Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015

XEM LẠI TUYÊN BỐ TRƯỚC TRẬN ĐÁNH LỚN CỦA BỘ TRƯỞNG GD

Bài này đăng trên VNE vào tháng 9/2013:
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: 
'Tôi coi đổi mới giáo dục lần này là trận đánh lớn'

VNExpress
Thứ hai, 30/9/2013 | 00:08 GMT+7

"Bước vào trận đánh, từ tướng lĩnh đến binh lính phải quyết tâm, tin và­­o chiến thắng, sẵn sàng trả giá. Tôi coi thực hiện để án đổi mới giáo dục lần này là một trận đánh lớn", Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận trao đổi với VnExpress.

- Để có một hình dung ngắn gọn về những hạn chế của giáo dục hiện nay, ông nói gì về 3 việc: dạy, học và thi cử?

- Trong thời gian qua, ngành Giáo dục đã có nhiều cố gắng đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhưng so với đòi hỏi thì còn nhiều bức xúc mà ngành phải giải quyết. Nhìn thẳng vào một số hạn chế của ngành, có thể nói gọn như thế này: Việc dạy - kiến thức nhiều, kỹ năng ít; Việc học - Thầy dạy gì, trò học nấy; Thi - Đó là cuộc chạy đua căng thẳng với số phận chứ không phải là kiểm tra chất lượng. Thi cử đã trở thành nỗi ám ảnh đầy sợ hãi không chỉ của thế hệ trẻ mà là của cả xã hội. Tôi nói điều này để thấy, đổi mới giáo dục là cấp bách.


Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Thi cử đã trở thành nỗi ám ảnh đầy sợ hãi 
không chỉ của thế hệ trẻ mà là của cả xã hội. Ảnh:Hoàng Thuỳ

- Vậy Bộ trưởng sẽ chọn khâu nào để bắt đầu cải cách?

- Đề án này không phải là cải cách mà là Đổi mới giáo dục. Tôi không quá nghiêng về câu chữ nhưng thực tế chúng ta cần một cuộc đổi mới toàn diện và căn bản. Trở lại với câu hỏi về điểm bắt đầu. Tôi chọn việc đào tạo giáo viên bởi đó chính là "máy cái" để tạo ra các sản phẩm. Hiện nay, người thầy là trung tâm của quá trình giáo dục; kiến thức người thầy cung cấp cho học sinh luôn luôn là “chân lý tuyệt đối đúng”. Học sinh ở vị trí bị động của người tiếp nhận tri thức, cố nhớ thật nhiều để khi thi thì viết hoặc nói lại cho thầy chấm. Nhiều học sinh thiếu kỹ năng vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn.


Phương thức giáo dục mới tới đây sẽ thay đổi căn bản điều này: Thầy giáo không chỉ là người truyền thụ kiến thức, mà nhiệm vụ chính sẽ là tổ chức, hướng dẫn học sinh tự học, tự khai thác kiến thức, vận dụng kiến thức để hình thành năng lực và phẩm chất của mình.

- Tại sao điểm bắt đầu là giáo viên mà không phải nội dung chương trình dạy và học?

- Đúng, xét trong cả quá trình đổi mới giáo dục, chương trình và nội dung giáo dục phải là điểm khởi phát. Nhưng tôi không đề cập vấn đề này ở đây, vì từ nhiều năm qua Bộ đã chuẩn bị khá công phu việc này. Chúng tôi đã tìm hiểu khoảng 40 chương trình của các nước để tham khảo những tinh hoa của các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, đánh giá lại một cách nghiêm túc chương trình và nội dung giáo dục hiện nay của nước ta. Trên cơ sở đó, một bộ khung chương trình đã được định hình và đang hoàn thiện. Tôi có thể tóm tắt như sau:

Chương trình học đang bị quá tải. Việc có môn khoa học nào thì trong nhà trường có môn học ấy dẫn đến kiến thức của học sinh mang tính hàn lâm, nhiều kiến thức không gắn với cuộc sống.

Chương trình và nội dung sách giáo khoa mới sẽ thiết kế theo hướng tích hợp cao ở các lớp dưới và phân hóa mạnh ở các lớp trên. Các nội dung học không rập khuôn theo từng môn khoa học mà có sự lựa chọn, tích hợp cho phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh và thực tiễn đời sống.

Tổ chức lớp học cũng không phải thầy giảng cho cả lớp nghe như bây giờ. Học sinh của mỗi lớp sẽ được tổ chức thành nhóm. Mỗi nhóm được thầy, cô giao nhiệm vụ, hướng dẫn và tư vấn cách giải quyết, các em sẽ chủ động thảo luận, phân tích, tranh luận với nhau tìm ra phương án giải quyết vấn đề.

- Một số ý kiến mới đây đề nghị bỏ kỳ thi tốt nghiệp. Lý do nào khiến Bộ đưa ra kiến nghị bỏ kỳ thi đại học và giữ kỳ thi tốt nghiệp?

- Đến thời điểm này các phương án đổi mới thi cử mới chỉ là dự kiến. Đây là vấn đề lớn, liên quan đến hàng chục triệu người nên Bộ sẽ tiếp tục thảo luận kĩ và sẽ xin ý kiến rộng rãi trong xã hội trước khi quyết định. Tuy nhiên, tôi khẳng định, cách thi sẽ thay đổi vì hiện tại có quá nhiều bất cập. Mặc khác, khi thay đổi cách dạy, cách học mà không thay đổi cách thi là không ổn. Khi việc học chú trọng để phát triển năng lực thì phải đánh giá kĩ năng chứ không chỉ đánh giá kiến thức như hiện nay.


Kết quả thăm dò ý kiến độc giả trên VnExpress từ 25-29/9.

Tôi đã được gặp GS. Hoàng Tụy một số lần. Lần nào thầy cũng gửi gắm với tôi là phải thiết kế việc kiểm tra, đánh giá học sinh trong nhà trường như kiểm tra chất lượng trong nhà máy: sản xuất xong từng chi tiết của sản phẩm phải kiểm tra ngay, khi lắp ráp xong sẽ kiểm tra tổng thể, chứ không kiểm tra lại từng chi tiết.

Như vậy, phải đổi mới cả việc kiểm tra, đánh giá và thi một cách đồng bộ tổng thể. Việc thay đổi cả nội dung, phương pháp dạy, học đó đòi hỏi phải đào tạo lại, đào tạo mới và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Ở phần trên, tôi nói phải bắt đầu từ khâu giáo viên là vì vậy.


"Một đoàn tàu với hơn 22 triệu thầy cô và học sinh thì không thể đột ngột tăng tốc hay cua gấp". Ảnh: Hoàng Thùy.

- Hình dung của ông về kết quả cuối cùng sau đổi mới là gì?

- Sau một vài niên học từ khi thực hiện đổi mới sẽ thấy kết quả rõ nét. Tuy nhiên, hồn cốt của chương trình thì không phải chờ đến 12 năm mới đổi mới. Ngoài lớp 1 học sách mới, các cháu học những lớp khác… cũng sẽ nhận được những thay đổi như: tiếp tục giảm tải nội dung, phương pháp dạy và học, vị trí của thầy và trò... Như vậy, cả hệ thống không phải chỉ một góc động, mà tất cả đều động theo những mức độ khác nhau.

Tôi hình dung công cuộc đổi mới lần này như một đoàn tàu khổng lồ đang chạy với hành khách là hơn 22 triệu thầy, cô giáo và học sinh, sinh viên. Không thể dừng lại để triển khai việc thay đổi, mà phải vừa chạy vừa điều chỉnh, tự đổi mới. Nếu tăng tốc đột ngột hay cua gấp thì dễ bị tai nạn. Những sự thay đổi phải được thực hiện theo một qui trình hợp lý để không gây sốc. Đó là cả một thách thức lớn.

- Đâu là điều lo lắng nhất nhất của ông khi thực hiện đề án này?

- Cái lo lắng nhất là làm sao tạo được sự đồng thuận - đó là yếu tố quan trọng đảm bảo thành công. Đề án này sẽ có hàng chục triệu người tham gia thực hiện. Chúng tôi rất cần sự chia sẻ, tin tưởng từ người dân, sự đồng lòng, quyết tâm của đội ngũ các thầy, cô giáo. Khi bước vào trận đánh, từ tướng lĩnh đến người lính đều phải có quyết tâm cao, có niềm tin chiến thắng và chấp nhận cả trả giá, hy sinh. Tôi hiểu, muốn được nhân dân tin tưởng thì toàn ngành giáo dục phải chứng minh được bằng hành động thực tế.

Nhưng cũng cần hiểu rằng, sự nghiệp đổi mới giáo dục cần có thời gian dài nhất định. Vì vậy, người làm giáo dục không thể tư duy theo nhiệm kỳ. Có những việc làm hôm nay thì các nhiệm kỳ sau mới có kết quả rõ ràng. Vì thế cần một sự ủng hộ và tham gia tích cực của toàn xã hội.

- Bộ trưởng nghĩ thế nào về việc đánh cược sinh mạng chính trị của mình cho thành công của đề án đổi mới giáo dục lần này?

- Tôi không có ý nghĩ gì về chuyện đánh cược. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề án đã được lường trước; nên chúng tôi tự tin và chủ động khi thực hiện nhiệm vụ được giao phó. Đề án là một công trình trí tuệ tập thể. Tới đây, Ban Chấp hành Trung ương Đảng sẽ thảo luận và ra nghị quyết về các nội dung của đề án. Đó là cơ sở cho niềm tin của chúng ta vào thắng lợi trong “trận đánh” lớn và quan trọng này. 
Phạm Hiếu – HoàngThùy

 .

20 nhận xét :

  1. A cái ông bộ chưởng ba chục ngàn tỷ đây mà. Hi hi.... ba chục ngàn tỷ có mấy số không? Ông bộ chưởng ơi làm ơn chỉ dùm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Tớ chưởng cho cậu 1 cái bây giờ! Tớ mất ăn quả đậm đó đó"

      Xóa
  2. Cho tới nay, ta có thể kết luận Đảng đã đạt được thắng lợi (không) to lớn (thì cũng ít nhất cơ bản), chỉ có nhân dân là đại bại . Như từ trước tới giờ .

    Trả lờiXóa
  3. Tay bộ trưởng này bắt đầu bị bệnh đao rồi.

    Trả lờiXóa
  4. Đúng là nói như vẹt. Thực tế là gì? Sổ toẹt!!!

    Trả lờiXóa
  5. Bốc phét một tấc tới trời! Chưa "đánh lớn" mà "súng" của ông Bộ trưởng Luận đã xỉu như sau khi "lâm trận"!!! Thế thì còn làm được trò trống gì hả ông.

    Trả lờiXóa
  6. Trần Thị Thảolúc 21:17 21 tháng 8, 2015

    Trước những năm 80 , học sinh vỡ lòng phát âm những chữ cái đầu tiên là A, B ( bê ) C ( Xê ), D ( dê ) Đ ( đê )... và lên các lớp trên ,khi được học Toán , các em phát âm rất dễ dàng :Tam giác ABC, hay tứ giác ABCD...Từ những năm 80 đến nay , bộ GD bắt học sinh lớp Một đổi cách phát âm thành A B(bờ)C(cờ)...Nhưng chẳng nhẽ lên lớp Hai, khi học Toán các em lại phát âm là tam giác AB ( bờ ) C ( cờ )..và thế là bộ GD lại bắt các em phát âm lại thành AB(bê )C (xê)....Chỉ trong vòng Hai năm học mà các bé phải thay cách phát âm hai lần , Điều này gây khó khăn rất nhiều cho các bé và cho cả giáo viên nữa . Chỉ ví dụ một vấn đề trong nhiều vấn đề ĐỔI MỚI giáo dục của bộ GD ta đã thấy không ổn rồi : Mỗi lần đổi mới là một lần tốn kém và không hiệu quả . Tại sao không dạy cho con trẻ phát âm một kiểu như trước kia có hay hơn không ? Còn nhiều vấn đề nữa nhưng có góp ý bộ cũng chẳng nghe, và cũng chẳng bao giờ thấy bộ tham khảo ý kiến nhân dân . Nên bộ GD THỐI NÁT là đúng .

    Trả lờiXóa
  7. Lĩnh Nam chích quáilúc 03:18 22 tháng 8, 2015

    Hãy xem chỉ trong một thời gian ngắn mà BT QGGD Hoàng Xuân Hãn của CP Trần trọng Kim đã làm được rất nhiều việc hơp lí và rất hữu ích cho nền GD VN . Hãy xem BT Nguyễn Văn Huyên trước muôn vàn khó khân đã làm cho nền GD VN có những nền móng vững chắc . Hãy xem Gs Tạ quang Bửu đã làm gì cho nền GD Đại Học VN ? Đấy là những bậc thầy, những người tài giỏi , rất xứng đáng ở vai trò đứng đầu ngành GD. B ởi ví các vị đó có đầy đủ tố chất của một nhà GD . Người đứng đầu CP đã trao đúng việc đúng người . Còn từ 40 năm qua, GD VN qua bao nhiêu chỉ đạo cải cách cứ lộn tùng phèo lên . Từ cách học, cách đánh giá học sinh , cách thi cử cứ như kiểu người trồng cây mới đặt cây xuống đã nhắc gốc lên xem đã bén rễ chưa ? Đã biết 10 năm trồng cây 100 năm trồng người vậy mà từ 40 năm qua các nhà lãnh đạo Nước và riêng ngành GD đã bao lần thay đổi làm cho con em học ngày học đêm , học chính khoá, học thêm mà vẫn bị chết ngộp ! Còn các nhà giáo VN bi đẩy xuống hạng bét của XH . Thầy cô không sống được bằng lương . Thầy cô là những thí sinh" cùng sào mới vào sư phạm ". Tại sao ở chế độ VNCH, nhà giáo cấp THCS trở lên đã được gọi là GS , mà các nhà giáo XHCN đào tạo ra các sư : kĩ sư, kiến trúc sư, bác sĩ mà vẫn chỉ là giáo viên ? Quá nhiều VĐ về GD ! Cho nên trong tâm trí mọi bậc PH là con em mình được học ở nước ngoài . Nền GDVN gọi là GD XHCN so sánh với các nước chung quanh thôi cũng đã là thua rồi . Do đâu ?

    Trả lờiXóa
  8. Đánh nhau là phải giết ai đó? Chắc nhân dân VN đau khổ?

    Trả lờiXóa
  9. trận đánh lớn ? Đánh ai, ai đánh bây giờ đánh ai. Khùng !!!

    Trả lờiXóa
  10. Thôi ông Luận ạ. Lượng sức mình không gánh nổi thì xin nghỉ đi cho khoẻ, cố quá nó gãy xương sống thì khổ, hỏng cả trên lẫn dưới. Can đảm rũ áo từ quan để người có tâm, có tài người ta làm, nâng cao chất lương GD nước nhà. Như vậy ông còn được tiếng thơm cho mai sau, con cháu nó được nhờ. Chúc ông khoẻ, tỉnh táo mà suy ngẫm cho phải đạo.

    Trả lờiXóa
  11. Ông Luận nhất quyết không phải là một nhà giáo dục, không có tư duy giáo dục, không có triết lý giáo dục... Giao ngành giáo dục vào tay ông này rõ ràng là nhằm hủy hoại nền giáo dục vốn đang tụt hậu với thế giới.
    Đúng là năm nay ông có tổ chức một "trận đánh lớn", và nền giáo dục thua liểng xiểng, nhân dân thua liểng xiểng, thất bại rất nặng nề, còn riêng ông thì "thắng lớn".
    Tôi cam đoan, cũng như các ông khác, các quan chức của bộ Giáo dục không bao giờ chịu nhận sai lầm, khuyết điểm. Họ sẽ còn kiên trì hành hạ nhân dân cho đến khi không còn được hành hạ nữa mới thôi.
    Tốn kém của nhân nhân ít nhất 5000 tỉ, tốn hàng trăm triệu giờ làm việc, và khiến hàng vạn học sinh không chọn được ngành nghề phù hợp... đó chính là kết quả của "trận đánh lớn" của ông Luận giáng vào nhân dân, vào nền kinh tế, văn hóa, giáo dục của đất nước.
    Những người như ông Luận và đám "quân sư quạt mo" của họ quả rất nhiều "nhiệt tình", nhưng vì quá tự tin do "ngu dốt", họ đã "phá hoại" một cách không thương tiếc đất nước này, nhưng họ vẫn rất tự tin, hớn hở tươi cười (như thứ trưởng Bùi Văn Ga mỗi khi trả lời phỏng vấn báo chí) trước nỗi đau của bao nhiêu người.
    Nếu ông Luận và những "quân sư" của ông tiếp tục chỉ đạo ngành giáo dục, thì "hoặc là thần kinh, hoặc là khốn nạn".

    Trả lờiXóa
  12. Đúng là trận đánh lớn, đẹp nên viết thành sách như Ca. Đánh cho tơi tả thí sinh, đánh cho tan tác phụ huynh, đánh cho biết thế nào là cải cách-đổi mới giáo dục. Thương cho nước có quá nhiều người nắm quyền bị bệnh hoang tưởng, tự sướng trong đần độn về quản lý công việc.

    Trả lờiXóa
  13. Nhìn ảnh trên, thấy được nhất mỗi cái đồng hồ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Được nhì là cái mắt kính
      Thứ ba là cái áo
      Còn lại nên bỏ vào sọt rác tất!

      Xóa
  14. Lời nhắn tới ông Phạm Vũ Luận:
    Bây giờ thì mọi người ai cũng đánh giá ông rất thấp. Muốn lấy lại uy tín thì ông nên từ chức.
    Từ chức có mấy cái lợi sau:
    - Ông sẽ là bộ trưởng VN đầu tiên có quyết định thật dũng cảm, có tư cách, được nhân dân xem đó là tấm gương.
    - Sẽ có người khác lên làm thay ông, chắc là không đến nỗi tệ như ông
    Nếu ông không từ chức thì:
    - Tên của ông tiếp tục được người dân nêu lên và chê trách, chửi bới
    - Ông lại dấn thân vào những cải cách mới và càng cải cách càng thua, giống như một con bạc thua bài cứ cay cú ăn thua đánh tiếp cho đến khi phá sản
    - Ông là Bộ trưởng giáo dục, phải là tấm gương cho các học sinh chứ!

    Ngay từ khi ông tuyên bố cải cách chúng tôi cũng đoán là ông sẽ thất bại. Vì sao? Vì ông nói lấy nghị quyết của đảng làm cốt lõi của giáo dục!!! Ôi thôi ông Luận ơi!
    Nếu ông nói rằng lấy nền giáo dục của Mỹ, của Singapore mà đi theo thì bây giờ có thất bại dư luận sẽ bớt chê trách ông.

    Trả lờiXóa
  15. Hơ hơ... nhất trí với các bác Nặc danh 9h30 và 12h28, nhưng chớ chớ có vứt hết vào sọt rác, phí, còn bộ bàn ghế và tách trà.

    Trả lờiXóa
  16. Trận đánh không thành công tôi nhận trách nhiệm và xin lỗi,để tôi làm tiếp trận đánh khác nhé.

    Trả lờiXóa
  17. đề nghị ông gia nhập hội CCB để đánh lớn đánh nhỏ

    Trả lờiXóa
  18. ông luận mời ông ca cùng tham gia để có trận đánh đẹp

    Trả lờiXóa