Đường sắt Cát Linh–Hà Đông:
Tiếp tục cảnh cáo phía Trung Quốc
Đất Việt
Thứ Sáu, 28/08/2015 07:20
Đất Việt
Thứ Sáu, 28/08/2015 07:20
TGĐ Ban quản lý dự án đường sắt vừa cảnh cáo tư vấn giám sát, tổng thầu, nhà thầu phụ tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông.
Trao đổi với Đất Việt, ngày 27/8, Tổng giám đốc Ban quản lý dự án (PMU) đường sắt (Bộ GTVT) Lê Kim Thành cho biết: "Ban quản lý vừa ra văn bản cảnh cáo Tổng thầu EPC, tư vấn giám sát (TVGS) và nhà thầu phụ trực tiếp thi công hạng mục ga Hà Đông.
Lý do là những đơn vị này để xảy ra sự cố rơi thanh thép xuống ô tô vào ngày 25/8 tại công trường Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông".
Trong khi đó, PMU đường sắt khẳng định dự án đã xảy ra nhiều sự cố mất an toàn lao động, gây ảnh hưởng đến niềm tin của người dân và uy tín của PMU Đường sắt, Bộ GTVT.
PMU đường sắt cảnh cáo: Công ty TNHH Giám sát xây dựng - Viện Nghiên cứu thiết kế công trình đường sắt Bắc Kinh và Viện Khoa học và Công nghệ GTVT ( TVGS Dự án); Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 Trung Quốc (Tổng thầu EPC của Dự án); Công ty cổ phần Xây dựng công nghiệp Toàn Phát - Topaco (nhà thầu phụ thi công hạng mục ga Hà Đông) do để xảy ra sự cố rơi thép bật vào đầu ô tô lưu thông bên dưới trong quá trình tháo dỡ ván khuôn.
Bên cạnh đó yêu cầu toàn công trường nâng cao công tác đảm bảo an toàn lao động, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ theo các chỉ thị của Bộ GTVT đã ban hành trước đây.
Yêu cầu tổng thầu EPC xử lý nhà thầu phụ (Công ty cổ phần Xây dựng công nghiệp Toàn Phát- Topaco) để xảy ra sự cố và có hình thức xử lý kỷ luật, điều chyển, thôi việc, thay thế đối với các cá nhân, chỉ huy công trường vi phạm của tổng thầu EPC, nhà thầu phụ.
Yêu cầu Công ty TNHH Giám sát xây dựng - Viện Nghiên cứu thiết kế công trình đường sắt Bắc Kinh và Viện Khoa học và Công nghệ GTTVT có hình thức kỷ luật, điều chuyển thay thế TVGS phụ trách nhà ga Hà Đông và các cá nhân có liên quan.
Hiện trường vụ rơi thanh sắt trúng nóc ô tô
Mặt khác, ông Thành cho biết thêm: "Chúng ta vẫn phải kiểm tra, giám sát tiếp tục, thường xuyên, yêu cầu Tư vấn giám sát, Tổng thầu Trung Quốc làm tròn trách nhiệm của mình giám sát các đơn vị thi công để đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn, lao động, vệ sinh môi trường".
Ông Thành cũng yêu cầu Tổng thầu EPC, Tư vấn giám sát nghiêm túc thực hiện và có báo cáo gửi về Ban QLDA Đường sắt trước 17h ngày 28/8.
"Bên tôi đã cảnh cáo và sẽ vẫn tiếp tục quyết liệt chỉ đạo, phải yêu cầu các cán bộ quản lý ra ngoài hiện trường đốc thúc các bên làm cho chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ. Phải làm sao để xây dựng an toàn hơn, tốt đẹp hơn để cho người dân, cộng đồng sử dụng", ông Thành nhấn mạnh.
Chia sẻ thêm với báo chí, ông Thành cho biết, Dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông đã xảy ra nhiều sự cố mất an toàn lao động, gây ảnh hưởng đến niềm tin của người dân và uy tín của Ban QLDA Đường sắt, Bộ GTVT.
Do vậy, Ban QLDA đường sắt yêu cầu toàn công trường dự án phải nâng cao công tác bảo đảm an toàn lao động, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ.
Trước đó, khoảng 10h15 phút ngày 25/8, tại khu vực thi công xây dựng Nhà ga Hà Đông trên đường Quang Trung (Hà Đông, TP.Hà Nội) thuộc Dự án Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, công nhân đã làm rơi thanh thép thừa xuống cạnh hàng rào bảo vệ công trường và bật vào đầu xe ôtô con đang lưu thông.
Ông Thành cho biết, tại khu vực nhà ga này, do làn đường lưu thông chật hẹp không thể mở rộng hàng rào ra hết phần đà giáo đỡ xà mũ nên bắt buộc vẫn phải để phương tiện lưu thông một phần phía dưới.
Trong quá trình tháo dỡ, tuy có đầy đủ cảnh báo ở dưới nhưng do sơ ý, công nhân đã làm rơi thanh thép thừa xuống, rất may không có thiệt hại về người.
Điều đáng bàn, tại cuộc họp về tiến độ thực hiện Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã quyết định cử Đoàn công tác do Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường làm Trưởng đoàn sang làm việc với Lãnh đạo Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc (Tổng thầu EPC) chốt lại tiến độ.
Theo đó, ngày 30/6/2016 sẽ phải đưa đoàn tàu vào khai thác thương mại; đồng thời kiểm tra việc chuẩn bị đoàn tàu mẫu trước khi đưa về Việt Nam.
Thế nhưng, theo các chuyên gia giao thông nhận định thì chưa thể chốt được thời điểm đưa vào khai thác thương mại vì phải đưa đoàn tàu vào vận hành thử, kiểm tra an toàn, lái tàu, thẩm định an toàn, thời gian chốt tiến độ là khó khả thi.
Bảo Hân
Nói là "cảnh cáo" cho oai vậy thôi, chứ bọn Tầu nó có coi các ông ở Bộ GTVT ra cái quái gì đâu. Thứ nhất là tiền vay của nó, giờ bố bảo các ông thay được nhà thầu Tầu, thậm chí nó còn chây ỳ để trêu ngươi các ông. Thứ hai, để được trúng thầu, chắc chắc nó đã bôi trơn hết cả guồng máy của Bộ GTVT rồi.
Trả lờiXóaĐợi đến năm 2020, khi VN đã trở thành "nước CN phát triển" (nằm mơ giữa ban ngày!) thì nó đưa tuyến đường sắt này vào hoạt động một thể.
Làm xong đưa liền vào VBT Hà Nội . Không ai dám sử dụng đâu !
Trả lờiXóa