Thầy Danh (giữa) trong một cuộc họp Hội đồng quản trị Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Học như thầy Danh
Doanh nhân Sài Gòn
Thứ Tư, 29/04/2009 14:16 (GMT+7)
“Khi tôi bắt đầu có trí khôn, cha tôi đã dạy truyền khẩu, lớn thêm một chút, ông hướng dẫn tôi đọc sách về những lĩnh vực rất trừu tượng, đòi hỏi tư duy siêu hình nhưng vô cùng thú vị. Từ 9 đến 14 tuổi, tôi đã đọc hết tủ sách vây bốn tường nhà của cha tôi, nhờ thế mà những năm tiểu học đến hết trung học, tôi hầu như không phải học bài về các môn văn, sử, địa và có thể trao đổi với thầy cô về những nhà văn, nhà triết học, nhà sử học lớn trong nước và trên thế giới, có thể nói chuyện “trên trời dưới đất” một cách bình đẳng với các nhà chiêm tinh học, các thầy địa lý...”
Tôi gọi Tiến sĩ Lê Vinh Danh bằng thầy không phải vì phép lịch sự mà vì tôn trọng tư chất nghề giáo và sự thông tuệ của một trí thức lớn.
Tình cờ đọc được “lý lịch khoa học” của thầy Danh, tôi càng kính phục kiến thức rất rộng, rất sâu của thầy. Khi mới 30 tuổi (1993), thầy Danh đã soạn giáo trình “Kinh tế học đại cương”, tiếp đó là năm tác phẩm sách chuyên khảo vừa là giáo trình phục vụ đào tạo đại học và sau đại học; chủ nhiệm 6 đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, đã được nghiệm thu; công bố 42 bài báo khoa học.
Những công trình khoa học và tác phẩm báo chí chuyên ngành và chuyên sâu như vậy, thầy Danh thực hiện trong khi vừa bảo vệ luận văn thạc sĩ kinh tế (tại Đại học Tổng hợp TP.HCM), tu nghiệp và thực hiện luận văn tiến sĩ (tại Đại học Chulalongkorn, Thái Lan), tu nghiệp sau tiến sĩ trong Chương trình học giả Fulbright (tại Đại học George Washington, Hoa Kỳ), rồi vừa giảng dạy đại học, hướng dẫn nghiên cứu sinh sau đại học, làm Phó hiệu trưởng, Hiệu trưởng Đại học Tôn Đức Thắng...
Tôi muốn tìm hiểu vì sao thầy Danh lao động trí não với cường độ rất cao và rất hiệu quả như vậy, nhưng không dễ gặp được con người lúc nào cũng chỉ biết công việc và công việc. Nhưng cuối cùng tôi cũng toại nguyện khi thầy Danh và tôi có 60 phút “riêng tư” tại Văn phòng Hiệu trưởng Đại học Tôn Đức Thắng (98 Ngô Tất Tố, quận Bình Thạnh, TP.HCM).
Thầy Danh kể: “Ông nội tôi là nhà Nho từng ra Huế thi, dù không đỗ đạt cao nhưng thông hiểu đông tây kim cổ. Ông đã truyền tinh thần ham học, ham hiểu biết cho cha tôi. Vùng quê Long Phụng, Mộ Đức, Quảng Ngãi của tôi không có nhiều người học cao nên ông nội và cha tôi là niềm tự hào về tri thức của dòng họ. Cha tôi đặc biệt am tường địa lý, tử vi, tướng số, kinh dịch...
Khi tôi bắt đầu có trí khôn, cha tôi đã dạy truyền khẩu, lớn thêm một chút, ông hướng dẫn tôi đọc sách về những lĩnh vực rất trừu tượng, đòi hỏi tư duy siêu hình nhưng vô cùng thú vị. Từ 9 đến 14 tuổi, tôi đã đọc hết tủ sách vây bốn tường nhà của cha tôi, nhờ thế mà những năm tiểu học đến hết trung học, tôi hầu như không phải học bài về các môn văn, sử, địa và có thể trao đổi với thầy cô về những nhà văn, nhà triết học, nhà sử học lớn trong nước và trên thế giới, có thể nói chuyện “trên trời dưới đất” một cách bình đẳng với các nhà chiêm tinh học, các thầy địa lý...; nhờ thế mà thi đỗ vào trường công Trần Quốc Tuấn, một trường nổi tiếng nhất Quảng Ngãi mà chỉ 5% học sinh thi vào được, giống như Lê Hồng Phong (TP.HCM) và tốt nghiệp thủ khoa đại học, được giữ lại trường giảng dạy; nhờ thế mà sau này phục vụ rất tốt cho công việc quản lý.
Thông minh vốn sẵn tính trời nhưng thông minh mà đọc bất cứ quyển sách nào thuộc bất cứ thể loại nào, dù rất lâu rồi, vẫn nhớ nội dung đến từng trang như thầy Danh thì tôi “tâm phục, khẩu phục”. Thầy Danh thừa nhận mình có trí nhớ tốt, rất tốt, nhưng nếu không tập cách nhớ thì chưa chắc đã nhớ lâu, mà tập cách nhớ, theo thầy Danh là phải học, không ngừng học. Thầy Danh dẫn chứng, khi tốt nghiệp Khoa Kinh tế Đại học Tổng hợp TP.HCM cũng là lúc thầy lấy bằng cử nhân Anh văn, nhưng sang học tại Chulalongkorn - trường đại học có uy tín nhất của Vương quốc Thái Lan, phải mất ba tháng miệt mài học mới hết “điếc” giọng Anh, giọng Mỹ của các giáo sư phương Tây.
Thầy Danh kể, làm luận văn tiến sĩ về chính sách tiền tệ, chính sách nhà nước (chính sách công về chính quyền) ở Thái, thầy phải học và nghiên cứu tuần 7 ngày, ngày 14 tiếng, hai năm quần quật như vậy mới có luận văn xuất sắc về chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương (chỉ có một giáo sư cho điểm 9, còn toàn điểm 10); mới được Trưởng khoa Kinh tế của trường, bà Phasuk khen là đã nêu gương học tập và làm việc hết mình cho sinh viên trường Chulalongkorn.
Khi sang Mỹ tu nghiệp sau tiến sĩ, dù đã là đồng nghiệp của các nhà khoa học Hoa Kỳ, tự đăng ký đề tài nghiên cứu, nhưng thầy vẫn “bò ra” từ 9 giờ sáng hôm trước đến 3 giờ sáng hôm sau để đọc, để viết, chỉ cho phép mình nghỉ ngơi mỗi buổi chiều Chủ nhật để tham quan nước bạn. Theo thầy Danh, những năm ở nước ngoài thầy còn học được nơi người Thái sự tôn trọng kỷ cương phép nước, cách tổ chức bộ máy nhà nước ít người mà vô cùng hiệu quả, đầu tư bài bản và thích đáng cho nông thôn và nông nghiệp; học được ở người Mỹ tính năng động, nhạy bén, đặc biệt là biết rút kinh nghiệm rất nhanh từ những thất bại để thành công.
Theo thầy Danh, người Việt ra nước ngoài học rất giỏi, về học thuật không thua bất cứ dân tộc nào, nhưng người ta học một có thể ứng dụng hơn một, còn mình học ba chưa chắc ứng dụng được một, thậm chí học rồi “xếp xó” kiến thức, học cho có bằng cấp để làm quan... Chừng nào chưa khắc phục được tình trạng này thì chừng đó còn ì ạch trong phát triển kinh tế.
Qua người quen, tôi còn biết thầy Danh không chỉ học nhiều mà còn đi rất nhiều, hầu như không có huyện nào trong nước mà thầy không đặt chân đến. Đi và ghi nhớ, nhất là trong thời sinh viên và sau khi tốt nghiệp đại học, khi chưa bị áp lực về công việc quản lý, đặc biệt là quản lý một trường đại học mà về kinh tế phải tự chủ như một doanh nghiệp thực thụ, chiếm 90% thời gian. Vậy mà một năm thầy Danh vẫn lên lớp khoảng 120 tiết, chủ yếu là dạy cao học cho Đại học Ngoại thương, Đại học Quốc gia Hà Nội liên kết với một trường đại học của Mỹ, và lâu lâu ra nước ngoài thỉnh giảng, chấm luận án tiến sĩ theo lời mời của các trường đại học.
Mới trên 40 tuổi, tôi tin kiến thức của Tiến sĩ Lê Vinh Danh càng ngày càng sâu rộng, bởi thầy vẫn tiếp tục học, tiếp tục có những công trình nghiên cứu khoa học, với cường độ làm việc trung bình 14 giờ mỗi ngày.
AN PHƯƠNG
.
Tình cờ đọc được “lý lịch khoa học” của thầy Danh, tôi càng kính phục kiến thức rất rộng, rất sâu của thầy. Khi mới 30 tuổi (1993), thầy Danh đã soạn giáo trình “Kinh tế học đại cương”, tiếp đó là năm tác phẩm sách chuyên khảo vừa là giáo trình phục vụ đào tạo đại học và sau đại học; chủ nhiệm 6 đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, đã được nghiệm thu; công bố 42 bài báo khoa học.
Những công trình khoa học và tác phẩm báo chí chuyên ngành và chuyên sâu như vậy, thầy Danh thực hiện trong khi vừa bảo vệ luận văn thạc sĩ kinh tế (tại Đại học Tổng hợp TP.HCM), tu nghiệp và thực hiện luận văn tiến sĩ (tại Đại học Chulalongkorn, Thái Lan), tu nghiệp sau tiến sĩ trong Chương trình học giả Fulbright (tại Đại học George Washington, Hoa Kỳ), rồi vừa giảng dạy đại học, hướng dẫn nghiên cứu sinh sau đại học, làm Phó hiệu trưởng, Hiệu trưởng Đại học Tôn Đức Thắng...
Tôi muốn tìm hiểu vì sao thầy Danh lao động trí não với cường độ rất cao và rất hiệu quả như vậy, nhưng không dễ gặp được con người lúc nào cũng chỉ biết công việc và công việc. Nhưng cuối cùng tôi cũng toại nguyện khi thầy Danh và tôi có 60 phút “riêng tư” tại Văn phòng Hiệu trưởng Đại học Tôn Đức Thắng (98 Ngô Tất Tố, quận Bình Thạnh, TP.HCM).
Thầy Danh kể: “Ông nội tôi là nhà Nho từng ra Huế thi, dù không đỗ đạt cao nhưng thông hiểu đông tây kim cổ. Ông đã truyền tinh thần ham học, ham hiểu biết cho cha tôi. Vùng quê Long Phụng, Mộ Đức, Quảng Ngãi của tôi không có nhiều người học cao nên ông nội và cha tôi là niềm tự hào về tri thức của dòng họ. Cha tôi đặc biệt am tường địa lý, tử vi, tướng số, kinh dịch...
Khi tôi bắt đầu có trí khôn, cha tôi đã dạy truyền khẩu, lớn thêm một chút, ông hướng dẫn tôi đọc sách về những lĩnh vực rất trừu tượng, đòi hỏi tư duy siêu hình nhưng vô cùng thú vị. Từ 9 đến 14 tuổi, tôi đã đọc hết tủ sách vây bốn tường nhà của cha tôi, nhờ thế mà những năm tiểu học đến hết trung học, tôi hầu như không phải học bài về các môn văn, sử, địa và có thể trao đổi với thầy cô về những nhà văn, nhà triết học, nhà sử học lớn trong nước và trên thế giới, có thể nói chuyện “trên trời dưới đất” một cách bình đẳng với các nhà chiêm tinh học, các thầy địa lý...; nhờ thế mà thi đỗ vào trường công Trần Quốc Tuấn, một trường nổi tiếng nhất Quảng Ngãi mà chỉ 5% học sinh thi vào được, giống như Lê Hồng Phong (TP.HCM) và tốt nghiệp thủ khoa đại học, được giữ lại trường giảng dạy; nhờ thế mà sau này phục vụ rất tốt cho công việc quản lý.
Thông minh vốn sẵn tính trời nhưng thông minh mà đọc bất cứ quyển sách nào thuộc bất cứ thể loại nào, dù rất lâu rồi, vẫn nhớ nội dung đến từng trang như thầy Danh thì tôi “tâm phục, khẩu phục”. Thầy Danh thừa nhận mình có trí nhớ tốt, rất tốt, nhưng nếu không tập cách nhớ thì chưa chắc đã nhớ lâu, mà tập cách nhớ, theo thầy Danh là phải học, không ngừng học. Thầy Danh dẫn chứng, khi tốt nghiệp Khoa Kinh tế Đại học Tổng hợp TP.HCM cũng là lúc thầy lấy bằng cử nhân Anh văn, nhưng sang học tại Chulalongkorn - trường đại học có uy tín nhất của Vương quốc Thái Lan, phải mất ba tháng miệt mài học mới hết “điếc” giọng Anh, giọng Mỹ của các giáo sư phương Tây.
Thầy Danh kể, làm luận văn tiến sĩ về chính sách tiền tệ, chính sách nhà nước (chính sách công về chính quyền) ở Thái, thầy phải học và nghiên cứu tuần 7 ngày, ngày 14 tiếng, hai năm quần quật như vậy mới có luận văn xuất sắc về chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương (chỉ có một giáo sư cho điểm 9, còn toàn điểm 10); mới được Trưởng khoa Kinh tế của trường, bà Phasuk khen là đã nêu gương học tập và làm việc hết mình cho sinh viên trường Chulalongkorn.
Khi sang Mỹ tu nghiệp sau tiến sĩ, dù đã là đồng nghiệp của các nhà khoa học Hoa Kỳ, tự đăng ký đề tài nghiên cứu, nhưng thầy vẫn “bò ra” từ 9 giờ sáng hôm trước đến 3 giờ sáng hôm sau để đọc, để viết, chỉ cho phép mình nghỉ ngơi mỗi buổi chiều Chủ nhật để tham quan nước bạn. Theo thầy Danh, những năm ở nước ngoài thầy còn học được nơi người Thái sự tôn trọng kỷ cương phép nước, cách tổ chức bộ máy nhà nước ít người mà vô cùng hiệu quả, đầu tư bài bản và thích đáng cho nông thôn và nông nghiệp; học được ở người Mỹ tính năng động, nhạy bén, đặc biệt là biết rút kinh nghiệm rất nhanh từ những thất bại để thành công.
Theo thầy Danh, người Việt ra nước ngoài học rất giỏi, về học thuật không thua bất cứ dân tộc nào, nhưng người ta học một có thể ứng dụng hơn một, còn mình học ba chưa chắc ứng dụng được một, thậm chí học rồi “xếp xó” kiến thức, học cho có bằng cấp để làm quan... Chừng nào chưa khắc phục được tình trạng này thì chừng đó còn ì ạch trong phát triển kinh tế.
Qua người quen, tôi còn biết thầy Danh không chỉ học nhiều mà còn đi rất nhiều, hầu như không có huyện nào trong nước mà thầy không đặt chân đến. Đi và ghi nhớ, nhất là trong thời sinh viên và sau khi tốt nghiệp đại học, khi chưa bị áp lực về công việc quản lý, đặc biệt là quản lý một trường đại học mà về kinh tế phải tự chủ như một doanh nghiệp thực thụ, chiếm 90% thời gian. Vậy mà một năm thầy Danh vẫn lên lớp khoảng 120 tiết, chủ yếu là dạy cao học cho Đại học Ngoại thương, Đại học Quốc gia Hà Nội liên kết với một trường đại học của Mỹ, và lâu lâu ra nước ngoài thỉnh giảng, chấm luận án tiến sĩ theo lời mời của các trường đại học.
Mới trên 40 tuổi, tôi tin kiến thức của Tiến sĩ Lê Vinh Danh càng ngày càng sâu rộng, bởi thầy vẫn tiếp tục học, tiếp tục có những công trình nghiên cứu khoa học, với cường độ làm việc trung bình 14 giờ mỗi ngày.
AN PHƯƠNG
.
Nghe cái e (air) của bài, đích thì là do chính LVD viết tự sướng. Tôi học cùng thời trường Trần Quốc Tuấn ông đây, LVD ạ. Ông co sạo, thì cũng tránh quê hương bản xứ ra. Thời ông vào Trần Quốc Tuấn, Quảng Ngãi lấy đâu ra học sinh mà tuyển chỉ 5% đám dự thi. Trong lớp học, ông cũng chỉ là đứa học làng nhàng. Thời đó, đứa nào giỏi thì nó đã học Bách Khoa, Y dược hết rồi, có chỗ đâu mà ông nỗ ông.
Trả lờiXóaNặc danh nói không sai 1 tý nào, tôi học cùng khoá đó mà,
XóaÔng này em ông Lê Hữu Phước rồi, thần kinh hoang tưởng luôn tự đánh giá mình siêu nhiên, nên tự phong cho mình là giáo sư là điều hiển nhiên. Khổ cả nước tốn không biết bao nhiêu bút mực để tranh luận việc làm của ông, một người có chứng hoang tưởng nặng.
Trả lờiXóaBỏ ra không dưới 100 triệu để có bài này!
Trả lờiXóaSao không thấy nhắc GS mà chỉ nói là Tiến sỹ????
Trả lờiXóaThiên tai thật. Sau vụ tự phong GS tôi mới biết tên ông này.
Trả lờiXóaChuyện cổ tích này chỉ nên kể trong trường mẫu giáo thôi, kể cho người lớn chẳng ai tin đâu!
Trả lờiXóaNghe giống Trần Dân Tiên quá !
Trả lờiXóaChuyện ủng hộ trường đại học tự chủ trong việc bổ nhiệm giáo sư thì tôi đồng ý khi ĐH Tôn Đức Thắng "phát pháo" đầu tiên, nhưng nói thật là tôi không ưa Ts. Lê Vinh Danh, vì càng đọc về anh ta thì thấy chả có giáo sư thực thụ nào lại cư xử anh ta cả.
Trả lờiXóaChán
." Theo thầy Danh, những năm ở nước ngoài thầy còn học được nơi người Thái sự tôn trọng kỷ cương phép nước, cách tổ chức bộ máy nhà nước ít người mà vô cùng hiệu quả, đầu tư bài bản và thích đáng cho nông thôn và nông nghiệp; học được ở người Mỹ tính năng động, nhạy bén, đặc biệt là biết rút kinh nghiệm rất nhanh từ những thất bại để thành công." Đúng quá, ông ta học được những điều đó, nên ông ta tự sướng và vận dụng vào việc tự phong giáo sư cho mình. Thật ô nhục chứ lê vinh danh cái gì?
Trả lờiXóaThiên tài hay thiên tai ! Nổ banh như xác pháo !
Trả lờiXóaHay nhỉ, tiếng Việt rất giàu: Vinh Danh, Ô Danh, Háo Danh, Vô Danh, Hiệu trưởng Trường TĐT tên thatạ là Lê Ô Danh!
Trả lờiXóaTấm hình chụp trên có chu thích sai. Thứ nhất, đây không phải là một cuộc họp của hội đồng quản trị, những người ngồi họp không phải là ủy viên HĐQT, trừ ông LVD. Thứ hai, ông LVD là hiệu trưởng, là thành vì HĐQT đương nhiên, nhưng ông LVD chưa bao giờ là chủ tịch HĐQT hay Hội đồng trường sau này, nên LVD không thể ngôi ghế chủ tọa. Các bác có thê hỏi ông Trần Đình Phụng người đứng trong hình để kiểm tra. Ông Phụng là bạn học cao học chí cốt với LVD, nhưng bị LVD cho ra khỏi TDTU vì dám có ý kiến trái ý LVD và TMH.
Trả lờiXóaSai như vậy mà LVD không bảo DNSG sửa lại, có lẽ LVD có bệnh háo danh như bác nào đó bảo.
Xấu tay Danh này mất trí rồi! Lý lịch khai bảo vệ tiến sỹ tại Viện Kính tế thế giới thì sao lại bảo các giáo sư Thái lan chấm luận án chỉ có 1 điểm 9, còn tất cả cho 10? Càng nói càng ngu! Loại này cho nghỉ để dân nhờ! Sao cứ gáy vang như gà buổi sáng vậy? Bạn bè cùng học người cười, người mắng là đồ mất dạy đấy! Thà im cái mồm đi còn hơn!
Trả lờiXóaBạn học cùng phổ thông thường đươc LVD mời dự đám giỗ ông nội, đặt lại tên cho LVD là "Danh B52"
XóaVầy mà an thua gì. LVD thương bảo với cbgv tdt là trương này sẽ tồn tại ít nhất 500 năm, dưới tài lãnh đạo cua lvd dh tdt se lọt vào top 500 trường xếp hạng đầu trên thế giới, lọt vào top 200 trường hàng đầu châu á, xếp chung 50 trường danh tiêng ở đnam á....
Trả lờiXóaKhông biết sự thực ra sao chứ bây giờ cả sv và gv tdt đều rất ngao ngán gọi đùa dh tdt là trường của "vua lê" và "chúa trịnh" (lvd và trịnh minh huyền).
Hơn trăm người hoc ncs ở nước ngoài thì hoặc là ở luôn bên đó, còn nếu về Việt Nam thì bỏ trường tdt để đi làm chỗ khác. Lvd bảo sẽ gửi trác cho interpol để lôi cổ những ts bất trị này về nước để hầu toà vì tin rằng các nước rất sợ dính đến pháp luật, sẽ nghe và làm theo ý lvd. Mọi người thấy có kinh chưa?
Đó là chưa kể tdt hiện có khoảng 50-100 GS, thực tế thì toàn là vài ba ts nghỉ hưu về sông lay lất.
Hãy thêm cho lvd biệt hiệu là "Danh hoang tưởng và bị bệnh down" nhé, mọi người đồng ý không?