Thứ Hai, 7 tháng 9, 2015

CHÂM BIẾM LÀ QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN


CHÂM BIẾM LÀ QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN

FB Dương Hoài Linh
4-9-2015

Cách đây mấy tháng mình đã có phản biện bài báo của thứ trưởng bộ 4T “Tự do báo chí không phải là vô hạn” thì hôm nay cũng chính ông này thực hiện quyền “VÔ HẠN” của mình bằng cách gọi điện đe nẹt tờ Thanh Niên về chuyện của Đỗ Hùng:


“Thứ trưởng Bộ 4T Trương Minh Tuấn – người nắm đầu báo chí tuy chưa bao giờ được biết đến như một nhà báo, mà chỉ như một quan chức kỳ cựu của ngành tuyên giáo, gặp thời mà lên – ngay lập tức gọi cho lãnh đạo báo Thanh Niên “chửi cho một trận”, đại ý nói báo không biết dạy phóng viên, nếu báo không dạy nổi thì sẽ để công an vào cuộc xử lý.”

Hành động này đã chứng tỏ lời cúa Các Mác là đúng: “Luật kiểm duyệt không phải là luật mà là biện pháp cảnh sát, thậm chí còn là biện pháp cảnh sát tồi…”

Kiểm duyệt không chỉ trên báo chính thống mà còn cả trên FB, một trang mạng thể hiện các quan điểm cá nhân. Đây là một sự vi phạm trắng trợn quyền tự do ngôn luận của một công dân.

Đỗ Hùng là một nhà báo nhưng trên FB anh chỉ là một công dân. Anh hoàn toàn có toàn quyền thể hiện sự châm biếm của mình với bất kỳ ai, cho dù đó là lãnh tụ, quan chức hay bất kỳ một quan điểm chính trị nào. Bởi châm biếm là một quyền tự do ngôn luận được đảm bảo bằng hiến pháp CHXHCNVN và trong Tuyên ngôn nhân quyền.

Dưới chế độ Pháp thuộc giai đoạn 1930 – 1945, văn học Việt nam có nhiều cây bút trào phúng nổi tiếng như: Tú Mỡ, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan… Đối tượng họ nhắm đến là các vua quan nhà Nguyễn:

“Mắt ông có lẽ thong manh/ Không nhìn thấy giặc hoành hành dã man/ Không nom thấy lũ sài lang/ Lăm le chực nuốt giang san nước nhà/ Mắt ông có lẽ quáng gà/ Nhìn thực dân Pháp hóa ra bạn hiền! ” (Tú Mỡ)

Nguyễn Ái Quốc cũng có vỡ kịch “Con rồng tre” châm biếm vua Khải Định. Các nhà báo miền Nam giai đoạn 1954 – 1975 cũng có nhiều bài viết, tranh biếm họa châm biếm chính quyền và cả tổng thống VNCH. Họ không hề bị truy tố, bị kiện nếu không đả kích cá nhân mà chỉ nhắm vào các quan điểm chính trị.

Trong nếp sống Mỹ, người dân xem chuyện đem châm chọc lãnh đạo là bình thường. Nhiều khi không cần đọc những bài báo, theo dõi tin tức trên truyền hình mà chỉ xem qua một biếm họa ghi lại hành động hay một phát biểu của người lãnh đạo, bức tranh đã để lại ấn tượng lâu dài trong lòng bạn đọc. Có khi những bức biếm họa cũng là lời nhắc nhở giới cầm quyền quan tâm vì đó có thể là một thành quả hay một sai lầm trong chính sách cần phải sửa đổi.

Lãnh đạo của Hoa Kỳ và của các quốc gia tự do dân chủ luôn được những nhà biếm họa đem ra chọc cười. Tổng thống Pháp Francois Hollande đã bị châm biếm trên báo Charlie Hebdo. Tổng thống Barack Obama thường xuyên được chương trình Saturday Night Live đùa vui.

Vì là sống trong xã hội tự do dân chủ nên những họa sĩ, những diễn viên không ai bị làm khó dễ, bị đe doạ hay bị giam tù.

Ông Lưu Á Châu, đại tướng Trung Quốc trong bài”Sự đáng sợ của nước Mỹ đã kể lại: “Hồi ở Mỹ, tôi có mua một chiếc quần cộc cờ sao vạch. Tôi thường xuyên mặc chiếc quần ấy. Tôi mặc nó là để khinh miệt, là để trút giận, là một dạng trút sự bực bội và thỏa mãn về tâm lý. Người Mỹ mặc nó là sự trêu chọc bỡn cợt, bản chất khác. Người Mỹ có thể đốt quốc kỳ nước mình ngoài phố.

Đới Húc (Đại tá không quân, người viết nhiều chuyên mục quân sự, chính trị) nói: Nếu một quốc gia có thể đốt cả quốc kỳ của mình thì anh còn có lý do gì đi đốt quốc gia ấy nữa?”

Đó là sự rộng lượng, bao dung của luật pháp Mỹ, luật pháp đề cao sự tự do biểu hiện các quan điểm cá nhân. Trong khi đó chính quyền Việt Nam xem lãnh tụ và ngày quốc khánh là thiêng liêng như một đấng tối cao không được châm biếm, báng bổ. Điều này hết sức cảm tính.

STT của nhà báo Đỗ Hùng chỉ mang tính trào phúng về tiến trình gọi là cách mạng dẫn đến ngày gọi là “quốc khánh” 2/9. Viết STT này có thể Đỗ Hùng không xem đó là ngày “lập quốc” và cũng chẳng coi quá trình cách mạng của Ái Quốc, Nguyên Giáp ra thể thống gì. Nhưng đó là quyền của anh, nó không xúc phạm đến tự do cá nhân của người khác và chẳng có cớ gì để tước bỏ “giấy phép hành nghề” của anh. Nhưng chắc chắn đây chỉ là cái cớ, là giọt nước tràn ly vì những bài báo, nhận định của anh trước đó. Về những cuộc xuống đường chống Trung Quốc, về thái độ ủng hộ VNCH trong hải chiến Hoàng Sa.

Không sao Đỗ Hùng, trong một xã hội không có pháp trị thì tấm thẻ nhà báo ấy chẳng đáng giá gì. Hãy làm như Trương Duy Nhất từ bỏ báo quốc doanh để mở “Một góc nhìn khác”. Lúc đó bạn có thể chứng tỏ được bản lĩnh, tầm và tâm của mình.

Còn tiền ư? Rất nhiều nhà báo lề trái vẫn sống khỏe, sống ung dung đó sao?

2 nhận xét :

  1. Lúc Winston Churcill làm thủ tướng , Báo chí Anh chỉ cần vẽ cái mũ đen rộng vành với cái điếu xì gà to tướng là mọi người biết ngay là ô. Thủ tướng . Còn báo Pháp chỉ cần đưa cái hình ô. tướng 2 sao cao lêu nghêu vói cái mũi giống Hitler là mọi người biết ngay là tướng De Gaulle ! Còn VNCH , ô Thiệu ô Kỳ Râu chỉ cần vài nét hi họa trên báo chí Saigon hàng ngày là ai cũng biết . Vậy mà chẳng có họa sĩ biếm nào ở tù vì tác phẩm của mình . Ô Kỳ Râu cũng khoái người ta biếm họa mình . Có người ở gần ông nói : ngày nào không có biếm họa ông thấy không vui, sợ người ta quên ông !

    Trả lờiXóa
  2. Thực ra Mr Bean cắt đứt cổ Thái tử Charles trong hình. (Bữa trước tôi nhầm là cu). Thái tử Charles chẳng ý kiến gì. (Ông ta đâu phải tên độc tài dở hơi).

    Trả lờiXóa