Trần Đình Sử
.
GS. TS Trần Đình Sử |
Thầy giáo là yếu tố quyết định của việc dạy học thành công. Hơn bất cứ nghề nào, nghề dạy học luôn luôn dòi hỏi người thầy giỏi, uyên bác, biết cập nhật thong tin. Dạy học yêu cầu đào tạo thế hệ công dân tương lai, cho nên người thầy phải là người có đạo đức, yếu thiết tha đất nước, tiếng nói dân tộc mình. Thầy biết yêu nhân dân, yêu quý và tôn trọng học trò. Thấy phải là người có trách nhiệm với công việc trồng người, không thể là kẻ ba hoa, dạy học qua quýt, chuộng thành tích hơn thực tế. Một người thầy có đủ phẩm chất là điều cần thiết để đảm bảo dạy hcj thành công.
Tuy vậy khẳng định vai trò người thầy không có nghĩa là khẳng định phương pháp dạy học lấy thầy giáo làm trung tâm. Phương pháp dạy học lấy người dạy làm trung tâm có rất nhiều cái tệ, cái cũ, mà thiết nghĩ giời đây giáo giới Việt Nam vẫn chưa nhận ra hết. Trong bài này xin nêu lên vắn tắt năm cái tệ của nó.
Thứ nhất là không hiểu đối tượng dạy học và mục đích dạy học. Người ta hiểu học trò chỉ là cái bình, còn việc dạy học là rót tri thức vào cái bình ấy, càng nhiều càng hay. Không biết rằng học trò là một chủ thể, có hiểu biết và tư duy, việc dạy học là tác động vào người học để làm cho họ tự phát triển, hình thành tri thức và năng lực. Nói cách khác là dạy cho học trò học. Nếu dạy mà học trò không học là việc dạy học thất bại. Mệnh đề lấy học sinh làm trung tâm chính nhằm nói lên cái trung tâm của hoạt động dạy học đó. Lấy học sinh làm trung tâm không có nghĩa là coi nhẹ thầy giáo, mà cọi trọng thầy giáo ở vai trò giúp cho học sinh học. Thầy rất giỏi mà dạy sao học trò chậm hoặc không phát triển thì coi như chưa hoàn thành chức trách của mình. Một sự thật quan trọng như vậy mà một thời gian dài nhiều người trong chúng ta chưa hiểu, thấy nói “lấy học sinh làm trung tâm “ là giẫy nẩy lên”: Thế học sinh đòi gì cũng được à? Hiểu thế là chưa hiểu gì. Học sinh là trung tâm có nghĩa học sinh là trung tâm của hoạt động dạy học. Một nhà trường mà học sinh không học, học sinh không trưởng thành, không khôn ra, không hứng thú với kiến thức, không thích học thì coi như mái trường chết. Học sinh là cái mầm, cái chồi của sự học, nó phải luôn luôn đâm lá mới, ra nụ, nở chồi non. Mọi hoạt động dạy học đều nhằm làm cho cái cây học sinh ra nụ, đâm lá mới. Đó là ý nghĩa thiêng liêng của việc dạy học.
Thứ hai là quan niệm chân lí, tri thức chỉ ở thầy. Không biết tự bao giờ hình thành cái quan niệm ông thầy là người sở hữu chân lí. Có thể đó là vào thời xa xưa, khi học sinh không có điều kiện tiếp cận tri thức, chỉ mình thầy làm được, cho nên người ta cho toàn bộ tri thức nằm trong bụng thầy. Phải yêu thầy để thầy dạy cho. Thực ra điều đó vẫn còn đúng, vì thầy là người đi trước, thầy có thể và cần phải hiểu biết hơn trò. Nhưng trong thời đại truyền thông như hôm nay, thầy chỉ sở hữu một phần chân lí, mà học sinh có thể tiếp cận nhiều nguồn tri thức, có những hiểu biết bất ngờ đối với thầy. Do đó thái độ cho thầy là người sở hữu chân lí sẽ dẫn đến chuyên chế, độc đoán, chủ quan, áp đặt, thầy nói gì chũng đúng, chỉ có thầy là nói đúng, nói như thầy mới đúng, điều đó hạn chế, kìm hãm sự tự phát triển của học sinh. Người thầy chỉ là người dẫn dắt và gợi mở, chỉ ra những triển vọng, những khả năng, hướng dẫn sự tìm tòi, khám phá để học sinh tự thực hiện. Trong dạy học có thể chấp nhận những cách hiểu khác nhau, nhất là trong cảm thụ văn học, miễn là có cơ sở .
Thứ ba là chỉ lấy giảng giải, đọc chép làm hoạt động chính. Lối dạy học lấy thầy gió làm trung tâm hướng người thầy chỉ biết chăm o kiến thức của minh cho nhiều, rồi lên lớp độc thoại trước học sinh, tràng giang đại hải, thao thao bất tuyệt. Còn học sinh thì cắm đầu chép lia lịa, cốt ghi cho nhiều một cách thụ động để rồi sau đó khi thầy hỏi thì lại trả lời lại y như thầy đã giảng. Thầy rất mãn nguyện khi học trò trả lời y như như mình đã nói. Thầy không dành chút thì giờ nào để cho học trò nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, tỏ ra có chỗ chưa hiểu. Lâu dần, học trò quen đi, tưởng rằng học tập tức là chỉ biết nghe thầy giảng rồi học thuộc. Chấm hết. Thế là học vrtj trử thành thói quen không sửa được. Khi thầy có hỏi thì cả lớp im phăng phắc, cái lỗi đó là phương pháp dạy học tạo nên, đừng đỗ lỗi cho học sinh thiếu năng động.
Thứ tư là coi sách giáo khoa là pháp bảo. Một thời gian rất dài ở Việt Nam trong nhà trường coi sách giáo khoa là pháp lệnh, là quy chế, bặt buộc giáo viên khi dạy học không đươc xa rời sách giáo khoa, phải nhất nhất theo các bước trình bày, nhất nhất theo các nhận định đã có sẵn. Có đcô giáo thầy giáo rình xem đồng nghiệp dạy xa rời giáo án để mà tố cáo, phê bình, làm cho việc dạy học nặng nề. Như thế bài dạy chỉ là minh họa sách giáo khoa, bắt học sinh ghi chép lại cái điều mà nếu đọc sách giáo khoa các em cũng biết. Việc “bám sát” SGK như thế làm cho bài giảng không thể mở rộng, thiếu gợi mở, và học sinh cũng thấy chán, Không them các tri thức khác, không có lập luận khác để đối chứng, không có mâu thuẫn để thảo luận. Nhiều khi SGK đã lỗi thời rồi mà thầy cô vẫn cứ lấy SGK làm pháp lệnh, thử hỏi co hại cho HS hay không?
Thứ năm là việc dạy trên lớp là hoạt động quan trọng nhất, duy nhất. Mô hình dạy học lấy thầy giáo làm trung tâm chỉ khư khư đứng trên lớp mà giảng dạy, giáo viên không hề có độngt hái thay đổi moi trường dạy học, ví như dạy ở viện bảo tàng, ở thư viện, dạy ở công viên, ở cơ sở sản xuất, kinh doanh, hoặc tổ chức giao lưu, ngoại khóa, nghe nhà văn hoặc nhà kinh doanh hoặc anh bộ đội biên phòng, hải đảo nói chuyện. Lấy học sinh làm trung tâm, nhà trường tạo điều iện cho học sinh được tiếp xúc với nhiều người thầy khác trong đời sống, để các em thấy cần và có thể học ở khắp nơi trong cuộc sống.
Vậy đó, lối dạy học lấy thầy giáo làm trung tâm đã có nhiều cái tệ như thế, quả đã làm cho chất lượng giáo dục ở nước ta ngày càng sa sút. Bây giờ là lúc cần ra sức khắc phục lối dạy đó, phát huy lối dạy lấy học sinh làm trung tâm.
Mấy lời đầu năm học 2015 – 2016.
Tuy vậy khẳng định vai trò người thầy không có nghĩa là khẳng định phương pháp dạy học lấy thầy giáo làm trung tâm. Phương pháp dạy học lấy người dạy làm trung tâm có rất nhiều cái tệ, cái cũ, mà thiết nghĩ giời đây giáo giới Việt Nam vẫn chưa nhận ra hết. Trong bài này xin nêu lên vắn tắt năm cái tệ của nó.
Thứ nhất là không hiểu đối tượng dạy học và mục đích dạy học. Người ta hiểu học trò chỉ là cái bình, còn việc dạy học là rót tri thức vào cái bình ấy, càng nhiều càng hay. Không biết rằng học trò là một chủ thể, có hiểu biết và tư duy, việc dạy học là tác động vào người học để làm cho họ tự phát triển, hình thành tri thức và năng lực. Nói cách khác là dạy cho học trò học. Nếu dạy mà học trò không học là việc dạy học thất bại. Mệnh đề lấy học sinh làm trung tâm chính nhằm nói lên cái trung tâm của hoạt động dạy học đó. Lấy học sinh làm trung tâm không có nghĩa là coi nhẹ thầy giáo, mà cọi trọng thầy giáo ở vai trò giúp cho học sinh học. Thầy rất giỏi mà dạy sao học trò chậm hoặc không phát triển thì coi như chưa hoàn thành chức trách của mình. Một sự thật quan trọng như vậy mà một thời gian dài nhiều người trong chúng ta chưa hiểu, thấy nói “lấy học sinh làm trung tâm “ là giẫy nẩy lên”: Thế học sinh đòi gì cũng được à? Hiểu thế là chưa hiểu gì. Học sinh là trung tâm có nghĩa học sinh là trung tâm của hoạt động dạy học. Một nhà trường mà học sinh không học, học sinh không trưởng thành, không khôn ra, không hứng thú với kiến thức, không thích học thì coi như mái trường chết. Học sinh là cái mầm, cái chồi của sự học, nó phải luôn luôn đâm lá mới, ra nụ, nở chồi non. Mọi hoạt động dạy học đều nhằm làm cho cái cây học sinh ra nụ, đâm lá mới. Đó là ý nghĩa thiêng liêng của việc dạy học.
Thứ hai là quan niệm chân lí, tri thức chỉ ở thầy. Không biết tự bao giờ hình thành cái quan niệm ông thầy là người sở hữu chân lí. Có thể đó là vào thời xa xưa, khi học sinh không có điều kiện tiếp cận tri thức, chỉ mình thầy làm được, cho nên người ta cho toàn bộ tri thức nằm trong bụng thầy. Phải yêu thầy để thầy dạy cho. Thực ra điều đó vẫn còn đúng, vì thầy là người đi trước, thầy có thể và cần phải hiểu biết hơn trò. Nhưng trong thời đại truyền thông như hôm nay, thầy chỉ sở hữu một phần chân lí, mà học sinh có thể tiếp cận nhiều nguồn tri thức, có những hiểu biết bất ngờ đối với thầy. Do đó thái độ cho thầy là người sở hữu chân lí sẽ dẫn đến chuyên chế, độc đoán, chủ quan, áp đặt, thầy nói gì chũng đúng, chỉ có thầy là nói đúng, nói như thầy mới đúng, điều đó hạn chế, kìm hãm sự tự phát triển của học sinh. Người thầy chỉ là người dẫn dắt và gợi mở, chỉ ra những triển vọng, những khả năng, hướng dẫn sự tìm tòi, khám phá để học sinh tự thực hiện. Trong dạy học có thể chấp nhận những cách hiểu khác nhau, nhất là trong cảm thụ văn học, miễn là có cơ sở .
Thứ ba là chỉ lấy giảng giải, đọc chép làm hoạt động chính. Lối dạy học lấy thầy gió làm trung tâm hướng người thầy chỉ biết chăm o kiến thức của minh cho nhiều, rồi lên lớp độc thoại trước học sinh, tràng giang đại hải, thao thao bất tuyệt. Còn học sinh thì cắm đầu chép lia lịa, cốt ghi cho nhiều một cách thụ động để rồi sau đó khi thầy hỏi thì lại trả lời lại y như thầy đã giảng. Thầy rất mãn nguyện khi học trò trả lời y như như mình đã nói. Thầy không dành chút thì giờ nào để cho học trò nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, tỏ ra có chỗ chưa hiểu. Lâu dần, học trò quen đi, tưởng rằng học tập tức là chỉ biết nghe thầy giảng rồi học thuộc. Chấm hết. Thế là học vrtj trử thành thói quen không sửa được. Khi thầy có hỏi thì cả lớp im phăng phắc, cái lỗi đó là phương pháp dạy học tạo nên, đừng đỗ lỗi cho học sinh thiếu năng động.
Thứ tư là coi sách giáo khoa là pháp bảo. Một thời gian rất dài ở Việt Nam trong nhà trường coi sách giáo khoa là pháp lệnh, là quy chế, bặt buộc giáo viên khi dạy học không đươc xa rời sách giáo khoa, phải nhất nhất theo các bước trình bày, nhất nhất theo các nhận định đã có sẵn. Có đcô giáo thầy giáo rình xem đồng nghiệp dạy xa rời giáo án để mà tố cáo, phê bình, làm cho việc dạy học nặng nề. Như thế bài dạy chỉ là minh họa sách giáo khoa, bắt học sinh ghi chép lại cái điều mà nếu đọc sách giáo khoa các em cũng biết. Việc “bám sát” SGK như thế làm cho bài giảng không thể mở rộng, thiếu gợi mở, và học sinh cũng thấy chán, Không them các tri thức khác, không có lập luận khác để đối chứng, không có mâu thuẫn để thảo luận. Nhiều khi SGK đã lỗi thời rồi mà thầy cô vẫn cứ lấy SGK làm pháp lệnh, thử hỏi co hại cho HS hay không?
Thứ năm là việc dạy trên lớp là hoạt động quan trọng nhất, duy nhất. Mô hình dạy học lấy thầy giáo làm trung tâm chỉ khư khư đứng trên lớp mà giảng dạy, giáo viên không hề có độngt hái thay đổi moi trường dạy học, ví như dạy ở viện bảo tàng, ở thư viện, dạy ở công viên, ở cơ sở sản xuất, kinh doanh, hoặc tổ chức giao lưu, ngoại khóa, nghe nhà văn hoặc nhà kinh doanh hoặc anh bộ đội biên phòng, hải đảo nói chuyện. Lấy học sinh làm trung tâm, nhà trường tạo điều iện cho học sinh được tiếp xúc với nhiều người thầy khác trong đời sống, để các em thấy cần và có thể học ở khắp nơi trong cuộc sống.
Vậy đó, lối dạy học lấy thầy giáo làm trung tâm đã có nhiều cái tệ như thế, quả đã làm cho chất lượng giáo dục ở nước ta ngày càng sa sút. Bây giờ là lúc cần ra sức khắc phục lối dạy đó, phát huy lối dạy lấy học sinh làm trung tâm.
Mấy lời đầu năm học 2015 – 2016.
KHÔNG THỂ LÀ TRUNG TÂM
Trả lờiXóaTôi chỉ và đã từng là học trò. Cho nên, tôi không biết hết các yếu tố để trở thành một thầy giáo giỏi. Nhưng, tôi biết:
- Thầy giáo mà không cảm thấy thú vị và không say mê nội dung môn học mình dạy thì người thầy đó không thể được gọi là trung tâm
- Có đam mê, nhưng không truyền được đam mê đó đến với người học thì người học cũng không thể được gọi là trung tâm
Bộ GD coi các Gv giống như chàng đần (đi ăn cỗ vợ phải buộc dây vào tay, khi nào vợ giật thì mới biêt đường mà gắp) nên có đến cả tài liệu ôn tập từng tuần. Thật thảm hại, GV còn bị giật thế thì chỉ có thể đào (bỏ) HS năng động hoặc tạo ra một đội ngũ thầy lười để đất nước hết trông chờ được họ.
Trả lờiXóa