Thứ Tư, 17 tháng 6, 2015

VỀ BÀI BÁO NGỤY BIỆN VÀ LẤP LIẾM TRÊN BÁO HÀ NỘI MỚI

ĐỨC DÀI, ĐỨC NGẮN
Hoàng Tuấn Công
17.06.2015

Sau cơn lốc kinh hoàng gây nhiều thiệt hại ở Thủ đô chiều 13/6/2015, báo Hà Nội mới có bài “Từ một cơn giông nghĩ về chủ trương đúng” của tác giả Trường Đức. 

Dưới cái nhìn của bài báo, dường như chính những người lên tiếng phản đối chặt phá cây xanh (dạo tháng 3/2015) và bản thân những hàng cây hãy còn rợp bóng mát Thủ đô mấy ngày hôm trước mới là thủ phạm gây ra thiệt hại: “Cơn dông lốc bất ngờ xảy ra chiều 13-6 ở Hà Nội đã gây không ít thiệt hại về người và tài sản. Điều đáng nói là những thiệt hại đáng kể nhất không phải do mưa dông trực tiếp gây ra mà do… cây đổ."
Sự thật về cuộc "Cải cách cây xanh" của Hà Nội
Ảnh: Sưu tầm trên Internet

Không biết cái đức nghề nghiệp của ông Trường Đức dài, ngắn tới cỡ nào, nhưng lý luận hài hước, bao biện, đánh tráo khái niệm của ông khiến tôi giật mình: Hóa ra lâu nay thiệt hại lớn nhất trong thảm họa động đất cũng không phải do những cơn địa chấn “trực tiếp gây ra”, mà do… nhà đổ(!) Chính những ngôi nhà do con người xây dựng nên mới là thủ phạm giết người!? Thậm chí tai nạn giao thông cũng không phải do con người “trực tiếp gây ra” mà là do…phương tiện xe cộ đè chết(!).

Cây nào sẽ đứng vững trong luồng gió xoáy của cơn tố lốc này?

Theo những gì ông Trường Đức mô tả thì cây xanh ở Thủ đô thật nguy hiểm! Chúng chẳng khác nào những kẻ đánh bom liều chết. Hàng loạt “chứng cứ” do ông Trường Đức đưa ra:
 
.
“Trên các tuyến phố Hoàng Đạo Thúy, Nguyễn Thị Định, Lê Văn Lương, Hoàng Minh Giám, Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toản, Nguyễn Du... la liệt những cây gãy đổ, bật gốc, đè lên xe ô tô, xe máy. Thậm chí cây lớn đổ chắn ngang đường, đè bẹp 1 xe taxi, những người mắc kẹt bên trong phải nhờ tới sự hỗ trợ của công an, người dân mới thoát ra khỏi chiếc xe bẹp rúm. Ngay cả vườn hoa nhỏ nằm ở phố Nhà Chung, Hoàn Kiếm, vốn khá kín gió cũng bị gãy cành. Một cây xà cừ lớn bật gốc, đè đổ tường nhà dân.”

Hàng cây xà cừ cổ thụ trên đường tới Am Tiên Núi Nưa (Thanh Hóa), dù hai bên 
là mương nước bê tông và ao hồ nhưng cây vãn vững chãi trong gió núi mưa ngàn. 
Ảnh: Blog Phương Mai

Sau những dòng đấu tố cây xanh (thấy thấp thoáng oan hồn của “cụ xà cừ"), bài báo kết luận: “những thiệt hại do cây đổ trong cơn dông lốc chiều 13-6 một lần nữa cho thấy: Chủ trương thay thế, cải tạo cây xanh ở nhiều tuyến phố trên địa bàn Hà Nội là hết sức đúng đắn và cần thiết. Thực tế cho thấy, việc này cần được đẩy nhanh tiến độ nhằm loại bỏ những mối nguy hiểm tiềm ẩn, những thiệt hại đáng tiếc; đồng thời làm cho thành phố xanh hơn, đẹp hơn.

Lời lẽ ngụy biện của báo Hà Nội mới không có gì mới. Bởi cách đây gần 3 tháng, trong bài “Phải chăng ông Nguyễn Lân Hùng đang bào chữa và cổ vũ cho việc phá hoại cây xanh Thủ đô?” đăng trên Blog Tuấn Công thư phòng ngày 24/3/2015, (nhân đọc bài phỏng vấn ông Nguyễn Lân Hùng trên An ninh thủ đô cổ vũ cho chiến dịch chặt cây của chính quyền Hà Nội) tôi đã viết:

“Ông Nguyễn Lân Hùng là nhà khoa học hẳn phải biết rõ, cây đô thị bật gốc, gãy đổ do rất nhiều nguyên nhân: tầng đất canh tác mỏng (phía dưới nhiều gạch ngói, bê tông của lớp kiến trúc trước, khiến rễ cây không thể mọc sâu, vươn xa), do đào bới đường, vỉa hè nhiều lần (rễ của cây bị chặt đứt); do tán cây quá cao, quá nặng (vì không được chăm sóc, tạo tán); do mưa ngập khiến đất nhão ra, cộng bão lớn hoặc đúng luồng gió lớn; do khi trồng cây, kích thước hố đào không đúng tiêu chuẩn (hố quá nhỏ, nông)...Sao chỉ quan sát gốc rễ của những cây bị đổ mà không nhìn thấy bộ rễ vĩ đại của những cây đứng vững ngót thế kỷ bị đốn hạ, đào bới? Một cây xà cừ nếu được định kỳ tỉa cành, tạo tán, chăm sóc để cây không vươn quá cao, tán không quá nặng sẽ không dễ bị bão tố quật ngã. Sao Hà Nội không dùng kinh phí gần 36 triệu đồng cho việc triệt hạ một cây xà cừ để chăm sóc, điều khiển, tạo tán cho cây?”
 

Trở lại với bài viết của ông Trường Đức trên báo Hà Nội mới.

Chỉ với chi tiết: “Ngay cả vườn hoa nhỏ nằm ở phố Nhà Chung, Hoàn Kiếm, vốn khá kín gió cũng bị gãy cành” ông Trường Đức tự tố cáo sự bao biện của chính ông... Dĩ nhiên ông Trường Đức hiểu: Thiên tai đôi khi bất khả kháng! Nếu ngay cả nơi “vốn khá kín gió cũng bị gãy cành” chứng tỏ sức mạnh ghê gớm nơi tố lốc đi qua. Bởi vậy, giả sử Hà Nội là khoảng đất bằng, không một nhành cây, ngọn cỏ, với sức gió lốc quật ngã, xô đổ, thổi bay cả xe cộ, mái tôn thì tính mạng con người không bị đe dọa bởi cây cối, nhà cửa gẫy, đổ cũng phải buộc “về trời” theo một cách khác mà thôi. Gió lốc, kể cả loại cây vốn được đánh giá có gốc rễ vững chãi cũng bị đổ là điều không có gì đáng ngạc nhiên. Những cây cối, vật thể kiến trúc còn trụ vững một phần gặp may mắn khi không đúng luồng gió lốc đi qua.

Cách viết của ông Trường Đức khiến người ta lầm tưởng: những cây đổ, gãy gây thiệt hại về người và của trong cơn lốc vừa qua toàn là loại sâu, mục, cong queo, loại cây không thuộc chủng loại trồng ở đô thị, chính quyền muốn thay những cây đó, nhưng đã vấp phải sự phản đối của dư luận. Tuy nhiên, từ lúc chiến dịch hạ sát hàng loạt cây xanh bị tạm dừng đến nay, thời gian mới 3 tháng. Vậy Hà Nội làm gì với khoản kinh phí đánh giá, chặt tỉa cây sâu bệnh, có nguy cơ đổ gẫy hàng năm trong khoảng thời gian hàng chục năm qua? Sao để “tồn” nhiều cây có nguy cơ đổ gẫy đến thế?

Trận cuồng phong chớp nhoáng chiều 13/6 đã phơi bày sự thật về cuộc Cải cách cây xanh của chính quyền Hà Nội: cây cũ bật gốc do gốc rễ bị chèn ép giữa lổn nhổn gạch đá, bê tông, bị chặt chém thô bạo sau nhiều lần đào bới vỉa hè, lòng đường; cây mới bị bó tròn gốc rễ như củ chuối trong đủ loại bao lưới, ni lông rồi nhét vội xuống những chiếc hố nông choèn… Sao ông Trường Đức không quan sát thấy và nhận xét về những hình ảnh này?

Thử hỏi với cách trồng cây, thay cây của chính quyền Hà Nội, liệu chúng có thể đứng vững trong mưa bão hay những trận cuồng phong tương tự xảy ra trong tương lai? Nếu vài chục năm sau, cây thuộc “chủng loại cây đô thị” mà Hà Nội lựa chọn thay thế vẫn đổ kềnh, hẳn ông Trường Đức lại tìm cách lý giải ngược lại: tố lốc là thảm họa thiên tai bất khả kháng, xà cừ, mỡ, hay vàng tâm, cây nào chẳng đổ??!!

Người xưa nói rằng: "Muốn người ta không biết thì đừng có làm". Sự thật dẫu có bị che đậy, chôn giấu dưới đất sâu, được bao biện bởi ngòi bút của người đức dài hay đức ngắn, cuối cùng cũng sẽ bại lộ, không cách này thì cách khác, không lúc này thì lúc khác.

H.T.C

Tháng 6 - 2015

17 nhận xét :

  1. Nhẹ nhàng mà sâu sắc.
    Không biết có lọt tai trâu.

    Trả lờiXóa
  2. Đúng là 'đức dài dài"cứ viết theo chỉ đạo thì đức càng dài,càng lắm tiền nhuận bút.
    Nhưng mà Trường Đức ạ,người đọc kinh cái tư duy,cách viết của ông.Họ rất biết và cũng rất hiểu ông ạ.

    Trả lờiXóa
  3. Lân này thì xà cừ cổ thụ và cây xanh Hà Nội chết hết là cái chắc.
    Xin có lời chia buồn và tiễn đưa trước,
    Oan này nghìn năm chưa rửa hết cây ơi!
    Vì cây mà Hà Nội bị thiệt hại vỡ hết cửa kính, đổ hết cột điện. còn gây chết người hỏng xe nữa..."tội mày quá nặng"

    Trả lờiXóa
  4. Tiên sư cha mày nhé hỡi thằng bồi bút trương Đức bài viết "Từ một cơn dông nghĩ về chủ trương đúng" chúng bố thí cho mày được mấy triệu đồng mà mày bẻ cong ngòi bút ca ngợi việc làm đốn mạt của chúng.
    Chặt hết cây rồi không còn ô xy để thở. Lúc đó mày ngửi dắm chúng mà sống được à?.
    Xin lỗi chủ bút và đọc giả vì tức quá không chịu được nên chửi tục..

    Trả lờiXóa
  5. Đúng là lời lẽ phản biện tao nhã, nhưng vạch trần bài viết khả ô của trường Đức, tay sai cho nhóm lợi ích chặt chém cây xanh ở Thủ đô Hà Nội.

    Trả lờiXóa
  6. Thông cảm với Trương Đức lâu không có khoản thù lao nào nên Phạm Quang Nghị đặt hàng đấy. Giọng điệu y hệt của Phạm Quang Nghị.

    Trả lờiXóa
  7. TĐ té nước theo mưa tự ướt áo mình.

    Trả lờiXóa
  8. "Chủ trương thay thế, cải tạo cây xanh ở nhiều tuyến phố trên địa bàn Hà Nội là hết sức đúng đắn và cần thiết. Thực tế cho thấy, việc này cần được đẩy nhanh tiến độ nhằm loại bỏ những mối nguy hiểm tiềm ẩn, những thiệt hại đáng tiếc; đồng thời làm cho thành phố xanh hơn, đẹp hơn.”
    Kẻ tham táo tợn lợi dụng ông trời để tự bào chữa cho việc chặt phá, thay cây. Bao nhiêu cây mới trồng lộn gốc còn nguyên bao bố lên mặt đường sao thằng Trường Đức không viết, mà nhằm mấy cây cổ thụ bị đổ để "ca ngợi" chủ trương của thằng Thảo, thằng Nghị? Bao nhiêu cây trong "dự án" chặt phá vẫn đứng vững sao mi không nói đến.Định lợi dụng lần này để tiếp tục chặt cây lấy gỗ, chặt cho nhanh, thần tốc bốc hốt nữa phải không? Rõ là kẻ bồi bút.
    Cái cây trồng xuống, không lột bỏ lớp bao gốc kín mít là nguyên nhân chính cây lộn gốc lên đấy thằng chó ạ. Cây trồng xuống đất thì gốc, rễ của nó phải tiếp xúc và liên kết với đất nơi trồng cây thì cây mới dễ dàng đâm rễ, đất nơi gốc cây là sự liên kết chặt chẽ giữ cho gốc cây đứng vững. Cái gốc cây bị màng nilon bó kín như thé thì thử hỏi trên thế giới này, có xứ sở nào ngu dốt mà làm như thế không? Chắc chắn chỉ có ở VN làm như vậy bởi một lũ đại tham, đại ngu. Hãy mang 2 cây cùng loại, cùng tuổi, cùng kích cỡ, một cây bọc kín gốc như các cây vừa bật lên sau cơn giông, một cây được lột bỏ bao bọc gốc đem trồng trong vường nhà, trong khu biệt thự của ông Thảo và ông Nghị để xem 2 năm sau cây nào mọc tốt cây nào còi cọc. thêm nữa, mượn mấy cái quạt tạo gió lốc của mấy ông điện ảnh hay dùng cho thổi vào đó xem cây nào long gốc, cây nào trụ vững.
    Đồ thối thây. Đến bây giờ còn không biết xấu hổ. Trường Đức hãy chường mặt ra cho dân Hà Nội xem, hay chỉ dám lấy bút danh này một lần rồi lặn luôn.

    Trả lờiXóa
  9. Trong số hơn nghìn cây bị gẫy đổ trong cơn giông lốc chỉ có 34 cây xà cừ cổ thụ còn lại là cây mới trồng.Trường Đức chắc bị vợ cho ăn muối không có i ốt hoặc sủa lấy lòng bọn lãnh đạo.

    Trả lờiXóa
  10. Bọn quan tham đang kéo ô. Trời về phía mình ! Dân HN đã quá khổ vì các ngài lãnh đạo tham lam bất tài . Không lẽ cầu cho vài cơn giông nữa để thêm sức sống cho bọn quan tham này . Xưa nay người đời thường nói : Ông Trời có mắt . Cơn giông vừa rồi là mắt của ô. Trời , LĐ HN liền lợi dụng mắt ô. Trời soi sáng việc làm bất chính của họ là đúng !

    Trả lờiXóa
  11. Phải khẩn trương có những phản biện, vạch mặt kịp thời những loại ngụy biện, kẻ cơ hội kiểu này trên các mạng xã hội kẻo lần "mượn gió bẻ măng" của bọn chúng lại thành công; rất nhiều cây xanh của Hà Nội nhân sự kiện này sẽ lại bị bức tử "có điều kiện" ! Bà con chú ý làn sóng này.

    Trả lờiXóa
  12. Trương Đức có chịu đến phố Phan đình phùng, Hoàng Diệu, Trần Phú, hay Giảng võ để ngắm nhìn những hàng cây cổ thụ xà cừ qua bao mùa giông bão vẫn xanh tươi tỏa bóng mát và làm đẹp thủ đô không? Sắp đến ngày hội 21/6 rồi đấy hỡi các nhà báo.

    Trả lờiXóa
  13. Mong các comment cung cấp "trích ngang" những tên bồi bút, vô học, tham lam, ăn bẩn, mất nhân tính này thì quý hóa quá. Biết đâu chính chúng là những thằng hàng xóm của mình thì sao ?!

    Trả lờiXóa
  14. Khác với Hà Nội...
    Thanh Hoá quê choa đang cho Cán Bộ phường đi ghi danh sách từng gốc cây sấu để bố trí người đến thu hoạch quả đấy.
    Mỗi cây sâu cho 50kg quả nhân với 30.000đ/1 cây vậy chi một gốc sấu mùa hè này cho ta 1.500.000đ cả TP Thanh Hoá thu nhập một vụ cũng được trên dưới tỷ bạc đấy nhá.

    Trả lờiXóa
  15. Quân lưu manh cầm bút thì chỉ thế,

    Trả lờiXóa
  16. Nếu một số xe tải vì "ổ trâu" trên đường mà gây tai nạn giao thông, có lẽ nên cấm tiệt hết xe cộ lưu thông?

    Trả lờiXóa
  17. Ngày trước, tôi cứ tưởng thằng Tô Quang Phán đã làm ở báo Lao Động thời bác Tống Văn Công thì chắc là người tốt. Ai dè, nó lại là thằng Hoa Thanh Quế!

    Trả lờiXóa