Tổ Quốc
29/09/2015 16:58
.
Trang phục truyền thống Việt Nam như thế nào là đúng chuẩn mực, câu hỏi vẫn chưa có lời giải.
Trang phục truyền thống liệu có đi từ phim ảnh, sân khấu ra cuộc sống đương đại?
Bế tắc trong trang phục nam
Nếu như trang phục truyền thống của phụ nữ là áo dài đã nhận được sự đồng thuận rất lớn của người dân và các cấp lãnh đạo thì việc thiết kế bộ trang phục nam lại đang bế tắc.
Cho đến nay cũng đã hơn 3 năm, kể từ khi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao cho Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tìm mẫu thiết kế lễ phục. Song, sau 3 lần hội thảo ở cả ba miền, sau hai lần phát động thiết kế và mời các nhà thiết kế hàng đầu cả nước đến đặt hàng thiết kế thì mẫu trang phục nào sẽ được chọn là lễ phục nam của chúng ta vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.
Ông Vi Kiến Thành- Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chia sẻ: “Chúng tôi đang bế tắc, đang “nợ” Bộ việc thiết kế lễ phục. Chúng tôi đã phát động trên cả nước, đã mời 15 nhà thiết kế nổi tiếng hàng đầu Việt Nam đến đặt hàng, đã tổ chức 3 hội thảo... nhưng vẫn không tìm được mẫu thiết kế lễ phục Việt cho nam giới. Điều này không phải chúng ta không có người tài để thiết kế mà là không có sự đồng thuận rằng lễ phục của chúng ta như thế nào”?
Thiếu trang phục truyền thống trong cuộc sống đương đại. Chúng ta cũng không có sự đậm đặc những bộ phim lịch sử, cổ trang để khán giả hình dung được trang phục truyền thống. NSND, Đạo diễn Nguyễn Thanh Vân chia sẻ: “Trang phục truyền thống của chúng ta trong các bộ phim làm đúng lịch sử. Nhưng khi ra nước ngoài, khán giả lại nghĩ chúng ta là Trung Quốc, Hồng Kông chứ không biết là Việt Nam. Vì sao? Vì chúng ta chưa có sự quảng bá cần thiết”.
Đồng quan điểm này, TS. Nguyễn Việt- Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tiền sử Đông Nam Á khẳng định: “Chúng ta xem nhiều phim Trung Quốc quá trong khi lại quá ít tuyên truyền về truyền thống. Trang phục truyền thống của ta là gì, là những gì tinh túy nhất qua các thời kỳ lịch sử đọng lại. Việc thiết kế cứ bám sát tư liệu lịch sử là sẽ có mẫu đúng. Vấn đề là khả năng tuyên truyền của các cấp để trang phục truyền thống ấy đi vào đời sống đương đại”.
Mẫu trang phục nữ nửa đầu thế kỷ XX (ảnh cung cấp)
Có đồng thuận?
Trên thực tế, nếu Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chọn áo dài nữ, áo the, khăn xếp (nam) là lễ phục thì liệu có được sự đồng thuận từ người dân? Đây là câu hỏi khó có lời giải và cũng là nguyên nhân mà lễ phục Việt vẫn còn “bế tắc”.
Khoa Thiết kế thời trang (Trường Đại học Văn hóa- Bộ VHTTDL) vừa cùng với nhà thiết kế, họa sỹ Thu Hà- người chuyên thiết kế trang phục cho các bộ phim lịch sử như: “Long thành cầm giả ca”, “Trò đời”, “Người cộng sự”... tổ chức cho các giáo viên, sinh viên thử mặc các trang phục trong phim để thử nghiệm tính ứng dụng, đương đại của các thiết kế trong đời sống trong một tọa đàm mang tên “Trang phục truyền thống Việt qua một số bộ phim và xu hướng trong đời sống đương đại”. Trong bộ trang phục truyền thống, Nhà giáo nhân dân, thầy giáo Nguyễn Văn Cương chia sẻ: “Mặc trang phục cổ tôi thấy mình như một người khác, thấy như trở về xa xưa, về với miền quê, với cây đa, bến nước, mái đình. Tôi thấy thích thú. Song khi đi trong sân trường, tôi nhận thấy sự ngạc nhiên, tò mò trong ánh mắt của sinh viên, của mọi người nhìn tôi. Thiết nghĩ, chúng ta cứ nói về văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, về truyền thống, nhưng theo tôi, đơn giản nhất, hãy bắt đầu từ trang phục”.
Trong khi đó, TS. Nguyễn Việt đã được BTC chương trình tọa đàm cung cấp một bộ trang phục truyền thống song ông không dám mặc đi đường đến dự chương trình do “ngại mọi người sẽ nhìn”.
Một sinh viên trường Đại học Văn hóa cho biết: “Em thích mặc áo dài nhưng thấy bị gò bó, tú túng. Vậy làm sao để áo dài có thể phù hợp với nhiều hoạt động đời sống hơn, để trang phục truyền thống có tính ứng dụng cao hơn”?
Có lẽ, đó cũng là điều mà các nhà thiết kế phải tính đến khi tìm mẫu thiết kế trang phục truyền thống. Tuy nhiên, nhà thiết kế Thu Hà chia sẻ: “Từ mẫu thiết kế chung, mỗi người sẽ có sự cách tân, chỉnh sửa cho phù hợp với hình thể, với hoàn cảnh, điều kiện của bản thân. Cùng là áo dài nhưng người phụ nữ đầu thế kỷ XX đã cách tân cho phù hợp với thời tiết, với khí hậu, với hoàn cảnh nên mới có áo dài mặc mùa hè bằng vải đũi, bằng gấm, song cũng có áo dài mặc mùa đông bằng chất dạ... Vấn đề là người mặc thấy yêu bản thân, thấy mặc trang phục vào sẽ đẹp lên”.
Chưa tìm được mẫu trang phục truyền thống sau khi “đi đường thẳng”, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chọn con đường vòng, đó là sẽ từng bước đưa những mẫu trang phục này vào trong đời sống, lắng nghe ý kiến và sự phản hồi của dư luận xã hội để tìm ra bộ lễ phục được nhiều người đồng tình. Cuộc tọa đàm này là một trong những “con đường vòng” như vậy. Hy vọng, từ ý tưởng này sẽ ra đời những ý tưởng sáng tạo trang phục thuần Việt có khả năng ứng dụng rộng rãi cho đông đảo thanh niên và trung niên người Việt hiện nay nhằm góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc.
Hà An
_____
Tọa đàm “Trang phục truyền thống Việt qua một số bộ phim và xu hướng trong đời sống đương đại” trên các báo:
* Đại Đoàn Kết: http://daidoanket.vn/index.…/go-nut-that-cho-quoc-phuc/68088
* Thể thao Văn hóa http://thethaovanhoa.vn/…/nhin-tu-phim-co-trang-ao-dai-truy…
* An ninh Thủ đô http://m.anninhthudo.vn/…/di-tim-trang-phuc-tru…/636027.antd
* Website ĐH Văn hóa http://huc.edu.vn/…/Toa-dam-Trang-phuc-truyen-thong-Viet-qu…
* Thanh Niên http://www.thanhnien.com.vn/…/loay-hoay-tim-le-phuc-614438.…
"việc thiết kế bộ trang phục nam lại đang bế tắc"
Trả lờiXóaTớ góp ý gợi mở
Sao không chọn bộ đại cán mà các lãnh đạo thế hệ vàng hay mặc làm trang phục truyền thống nam ?
Trang phục nam VN đâu phải chỉ là áo dài khăn đóng . Đó là lễ phục thôi . Còn bình thường trong lao động, trong cuộc sống hàng ngày , người Việt trước khi Âu hóa mặc gì ? Không lẽ chỉ là đóng khố ? Y phục nói lên nhiều điều không chỉ là vật che thân. Nó là biểu lộ của Văn Hóa , phong tục của Việt Nam là văn hiến chi bang ! Các nhà nghiên cứu có lẽ không khó tìm ra các mẫu y phục nam nữ của tiền nhân chúng ta . Chắc hẳn nó không giống y phục Tầu !
Trả lờiXóaCó bạn trẻ hỏi tôi khá thú vị: "Tại sao cháu không phải là dân tộc Việt, mà là dân tộc Kinh?".
Trả lờiXóa