Tượng chủ tịch Hồ Chí Minh trước Ủy Ban Nhân Dân TP Hồ Chí Minh. Nguồn ảnh: chinhphu.vn
Sơn La vẫn xây công trình 1.400 tỷ
BBC
7-9-2015
Sau một tháng gây tranh cãi trong dư luận, tỉnh Sơn La vừa thông qua đề cương cụm công trình và tượng đài Hồ Chí Minh 1.400 tỷ đồng.
Hôm 7/9, VietnamNet đưa tin Tỉnh ủy Sơn La vừa thông qua ‘Đề cương dự án cụm công trình 1.400 tỷ gắn với tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh’. Như vậy là dự án này đã đổi tên gọi so với ban đầu là ‘Đề án xây dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh với đồng bào các dân tộc Tây Bắc’.
Đề cương dự án khẳng định: “Công trình mang ý nghĩa chính trị, văn hóa và xã hội vô cùng to lớn, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, tinh thần đoàn kết dân tộc, truyền thống yêu nước của các thế hệ hôm nay và mai sau, thể hiện đạo lý ‘uống nước nhớ nguồn’ và quyết tâm mãi mãi đi theo con đường của Chủ tịch Hồ Chí Minh”.
Quan chức địa phương cho rằng “công trình sẽ là ‘địa chỉ đỏ’ về du lịch cho khách tham quan trong và ngoài nước đến chiêm ngưỡng, góp phần làm thay đổi diện mạo thành phố Sơn La”.
Cùng ngày, trang tin Infonet của Bộ Thông tin – Truyền thông cho biết thêm:
“Về phương án đảm bảo nguồn vốn và hình thức đầu tư, dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 1.400 tỷ đồng cho tất cả các hạng mục. Trong đó mức đầu tư cho nội dung xây dựng tượng đài chủ tịch Hồ Chí Minh với đồng bào các dân tộc Tây Bắc khoảng 200 tỷ đồng và được phân kỳ đầu tư theo quy định.
Việc bố trí vốn triển khai đề án đảm bảo huy động phát huy có hiệu quả tổng thể các nguồn lực trong quá trình phát triển của tỉnh”.
Báo trong nước cũng nêu rõ “chân dung chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện vào thời gian năm 1959, là thời gian ông về thăm đồng bào các dân tộc Tây Bắc tại tỉnh Sơn La”.
Tỉnh nghèo
Sơn La là tỉnh miền núi cao ở phía Tây Bắc đất nước, dân số khoảng 1,1 triệu người.Đây là một trong các tỉnh nghèo của Việt Nam, với tổng số hộ nghèo gần 71.000 hộ, chỉ sau Nghệ An và Thanh Hóa.
Gần đây một số công trình tượng đài với ngân sách khổng lồ đã gây tranh cãi. Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng ở Quảng Nam được thiết kế và xây cất với kinh phí khoảng 410 tỷ đồng. Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ kinh phí gần 40 tỷ.
Một bức tượng của Chủ tịch Hồ Chí Minh được khánh thành ngày 17/5 nhân kỷ niệm 125 năm ngày sinh của ông có kinh phí 7 tỷ.
____
Vì sao Sơn La quyết xây khu tượng đài nghìn tỷ?
Xuân Hưng
7-9-2015
(VnMedia) – Tỉnh Sơn La vừa công bố “Đề cương tuyên truyền về chủ trương xây dựng tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc gắn với Quảng trường Tây Bắc”, trong đó đưa ra 4 lý do để xây dựng khu tượng đài với kinh phí 1400 tỷ…
Lý do thứ nhất được đưa ra, đó là, những địa danh nơi Bác Hồ và đoàn đại biểu đến thăm giờ đây đã trở thành những di tích lịch sử được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La công nhận xếp hạng và trở thành nơi giáo dục truyền thống cho nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Kể từ khi Bác Hồ lên thăm đồng bào các dân tộc Tây Bắc – Sơn La đến nay đã gần 60 năm, cùng với thời gian, hình ảnh thân thương, tình cảm ân cần của Người mãi mãi khắc ghi, ngày càng sâu đậm trong trái tim, khối óc đồng bào các dân tộc.
“Xây dựng Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc là ước nguyện thiêng liêng của cấp ủy, cán bộ, đảng viên, chiến sĩ các lực lượng vũ trang và nhân dân, để ghi dấu một sự kiện lịch sử có một không hai – Bác Hồ lên thăm đồng bào các dân tộc Tây Bắc.” – Đề cương khẳng định.
Lý do thứ hai được UBND tỉnh Sơn La đưa ra, đó là, Sơn La là địa phương giàu truyền thống cách mạng, là tỉnh miền núi, biên giới phía Tây bắc Việt Nam, tỉnh Sơn La được Trung ương Đảng và Chính phủ xác định là trung tâm của tiểu vùng Tây Bắc; đặc biệt, còn là một địa phương mà các thế lực thù địch và phản động luôn âm mưu chống phá, hòng chia rẽ khối đoàn kết các dân tộc, chia rẽ lòng dân với Đảng. Xây dựng Tượng đài Bác Hồ để mãi mãi khắc ghi lời dạy của Người: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết”, để đồng bào Tây Bắc nói chung, Sơn La nói riêng thể hiện lòng tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, mãi mãi đi theo con đường của Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn; không ngừng nâng cao cảnh giác và phát huy truyền thống cách mạng.
“Xây dựng Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc là ước nguyện thiêng liêng của cấp ủy, cán bộ, đảng viên, chiến sĩ các lực lượng vũ trang và nhân dân, để ghi dấu một sự kiện lịch sử có một không hai – Bác Hồ lên thăm đồng bào các dân tộc Tây Bắc.” – Đề cương khẳng định.
Lý do thứ hai được UBND tỉnh Sơn La đưa ra, đó là, Sơn La là địa phương giàu truyền thống cách mạng, là tỉnh miền núi, biên giới phía Tây bắc Việt Nam, tỉnh Sơn La được Trung ương Đảng và Chính phủ xác định là trung tâm của tiểu vùng Tây Bắc; đặc biệt, còn là một địa phương mà các thế lực thù địch và phản động luôn âm mưu chống phá, hòng chia rẽ khối đoàn kết các dân tộc, chia rẽ lòng dân với Đảng. Xây dựng Tượng đài Bác Hồ để mãi mãi khắc ghi lời dạy của Người: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết”, để đồng bào Tây Bắc nói chung, Sơn La nói riêng thể hiện lòng tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, mãi mãi đi theo con đường của Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn; không ngừng nâng cao cảnh giác và phát huy truyền thống cách mạng.
Thứ ba, theo Đề cương, thực hiện Quyết định số 1659/QĐ- TTg ngày 07/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012 – 2020, để từng bước hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại II vào năm 2020 phù hợp với chương trình phát triển đô thị được phê duyệt, góp phần hoàn thiện kết cấu hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật của thành phố Sơn La. Theo tiêu chí đô thị loại II, tỉnh Sơn La còn thiếu một số thiết chế văn hóa như: Quảng trường, Bảo tàng, Công viên cây xanh, Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ và nhiều công trình hạ tầng đô thị…
“Do vậy việc xây dựng Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc gắn với Quảng trường Tây Bắc tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La là cần thiết và đạt được các mục tiêu: Thứ nhất, tạo ra một thiết chế văn hóa đặc biệt quan trọng cả về chính trị – lịch sử – văn hóa, thể hiện tình cảm sâu nặng, lòng thành kính, biết ơn của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc Tây Bắc đối với Bác Hồ, giáo dục lòng yêu nước, tinh thần cách mạng cho các thế hệ; Thứ hai, góp phần hoàn thiện kết cấu hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật của thành phố Sơn La, từng bước hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại II vào năm 2020, xứng đáng là đô thị Trung tâm của tiểu vùng Tây Bắc; Thứ ba, sắp xếp ổn định việc làm và cuộc sống cho một bộ phận nhân dân thành phố Sơn La.”- Đề cương tuyên truyền nhấn mạnh.
Cuối cùng , Đề cương khẳng định, xây dựng Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc gắn với Quảng trường Tây Bắc tại thành phố Sơn La là bước cụ thể hóa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đại đoàn kết các dân tộc, về phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng, đặc biệt giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp của nhân dân các dân tộc trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế.
“Do vậy việc xây dựng Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc gắn với Quảng trường Tây Bắc tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La là cần thiết và đạt được các mục tiêu: Thứ nhất, tạo ra một thiết chế văn hóa đặc biệt quan trọng cả về chính trị – lịch sử – văn hóa, thể hiện tình cảm sâu nặng, lòng thành kính, biết ơn của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc Tây Bắc đối với Bác Hồ, giáo dục lòng yêu nước, tinh thần cách mạng cho các thế hệ; Thứ hai, góp phần hoàn thiện kết cấu hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật của thành phố Sơn La, từng bước hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại II vào năm 2020, xứng đáng là đô thị Trung tâm của tiểu vùng Tây Bắc; Thứ ba, sắp xếp ổn định việc làm và cuộc sống cho một bộ phận nhân dân thành phố Sơn La.”- Đề cương tuyên truyền nhấn mạnh.
Cuối cùng , Đề cương khẳng định, xây dựng Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc gắn với Quảng trường Tây Bắc tại thành phố Sơn La là bước cụ thể hóa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đại đoàn kết các dân tộc, về phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng, đặc biệt giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp của nhân dân các dân tộc trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế.
Vẫn giữ mức kinh phí 1400 tỷ
Tỉnh ủy Sơn La cho biết hiện đang giao cho các cơ quan chuyên môn lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư các dự án theo quy định Luật đầu tư công, chỉ đạo thẩm định các báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính thẩm định (phần nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ), dự kiến báo cáo HĐND tỉnh xem xét, phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án tại kỳ họp chuyên đề lần thứ 6 (tổ chức vào trung tuần tháng 9.2015). Chỉ đạo hoàn thiện phương án quy hoạch chi tiết 1/500 để sớm công bố công khai quy hoạch.
Đề án xây dựng Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc gắn với Quảng trường Tây Bắc bao gồm Quảng trường (diện tích khoảng 3 ha); Nhóm Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc gắn với lễ đài (diện tích khoảng 0,27 ha); Đền thờ Bác Hồ đặt trong khuôn viên, diện tích khoảng 0,32 ha; Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ đặt trong khuôn viên, diện tích khoảng 0,29 ha; Bảo tàng tổng hợp đặt trong khuôn viên, diện tích khoảng 1 ha và một số hạng mục khác như: Đường giao thông nội bộ trong khu vực Quảng trường; Đồi cảnh quan (diện tích 2,1 ha); Vườn hoa hai bên sân Quảng trường (tổng diện tích 2,24 ha); Khu ao cá Bác Hồ – vườn hoa ban (diện tích 2,24 ha).
Về phương án đảm bảo nguồn vốn và hình thức đầu tư, theo Đề cương, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân là bước thông qua Đề án với khái toán dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 1.400 tỷ đồng cho tất cả các hạng mục. Trong đó khái toán mức đầu tư cho nội dung xây dựng Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc khoảng 200 tỷ đồng và được phân kỳ đầu tư theo quy định. Việc bố trí vốn triển khai Đề án đảm bảo huy động phát huy có hiệu quả tổng thể các nguồn lực trong quá trình phát triển của tỉnh.
Tỉnh ủy Sơn La cho biết hiện đang giao cho các cơ quan chuyên môn lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư các dự án theo quy định Luật đầu tư công, chỉ đạo thẩm định các báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính thẩm định (phần nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ), dự kiến báo cáo HĐND tỉnh xem xét, phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án tại kỳ họp chuyên đề lần thứ 6 (tổ chức vào trung tuần tháng 9.2015). Chỉ đạo hoàn thiện phương án quy hoạch chi tiết 1/500 để sớm công bố công khai quy hoạch.
Đề án xây dựng Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc gắn với Quảng trường Tây Bắc bao gồm Quảng trường (diện tích khoảng 3 ha); Nhóm Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc gắn với lễ đài (diện tích khoảng 0,27 ha); Đền thờ Bác Hồ đặt trong khuôn viên, diện tích khoảng 0,32 ha; Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ đặt trong khuôn viên, diện tích khoảng 0,29 ha; Bảo tàng tổng hợp đặt trong khuôn viên, diện tích khoảng 1 ha và một số hạng mục khác như: Đường giao thông nội bộ trong khu vực Quảng trường; Đồi cảnh quan (diện tích 2,1 ha); Vườn hoa hai bên sân Quảng trường (tổng diện tích 2,24 ha); Khu ao cá Bác Hồ – vườn hoa ban (diện tích 2,24 ha).
Về phương án đảm bảo nguồn vốn và hình thức đầu tư, theo Đề cương, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân là bước thông qua Đề án với khái toán dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 1.400 tỷ đồng cho tất cả các hạng mục. Trong đó khái toán mức đầu tư cho nội dung xây dựng Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc khoảng 200 tỷ đồng và được phân kỳ đầu tư theo quy định. Việc bố trí vốn triển khai Đề án đảm bảo huy động phát huy có hiệu quả tổng thể các nguồn lực trong quá trình phát triển của tỉnh.
____
Mời xem thêm: Sơn La công bố đề án xây tượng đài bác Hồ (ĐV). – Sơn La công bố kế hoạch xây cụm công trình 1.400 tỷ gắn với tượng đài Bác Hồ (Infonet).
Khi nhiệm cũ xắp hết và nhiệm kỳ mới sắp tới, cả hai loại quan chức này đều cần tiền, cần rất nhiều tiền % của công trình để hạ cánh và cất cánh, thì tất cả những khuyên can ' tỉnh còn quá nghèo', lãng phí, lịch sử sẽ phí nhổ họ, thì họ vẫn giả bộ như điếc và mù. Họ tưởng họ giả mù nhưng đối nhân dân họ, chúng mù thật, điếc thật vì lòng thaam vô đáy của họ, của chúng.
Trả lờiXóa70 năm có chính quyền này
Trả lờiXóadân vẫn vậy, vẫn làm như trâu như chó
mà nào có đủ ăn, đủ mặc
vẫn những lo toan bán chó bán con
vậy, có chi phải nhớ ơn ai mới được
để có chi phải xây tượng với đài
cốt thép bê tông mà lạnh tanh tình nghĩa
thế để làm chi thêm muối mặt nhân gian.
Có thể tôi không có khiếu thẩm mĩ, nhưng thú thực, tôi chưa thấy cái tượng đài Bác Hồ nào đẹp. cái nào cũng na ná giống nhau, khô khốc, ngay đơ, không có hồn, vô cảm. Có thể các nghệ sĩ khi sáng tác tượng là theo đơn đặt hàng, nên vô cảm, hoặc giả tôi rất vô cảm với những bức tượng ngay đơ đó. Không có tinh thần. Xem những tượng đài kiểu Pie Đại đế, đầy sức sống, đầy biểu tượng, còn đằng này, cái nào cũng ngay đơ ra. Chỉ được mỗi cái to và thô. Lại không cân đối về tỉ lệ thân, bệ, cũng như không phù hợp với kiến trúc vật xung quanh. Nói chung là vô cảm, ngay đơ, khô khốc, vô hồn. Đố ai tạo được một bức tượng Bác Hồ như kiều tượng Pie Đại đế, cho là tài. Khi đó người vô cảm như tôi cũng đầy cảm xúc. Đằng này, bản thân tượng đã vô hồn thì làm sao tôi có thể rung động được?
Trả lờiXóaCông nhận tượng Bác Hồ ở VN xấu thật, không có một cái nào đẹp, và đúng là không có hồn. Bác nào thử nêu ra được một bức tượng Bác Hồ được cho là đẹp, là có hồn, có tinh thần trong hàng nghìn bức tượng Bác Hồ, để mọi người thưởng lãm. Và nhờ các bác bên nghệ thuật tạo hình phân tích, cùng cư dân mạng bình phẩm, là một chủ đề rất hấp dẫn, đặng có thể hướng tới việc sáng tạo được một công trình nghệ thuật tạo hình ra trò về Bác, cũng là điều nên làm, mà 70 năm rồi chúng ta vẫn còn nợ Bác. Không biết ý bác Tễu sao?
Trả lờiXóaTượng xấu nhất là ở Vinh, quê nhà bác đấy. Chả hiểu sao gắn thêm cho bác cái đuôi!? Cái áo đại cán, nếu nhìn các ảnh chụp thì vừa người, trên pho tượng thì cũn cỡn, như áo mặc nhờ.
Xóachiều chiều ra bến Ninh kiều
Trả lờiXóadưới chân tượng bác, đĩ nhiều hơn dân
(vè dân Cần Thơ)
Nhìn tượng to lớn từ xa, cứ ngỡ là tượng Kim Nhật Thành - cùng stnhexomaf mấy bác ở trên chê cứng đơ, vô hồn, nhạt nhẽo. Các nhà điêu khắc tạo ra tượng Bác không phải là công thấy điều đó đâu, nhưng mà.... (thiên cơ bất khả lậu!)
Trả lờiXóaĐỗ Chí Việt
Tôi tin rằng nếu mở cuộc thi tìm bức tượng Bác Hồ đẹp, có hồn hoàn thiện thì sẽ thậm khó, và chắc không thể tìm được, vì không bức tượng Bác Hồ nào không có tỳ vết, khuyết điểm, sai lầm... Nhưng nếu mở cuộc thi tìm bức tượng Bác Hồ nào xấu nhất, thì chắc sẽ rất nhiều, vì cái nào cũng xấu. Bạn ở trên đã tìm ngay được tượng Bác ở chính quê Bác là xấu nhất. Nhưng còn nhiều bức xấu không kém, trong đó có cả tượng Bác vừa khánh thành ở thành phố mang tên Bác.
Trả lờiXóaCa dao mới về tượng Bác Hồ
Trả lờiXóaChiều chiều ra đứng bờ ao
Trông về tượng Bác cồn cào ruột gan
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Ngó nhìn tượng Bác ruột đau chín chiều
Nghỉ đêm khách sạn bốn sao
Ngó nhìn tượng Bác lệ trào đẫm khăn
Bác Hồ trên đỉnh núi cao
Suốt ngày nhìn nước ào ào dưới sông
Bác Hồ đứng giữa vườn hoa
Sốt ngày Bác thấy người ra người vào
Bác Hồ đứng trước ủy ban
Người dân thì ít, công an thì nhiều
...
Mỗi lần ông chú tui nói con chú không nghe, không biết sửa chú chửi : đồ lì như trâu! Đúng, lì như trâu! Mà trâu còn có ích chứ bọn này có bằm ra cho vịt ăn chúng cũng chả thèm! Tanh tưởi quá ăn gì nổi!
Trả lờiXóa