Thứ Tư, 23 tháng 9, 2015

ĐH Tôn Đức Thắng: CHÚNG TÔI KHÔNG DỪNG VIỆC TỰ PHONG GS, PGS

Trường ĐH Tôn Đức Thắng phản bác thông tin dừng việc tự phong GS,PGS
Thứ Tư, 23/9/2015 

Sau phát ngôn của lãnh đạo Cục nhà giáo – Bộ GD-ĐT trên báo là trường đại học Tôn Đức Thắng đã dừng việc tự phong GS,PGS, ông Lê Vinh Danh, Hiệu trưởng trường ĐH Tôn Đức Thắng cho rằng: “Không hiểu từ đâu có thông tin trường dừng việc này? Tại sao dừng? Tôi chưa hề dùng chữ “dừng thực hiện”.

>> Trường ĐH Tôn Đức Thắng dừng việc tự phong GS,PGS
>> Sẽ xảy ra hiện tượng "lách" luật nếu để trường ĐH tự phong giáo sư
>> Trường ĐH Tôn Đức Thắng giải thích về việc tự phong giáo sư, phó giáo sư

Không có lý do gì để “dừng”

.
Trả lời PV báo Dân trí, ông Lê Vinh Danh, Hiệu trưởng trường ĐH Tôn Đức Thắng cho biết: “ tôi chưa hề dùng chữ "dừng thực hiện". Trong một lần trao đổi với Cục nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, tôi trả lời: Qui định này vừa ban hành, nội dung và qui trình thì đã đủ, nhưng biểu mẫu chưa làm xong, thì Báo Pháp Luật TP.HCM đã biết và đưa lên, thế là cả xã hội quan tâm đến. Chứ thực ra chúng tôi "chưa thực hiện". Tôi không hiểu từ đâu có thông tin là Đại học Tôn Đức Thắng dừng lại việc này? Tại sao "dừng"? Việc bổ nhiệm chức vụ chuyên môn cho chuyên gia, Nhà khoa học của Trường (theo qui trình và tiêu chuẩn phù hợp) đã được Chính phủ cho phép thí điểm tại Khoản 2.b, Mục II, Điều 1 của Quyết định 158, ngày 29/01/2015. Chúng tôi làm việc có cơ sở pháp lý của mình. Không có lý do gì để "dừng".

Thứ hai, làm gì có chuyện hiểu nhầm quyết định của Chính phủ. Chính phủ có qui định về tiêu chuẩn xét phong học hàm PGS, GS. Nhưng chúng tôi được thí điểm tự chủ toàn diện, trong đó có thí điểm việc bổ nhiệm nhân sự là chuyên gia, nhà khoa học vào các chức danh nghề nghiệp tại Trường; vì thế, chúng tôi có quyền thí điểm xây dựng hệ thống tiêu chuẩn riêng, phù hợp với yêu cầu của Nhà trường để xét và bổ nhiệm. Bảo chúng tôi "hiểu nhầm quyết định của Chính phủ nên soạn thảo văn bản chưa chuẩn, chưa chặt chẽ (trong việc qui định tiêu chuẩn xét)" là rất chủ quan.


Theo ông Danh, “điều đáng nói hơn đó là Bộ tiêu chuẩn để xét xem ứng viên có đáp ứng đủ tiêu chuẩn để bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp hay không của chúng tôi hiện nay cao hơn tiêu chuẩn xét học hàm có cùng tên của Hội đồng CDGSNN về chất và về lượng. Nhất là có đầy đủ: có tiêu chuẩn cứng, tiêu chuẩn mềm; tham khảo kỹ từ nước ngoài và có các giáo sư nước ngoài cố vấn trong quá trình xây dựng chuẩn. Đồng thời, chúng tôi nghiên cứu cẩn thận, có Hội đồng khoa học và đào tạo thông qua chứ không phải bê nguyên xi của nước ngoài về”.

Thứ ba, trường chúng tôi không "phong". Việc "phong hàm" hãy để cho Hội đồng nào đó làm. Chúng tôi xét nhà giáo đang công tác tại Trường và có nhu cầu so với Bộ tiêu chuẩn của chúng tôi xem đủ điều kiện không? Có vi phạm pháp luật không? Có vi phạm đạo đức nhà giáo không? Nếu Nhà giáo đạt chuẩn và không có bất kỳ vi phạm gì, chúng tôi bổ nhiệm họ vào chức vụ tương ứng với tiêu chuẩn mà họ có (Trợ lý giáo sư, Giáo sư cộng tác, Giáo sư; hoặc Trợ lý giáo sư nghiên cứu, Giáo sư cộng tác nghiên cứu, Giáo sư nghiên cứu và Giáo sư nghiên cứu xuất sắc); rồi cung ứng đủ điều kiện làm việc (hỗ trợ xe, nhà, phòng làm việc riêng, lab, chuyên viên hỗ trợ, chế độ đi nước ngoài hợp tác nghiên cứu...), trả thu nhập thỏa đáng cũng như mô tả yêu cầu nhiệm vụ mà họ phải thực hiện.

Khi họ hết làm việc hoặc họ vi phạm qui định, chúng tôi bãi miễn. Họ cũng có thể tự xin từ nhiệm nếu sau một thời gian tự nhận thấy là mình không thể đáp ứng nổi nhiệm vụ. Như vậy, Trợ lý GS, PGS, GS tại Trường Tôn Đức Thắng là chức vụ chuyên môn, nghề nghiệp; không là học hàm suốt đời.

Không có cơ sở để lẫn lộn GS,PGS của Nhà nước với GS,PGS của Trường 


Sự việc trường ĐH Tôn Đức Thắng đang gây tranh cãi trong dư luận? ông Danh cho rằng dư luận đang tranh cãi xảy ra ở 2 điểm: thứ 1, Trường ĐH Tôn Đức Thắng có đủ nhân lực đẳng cấp để thực hiện việc xét này khách quan, công bằng; thứ 2, PGS, GS hiện nay là từ dùng độc quyền của Hội đồng CDGSNN, sao trường không dùng từ khác, lại dùng từ này để lẫn lộn PGS, GS của Nhà nước với PGS, GS của Trường.

Phía trường có ý kiến rằng, thứ nhất, trường có qui trình peer review-bình duyệt, chứ không phải nội bộ tự xét và bổ nhiệm. Căn cứ Bộ tiêu chuẩn, trường mời những chuyên gia hàng đầu trong ngành ở nước ngoài (và trong một số trường hợp: ở trong nước) thẩm định. Trên cơ sở tôn trọng ý kiến thẩm định của chuyên gia và Hội đồng xét chỉ mời ứng viên và Chuyên gia thẩm định lên tranh luận trước Hội đồng khi và chỉ khi có những vấn đề còn phân vân; ngoài ra, Hội đồng tôn trọng kết luận của chuyên gia thẩm định. Không có chuyện bỏ phiếu kín để quyết định; mọi việc đều phải công khai.

Ông Danh cho hay, năm 2007, khi Bộ GD-ĐT quyết định cho phép các trường đăng ký và trường nào đủ điều kiện, thì tổ chức đào tạo tiến sĩ; lúc đó cũng có những núi lo ngại giống hôm nay, rằng: quá nhiều trường không đủ điều kiện, và như thế xã hội sẽ loạn tiến sĩ…. Nhưng sau 8 năm, mọi việc vẫn ổn. Dĩ nhiên có trường đào tạo tiến sĩ chất lượng khá tốt, có trường trung bình và có trường thực sự chất lượng vẫn còn thấp. Nhưng xã hội đều biết và tự có sự lựa chọn. Đó là một chính sách thông minh. Vậy mà Bộ còn cho thí điểm và hệ thống đại học đã chứng minh là làm được; là không có loạn tiến sĩ. Thế tại sao hôm nay không ai nhớ và rút kinh nghiệm từ chính sách nói trên vào năm 2007?”

Còn điểm thứ hai, chỉ có suy nghĩ cực đoan và duy ý chí mới cho rằng những từ ngữ như GS, PGS thuộc độc quyền dùng của của một cơ quan nào đó. Trước đây GS chỉ những người đi dạy và chúng ta có cả GS trung học, GS đại học; ông GS đại học chẳng buồn gì khi bạn mình ở cấp dạy thấp hơn mình vẫn được gọi là GS bởi ông hiểu mỗi người có mỗi việc; và tên gọi trên dùng để chỉ chung nghề nghiệp của họ (giống như Luật sư, Trạng sư, Kiến trúc sư hay Bác sĩ chuyên khoa...). Chỉ có từ năm 2008, khi Nhà nước giao quyền cho HĐCDGSNN việc công nhận trong toàn quốc mới xuất hiện tâm lý này.

Nếu chúng ta cho rằng những từ đó là độc quyền của HĐCDGSNN, thì khi các đại học nước ngoài mở và hoạt động tại Việt Nam, họ xét và công nhận GS, PGS cho họ, họ cũng phải dùng từ khác để khỏi đụng đến độc quyền này hay sao?

Do đó, các tranh cãi đều không có cơ sở. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm công việc của chúng tôi; sẽ hoàn thiện qui định, biểu mẫu, báo cáo...để xét đợt đầu tiên có lẽ vào đầu 2016. Với tiêu chuẩn như hiện nay, chúng tôi không kỳ vọng có nhiều người trong trường đạt được tiêu chuẩn để nhận sự bổ nhiệm ở một số đợt đầu. Từng bước, giảng viên có mục tiêu rõ ràng để theo đuổi, thì con số người hội đủ tiêu chuẩn những năm về sau sẽ nhiều lên. Hi vọng sau vài năm, việc này phối hợp với việc liên tục tuyển chuyên gia và giáo sư nước ngoài đến làm việc dài hạn tại Trường sẽ giúp Trường đủ nhân lực cho mục tiêu phát triển thành đại học nghiên cứu.

Lê Phương

18 nhận xét :

  1. Ông Lê Vinh Danh chụp cái danh thiếp của ông lên cho thiên hạ coi thử: SG.TS Lê Vinh Danh. Ông có chịu viết GS ĐHTĐT .TS Lê Vnh Danh không? Đánh lận con đen rồi. Tốt nhất đề nghị cơ quan điều tra của Bộ Công an hay chỉ cần Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo điều tra bằng cấp và cái gọi là Giáo sư của ông Lê Vinh Danh! Ông đừng nói về quốc tế.Cái trường của ông qua vụ lùm xùm này mà mọi người mới biết đến. Và cũng nhân vụ này người ta biết về ông thỉ tượt đại học, phải học vớt hệ B. Người ta cũng biết ông hai lần nộp hồ sơ "theo chính ngạch" để mong được xét phong chức danh Phó giáo sư nhưng đều bị trượt.

    Trả lờiXóa
  2. Cố đấm ăn xôi. Trường được xây dựng bằng tiền ngân sách, đừng để mất uy tín của trường nữa ông Danh ơi. Đến đại học quốc gia tp Hồ Chí Minh, đại học quốc gia Hà Nội và các đại học hàng đầu như đại học bách khoa HN, bách khoa Tp HCM,
    Y Ha Nội, Y dược tp HCM, ....còn chưa nghĩ đến việc này, vậy mà TDT sinh sau đẻ muộn, với ông hiệu trường baefng cấp không rõ ràng, hồ sơ lí lịch khoa học không có gì đáng nói mà cứ phô diễn cái màn kịch thô thiển, tự nâng bi, tự sướng để làm gì.

    Trả lờiXóa
  3. Đề nghị Hội đồng của Trường ĐH TDT hãy thẩm định:

    1. Bằng tốt nghiệp đại học hệ mở rộng trong Khoa Kinh tế chính trị của ĐH Tổng hợp TP.HCM, chỉ dành cho những học sinh thi rớt đại học lúc bấy giờ, của LVD (1986-1990).

    2. Luận án Tiến sỹ kinh tế ở Viện Kinh tế thế giới Việt Nam (Ông Võ Đại Lược biết rất rõ).

    3. Những quyển sách dịch của Mỹ được thay bằng tác giả LVD.

    4. Hai lần Hội đồng Chức danh trường ĐH KHXH-NV, ĐHQG-HCM không thông qua ứng viên LVD chỉ với một lý do: Không trung thực, Không đủ tư cách đạo đức của nhà giáo.

    Thẩm định rõ ràng, chúng ta sẽ biết GS mà ĐH TDT phong cho LVD có uy tín cỡ nào, trường đại học này nằm ở đâu trong Bản đồ đạo đức nhà giáo Việt Nam.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đề nghị cục kiểm tra văn bằng tiến sĩ (đúng ra là phó tiến sĩ) của ông
      Lê Vinh Danh, hiệu trưởng trường ĐH Tôn Đức Thắng, có các nghi vấn như
      sau:
      - Học tiến sĩ chí 1 năm (1995-1996), quá siêu đẳng.
      - Học ở Chulalongkorn, Bangkok, Thailand, nhưng bảo vệ luận án tại
      Viện kinh tế thế giới, viện này ở đâu? Tại sao có thể học một nơi, bảo
      vệ một nơi khác.
      - Bằng phó tiến sĩ do Bộ trưởng giáo dục Trần Hồng Quân ký cấp bằng,
      ghi năm sinh ông Danh là 1958, nhưng bị gạch bỏ,và ghi lại là 1963, và
      đóng dấu treo của Bộ vào chỗ sửa lại. Có khuất tất gì mà văn bằng gốc
      ghi sai năm sinh, phải sửa lại.

      Xóa
  4. Là hiệu trưởng một trường ĐH, nhưng hình như ông này quên mất chữ LIÊM SỈ . Nên đã "Vạch áo cho người xem lưng".

    Trả lờiXóa
  5. Hê hê,ông bà ta nói không sai : Gái đĩ già mồm.
    Nếu thấy sự so sánh này không xứng tầm,mong chị em thông cảm!

    Trả lờiXóa
  6. Các nước khác nhau như Mỹ, Pháp, Tàu,. . . . có cách hiểu về danh từ "Giáo sư" và quy trình phong Giáo sư khác nhau. Thậm chí trước 1975, ở miền Nam nguời dạy từ Trung học trở lên đều gọi là Giáo sư.
    Các nước Mỹ, Pháp, Tàu,. . .đều là các nước tiên tiến.
    Cứ lý sự như ông LVD thì không khéo sau đây, trên cùng lãnh thổ, trường thì hiểu và phong GS theo kiểu Mỹ, trường thì làm theo kiểu Pháp, trường làm theo kiểu Tàu, nguời thì hiểu theo miền Nam trước 1975,. . .? Thế thì loạn nhỉ?
    Vấn đề là phải định nghĩa thống nhất. Tên gọi là để định danh, không nên đa nghĩa. Không nên dùng một danh từ mà lại phải kèm theo với một giải thích để phân biệt cũng danh từ đó nhưng được dùng theo cách khác.
    Trong phạm vi một quốc gia, cần thống nhất cách hiểu về GS và chỉ một cách hiểu mà thôi. Thậm chí có thể rồi sẽ chẳng cần một Hội đồng nhà nước, một Hội đồng cấp trường,. . . mà hiểu như ở miền Nam trước 1975 cũng được. Nhưng phải thống nhất cách hiểu của toàn xã hội đã rồi mới làm chứ, ông LVD nhỉ?
    Chứ ông biện luận kiểu đó thì hơi bị cùn, việc ông dự định (hay đã) làm việc đó là hơi bị lập lờ đó, ông ạ!

    Trả lờiXóa
  7. Đoán chắc ông HT này có ô dù lớn lắm, bất chấp tất cả, làm bậy đủ trò! Nhưng bậy về đất đại, kinh tế, buôn lậu, hối lộ, mua quan bán tước ... còn tù mù, che giấu được, chứ làm bậy trong giới khoa học, coi chừng no đòn!

    Trả lờiXóa
  8. Úi giời! Vẫn tự sướng lâu dài à?!

    Trả lờiXóa
  9. Cah1 đây 6-7 năm, tôi có ngồi nhậu với Hiệu trưởng LVD, hỏi sao thầy chưa làm hồ sơ PGS, ông ta tức khi chửi Bộ GD , chửi cả ông NTN đã gạt hồ sơ ông ta, ông ta cho rằng mình bị trù úm . Ông ta nói đại học Mỹ đã phong GS cho ông, họ đánh giá ông rất cao, nhưng Bô GD và ông NTN ghét ông, trù úm cá nhân ông, không phong cho ông. Rồi ông tuyên bố sẽ kiện ông NTN ra tòa. Có dịp vào phòng làm việc của ông, tôi mới thấy chứng nhận Giáo sư của ông là của đại học Preston, một đai học dỏm của Mỹ, chỉ nộp tiền là nó phong cho.

    Trả lờiXóa
  10. Việc TĐTU làm là rất cần thiết và nên cố gắng tiếp tục nếu có chứng cứ không vi phạm luật. Việc rất nhiều người phản đối là chuyện đương nhiên vì nếu nó xảy ra suôn sẻ, các trường khác sẽ học tập và kéo theo rất nhiều người mất việc và do đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến nồi cơm của rất nhiều người mà lại toàn người to mồm.
    Việc này là công việc của TĐTU và do đó nó phải được rất nhiều họp bàn, thảo luận chứ không thể là mong muốn của riêng ai, chẳng hạn của HT Lê Vinh Danh do đó đề nghị mọi người nên bàn việc LVD khi khác.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông là người của trường Tôn Đức Thắng, vậy mà ông viết tắt tiếng Anh tên trường là "TĐTU" thì đúng là ông ngắn học quá. tiếng Anh đâu có chữ "Đ".
      Đề nghị Tổng liên đoàn LĐVN, Bộ GD & ĐT "thay máu" cho đại học Tôn Đức Thắng, không thì nhóm người ngu dốt tự xưng, tự sướng ni làm mất uy tín trường đại học công lập non trẻ mang tên cố Chủ tịch Tôn Đức Thắng mất.
      Hãy bổ nhiệm những GS, PGS thứ thiệt vào các chức danh của trường, cần thiết thì thuê một GS danh tiếng làm hiệu trưởng.

      Xóa
    2. Chào bạn Nặc danh 08:19: ở TDTU, việc của Tôn Đức Thắng là việc của LVD và ngược lại. Ai chống hoặc có ý trái với LVD thì lập tức nhận án kỷ luật và lên đường. LVD thao túng hết mọi việc TDTU. LVD thậm chí chống lại cả ĐNT, người nâng đỡ và xếp của LVD, khi ĐNT không cho LVD tự tuyển chọn và bổ nhiệm hiệu phó.

      Xóa
  11. Bọn tôi thích Vinh Danh thì Vinh Danh đứa nào cản được !

    Trả lờiXóa
  12. CÓ VÊNH MẶT VÀ DANH HÃO = HÁO DANH

    Trả lờiXóa
  13. Hắn dựa lưng vào đồng hương Nguyễn Xuân Phúc Phó Thủ tướng. Để chắc ăn hơn, hắn mời chị Phó Doan phó Chủ tịch nước đến thăm trường, trống giong cờ mở rình rang, quảng bá ì xèo
    Lại nữa, đã nhiều lần hắn làm công văn gửi cơ quan An ninh vu khống GS Nguyễn Đăng Hưng. Nhưng cơ quan AN đã thận trọng, không nghe lời xằng bậy của hắn. Vì thế hắn quay qua làm đơn đề nghị công an quận 7 khở tố hình sự GS Nguyễn Đăng Hưng. Nhưng một lần nữa, công an quận 7 cũng không mắc mưu hắn nên GS Nguyễn Đăng Hưng vẫn an toàn. Định nhờ bàn tay công an hại GS Hưng, nhưng may thay CA còn thông minh hơn hắn nên ý đồ của Danh không đạt được. Vì thế mà hắn qua kiện GS Hưng về dân sự.

    Trả lờiXóa
  14. Vụ này hay đây. Để xem GS dỏm thắng hay Hội đồng Nhà nước thắng.

    Trả lờiXóa
  15. Làm như trường ĐH Tôn Đức Thắng này mới là chuẩn, từ giáo sư là để chi người thầy theo ý tôn kính nhất. Vậy tại sao một người chẳng giảng dạy, chẳng nghiên cứu nữa lại vẫn được gọi là giáo sư chỉ vì họ được nhà nước phong tặng. Sự tôn kính không phải là thứ mà người ta có thể phong tặng nhau như vậy.

    Trả lờiXóa