Dân lại mang cá chết tới UBND tỉnh cầu cứu
Kim Ngân
Tiền Phong
18:02 ngày 30 tháng 09 năm 2015
TPO - Sáng 30/9, liên quan tới vụ cá chết hàng loạt trên sông Chà Và, hàng chục người dân xã Long Sơn (TP Vũng Tàu) lại thuê xe ba gác chở hàng chục kg cá chết tới trụ sở UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu để xin được giải quyết.
Người dân chở cá chết tụ tập trước UBND.
Ngay từ sáng sớm, lực lượng chức năng đã có mặt kịp thời trước cổng trụ sở UBND tỉnh để vận động, giải thích cho bà con, tránh những hành động quá khích.
Được mời về trụ sở tiếp dân, bà con trình bày: Trước đây hơn 20 ngày, chủ tịch UBND tỉnh có nói là sẽ tạm ngưng hoạt động các nhà máy gây ô nhiễm môi trường thuộc xã Tân Hải. Nhưng đến nay, các nhà máy vẫn hoạt động bình thường và vẫn xả thải ra không qua xử lý ra môi trường khiến cá bị chết.
Thậm chí, số lượng cá bị chết ngày một nhiều hơn. Tỉnh đã quy hoạch khu nuôi trồng thủy hải sản, tại sao vẫn để các nhà máy xả thải, mà hành vi xả thải đã có nhiều cơ quan chức năng vào cuộc, nhưng cho đến nay vẫn chưa xử lý các doanh nghiệp này.
Hơn thế, người dân còn phản ánh, trước khi chưa xảy ra vụ việc cá chết hàng loạt, cống số 6 (nơi xả thải của các nhà máy) chỉ hé một phần và nước thải chảy theo từng đợt.
Tuy nhiên, từ khi các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, nắp cống số 6 được mở hoàn toàn, xả ồ ạt, gần như không có nắp cống. Phải chăng các doanh nghiệp vẫn “phớt lờ” sự chỉ đạo của các cơ quan chức năng.
Dân bức xúc chở cả xe cá chết tới trụ sở UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
Ông Nguyễn Thanh Tịnh-PCT UBND tỉnh trao đổi tại buổi tiếp người dân. Từ khi xảy ra vụ việc, tỉnh đã kịp thời có chỉ đạo sát sao cho các ngành chức năng vào cuộc.
Cụ thể là tỉnh đã thành lập ban chỉ đạo gồm các ngành liên quan để tìm ra bằng chứng phăp lý về việc xả thải gây cá chết hàng loạt.
Tỉnh đã mời các nhà khoa học từ Viện Tài Nguyên-Môi Trường đến để thu thập các mẫu nước thải, đánh giá tác động… để làm cơ sở pháp lý.
Từ các bằng chứng này, tỉnh mới có thể xử lý tạm ngưng hoạt động của các nhà máy chế biến hải sản ở xã Tân Hải. Tỉnh không thể vô cớ đóng cửa các nhà máy, như vậy là không đúng trình tự pháp luật.
Trong những ngày vừa qua, theo báo cáo sơ bộ của các ngành chức năng, có ba nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc cá nuôi tại các lồng bè trên sông Chà Và bị chết hàng loạt.
Trong đó nguyên nhân chủ yếu (chiếm hơn 70%) là do hoạt động xả thải của 14 nhà máy, tiếp đến là mật độ nuôi trồng quá cao, nước thải sinh hoạt từ chính các lồng bè của bà con cũng là những tác nhân dẫn đến việc cá bị chết.
Long Sơn đìu hiu những bè cá.
Trước đây, tỉnh cũng đã có kế hoạch di dời các nhà máy này, tuy nhiên khi chưa kịp thực hiện thì sảy ra vụ việc nêu trên.
“Chúng tôi đang rất khẩn trương củng cố chứng cớ pháp lý để tạm dừng hoạt động của các nhà máy”- ông Tịnh nói.
.
Ngay sau khi buổi tiếp dân kết thúc, chúng tôi đã trực tiếp đến cống số 6, nơi xả thải của các cơ sở chế biến hải sản. Đúng như người dân phản ánh, một bên của nắp cống số 6 đã biết mất, nước thải hôi thối từ trong đầm chứa cứ thế vô tư chảy ra bên ngoài. Còn về phía các doanh nghiệp thì vẫn hoạt động bình thường.Theo chị Dương Thị Sen (tiểu khu số 4) cho biết: Trong những ngày qua, cá và hải sản được nuôi tại chân cầu Chà Và vẫn tiếp tục bị chết. Nhà nào ít thì vài trăm con, nhà nhiều cũng vài ngàn con. Tình trạng cá chết quá nhiều khiến người dân chán nản và lo lắng. Chính vì vậy bà con đã cùng nhau lên tỉnh để nhờ chính quyền can thiệp và giúp đỡ.
xả nước thải đúng qui trình khong làm ảnh hưởng đến môi trường đó là câu trả lời của các cấp chính quyền
Trả lờiXóaĐừng tin những gì các cấp chính quyền nói. Hãy nhìn những gì bọn họ làm
Trả lờiXóaCá chết như thế này tức là Dân lao đao . CQ không thể ngồi yên được . Cần phải tìm ra nguyên nhân và xử lí triệt để để Dân còn yên tâm làm ăn .
Trả lờiXóaDân là nước, cán bộ là cá. Không kính trọng dân thì cán bộ cũng bị chết từng loạt.
Trả lờiXóa