Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2015

CHUYẾN ĐI MỸ CỦA ÔNG TRỌNG QUAN TRỌNG NHẤT LÀ Ở ĐIỂM GÌ?

 Chuyến đi Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng diễn ra từ ngày 06/07 đến 10/07 - Reuters

Chuyến đi Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng:
Quan trọng nhất là giải tỏa sự nghi kỵ

RFI 
04.07.2015 

Hôm qua, 03/07/2015, Hoa Kỳ đã chính thức thông báo là Tổng thống Barack Obama sẽ tiếp Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng vào ngày 07/07 tới tại Nhà trắng. Đây sẽ là một sự kiện lịch sử vì chưa bao giờ có một lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đến thăm Hoa Kỳ và đặt chân vào Nhà trắng.

Chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng, kéo dài từ ngày 06/07 đến 10/07, diễn ra đúng 20 năm sau khi Washington và Hà Nội bình thường hóa bang giao và 40 năm sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam. 

Tuy là nhân vật lãnh đạo số một của Việt Nam, nhưng đối với Hoa Kỳ, ông Trọng chỉ là lãnh đạo của một đảng cầm quyền, tương tự như đảng Dân chủ, nên chuyến đi này đặt ra nhiều rắc rối về nghi thức. Tuy vậy, theo lời một quan chức cao cấp của Bộ Ngoại giao Mỹ, chính quyền Obama sẽ tiếp Tổng bí thư Đảng CS như một lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam. 

Có thể nói việc Tổng thống Obama tiếp ông Nguyễn Phú Trọng, một nhân vật bị xem là bảo thủ, thân Trung Quốc, tại Nhà trắng là bước phát triển đương nhiên của cả một tiến trình Hoa Kỳ, trong khuôn khổ chiến lược “xoay trục” sang Châu Á, ra sức lôi kéo Việt Nam về phía mình. 

Tiến trình này có thể nói là đã bắt đầu kể từ khi xảy ra vụ giàn khoan Hải Dương 981 tháng 5 năm ngoái, khiến quan hệ Việt-Trung trở nên cực kỳ căng thẳng. Tuy quan hệ giữa hai nước nay đã bớt căng thẳng, nhưng Hà Nội nay thấy rõ là Bắc Kinh ngày càng dứt khoát độc chiếm Biển Đông, thậm chí không loại trừ khả năng Trung Quốc dùng vũ lực để đánh chiếm toàn bộ quần đảo Trường Sa. 

Điều quan trọng nhất mà Hoa Kỳ trông chờ từ chuyến viếng thăm của ông Nguyễn Phú Trọng, đó là bồi đắp thêm sự tin cậy giữa hai quốc gia cựu thù và nếu hay hơn nữa thì xóa tan hoàn toàn sự nghi kỵ giữa hai bên. Nếu như những thành phần cấp tiến trong giới lãnh đạo Việt Nam chủ trương thắt chặt quan hệ với Mỹ, thì trong phe bảo thủ, nhiều người vẫn nghi ngờ thực tâm của Washington. 

Có lẽ nhằm xóa tan những nghi ngại đó, trong thời gian qua, nhiều lãnh đạo cao cấp của Hoa Kỳ đã liên tiếp đến thăm Việt Nam, Tổng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Martin Dempsey, Ngoại trưởng John Kerry, Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter, Thượng nghị sĩ Cộng hòa John McCain, lãnh đạo khối nghị sĩ Dân chủ Nancy Pelosi, Bộ trưởng Nội vụ Sally Jewell. Ấy là chưa kể cựu Tổng thống Bill Clinton đang có mặt ở Việt Nam nhân ngày Lễ Độc lập của Hoa Kỳ. 

Tiến trình mà tiếng Anh gọi là “charm offensive” ( tung đòn quyến rũ ) có lẽ đã gặt hái kết quả, vì ngay chính Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, trả lời hãng tin Bloomberg ngày 03/07 đã tuyên bố rằng : “Mỹ là một trong những đối tác quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại giao của chúng tôi ”. 

Như nhận định của ông Ernest Bower, một chuyên gia về Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược, chuyến đi của ông Trọng chính là nhắm phá bỏ những hàng rào cản trở sự tin cậy. Theo ông Bower, hai nước cần phát triển một mức độ tin cậy và tôn trọng lẫn nhau. 

Trong bối cảnh mối đe dọa Trung Quốc ngày càng lớn, một trong những hồ sơ chính mà ông Nguyễn Phú Trọng sẽ đề cập với Tổng thống Obama đó là dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương của Mỹ đối với Việt Nam. Lệnh cấm vận này chỉ mới được dỡ bỏ một phần vào tháng 10 năm ngoái.

Nhưng việc bãi bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí này lại tùy thuộc vào những tiến bộ về nhân quyền tại Việt Nam. Một quan chức cao cấp Bộ Ngoại giao Mỹ hôm qua cho biết là phía Mỹ sẽ không quên chủ đề nhân quyền trong cuộc gặp gỡ giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với Tổng thống Obama. Khi tiếp Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vào mùa hè năm 2013 tại Nhà trắng, ông Obama đã nhấn mạnh đến việc tôn trọng các quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng và tự do biểu tình ở Việt Nam. 

Hai lãnh đạo Việt Mỹ dĩ nhiên cũng sẽ bàn về hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương, do Hoa Kỳ chủ xướng và Việt Nam cũng là một trong những nước sẽ tham gia.


11 nhận xét :

  1. Quan trọng nhất là ông được vào cái nhà sơn trắng. Hết !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ước mơ đi đến nhà trắng đã dần trở thành hiện thực. Cảm ơn nước Mỹ. Cám ơn Tổng thống Obama

      Xóa
  2. Em thì lại lo lo sẽ giống như một vài vụ trước đây. Sợ anh Trọng thấy nước Mỹ hay mê ly, anh trốn đoàn và ở lại thì thôi rồi. Dân tộc sẽ không có người đưa đường chỉ lối lên thiên đàng!

    Trả lờiXóa
  3. Bảo rằng :" Đây sẽ là một sự kiện lịch sử vì chưa bao giờ có một lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đến thăm Hoa Kỳ và đặt chân vào Nhà trắng."! Cũng không lạ vì cái gì đến phải đến ? Đó là quy luật biện chứng !

    Trả lờiXóa
  4. Thêm vào bộ sưu tập bắt tay các nguyên thủ QG của TBT NPT !

    Trả lờiXóa
  5. Vua Trọng(chứ không phải là quan trọng)lại có dịp ba hoa bốc phét:"có thế nào người ta mới mời mình chứ"

    Trả lờiXóa
  6. Phải thế nào người ta mới tiếp chứ

    Trả lờiXóa
  7. Đây là chuyến đi của một sứ cấp tỉnh của tàu qua xứ cờ hoa về vấn đề biển Đông đấy ạ. Không có gì hy vọng đổi mới gì đâu. CS rất tinh ranh và bao giờ cũng muốn cầm quyền muôn năm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn nói đúng , sau chuyến đi này XH Việt nam vẫn chẳng có gì mới cả dù chỉ là thay đổi tí ti. Tôi không bao giờ hy vọng tự nhiên không có sức ép gì to lớn (từ dân) mà làm họ thay đổi!

      Xóa
  8. Một điều quan trọng không kém là ông được đặt chân vào "sào huyệt của bọn TB, đế quốc" để mục sở thị xem bọn TB nó như thế nào mà thiên hạ lại hết lời ca ngợi đến thế. Bản thân ông, mới đây ở Hưng Yên vẫn còn hậm hực với bọn TB lắm bằng phát biểu kiên trì chủ nghĩa Mác Lê, không đa nguyên, đa đảng.
    Tuy nhiên cũng mong ông hai điều: Một là, dù ông có được vinh hạnh bước chân vào nhà trắng và được ông Obama tiếp, thì đó là do vị thế, uy tín của cả dân tộc chứ không phải của riêng ông (nhắc ông vậy vì ông cứ hay tự sướng, tưởng là do uy tín của mình). Hai là, ngoài quà mang về cho gia đình, vợ con, ông nhớ mang về cho Đất nước món quà nhân quyền và dân chủ mà lâu nay HK quảng bá mãi nhưng ông và các cộng sự của ông không nhận. Nhớ nha ông!

    Trả lờiXóa
  9. Ở VN, hiện có mấy khuynh hướng tư tưởng chính trị phổ biến.
    Khuynh hướng thứ nhất, cho rằng phải đi với TQ như một tất yếu, vì truyền thống đồng văn, đồng chủng, vì số phận gắn liền biên giới, nói như Giang Trạch Dân và CSTQ, cũng như các lãnh đạo CSVN chủ trương, là có bốn năm cái “tương” về văn hóa, láng giềng, quá khứ, vận mệnh… Tư tưởng này là tư tưởng chính thống của nhà nước, nhưng chỉ nằm trong phạm vi hẹp và bị dân chúng chỉ trích.
    Khuynh hướng thứ hai cho rằng, nói như Cù Huy Hà Vũ, “đồng hành với Mỹ là mệnh lệnh của lịch sử”. Khuynh hướng này là phi chính thống, bị chính quyền chỉ trích, nhưng được đại đa số dân chúng ủng hộ. Và có thể đoán về tương lai sáng sủa của nó.
    Khuynh hướng thứ ba, cho rằng phải chơi với tất cả, lợi dụng tất cả để yên thân. Tuy nhiên, khunh hướng này không được ủng hộ rộng rãi vì tính bất ổn của cái mà có người gọi đó là “nền chính trị Cave”.

    Một anh thân Tàu thực tâm khó có thể chơi thực lòng với Mĩ, trừ phi anh thuộc trường hợp thứ ba.

    Trả lờiXóa