Trồng cây không bóc vỏ bọc bầu:
Xin đừng ngụy biện!
Báo Đất Việt
Thứ Hai, 15/06/2015 17:57
Cơn giông lốc chiều ngày 13/06 đã gây “bão” trong lòng công chúng khi một vài bức ảnh về cây mới trồng bị đổ để lộ lưới bọc bầu chưa được bóc.
Những bức ảnh chụp lại các cây mới trồng bị đổ trong cơn giông lốc chiều ngày 13/06, sau khi bị đổ lộ ra phần rễ vẫn còn nguyên lưới bọc bầu với hai loại chính là: lưới màu trắng và lưới màu đen. Các cây bị đổ để lộ lưới bọc bầu đang gây “bão” này nằm trên các tuyến phố Lê Duẩn, Nguyễn Trãi…
Trên đường Nguyễn Chí Thanh tuy không có cây nào bị đổ những cơn mưa lớn cũng làm lộ ra phần lưới bọc bầu quanh các gốc cây.Ngay lập tức xảy ra các cuộc tranh cãi nảy lửa xung quanh vấn đề này, một bên cho rằng những người trồng cây đã thiếu trách nhiệm, việc không bỏ lưới bọc bầu đi khiến cây khó sống và dễ bị đổ. Những người khác cho rằng đó là trồng cây theo công nghệ mới, sử dụng vật liệu lưới bọc bầu tự hủy, giúp cây phát triển tốt hơn.
Lưới được bọc ở bầu cây trên đường Nguyễn Chí Thanh gần giống
với lưới che nắng được bán trên thị trường.
Trả lời về vấn đề này, anh Lại Thanh Hải – Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Lâm sinh – nói: “Về mặt kỹ thuật, việc không bóc lưới bọc bầu ra là hoàn toàn sai nguyên tắc. Lưới sẽ làm cho bộ rễ không phát triển, rễ không có độ ăn rộng, ăn sâu vào đất, khiến cây sinh trưởng kém. Nếu lưới đó là những tấm lưới giống loại được bán ngoài thị trường, để phân hủy phải mất rất nhiều năm. Theo kinh nghiệm thực tế của cá nhân tôi, nhựa tự hủy là cực hiếm trên thị trường, để tìm mua được là rất khó.”
nhưng khi chuẩn bị được trồng lại thì lưới đã được xé ra.
Cũng có chung quan điểm, Phó GSTS Ngô Đình Khả - Nguyên Viện trưởng Viện giống – chia sẻ: “Đất phải liền nhau thì cây mới sống được, nếu là vật liệu nhựa thông thường thì việc không bóc ra khi trồng cây là hoàn toàn sai nguyên tắc. Vì tấm lưới ngăn cách bộ rễ của cây với đất bên ngoài, khiến rễ khó tiếp cận được với nước và các chất dinh dưỡng.
Nếu là vật liệu nhựa tự hủy thì việc không bóc ra là đúng, nhưng vật liệu nhựa tự hủy hầu như chưa có trên thị trường, mới chỉ nằm trong vài đề tài nghiên cứu. Hơn nữa, bầu nhựa tự hủy cho cây nhỏ chứ cây to thì chưa có.”
Đoàn Văn Thái
VNExpress:
Nhiều cây xanh bật gốc lộ nguyên bọc nilon
Cây mới trồng trên các tuyến phố Hà Nội bị đổ sau cơn giông chiều 13/6 lộ ra bầu đất bọc túi nilon và bao dứa. Chuyên gia thực vật cho rằng trồng như vậy là sai quy trình, khiến cây chậm phát triển, thậm chí chết.
Hai người chết, hàng nghìn cây đổ vì giông lốc ở Hà Nội
.
Cây xoài đường kính hơn 20 cm, cao hơn chục mét trên đường Nguyễn Xiển
trong khuôn viên khu đô thị Kim Văn, Kim Lũ bị đổ, trơ bầu gốc. Ảnh: Bá Đô
trong khuôn viên khu đô thị Kim Văn, Kim Lũ bị đổ, trơ bầu gốc. Ảnh: Bá Đô
Chứng kiến nhiều cây bật gốc lộ nguyên bầu đất bọc nilon ở các tuyến đường Nguyễn Trãi, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Xiển, Vành Đai 3, Lê Duẩn..., nhiều người dân không khỏi lo ngại, cho rằng đây là cách trồng cẩu thả, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây, đặc biệt là tính mạng của người dân khi cây đổ.
Giải thích hiện tượng trên, đại diện Công ty TNHH Một thành viên Công viên Cây xanh Hà Nội cho biết, về lý thuyết cần có lưới bao bầu đất tự huỷ để tránh vỡ bầu khi trồng, tuy nhiên, không loại trừ khả năng công nhân không làm đúng, sử dụng chất liệu lưới sai quy định. Lãnh đạo Công ty hứa sẽ thanh kiểm tra nội bộ, rà soát quy trình trồng những cây bị đổ, đồng thời đề nghị thành phố chỉ đạo các đơn vị chăm sóc cây xanh khác cùng kiểm tra, rà soát.
Công ty này cũng khẳng định, luôn thực hiện cắt tỉa cây cảnh bị mục gãy theo đúng kế hoạch trước mùa mưa bão hàng năm.
.
Cây trồng trên đường Nguyễn Trãi vẫn bọc nguyên bao nilon,
dù được chống đỡ bởi nhiều chiếc cọc gỗ. Ảnh: Sơn Dương
dù được chống đỡ bởi nhiều chiếc cọc gỗ. Ảnh: Sơn Dương
PGS.TS Nguyễn Văn Sinh, Phó trưởng phòng Sinh thái thực vật, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật phân tích, việc cây trồng trên phố còn nguyên bầu là chuyện "rất lạ". "Về nguyên tắc, trồng bất cứ cây gì trên các tuyến phố phải tháo nilon và bao dứa để cho cây phát triển. Nếu bọc kín, rễ không thể xuyên thủng để bám vào đất, nguy cơ đổ rất cao", ông Sinh nói.
Theo TS Sinh, việc để nguyên bầu chỉ áp dụng cho những cây ở vườn ươm, cây còn nhỏ, còn khi trồng cây lớn mà để nguyên vỏ bầu bằng chất liệu không tự phân hủy là phản khoa học.
Cùng chung nhận định với TS Sinh, một số chuyên gia về lâm nghiệp cho rằng, nếu trồng mà không bóc vỏ bầu thì tỷ lệ cây sống là rất thấp, hoặc có sống được thì cũng chậm bén rễ và phát triển kém.
.
Cây xoài cỡ lớn trồng được nửa năm còn nguyên bầu ở đường Nguyễn Xiển
đổ đè bẹp xe máy. Ảnh: Bá Đô
đổ đè bẹp xe máy. Ảnh: Bá Đô
Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, "siêu" giông chiều 13/6 đã làm 1.300 cây xanh ở thủ đô bị quật gãy và bật gốc. Trong hơn 800 cây bị đổ ở khu vực nội thành có 34 cây xà cừ cổ thụ đường kính 50-150 cm, còn lại chủ yếu là muồng, phượng, bằng lăng tím.
Sau hai ngày, trên nhiều tuyến phố những cây xà cừ lớn bị gãy đổ chưa được thu dọn hết. Nhiều gây bị bật gốc chưa được trồng lại.
"Việc khắc phục cây bị gãy đổ sau mưa giông vừa qua phải mất nhiều ngày do có nhiều cây cổ thụ cỡ lớn, việc di chuyển, dọn dẹp khó khăn. Những cây bật gốc, các đơn vị đã kiểm đếm để phân loại và trồng lại những cây còn sử dụng được", lãnh đạo Công ty TNHH Một thành viên Công viên Cây xanh cho hay trước thắc mắc "công tác giải phóng hiện trường chậm trễ".
Trận giông lốc với sức gió giật cấp 9-10 càn quét Hà Nội chiều 13/6 đã khiến 2 người chết, 5 người bị thương, gần 140 nhà tốc mái, 13 ôtô bị hư hại, nhiều sự cố gây mất điện trên diện rộng.
Bá Đô
Cơ quan nào lãnh thầu trồng cây? Cơ quan nào thuê trồng cây? Ai chịu trách nhiệm giám sát? Ăn chia với nhau ra sao? Cho nên mới có sự gian dối - cẩu thả như thế này. Yêu cầu cơ quan chức năng điều tra và sử phạt đúng mức những thành phần gian dối trong việc làm, tham lạm của công. Các quan chức không làm việc được theo trách nhiệm đã nhận thì nên từ chức đi, dân đã quá xem thường và không còn chút tin tưởng gì nơi các vị nữa rồi. Trời không dung - Đất không tha - Dân không thừa nhận các vị quan tham nhũng - gian dối - hèn với giặc.
Trả lờiXóaTHẾ THÌ BÀ CON CỨ VIỆC DÙNG TÚI NI LON À? KHI TRỒNG CÂY KHÔNG BỎ BỌC BẦU BẰNG NILON THÌ NÓI LÀ DỄ TIÊU HỦY ! CÒN KHI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THÌ BẢO TÚI NILON KHÓ PHÂN HỦY ?
XóaNÓI DỰA À ! HAY LÀ BA PHẢI ?
Chán quá chẳng thèm bình luận,bao giờ có tin đỡ chán hơn sẽ bình luận
Trả lờiXóaNếu bây giờ các vị sa vào việc chỉ trích việc trồng không đúng kỹ thuật, coi chừng dính bẫy nhé. Chính quyền sẽ cười khà khà "vậy là các ông chấp nhận trồng cây mỡ cũng được rồi nhá, giờ chỉ cần đúng kỹ thuật nữa thôi. OK con gà đen, phút mốt là xong ngay"
Trả lờiXóaRõ ràng là cái thói làm ăn bố láo, mất dạy nó đã thấm vào máu, làm gì phải phân tích cho mệt. Thế mà có đứa đại diện gì đấy còn nói "về lý thuyết cần có lưới bao bầu đất tự huỷ để tránh vỡ bầu khi trồng, tuy nhiên, không loại trừ khả năng công nhân không làm đúng, sử dụng chất liệu lưới sai quy định", mẹ nó chứ lại vẫn cái thói đổ thừa, thối không ngửi được nữa rồi.
Trả lờiXóaquan ký quyết định chặt cây, thay cây quả là cao kiến. Chặt hạ thì có tiền chặt hạ, tiền bán gỗ. Trồng cây thì có tiền trồng, tiền mua cây. Cây trồng phải bọc nylon để cây mau chết, mau đổ thì mới có thể trồng cây mới mà lấy tiền chứ. Nếu trồng cây mà cây không đổ thì làm sau mà có dự án thay thế cây? làm sao mà có tiền được. bác Phạm Quang Nghị quả là cao kiến, cao kiến. Bác Thế Thảo quả là uyên thâm
Trả lờiXóaMột người dân bình thường ít học cũng hiểu đươc : khi trồng cây phải tháo những thứ bọc bầu cây như giấy báo, ni lon hay lưới...để cho cây dễ đâm rễ mới. Đành rằng tất cả các vật liệu đều có khả năng tự hủy nhưng đòi hỏi một thời gian khá lâu. Sau khi nghiên cứu, các nhà khoa học trên Thế giới ,đã công bố : những vật liệu như túi ni lon ( trong đó có lưới ni lon...)khi chôn xuống đất phải trên dưới 100 năm mới phân hủy được.Thế mà khi trồng cây lại để nguyên bọc ,vậy cây liệu có sống không ? hay là phải chờ vài năm, thậm chí 100 năm sau cây mới được ra rễ? Hả các ông lãnh đạo Hà Nội.
Trả lờiXóaThật đơn giản đây là cách sáng tạo của con người XHCN trong việc trồng cây đấy!
Trả lờiXóaTháo bọc bầu lỡ cây mỡ sống thật thì sao? Công nhân thâm lắm đấy!
Trả lờiXóaDân tình khó tính vừa thôi. Ngủ với vợ còn phải bọc đầu thì trồng cây bọc bầu là chuyện thường, nói cái giaayyyyyyyy !
Trả lờiXóaxem cách trồng cây như thế, lại liên tưởng đến cách trồng người... bất hạnh thay, con dân trên dải đất hình chữ S
Trả lờiXóa