"Ngành di sản lạ lắm,
mất bò cũng không ai làm chuồng"
Lê Tâm
27/08/2015
Sau vụ cháy hương án 300 năm tuổi ở chùa Bút Tháp, một hiện vật đặc biệt tại di tích đặc biệt cấp quốc gia vừa mới được xếp hạng năm 2015, một tờ báo dẫn lời ông Nguyễn
Chiều 25.8, khi nhận được báo cáo từ Sở VHTTDL Bắc Ninh gửi lên, ông Hùng cung cấp thông tin rõ ràng hơn: “Cái án thờ 300 năm tuổi bị cháy. Có một vài cái xung quanh bị ảnh hưởng một tí”.
Thế đấy, một cái hương án bằng gỗ đã tồn tại qua suốt 300 năm dài đằng đẵng, như một bảo vật của cha ông gửi cho hậu thế, được các nhà mỹ thuật đánh giá là hương án thời Lê đẹp thứ nhì Việt Nam (chỉ đứng sau hương án điện thánh chùa Keo Thái Bình) đã thành tro bụi trong phút chốc. Tuy nhiên, người đứng đầu Cục Di sản văn hóa thì nhận định “không có gì nghiêm trọng”, “ảnh hưởng một tí”. Rõ là cái nhìn rất quan liêu, quan liêu đến mức những người quan tâm di sản phải giật mình.
Không biết đã bao nhiêu lần di sản bị thiêu rụi, cả một ngôi chùa Dơi đẹp lộng lẫy, chùa Tảo Sách in bóng hồ Tây, nhà Lang Mường hàng trăm năm tuổi... nhưng với ngành di sản, có lẽ đó cũng chưa phải là điều gì xót xa, đau đớn (?!). Cháy thì thôi, cháy thì phải chịu. Nhưng cháy rồi lại (nhiều nguy cơ) cháy tiếp, chẳng ai nghĩ phải cấp tập làm một việc gì đó để ngăn ngừa các vụ cháy.
Cứ vào bất cứ ngôi chùa, đình, đền nào mà xem, bình chữa cháy nơi có nơi không, có thì treo lấy lệ, han gỉ, đụng vào không phun ra được bọt. Nguồn nước thì xa, vài cái giếng, một hai bể nước mưa, đến khi không may xảy ra cháy thì... bó tay chịu chết. Hỏi đến các thành viên ban quản lý thì cũng chẳng ai được đào tạo về nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy. Di sản ngàn năm của ông cha đang được bảo vệ như thế đấy.
Các cụ có câu “mất bò mới lo làm chuồng”, nhưng đằng này, ngành di sản lạ lắm, cứ đủng đỉnh vậy thôi, mất bò cũng không ai làm chuồng, tất cả cứ “lừ đừ như ông từ vào đền”, chả đi đâu mà vội. Sau vụ cháy, động thái duy nhất của Sở VHTTDL Bắc Ninh là ngày 24.8, làm một công văn về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ di tích trên địa bản tỉnh gửi cho UBND các huyện, thị xã, thành phố. Thế nhưng cái công văn này đọc vào mới thấy, nó cũng chả có gì là “nước sôi lửa bỏng” cả, nó bình thản như mọi công văn chỉ thị khác.
Thương cho số phận của di sản nước mình.
Cháy chân ghế nó mới sợ chứ cháy cổ vật chẳng có gì phải lo!
Trả lờiXóaông Hùng nói thêm: “Không có gì nghiêm trọng lắm”!
XóaPHẢI CHĂNG CHÁY HƯƠNG ÁN 300 TUỔI CHỨ 500 TUỔI CŨNG CHẲNG SAO? VÌ ĐÓNG CÁI KHÁC CÀNG MỚI VÀ ĐẸP HƠN CHĂNG? THẬT CHÍ LÝ MÀ BÀ CON KHÔNG NGHĨ RA, ĐÚNG LÀ THUA XA CÁI TẦM CỦA ÔNG CỤC TRƯỞNG !
Toàn những tay tơ lơ mơ cả . Của đau con xót . Chẳng phải của cũng chẳng phải con của họ. Thế thì xót làm gì !
Trả lờiXóacùng lắm chỉ là tấm gỗ có gì đâu mà phải quýnh lên thế? có là cái gì đâu không quan trọng lắm! Ôi miễm bình luận
Trả lờiXóaNhiều khi cháy lại vớ bở: Sẽ làm cái khác to hơn đẹp hơn và đắt hơn, mới hơn. Lúc ấy có cơ kiếm hơn là đằng khác. Lo gì.
Trả lờiXóaXã hội giờ là thế, nhiều cái đình làm xong tốn hàng chục tỷ đồng mà chẳng biết đẻ làm gì, thờ ai kia?
Khóa sau mình về hưu rồi, phải tranh thủ thôi, mai kia con cháu mình nó khác trả. Lo gì
Xin hỏi là Nguyễn Quốc Hùng-hay Nguyễn Thế Hùng ?
Trả lờiXóaTS gì mà phát biểu "đại ngu" vậy ?
LVĐ
Nguyễn Thế Hùng - Tiến sĩ, Cục trưởng Cục Di Sản văn hóa, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.
Xóacháy chùa có lòi mặt sư
Trả lờiXóacháy hương án chưa chết ! chứng khoán lao dốc mới chết, hiểu chửa ?
XóaTức vì mất di sản một,tức vì thái độ của bọn cục di sản mười Tễu cho tôi chửi một câu tiên sư cha nhà chúng nó, nếu nhà chúng nó bị cháy nó có nói thế không.
Trả lờiXóa