón nhận tự do bằng nụ cười cay độc, xem nó như thứ đồ cũ bị bỏ xó. Tôi không theo thời thượng chút nào, tôi cho rằng không có tự do thì thế giới này cũng chẳng có gì hết; tự do đem lại giá trị cho cuộc sống; nếu phải làm người cuối cùng bảo vệ tự do, thì tôi cũng vẫn không ngừng tôn vinh những quyền của nó." (Ký ức ở thế giới bên kia).
Trong hành trình đi tìm lời giải đáp những băn khoăn về cuộc nhân sinh cho chính bản thân mình, tôi đi tới cảm nhận rằng không tồn tại lời giải đáp mang tính chân lý tuyệt đối cho những câu hỏi ấy. Không phải là tôi theo "chủ nghĩa tương đối" phủ nhận việc tìm kiếm chân lý nói chung; đơn giản là vì những câu hỏi nhân sinh tôi quan tâm đều liên quan đến những mâu thuẫn gắn chặt với hiện sinh của con người: ví dụ như con người buộc phải đơn độc khi nó phán xét và đưa ra quyết định thuần túy bằng sức mạnh lý tính của mình, nhưng con người không chịu đựng được tình trạng đơn độc không có quan hệ ràng buộc với những đồng loại. Hạnh phúc của con người phụ thuộc vào tình đoàn kết mà anh ta cảm nhận với các đồng loại, với những thế hệ quá khứ và tương lai. Con người vừa mang tính cá biệt lại vừa mang tính xã hội với khao khát hợp quần. Không thể xóa bỏ mâu thuẫn này mà chỉ có thể phản ứng lại theo những cách thức khác nhau. Mỗi người có một lời giải đáp cho riêng mình. Chúng ta chỉ có thể mong muốn một xã hội tử tế, trong đó con người có thể sống với những quan niệm nhân sinh khác nhau, nhưng không vì thế mà phải nghiền nát những mong muốn và nhu cầu cũng thiết yếu ngang bằng của những người khác. Một xã hội tử tế không đòi hỏi đa số các thành viên của nó nhất thiết phải có học vấn cao. Điều quan trọng nhất để cho con người không nghiền nát hạnh phúc của những người khác trong khi mưu cầu hạnh phúc cho mình, ấy là cảm nhận về tình người, là sự cảm thông với nỗi đau của đồng loại, là mối gắn bó với những người xung quanh. Những giá trị mà con người theo đuổi trong cuộc sống, thường mâu thuẫn với nhau và mỗi cá nhân buộc phải có lựa chọn. Mỗi sự lựa chọn đều dẫn đến việc hy sinh hay làm suy giảm một số giá trị nào đó. Ở đây không phải chỉ có mâu thuẫn giữa thiện và ác, mà còn có mâu thuẫn giữa những giá trị tốt đẹp khác nhau. Không bao giờ loại bỏ được hết các xung đột và bi kịch trong cuộc sống. Chỉ có thể hy vọng các xung đột và bi kịch không dẫn đến sự hủy diệt lẫn nhau của các thành viên. Phải có ý thức tôn trọng quyền tự do lựa chọn cứu cánh cuộc sống của con người thì mới mong duy trì được một xã hội tử tế. Để đạt được điều này mỗi con người chủ yếu phải trông cậy vào sự giúp đỡ của phần tích cực ở sâu thẳm trong tâm hồn mình, nhiều hơn là những tri thức đến từ bên ngoài. I. Berlin cho rằng "niềm tin vào một công thức đơn nhất có thể được tìm ra về nguyên tắc mà nhờ nó tất cả các mục đích đa dạng của con người có thể được thực hiện một cách hài hòa, - niềm tin ấy đã được chứng tỏ là trá ngụy. Nếu các mục đích của con người là nhiều thứ, như tôi tin là thế, và không phải tất cả những mục đích ấy đều tương thích được với nhau, thì khả năng có xung đột – và bi kịch – không bao giờ có thể bị loại trừ khỏi đời sống con người, dù là đời sống cá nhân hay xã hội."
Nhận thức trên đây không hàm ý rằng người ta không cần tranh cãi bàn luận về những vấn đề nhân sinh liên quan đến hạnh phúc của các thành viên xã hội trong cuộc sống cộng sinh. Nhận thức ấy chỉ hàm ý mong muốn những người tham gia tranh luận ý thức được rằng không có ai là thánh thần nắm giữ chân lý tuyệt đối. Trong quan niệm của tôi, bàn luận về vấn đề nhân sinh không phải nhằm mục đích thống nhất tư tưởng để thống nhất hành động, mặc dù tôi không phản đối những người có mục đích như thế. Điều quan trọng là làm sáng tỏ những phương diện mâu thuẫn nhau của vấn đề đặng giúp con người ý thức được những hậu quả của mỗi lựa chọn. I. Berlin quan niệm vai trò của triết gia đạo đức học là soi sáng vấn đề để hỗ trợ cho công chúng có những phán đoán của riêng họ, chứ không phải hướng dẫn họ phải sống thế nào. Tôi rất chia sẻ quan niệm này. Tôi cho rằng mơ ước xây dựng một xã hội mà mọi thành viên của nó đều nhịp bước tiến đến cùng những mục tiêu duy lý, là một không tưởng phản nhân văn.
VÀI NÉT VỀ DIỄN GIẢ NGUYỄN VĂN TRỌNG
GS-TS Nguyễn Văn Trọng là một trong 5 thành viên sáng lập của Cà Phê Thứ Bảy (Nguyên Ngọc, Chu Hảo, Nguyễn Văn Trọng, Bùi Văn Nam Sơn, Lê Ngọc Trà), người chủ trì các buổi Cà Phê Gặp Gỡ & Đối Thoại tại CPTB TPHCM, ông là TSKH, ngành Vật lý lý thuyết và là một dịch giả hàng đầu trong lĩnh vực sách Triết. Ông nhận được nhiều giải thưởng danh giá có liên quan đến Sách trong đó có giải thưởng PHAN CHU TRINH và giải thưởng SÁCH HAY. Hiện ông được mời làm thành viên Hội đồng xét duyệt giải thưởng Phan Chu Trinh.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét