Thứ Năm, 11 tháng 6, 2015

TÀU DẦU KHÍ TQ ĐÃ XÂM PHẠM NGHIÊM TRỌNG VÙNG NỘI THỦY VN

Tiến sĩ, Luật sư Hoàng Ngọc Giao – Viện trưởng Viện Nghiên cứu 
chính sách pháp luật và Phát triển

'Tàu dầu khí TQ đã xâm phạm nghiêm trọng
vùng nội thủy của VN'
 
Người Đưa tin
10.06.2015 | 06:33 AM

Tình hình Biển Đông: “Nếu theo hải trình đưa ra, tàu Tân Hải 517 của Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng vùng nội thủy thuộc chủ quyền của Việt Nam”, Luật sư Hoàng Ngọc Giao cho hay.

Tin tức trên báo Tuổi trẻ và báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, hôm 6/6, tàu thăm dò dầu khí mang tên Tân Hải 517 của Tập đoàn dầu khí Hải Dương - Trung Quốc đã đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cách đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận 20 hải lý theo hướng tây nam và cách bờ khoảng 40 hải lý (nằm giữa bờ và đảo). Tàu Tân Hải lúc đó được cho là đang trên đường tới Vịnh Thái Lan.

Cũng theo nguồn tin báo chí, khi phát hiện tàu Trung Quốc, lực lượng Cảnh sát biển và Kiểm ngư của Việt Nam đã cử tới khu vực này 6 tàu để theo dõi sát saođộng thái của con tàu thăm dò này và "chưa phát hiện các dấu hiệu bất thường".

Có tờ báo đưa tin cho rằng, "theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982), tàu bè nước ngoài có quyền di chuyển trong vùng đặc quyền kinh tế của một nước".

Trong khi đó, về phía cơ quan chức năng, chưa có tuyên bố chính thức, xác minh nào về sự việc. Để có thông tin đa chiều, phục vụ cho công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, biển đảo của Tổ Quốc, đặc biệt từ khía cạnh luật pháp, PV báoNgười Đưa Tin (Cơ quan của Hội luật gia Việt Nam) đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ, Luật sư Hoàng Ngọc Giao – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sáchpháp luật và Phát triển. Luật sư Giao được biết đến là chuyên gia nghiên cứu về Luật biển quốc tế và từng có kiến nghị gửi Chính phủ Việt Nam khởi kiện Trung Quốc ra tòa án Quốc tế sau sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

"Hành vi xâm phạm chủ quyền trắng trợn"

Trước đó, nói trên báo chí trong nước, Tiến sĩ Trần Công Trục – Nguyên trưởng ban Biên giới Chính phủ có nhận định: "Nếu đúng như hải trình được bài báo đưa thì con tàu Trung Quốc này đã xâm phạm vùng nội thủy của Việt Nam theo tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam ngày 12/11/1982”.

Về vấn đề này, TS.LS Hoàng Ngọc Giao bày tỏ quan điểm: “Trước thông tin trên báo chí đưa và căn cứ theo hải trình của tàu Tân Hải 517 thì rõ ràng, Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng vào vùng nội thủy của nước ta khi chưa được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam. Ý kiến nhận định của TS Trần Công Trục là có cơ sở và tôi đồng tình”.

Đảo Phú Quý là hòn đảo gần với bờ biển Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu và nó được dùng để xác định đường cơ sở thẳng để tính chiều rộng lãnh hải của Việt Nam và được chính phủ chính thức tuyên bố từ năm 1982. TS.LS Hoàng Ngọc Giao phân tích, căn cứ theo quy định của UNCLOS 1982, vùng nước nội thủy có quy chế pháp lý mà quốc tế thừa nhận. Đó là quy chế về chủ quyền và quyền tài phán đầy đủ và tuyệt đối như đối với đất liền.

“Điều này có nghĩa là, bất cứ người hay phương tiện nào đi qua vùng nước nội thủy này đều phải xin phép Chính phủ nước sở tại. Nếu chưa được sự đồng ý của nước đó thì bị coi là hành vi xâm phạm chủ quyền. Trường hợp của tàu Tân Hải 517 rõ ràng đã xâm phạm vào vùng nội thủy của Việt Nam, chứ không thể coi là hành vi đi ngoài khu vực lãnh hải và đặc quyền kinh tế được”, ông Giao nhấn mạnh.

Theo vị chuyên gia này, hành vi này của Trung Quốc có thể coi là một bước leo thang mới nguy hiểm tiếp theo sau sự việc đưa giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981. Trung Quốc hiện nay cũng đang ra sức đẩy nhanh tốc độ cải tạo và mở rộng các bãi đá ngầm ở Trường Sa của Việt Nam mà nước này chiếm đóng bất hợp pháp thành các đảo nhân tạo.

Bình luận về hành động xây đảo nhân tạo cùng với các hạng mục sân bay, căn cứquân sự rồi đưa cả pháo tự hành ra đó đã tỏ rõ tham vọng và sự ngông cuồng của Trung Quốc trong vấn đề khẳng định yêu sách chủ quyền phi lý của họ ở Biển Đông. Ông Giao nhấn mạnh "đó là những hành vi cực kỳ nguy hiểm".

Cũng theo người đứng đầu viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật và Phát triển, với những diễn biến mới nhất trên Biển Đông hiện nay, Việt Nam phải thật sự tỉnh táo và lựa chọn cho mình những bước đi phù hợp, hội đủ sức mạnh pháp lý nhất. Trung Quốc đã có những hành vi của một kẻ đi xâm lấn lãnh thổ lãnh hải của nước khác mà nếu ta không có cách đối phó kịp thời, họ sẽ có cơ hội lấn tới.

Chúng ta cần phản ứng mạnh mẽ hơn nữa

Cụ thể, theo TS.LS Hoàng Ngọc Giao, Chính phủ cũng như Bộ Ngoại giao cần có một bản tuyên bố chính thức cực lực phản đối hành vi xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam tại vùng nước nội thủy để cho thế giới biết. Trung Quốc đã vi phạm thô bạo luật pháp quốc tế.



 
 Tàu thăm dò dầu khí Trung Quốc xuất hiện gần bờ biển Bình Thuận

“Một khi tàu đã vào tận sân nhà mình rồi mà vẫn còn theo dõi theo sát thì không thể được nữa. Cần có hành động cứng rắn ngay từ các tuyên bố ngoại giao mới khiến Trung Quốc phải chùn bước”, ông Giao cho biết.

Ngoài ra, TS.LS Hoàng Ngọc Giao cho rằng, Việt Nam chúng ta cần có những hành động mạnh hơn nữa để gìn giữ toàn vẹn lãnh thổ chứ không chỉ dừng lại ở dạng các tuyên bố. Chúng ta càng nhún nhường thì họ càng lấn tới, từ xưa tới nay Trung Quốc đều như vậy rồi.

Trước câu hỏi cho rằng việc Trung Quốc đang ráo riết tập hợp và cho thành lập những “biệt đội” gồm các chuyên gia am hiểu luật pháp quốc tế để chuẩn bị cho việc tăng cường xử lý các tranh chấp “bằng luật” giữa Trung Quốc và các quốc gia trong khu vực, Luật sư Hoàng Ngọc Giao khẳng định: “Việc Trung Quốc tập hợp các chuyên gia luật rồi tuyên truyền rằng đó là chủ quyền của họ đã có từ nhiều năm nay rồi chứ không phải bây giờ họ mới làm. Họ còn thành lập một trung tâm tuyên truyền về biển ngay tại nước Mỹ”.

“Việc cho ra đời những bản luận án tiến sĩ rởm, theo đó họ cắt xén lịch sử một cách thô bạo nhằm phục vụ cho cái luận điểm khẳng định chủ quyền phi lý của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam đã là điều nhiều người nhìn rõ. Đây là điểm mà chúng ta còn thiếu khi trên các diễn đàn học thuật vẫn còn ít những cuộc hội thảo quốc tế có sự góp mặt của các học giả quốc tế”, TS Hoàng Ngọc Giao chia sẻ.

.
Tàu dầu khí Tân Hải 571 của Trung Quốc

TS.LS Hoàng Ngọc Giao kiến nghị: “Trong thời gian tới, Quốc hội cần ban hành một nghị quyết riêng về Biển Đông trong bối cảnh nóng bỏng hiện nay tại vùng biển này. Những hành vi xâm phạm và ngang ngược của Trung Quốc đã quá rõ ràng, cử tri cả nước đang rất quan tâm cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất thể hiện rõ thái độ cũng như chủ trương của Đảng, Nhà nước trước vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc”.

“Nếu chúng ta không có hành động quyết liệt, mạnh mẽ ít nhất là về mặt ngoại giao pháp lý thì sẽ tạo cho Trung Quốc cơ hội để lấn tới, dần hiện thực hóa yêu sách đường 9 đoạn phi pháp trên Biển Đông. Khi đó, Việt Nam sẽ gặp vô vàn khó khăn trong công cuộc bảo vệ chủ quyền của mình”, vị chuyên gia nghiên cứu về Luật biển Quốc tế cho biết thêm.

.
Luật sư Hoàng Ngọc Giao, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội. Ủy viên Ủy banTài chính của Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Viện trưởng viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật & Phát triển, Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam. Học giả Fulbright, Trường Luật ĐH Tổng hợp Boston, Massachusetts, Hoa kỳ. Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt nam. TS. LS. Hoàng Ngọc Giao có 33 năm trong kinh nghiệm nghiên cứu, giảng dạy và tư vấn pháp luật. Lĩnh vực chuyên gia: tư pháp quốc tế; pháp luật về thương mại - hàng hải, đầu tư quốc tế; Quyền sở hữu trí tuệ; pháp luật doanh nghiệp.

Cao Tuân – Đình Tuệ

10 nhận xét :

  1. Nhà của mình mà cứ để giặc nó muốn vào lúc nào thì vào, thích ra lúc nào thì ra. Còn chủ nhà thì nấp trong góc "theo dõi chặt chẽ"! Quá là bi hài.

    Trả lờiXóa
  2. Hèn nhát quá. Hãy chết đi những kẻ bán nước

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nói đến những người lãnh đạo bất tài vô dụng này thì họ chỉ biết làm khổ dân làm nghèo đất nước . Đáng trách hơn là cái lớp đàn anh của họ , đã đưa đất nước tới bối cảnh trớ trêu này

      Xóa
  3. [cứ giao cho VGCS Phùng Quang Thanh "xử lý" thì không có gì lạ cả HỮU BẰNG TẠI VIỄN PHƯƠNG LAI, BẤT LẠC DIỆT HỒ How happy we are, To meet friends from afar! 有朋自远方来,不亦乐乎!]

    Trả lờiXóa
  4. "TÀU DẦU KHÍ TQ ĐÃ XÂM PHẠM NGHIÊM TRỌNG VÙNG NỘI THỦY VN"

    Đợi nó khoan cho đã, xịt nước rồi sẽ rút ra thôi .

    Chừng đó Việt Nam la "Thắng Lợi!" cũng chưa muộn .

    Trả lờiXóa
  5. Quốc hội có họp kín về tình hình biển đông rồi mà bác Giao còn đòi hỏi gì nữa.

    Trả lờiXóa
  6. Không hiểu mấy thằng lờ đờ (LD) nó có biết nhục không nhỉ

    Trả lờiXóa
  7. Tầu 517 lại bảo 571 ? Chắc sợ nó quá nên nhìn gà hóa cuốc ? Hay lỗi tại nhà báo,hay tại ''máy chữ'' sợ nên nó ''nhảy ''..... ? Để nó đi vào
    vùng biển "nội địa" của mình (theo TS Trục) mà chỉ dám đứng xa để theo dõi
    , Hải quân V.N sao mà hèn nhát thế ? Hay lệnh bộ QP hèn nhát không cho ?

    Trả lờiXóa
  8. Liền sông, liền núi, liền biển mà ! Nó ( TQ )đi vào vùng nội thủy VN cũng như đi vào vùng biển của nó !

    Trả lờiXóa


  9. Mọi thứ đều logic và nằm trong quy luật nhân-quả, chẳng có gì khó hiểu ở đây cả. Sau mấy chục năm ròng được dân tin và nghe theo (dù đã phải đổ ra cả một núi xương và một biển máu) thì chính quyền coi dân là một lũ cừu ngu dốt và ngoan ngoãn, chính quyền bắt đầu khinh thường dân trong mọi việc từ lớn đến nhỏ và làm mọi việc chỉ xuất phát từ lợi ích ích kỷ của mình, không thèm đếm xỉa gì đến dân, dân mà có ý kiến gì thì chính quyền thẳng tay đàn áp. Điều này dẫn đến việc dân mất lòng tin vào chính quyền, không còn coi chính quyền là “đằng mình” nữa, chính quyền cũng coi dân như “thế lực thù địch”, càng ngày chính quyền và dân càng xa nhau tuy cùng là người Việt. Dân chỉ muốn tốt cho đất nước nên nêu ý kiến, chính quyền bảo thủ lại cho là dân bướng, muốn lật đổ mình nên vừa ghét dân lại vừa sợ dân, bèn dựa vào giặc để lỡ có chuyện gì thì nhờ giặc đàn áp dân để cứu mình. Giặc biết điều đó nên xui dại “kiên quyết không liên minh liên kết với ai”, “chủ trương giải quyết mọi tranh chấp bằng đàm phán song phương”, chính quyền ngoan ngoãn làm theo lời giặc nên bây giờ thân cô thế cô, bên ngoài thì không có ai hùng mạnh chống lưng, bên trong thì dân quay lưng, vận nước như ngọn đèn trước gió, tình thế cực kỳ nguy hiểm. Chính quyền nên lấy bài học của nhà Hồ làm gương, hãy nhớ câu cay đắng của Hồ Nguyên Trừng: “Thần không sợ giặc, chỉ sợ lòng dân không theo!”, và quả nhiên khi giặc đến thì dân mặc kệ triều đình chống trả, kết cục là mất nước. Chính quyền hãy thôi huyễn hoặc mình rằng “vạn nhất giặc có đến thì dân ta vốn yêu nước nồng nàn sẽ lại đoàn kết đứng lên cùng ta chống giặc”. Bài học nhà Hồ còn đó, chính quyền phải hiểu: mất dân là mất hết! Nếu biết sám hối mà trở về với dân thì sự nghiệp còn cứu được, nếu cứ tiếp tục đối đầu với dân thì không còn xa cái ngày giặc vứt bỏ mặt nạ “đồng chí tốt, láng giềng tốt” và hiện nguyên hình là kẻ thù xâm lược, lúc ấy dựa vào ai đây? Dân quá mệt mỏi chán chường sẽ chỉ còn biết chạy giặc, quan quân chỉ còn biết lo cứu gia đình mình thì lấy ai cứu nước đây? Sao không chịu hiểu rằng đối với giặc Tàu thì điều duy nhất chúng quan tâm là cướp nước mình chứ chúng chẳng có “tình nghĩa đồng chí anh em cùng ý thức hệ” với ai hết? Sao không chịu hiểu rằng không bao giờ có chuyện tốt với sói thì sói sẽ động lòng thương?

    Trả lờiXóa